1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhu cầu quan hệ của nct cô đơn, không nơi nương tựa tại trung tâm

23 258 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 81,65 KB

Nội dung

Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội. Người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì Hà Nội, là nhóm đối tượng được thu nhận và nuôi dưỡng trong Trung tâm, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài. Do đó, người già ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của Trung tâm. Bên cạnh đó, mỗi con người sống trong môi trường nhất định thì luôn có những mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh, có mối quan hệ với con người xung quanh, nhờ đó mà loài người đã tạo ra xã hội của mình. Người già cô đơn, không nơi nương tựa sống trong Trung tâm cũng không nằm ngoài quy luật đó. Họ cần có mối quan hệ tình cảm với con người và môi trường xung quanh mình.

Trang 1

Đề tài:Thực trạng Nhu cầu quan hệ của NCT cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội.

Mở đầu

Tình cảm là nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người, đó càng là một nhu cầu cần thiết đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đang được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội Người già cô đơn tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV,

Ba Vì - Hà Nội, là nhóm đối tượng được thu nhận và nuôi dưỡng trong Trung tâm, sống cách biệt về địa lý với gia đình, người thân và thế giới bên ngoài Do đó, người già ở đây thường hạn chế về các mối quan hệ xã hội bên ngoài kèm theo đó là thiếu thốn về nhu cầu quan hệ tình cảm khi sống trong môi trường nuôi dưỡng của Trung tâm Bên cạnh đó, mỗi con người sống trong môi trường nhất định thì luôn có những mối quan hệ tác động qua lại với môi trường xung quanh, có mối quan hệ với con người xung quanh, nhờ đó mà loài người đã tạo ra xã hội của mình Người già cô đơn, không nơi nương tựa sống trong Trung tâm cũng không nằm ngoài quy luật đó

Họ cần có mối quan hệ tình cảm với con người và môi trường xung quanh mình.Được nuôi dưỡng tập trung, người già cô đơn trong Trung tâm luôn có những mối quan hệ tình cảm gắn bó với Trung tâm, với cán bộ nhân viên cơ sở và những người cùng môi trường chưng sống Đặc biệt, ở người già xuất hiện những mối quan hệ tìnhcảm khác giới đặc biệt Tuy nhiên, những mối quan hệ tình cảm này không phải lúc nào cũng mang tính bền vững mà thường rất phức tạp và có thể để lại nhiều hệ quả khó lường Do vậy, bên cạnh việc đáp ứng những nhu cầu về quan hệ tình cảm cho người già cần quan tâm ngăn chặn và giải quyết những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm khác giới này

Đối với vấn đề đáp ứng nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già cô đơn tại các Trung tâm bảo trợ xã hội cần có sự phối kết hợp, giúp đỡ từ nhiều phía như gia

Trang 2

đình, người thân, chính quyền địa phương, Trung tâm nuôi dưỡng giáo dục và đặc biệt cần đến

sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội Thực tế, hiện tại Trung tâm chưa có một nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp nào làm việc và hỗ trợ trong lĩnh vực này Đặc biệt, Trung tâm bảo trợ xã hội là nơi đảm nhiệm rất nhiều nhiệm vụ như: tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục, hoàn trả các đối tượng xã hội về gia đình và địa phương, đối với tất cả các loại đối tượng xã hội gồm người già, trẻ em, người tàn tật Do đó, Trung tâm chưa thể tập trung quan tâm đến một lĩnh vực cụ thể của các đối tượng xã hội, nhất là việc đáp ứng nhu cầu quan hệ tìnhcảm của người già cô đơn, không nơi nương tựa Hiện nay, chính sách nhà nước mới chỉ dừng lại ở việc đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất, nuôi dưỡng về mặt vật chất mà chưa quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu xã hội khác đối với những đối tượng xã hội được nuôi dưỡng tại các Trung tâm bảo trợ xã hội Điều này cho thấy, vấn đề đáp ứng nhu cầu tinh thần và quan hệ tình cảm cho người già cô đơn, không nơi nương tựa cần có sự quan tâm của Nhà nước, Trung tâm nuôi dưỡng, các tổ chức xã hội, cá nhân và đặc biệt cần đến sự hỗ trợ của đội ngũ nhân viên công tác xã hội

Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng Nhu cầu quan hệ của NCT cô đơn, không

nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội.

