Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa thanh long

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến mứt đông thanh long bổ sung khóm (Trang 37 - 38)

long và khóm đến màu sắc sản phẩm

Bảng 4.1 Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa thanh long và khóm đến màu sắc sản phẩm

Tỷ lệ phối trộn thanh long và khóm

(theo phần trăm khối lượng) Trung bình nghiệm thức

95 : 5 90 : 10 85 : 15 4,22a 4,28a 3,67b

Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột (hoặc cùng một dòng) biểu thị sự khác biệt có nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Kết quả thống kê ở bảng 4.1 trên cho thấy tỷ lệ khóm bổ sung có ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm. Sản phẩm có chất lượng màu sắc đẹp là sản phẩm thể hiện rõ màu của nguyên liệu thanh long và khóm thể hiện ở mẫu có tỷ lệ phối trộn 5% và 10% khóm. Đối với mẫu có chứa 15% khóm thì cho kết quả cảm quan kém hơn có thể là do bổ sung hàm lượng khóm nhiều nên sắc tố carotenoids có trong khóm ảnh hưởng đến màu sắc của sản phẩm.

4.1.2 Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa thanh long và khóm đến mùi sản phẩm

Bảng 4.2 Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa thanh long và khóm đến mùi sản phẩm

Tỷ lệ phối trộn thanh long và khóm

(theo phần trăm khối lượng) Trung bình nghiệm thức

95 : 5 90 : 10 85 : 15 3,78a 3,72a 2,94b

Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột (hoặc cùng một dòng) biểu thị sự khác biệt có nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

và khóm được thể hiện ở tỷ lệ bổ sung khóm là 5% và 10% khóm. Đối với mẫu có 15% khóm thì mùi tạo ra kém hơn do mùi khóm át phần lớn mùi thanh long.

4.1.3 Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa thanh long và khóm đến vị sản phẩm long và khóm đến vị sản phẩm

Bảng 4.3 Kết quả đánh giá cảm quan ảnh hưởng của tỷ lệ phối trộn giữa thanh long và khóm đến vị sản phẩm

Tỷ lệ phối trộn thanh long và khóm

(theo phần trăm khối lượng) Trung bình nghiệm thức

95 : 5 90 : 10 85 : 15 4,22a 3,39b 3,33b

Ghi chú: các chữ cái trong cùng một cột (hoặc cùng một dòng) biểu thị sự khác biệt có nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%.

Tỷ lệ khóm bổ sung có ảnh hưởng đến vị của sản phẩm. Theo kết quả thống kê, ở tỷ lệ khóm bổ sung là 5% thì sản phẩm có vị chua ngọt hài hòa làm cho sản phẩm có chất lượng tốt. Còn ở những tỷ lệ 10% và 15% thì cho sản phẩm có vị chua hơn do bổ sung tỷ lệ khóm nhiều.

Nhận xét: qua kết quả thống kê ở bảng 4.1, 4.2 và 4.3 đánh giá về màu sắc, mùi và vị của sản phẩm. Cho thấy, ở 3 tỷ lệ phối trộn luôn có sự khác biệt ý nghĩa về màu sắc, mùi hay vị của sản phẩm. Ở các tỷ lệ 5% và 10% luôn cho những ưu điểm hơn so với tỷ lệ phối trộn 15% nhưng xét về mặt vị của sản phẩm thì tỷ lệ phối trộn thanh long : khóm là 95 : 5 cho kết quả cảm quan tốt nhất. Như vậy, tỷ lệ phối trộn thanh long : khóm là 95 : 5 là tỷ lệ tối ưu nhất để tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế biến mứt đông thanh long bổ sung khóm (Trang 37 - 38)