Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển- Liên hệ thực tế tại Việt Nam

32 1K 0
Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển- Liên hệ thực tế tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Ngoại thương  Đề tài: VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Phạm Thành Hiền Thục Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 5 năm 2012  1 MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………………3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA………………………………………………4 1.1. Khái niệm ODA………………………………………………………………… 4 1.2. Phân loại ODA…………………………………………………………………….4 1.2.1. Phân theo phương thức hoàn trả……………………………………….4 1.2.2. Phân loại theo nguồn cung cấp…………………………………………5 1.2.3. Phân loại theo mục tiêu sử dụng……………………………………… 5 1.3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA………………………………………………… 6 1.3.1. Vốn ODA mang tính ưu đãi…………………………………………….6 1.3.2. Vốn ODA mang tính ràng buộc……………………………………… 6 1.3.3. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ……………………………… 6 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN………………………………………………………………………….7 2.1. Thực trạng ODA ở các nước đang phát triển và kém phát triển……………7 2.1.1. Xu hướng phát triển ODA trên thế giới 7 2.1.2. Tình hình chung về quy mô ODA qua các năm………………………7 ODA song phương (Bilateral ODA)…………………………………….7 ODA đa phương (Multilateral ODA)………………………………… 9 2.1.3. Cơ cấu ODA theo nước nhận tài trợ…………………………………13 2.2.Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển………………….15 2.2.1. Bổ sung cho nguồn vốn trong nước………………………………….15 2.2.2. ODA dưới dạng viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận viện trợ tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực…………………………………………………………………………………… 15 2.2.3. Giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế…………16 2 2.2.4 Tăng khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển trong nước ở các nước đang và chậm phát triển…………………………………………………………………………………….16 2.2.5 Giúp xóa đói, giảm nghèo cải thiện sự chênh lệch đời sống của người dân ở các nước đang và kém phát triển………………………………………………17 2.2.6. ODA giúp các nước đang phát triển tăng cường năng lực thể chế….17 CHƯƠNG 3: THỰC TẾ ODA TẠI VIỆT NAM………………………………… 18 3.1. Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam……………………18 3.2. Vai trò của vốn ODA đối với sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam… 22 3.2.1. ODA là nguồn vốn quan trọng bổ sung cho đầu tư phát triển…… 22 3.2.2. ODA giúp cho việc tiếp thu những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực…………………………………………… 23 3.2.3. ODA giúp cho việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế……………………….23 3.2.4. ODA góp phần tăng khả năng thu hút FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển……………………………………………………………….24 3.3. Đề xuất……………………………………………………………………… 25 3.3.1. Cần có các giải pháp để thu hút mạnh mẽ hơn nữa nguồn vốn ODA………………………………………………………………………………… 25 3.3.2. Cần có các giải pháp để sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA……… 26 KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 29 DANH MỤC THAM KHẢO……………………………………………………… 30 3 LỜI NÓI ĐẦU Đối với các quốc gia đang phát triển, vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế, cũng như giải quyết các vấn đề văn hóa, chính trị, xã hội. Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, viện trợ ODA hay “hỗ trợ phát triển chính thức” ra đời nhằm giúp các nước nghèo giải quyết tình trạng thiếu vốn. Nguồn vốn này chủ yếu được đầu tư vào những lĩnh vực giữ vai trò đầu tàu của nền kinh tế, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh của các ngành khác. Trên thực tế vai trò của ODA hết sức quan trọng. Có thể minh chứng điều đó qua thực tế ở Châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhờ vào nguồn vốn viện trợ của Mỹ mà EU đạt được sự tăng trưởng ngoạn mục, trở về thời thịnh vượng như trước chiến tranh, thậm chí còn phát triển hơn trước. Nhật Bản và Hàn Quốc cũng là hai nước nhận được nhiều viện trợ của Mỹ. Kết quả sau một thời gian nhất định, Nhật Bản trở thành cường quốc kinh tế sau Mỹ; còn Hàn Quốc cũng vươn lên thuộc nhóm các nước công nghiệp mới NICs. Đối với Việt Nam, trong quá trình đổi mới, tình trạng thiếu vốn cho phát triển đã được giải quyết một phần đáng kể khi Việt Nam bắt đầu nhận viện trợ ODA từ năm 1993. Nhìn lại chặng đường đã qua, có thể thấy rằng chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt trên 7%, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao. Không những đạt được những thành tựu về mặt kinh tế mà các mặt của đời sống văn hoá- xã hội, giáo dục, y tế cũng được nâng cao rõ rệt, tình hình chính trị ổn định, an ninh- quốc phòng được giữ vững, các mối quan hệ hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng. Đạt được những thành công đó bên cạnh sự khai thác hiệu quả các nguồn lực trong nước thì sự hỗ trợ từ bên ngoài cũng đóng một vai trò quan trọng, trong đó viện trợ phát triển chính thức(ODA) của các quốc gia và tổ chức quốc tế giữ vai trò chủ đạo. Như vậy, có thể thấy viện trợ ODA sẽ giúp giải quyết phần nào “cơn khát vốn” và mang lại luồng sinh khí mới cho các nước đang phát triển, góp phần làm “thay da đổi thịt” cho nhiều nền kinh tế nếu được sử dụng một cách hiệu quả. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ODA 1.1. Khái niệm ODA ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB ) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố không hoàn lại phải đạt 25% trở lên). 1.2. Phân loại ODA Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODA được xem có mấy loại: 1.2.1. Phân theo phương thức hoàn trả ODA có 3 loại. - Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:  Hỗ trợ kỹ thuật.  Viện trợ bằng hiện vật. - Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp. Những điều kiện ưu đãi thường là:  Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).  Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)  Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm) - ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển. 5 1.2.2. Phân loại theo nguồn cung cấp ODA có hai loại: - ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ. - ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB1 ) hay tổ chức khu vực (ADB, EU, ) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) có thể không. Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:  Ngân hàng thế giới (WB).  Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).  Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) 1.2.3. Phân loại theo mục tiêu sử dụng ODA có 4 loại - Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá). - Tín dụng thương mại: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc. - Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ ký hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào. - Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận viện trợ dự án là " phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA". 6 1.3. Đặc điểm của nguồn vốn ODA Như đã nêu trong khái niệm ODA là các khoản viện trợ không hoàn lại, viện trợ có hoàn lại hoặc tín dụng ưu đãi. Do vậy, ODA có những đặc điểm chủ yếu sau: 1.3.1. Vốn ODA mang tính ưu đãi Vốn ODA có thời gian cho vay (hoàn trả vốn dài), có thời gian ân hạn dài. Chẳng hạn, vốn ODA của WB, ADB, JBIC có thời gian hoàn trả là 40 năm và thời gian ân hạn là 10 năm Sự ưu đãi còn thể hiện ở chỗ vốn ODA chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. 