” với mong muốn đi sâu tìm hiểu về nhu cầu quan hệ của người già cô đơn, đặc biệt là nhu cầu

quan hệ về mặt tình cảm; tìm ra những ừở ngại và khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệcủa người già

Mặc dù có nhiều cố gắng,xong bài tiểu luận của em không tránh khỏi những thiếu sót,rất mong

sự góp ý của cô và các bạn để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn cô!

Phần I:Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm người cao tuổi

Có rất nhiều khái niệm khác nhau về người cao tuổi

-Theo quan điểm y học: Người cao tuổi là người ở giai đoạn già hóa gắn liền với việc suy giảm các chức năng của cơ thể.

Trang 3

-Về mặt pháp luật: Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2010 quy định: Người cao tuổi là “Tất cả các công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên”.

-Theo WHO: Người cao tuổi phải từ 70 tuổi trở lên.

-Một số nước phát triển như Đức, Hoa Kỳ lại quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên Quy định ở mỗi nước có sự khác biệt là do sự khác nhau về lứa tuổi có các biểu hiện về già của người dân ở các nước đó khác nhau Những nước có hệ thống y tế, chăm sóc sức khỏe tốt thì tuổi thọ và sức khỏe của người dân cũng được nâng cao Do đó, các biểu hiện của tuổi già thường đến muộn hơn Vì vậy, quy định về tuổi của các nước đó cũng khác nhau.

-Theo quan điểm của Công tác xã hội: Với đặc thù là một nghề trợ giúp xã hội, công tác xã hội nhìn nhận về người cao tuổi như sau: Người cao tuổi với những thay đổi

về tâm sinh lý, lao động - thu nhập, quan hệ xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, vấn đề trong cuộc sống Do đó, người cao tuổi là một đối tượng yếu thế, đối tượng cần sự trợ giúp của công tác xã hội.

1.2.Một số khái niệm lien quan

Khái niệm “Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa” được xác định là những người

không có gia đình, hoặc đã mất liên lạc với gia đình, người thân không còn chỗ để nương nhờ chăm sóc, hỗ ừợ mà phải tự kiếm sống để nuôi bản thân Nhóm người này có thể sống bên ngoài xã hội, có hoặc không có chỗ ăn ở cố định; hay được tập trung nuôi dưỡng ừong các Trung tâm bảo ừợ xã hội

Trang 4

Khái niệm “Nhu cầu” được định nghĩa trong Từ điển Tiếng Việt là “Điều đòi hỏi của đời

sống, tự nhiên và xã hội (ví dụ: nhu cầu về ăn, mặc, ở; nhu cầu giải trí, nhu cầu vật chất và văn hoá, )” Khái niệm Nhu cầu được sử dụng trong nghiên cứu cũng mang hàm nghĩa này, nhưng đặc biệt quan tâm đến những đòi hỏi của con người cần được đáp ứng trong cuộc sống

Khái niệm “ Quan hệ” là sự gắn bó chặt chẽ, có tác động qua lại lẫn nhau (Từ điển Tiếng

Việt) Trong nghiên cứu, khái niệm này chỉ những mối liên hệ xã hội giữa người với người

Khái niệm “Quan hệ tình cảm khác giới” là sự gắn bó về mặt tình cảm giữa hai người

thuộc hai giới (nam và nữ) khác nhau Mối quan hệ tình cảm này bao hàm cả yếu tố tình dục

2.Tổng quan chung về vấn đề người cao tuổi

2.1 Người cao tuổi Việt Nam

Cùng với xu hướng chung của thế giới, quá trình già hoá dân số ở Việt Nam cũng đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh, qui mô ngày càng lớn Quá trình già hóa dân số ở Việt Nam là sẽ “già ở nhóm già nhất”, nghĩa là tốc độ tăng và số lượng người cao tuổi ở độ tuổi cao nhất (từ 80 tuổi trở lên) sẽ ngày càng lớn Số liệu từ bốn cuộc Tổng điều tra Dân số và Nhà ở giai đoạn 1979 - 2009 cho thấy ,tỷ lệ NCT ở nhóm tuổi thấp nhất (từ 60-69) tăng chậm, trong khi tỷ lệ NCT ở nhóm cao tuổi trung bình (70-79) và già nhất (80+) có xu hướng tăng nhanh hơn Dự báo của GSO (2010) cho giai đoạn 2009 - 2049, khi Việt Nam bước vào giai đoạn dân số “già” cũng là lúc nhóm dân số cao tuổi nhất tăng với tốc độ cao nhất So với các quốc gia khác trên thế giới, thậm chí với nhiều nước phát triển hoặc có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn, tốc độ già hóa dân số Việt Nam khá cao.

Cụ thể, số năm để tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên của Việt Nam tăng từ 7% lên 14% tổng dân số (hay thời gian để dân số quá độ từ giai đoạn “già hóa” sang “già”) là ngắn hơn nhiều nước: Pháp mất 115 năm, Thụy Điển mất 85 năm, Mỹ mất 69 năm, Nhật Bản và Trung Quốc mất 26 năm, trong khi Việt Nam chỉ mất 20 năm Với điều kiện kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay thì đây thực sự là thách thức lớn cho

Trang 5

Việt Nam trong việc thích ứng với một dân số “già hóa” nhanh [20], [68] Cơ cấu người cao tuổi hiện nay cho thấy, ở Việt Nam đa phần NCT sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp dù rằng quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng ở Việt Nam Tổng điều tra Dân số năm 2009 cho thấy có 72,9% NCT sống ở nông thôn

Trong số NCT, chỉ có khoảng 16 - 17% được hưởng lương hưu hoặc mất sức, hơn 10% hưởng trợ cấp người có công với nước Như vậy, còn trên 70% NCT hiện nay sống bằng lao động của mình, bằng nguồn hỗ trợ của con cháu và gia đình Trong khi đó, ở nông thôn ruộng đất ít, năng suất, thu nhập thấp, ít có tiết kiệm ph ng khi bất trắc tuổi già Thực tế này đ i hỏi chính sách đối với NCT cần hướng đến nông thôn, cần xây dựng và triển khai chính sách bảo hiểm xã hội cho nông dân, đẩy mạnh nghiên cứu các hình thức hoạt động phù hợp cho NCT ở nông thôn, đặc biệt NCT cô đơn, không nơi nương tựa, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn… Xét theo vùng kinh tế - xã hội, người cao tuổi nước ta phân bố không đồng đều, tập trung ở 3 vùng có đông dân cư nhất trong cả nước là đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Bắc Trung bộ Đồng bằng sông Hồng có số lượng người cao tuổi cao nhất trong cả nước (chiếm 25,41% số NCT), tiếp đến là đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 20,95%) và Bắc Trung bộ 15,2%

1.2.4 Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác chăm sóc người cao tuổi

Theo thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, cuối năm 2011 Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số, nhóm dân số cao tuổi tăng nhanh chạm ngưỡng 09 triệu người, chiếm 1/10 dân số cả nước Tuổi thọ của người cao tuổi (NCT) tăng nhanh phản ánh những thành tựu to lớn của công tác chăm sóc, phụng dưỡng NCT và công tác dân số được Đảng, Nhà nước Việt Nam ta chỉ đạo thực hiện từ các giai đoạn trước Tuy nhiên, già hóa dân số cũng đưa đến những khó khăn, thách thức cho công tác chăm sóc, phụng dưỡng và phát huy vai

Trang 6

trò NCT (Tổ chức Hỗ trợ Người cao tuổi Quốc tế, 2013); bởi hiện nay đời sống NCT nói chung, cùng điều kiện thu nhập - mức sống, điều kiện sống của đa phần NCT nói riêng, cùng nhiều vấn đề liên quan như: sức khỏe yếu, bệnh tật nhiều, điều kiện chăm sóc chưa đảm bảo tác động rất lớn đến đời sống NCT ở Việt Nam Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình cho biết, ở nước ta hiện nay 70% NCT đang sống ở nông thôn và hiện tại vẫn đang tham gia lao động, điều này cho thấy sau tuổi 60 NCT vẫn có nhu cầu tham gia làm việc nhằm tạo thu nhập, nâng cao mức sống.

Việc chăm sóc - trợ giúp NCT cũng là truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, để nâng cao chất lượng chăm sóc và hoạt động trợ giúp NCT, đồng thời phát huy được vai trò của NCT trong cộng đồng như mục tiêu của Chương trình Hành động Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2012-2020 đề ra, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất Đề án Chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi giai đoạn 2012-2020 trong đó chú trọng vào việc xây dựng và nhân rộng

“Mô hình liên thế hệ tự giúp nhau” (Nguyễn Văn Đồng, 2014), đây là một hướng đi đúng đắn, mang tính đột phá, phù hợp với điều kiện và tình hình già hóa dân số ở Việt Nam.

Phát huy truyền thống "kính lão, trọng thọ" từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta cũng đã quan tâm sâu sắc đến người cao tuổi, thông qua các chủ trương, chính sách, làm việc cụ thể.

Bên cạnh đó, vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi còn được đề cập trong luật bảo vệ sức khoẻ: "Người cao tuổi được ưu tiên khám chữa bệnh"

Nhằm biểu dương, động viên lớp người cao tuổi đánh giá công lao và sự nỗ lực của người cao tuổi trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nêu gương sáng về đạo đức, tác phong, lối sống và chủ nghĩa anh hùng của lớp người cao tuổi Đảng và Nhà nước ta luôn bổ xung, hoàn thiện hệ thống chính sách chăm sóc người cao tuổi với chủ trương "việc chăm sóc đời sống vật chất và tinh thần cho người cao tuổi là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội" (Theo Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng số 59T/TW ngày 27-9-1995).Từ nhận thức đúng đắn trong công tác chăm sóc người cao tuổi, Đảng và Nhà nước ta đã có những giải pháp, đúng

Trang 7

đắn góp phần nâng cao đời sống của người cao tuổi.

Phần II :Thực trạng Nhu cầu quan hệ của NCT cô đơn, không nơi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội

1.Đặc điểm tình hình TRung tâm BTXH IV,Ba Vì-Hà Nội

1.1 Lịch sử thành lập của Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vì- Hà Nội:

Trung tâm bảo trợ xã hội IV - thuộc Sở Lao động Thương Binh và Xã hội được thành lập tháng 10 năm 1984, đáp ứng yêu cầu công tác xã hội của Thành phố nhằm từng bước giải quyếttình trạng người lang thang xin ăn, kiếm sống, trẻ lang thang đường phố và các đối tượng xã hộikhác để đảm bảo trật tự mỹ quan văn minh đô thị Trung tâm là một cơ sở bảo trợ xã hội của Thành phố Hà Nội, đặt trụ sở chính trên địa phận huyện Ba Vì, vùng đồi gò, bán sơn địa, với diện tích 2,4 ha, cách Trung tâm thị trấn Tây Đằng 2km và cách thủ đô 60km về phía tây, có đường giao thông thuận lợi cho việc đi lại, gần các cơ quan đảng, chính quyền, công an, quân đội và bệnh viện Ba Vì, bệnh viện Sơn Tây, Có hệ thống cây xanh, môi trường sinh thái trong sạch Ngoài ra, cơ sở 2 của Trung tâm đặt tại xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây với diện tích 5 ha, cách thị xã Sơn Tây 12km, có đường giao thông thuận tiện đi lại, có nhiều cây xanh thoáng mát.Đơn vị có đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trẻ, khoẻ, trách nhiệm, nhiệt tình, có năng lực trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, có truyền thống tốt đẹp trong suốt 25 năm qua và được sự quan tâm chỉ đạo của Sở Lao động Thương Binh và Xã hội Hà Nội, các cơ quan của Thành phố,các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân, các nhà hảo tâm thường xuyên quan tâm giúp đỡ

về cơ sở vật chất: Trung tâm có cơ sở hạ tầng tốt, hệ thống nhà nuôi dưỡng các đối tượng được xây dựng kết cấu tốt, đảm bảo mát mẻ về mùa hè, ấm áp ừong mùa đông, có hệ thống cưng cấp nước sạch, nhà ăn, nhà bếp sạch sẽ, khu vệ sinh khép kín, có các tủ chuyên dừng bảo quản thức ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Các phòng ở được trang bị giường, tủ, quạt điện, các dãy nhà có

Trang 8

phòng đọc sách báo, xem tivi Ngoài ra, Trung tâm còn có vườn cây ăn quả sinh thái, khu chăn nuôi, ao cá, Có khu học nghề và các trang thiết bị giảng dạy cho trẻ em.

Với hai cơ sở có diện tích vừa phải thuận lợi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng, tổ chức lao động, chăn nuôi trồng trọt, hướng nghiệp dạy nghề cho các nhóm đối tượng xã hội

1.2 Những vẩn đề liên quan đến người già cô đơn, không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài tại Trung tâm:

Đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài Trung tâm có những chính sách quản lý và chăm sóc như sau:

+ Trợ cấp xã hội: Từ nguồn trợ cấp xã hội của Nhà nước với mức 300.000 đồng/tháng cho nuôi dưỡng vật chất đối với mỗi đối tượng xã hội, 50.000 đồng/tháng chi tiêu đồ dùng sinh hoạt

cá nhân

+ Quản lý: quản lý tập trung với những đối tượng xã hội khác, sắp xếp chỗ ở hỗn hợp với

những đối tượng người già lang thang xin ăn, người khuyết tật,

+ Nuôi dưỡng: Chế độ ăn 3 bữa/ngày, mức 10.000 đồng/ngày với mỗi đối tượng xã hội Thức ăn chính chủ yếu là cơm, canh, rau, đậu và thịt, cá,

+ Chăm sóc sức khoẻ: Trung tâm có phòng y tế phục vụ công tác chăm sóc sức khoẻ cho tất

cả các đối tượng xã hội trong Trung tâm, tuy nhiên phòng y tế chỉ cung cấp thuốc và cứu chữa những bệnh thông thường như: sốt, cảm cúm, sơ cứu các vết thương do tai nạn lao động, Phòng y tế chưa có dịch vụ khám chữa bệnh thường kỳ cho người già cô đơn được nuôi dưỡng lâu dài, chưa có dịch vụ khám chữa và xét nghiệm HIV, cũng như các bệnh hiểm nghèo khác Phòng y tế cũng chưa làm nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho các đối tượng xã hội tại Trung tâm

+ Hoạt động khác: về lao động, Trung tâm khuyến khích những đối tượng người già còn

khả năng lao động tham gia lao động, tăng gia sản xuất như: trồng rau, chăn nuôi lợn và cá,

quét dọn vệ sinh, tu sửa trang trại, về mặt giải trí, mỗi dãy phòng được bố trí một phòng xem

tivi và đọc báo tập trung, mở theo giờ để phục vụ người già

Trang 9

Đối với vấn đề quan hệ của người già cô đơn, mặc dù nhân viên cơ sở chưa có những hoạt động cụ thể tác động đến lĩnh vực này, nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ cơ sở luôn quan tâm theo dõi, hỏi thăm các đối tượng người già và kịp thời giải quyết những mâu thuẫn, bất hoà nảy sinh trong các mối quan hệ của nhóm đối tượng này.

2.Thực trạng nhu cầu về quan hệ và các mối quan hệ của nct cô đơn, không noi nương tựa tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV, Ba Vĩ- Hà Nội

2.1 Nhu cầu về quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm của ngưòi già cô đơn không noi nương tựa tại Trung tâm

2.1.1 Nhu cầu quan hệ xã hội chung

Hiện tại Trung tâm bảo ừợ xã hội IV, Ba Vì - Hà Nội đang tiếp nhận và nuôi dưỡng tất cả

211 đối tượng bao gồm cả ừẻ em, người già và người tàn tật còn khả năng hoặc đã mất khả nănglao động Trong đó, người già chiếm 87 người (tính đến tháng 9 năm 2009) Những đối tượng người già được tiếp nhận chủ yếu từ Trung tâm bảo trợ xã hội II- Hà Nội lên, bao gồm nhiều thành phần khác nhau như người già lang thang xin ăn, lang thang buôn bán rong đường phố, người già lang thang không rõ nguồn gốc, người già neo đơn tàn tật, số người già được gia đình gửi vào Trung tâm chiếm tỉ lệ rất nhỏ Trong đó, số người già cô đơn, không nơi nương tựađược Trung tâm nhận nuôi dưỡng lâu dài là một trong những đối tượng đặc biệt tại Trung tâm Nhóm đối tượng này được Trung tâm nhận nuôi dưỡng lâu dài với hai lý do: đối tượng đó có nguyện vọng sống lâu dài tại Trung tâm, đối tượng mất liên lạc với gia đình và Trung tâm

không có địa chỉ để gửi trả đối tượng sau hạn 3 tháng (với những trường hợp này, thường chỉ khi gia đình hoặc người thân tìm đến xin đối tượng ra khỏi Trung tâm thì Trung tâm mới trả đối tượng) Hầu hết các đối tượng này là những người cô đơn, không có hoặc đã mất vợ/chồng, một

số còn giữ liên lạc với gia đình hay họ hàng còn số khác đều không còn giữ mối liên hệ nào Với những đối tượng còn giữ mối quan hệ với gia đình, người thân; hầu hết các mối quan hệ này rất lỏng lẻo bởi đối tượng ít được về thăm gia đình và người thân cũng như gia đình ít có thời gian lên chăm sóc các đối tượng

Khu chăm sóc người già tại Trung tâm được phân thành 4 phân khu nhỏ, mỗi phân khu là một dãy nhà có cán bộ quản lý riêng Mỗi phòng ở được bố trí từ 6 đến 8 giường, và người già

Trang 10

được sắp xếp ở chung với thanh niên tàn tật còn khả năng lao động Đối tượng là người già cô đơn, không nơi nương tựa cũng được sắp xếp chỗ ở hỗn hợp với các đối tượng xã hội khác theo giới tính Do đó, người già cô đơn được sống trong môi trường có nhiều thành phần, được tiếp xúc với nhiều đối tượng khác nhau nhờ đó có thể hình thành các mối quan hệ xã hội khác nhau.Hàng ngày được tiếp xúc và đón nhận sự chăm sóc từ người nuôi dưỡng, chịu sự quản lý và điều phối của nhân viên cơ sở; là yếu tố thuận lợi để người già cô đơn hình thành những mối quan hệ xã hội đối với người nuôi dưỡng và nhân viên trong Trung tâm.

Người già cô đơn, không nơi nương tựa được quản lý và nuôi dưỡng ừong Trung tâm bảo ừợ

xã hội hầu như chỉ được quan tâm về mặt vật chất Các đối tượng khi vào Trung tâm, đều được phát đồ dừng tư trang như chăn màn, thau chậu, đồ dùng vệ sinh cá nhân hàng tháng và được nuôi ăn từ khoảng trợ cấp xã hội dành cho các đối tượng xã hội của Nhà nước Được khám và chữa bệnh khi ốm đau ngay tại Trung tâm Ngoài ra, các đối tượng còn khả năng lao động được huy động và phân công lao động vệ sinh trong phạm vi Trung tâm Trong sinh hoạt tập thể và hoạt động giải trí, các đối tượng xã hội cũng được xem tivi, đọc báo, nghe đài, và sinh hoạt tậpthể (1 lần/tuần) Theo Lý thuyết nhu cầu của Mavslow, ngoài những nhu cầu đã được đáp ứng như trên (nhu cầu cơ bản, nhu cầu được an toàn) thì các nhu cầu còn lại như: nhu cầu được yêu thương, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu thể hiện mình của người già cô đơn chưa được Trung tâm và xã hội quan tâm đáp ứng Đặc biệt, nhu cầu xã hội của người già cô đơn là nhu cầu quan hệ và nhu cầu tình cảm ít được chú ý tới Theo Tâm lý học phát triển, tuổi già là giai đoạn cần được quan tâm chăm sóc nhiều về mặt tình cảm, được xã hội yêu thương và tôn trọng Người già cô đơn, không nơi nương tựa là nhóm đối tượng đã chịu nhiều thiệt thòi về đời sống,

là nhóm yếu thế, do đó họ càng cần được xã hội quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm hay ít ra là được đáp ứng những nhu cầu ưu tiên Họ được nuôi dưỡng trong Trung tâm bảo trợ xã hội, bị giới hạn về không gian sống và thu hẹp rất nhiều mối quan hệ; do đó, họ rất cần được giao tiếp với người khác, được chia sẻ tâm sự với mọi người xưng quanh

Thực tế, tại Trung tâm vẫn chưa có những hoạt động nhằm hỗ ừợ người già cô đơn tăng cường các mối quan hệ của bản thân Đồng thời, Trung tâm cũng chưa có những chính sách cụ thể để giúp người già cô đơn tự đáp ứng các nhu cầu xã hội hay giải quyết tốt những hệ quả từ các mối quan hệ tình cảm giữa người già Bên cạnh đó, chính sách xã hội của Nhà nước và những người làm công tác liên quan đến lĩnh vực này cũng chưa quan tâm tới vấn đề đáp ứng

Trang 11

nhu cầu quan hệ tình cảm cho người già nói chưng cũng như người già cô đơn, không nơi

nương tựa tại các Trung tâm bảo trợ xã hội mà chủ yếu vẫn nặng về đáp ứng nhu cầu vật chất.Như vậy, có thể thấy nhu cầu quan hệ của người già cô đơn không nơi nương tựa được nuôi dưỡng lâu dài tại các Trung tâm bảo trợ xã hội là một vấn đề cấp thiết, là nhu cầu ưu tiên đối với nhóm đối tượng này Nhưng trên thực tế, nhu cầu quan hệ của người già cô đơn không nơi nương tựa vẫn chưa được Trung tâm nuôi dưỡng cũng như xã hội quan tâm đáp ứng

2.1.2Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới

Người cao tuổi cô đơn, không nơi nương tựa bị tổn thương và thiếu thốn về mặt tình cảm Trongvấn đề chưa được đáp ứng nhu cầu quan hệ thì nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới là một vấn

đề đáng quan tâm đối với nhóm đối tượng này Nhu cầu quan hệ tình cảm khác giới là một vấn

đề của người già mới được xã hội đề cập và tranh luận trong thời gian gần đây Đối với người già cô đơn, không nơi nương tựa đây thực sự là một nhu cầu cần thiết Trên thực tế, người già

cô đơn là nhóm đối tượng thiếu thốn nhiều về mặt tình cảm, không nhận được sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ con cháu, không còn người thân để chia sẻ tâm sự Bên ngoài, họ có thể không biểu lộ hoặc tỏ thái độ phó mặc cuộc đời, nhưng ừong sâu thẳm chắc chắn họ luôn tồn tại những mơ ước được người khác quan tâm, chia sẻ Tuổi già có những nỗi buồn vui riêng

tư, rất muốn được chia sẻ với người bạn đời Được quản lý và nuôi dưỡng ừong các Trung tâm bảo trợ xã hội, tiếp xúc với nhiều đối tượng xã hội khác nhau, họ có thể tìm đến người bạn đời

để chia sẻ tâm sự và chăm sóc nhau lúc về già

Đối với những đối tượng người già cô đơn là nam giới, họ vẫn có nhu cầu quan hệ, đặc biệt

là nhu cầu quan hệ tình dục Đó là bản năng của con người, là nhu cầu sinh học Do đó, bên cạnh việc chia sẻ tâm sự người già cô đơn nam giới cần được quan hệ và đáp ứng nhu cầu bản năng đó Xã hội phải thừa nhận và thay đổi quan niệm đối với vấn đề quan hệ tình cảm khác giới của người già cô đơn

Như vậy, người già tại Trung tâm bảo trợ xã hội IV đang gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu quan hệ, đặc biệt là quan hệ tình cảm Đây là vấn đề nhạy cảm và cần được xã hội quan tâm giúp đỡ, nhằm nâng cao đời sống tình cảm cho người già cô đơn trong điều kiện sống thiếu thốn

Ngày đăng: 03/02/2018, 11:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w