1.3.2. Vốn ODA mang tính ràng buộc ODA có thể ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nước nhận về địa điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nước cung cấp viện trợ cũng đều có những ràng buộc khác và nhiều khi các ràng buộc này rất chặt chẽ đối với nước nhận. Khi nhận viện trợ cácnước nhận cần cân nhắc kỹ lưỡng những điều kiện của các nhà tài trợ không vì lợi ích trước mắt mà đánh mất những quyền lợi lâu dài. Quan hệ hỗ trợ phát triển phải đảm bảo tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và cùng có lợi. 1.3.3. ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ Khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ thường chưa xuất hiện. Một số nước do không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả năng trả nợ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp với các nguồn vốn để tăng cường sức mạnh kinh tế. 7 CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN 2.1. Thực trạng ODA ở các nước đang phát triển và kém phát triển 2.1.1. Xu hướng phát triển ODA trên thế giới Quá trình phát triển ODA trên thế giới hiện có các xu hướng chủ yếu sau đây: - Một là, trong tổng cơ cấu tổng ODA của thế giới tỷ trọng ODA song phương có xu hướng tăng lên, ODA đa phương có xu hướng giảm đi. Xu hướng này hình thành dưới tác động của 2 nhân tố chủ yếu sau đây:  Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho quan hệ ODA trực tiếp giữa các quốc gia.  Hiệu quả hoạt động của một số tổ chức đa phương tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này. Trong tổng số ODA của thế giới thỉ tỷ trọng viện trợ song phương đã tăng rất đáng kể trong khi đó tỷ trọng viện trợ đa phương giảm đi. - Hai là, mức độ cạnh tranh thu hút ODA đang tăng lên giữa các nước đang phát triển. Theo Ngân hàng thế giới thì trong giai đoạn 1995-2004, các nước đang phát triển ở Châu Á sẽ cần tới 1400 tỉ đôla cho xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó thị trường vốn vay dài hạn từ 20-30 năm cho cơ sở hạ tầng ở Châu Á vẫn chưa hình thành. Đây sẽ là một trong những yếu tố cạnh tranh gay gắt giữa các nước đang phát triển trong việc thu hút vốn ODA. 2.1.2. Tình hình chung về quy mô ODA qua các năm ODA song phương (Bilateral ODA) Biểu đồ 1: 8 Nguồn: OECD http://webnet.oecd.org/dcdgraphs/ODAhistory Từ Biểu đồ 1, chúng ta có thể thấy được sự biến động của xu hướng ODA song phương trong suốt 50 năm từ 1960-2010.  Từ năm 1960-1990, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) từ các nước DAC cho các nước đang phát triển tăng tương đối đều. Trong khi đó, tỷ lệ phần trăm ODA trong thu nhập quốc dân (GNI) của các nước DAC - một mục tiêu để đánh giá nguồn tài trợ - đã giảm trong giai đoạn từ năm 1960-1970, và sau đó dao động từ 0,27% và 0,36% trong gần 20 năm.  Từ những năm 1990, ODA giảm cả về giá trị thực và giá trị danh nghĩa do những ảnh hưởng mạnh mẽ của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu những năm 1990 tác động vào nền kinh tế thế giới. Trong khoảng thời gian từ năm 1993-1997, dòng ODA giảm 16%. Trong khi đó, phần trăm ODA trong GNP đã giảm mạnh từ 0,33% (1992) xuống mức thấp kỷ lục 0,22% (1997). 9  Dựa vào biểu đồ trên, ODA ròng tăng 59 tỷ USD năm 1997 lên 107,1 tỷ USD vào năm 2005. Tỷ lệ ODA trên GNI của các nước tài trợ đã tăng lên 0,33% so với mức 0,26% năm 2004 và đạt mức cao nhất kể từ năm 1992. Tuy nhiên, sau khi đạt đỉnh điểm vào năm 2005, ODA ròng đã giảm xuống còn 104,4 tỷ USD vào năm 2006 và tiếp tục giảm xuống 103,7 tỷ USD năm 2007. Xét về tỷ trọng, ODA giảm 4,5% trong năm 2006 và giảm 8,4% trong năm 2007. Sự sụt giảm này chủ yếu là do sự kết thúc thời gian dài gia tăng viện trợ nợ từ năm 2002.  Mặc dù cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm gần đây, dòng ODA tiếp tục tăng từ năm 2008. Dòng ODA đạt mức cao nhất 128,7 tỷ USD năm 2010 tăng 6,5% so với năm 2009. Đây là mức ODA thực tế đạt kỷ lục từ trước tới nay, vượt cả khối lượng ODA cung cấp trong năm 2005 khi mức viện trợ nợ tăng bất thường. Tỷ lệ ODA ròng trong tổng thu nhập quốc dân (GNI) đạt 0,32%, tương đương năm 2005 và cao nhất trong các năm từ 1992 tới nay. Tuy nhiên sự gia tăng này còn cách xa so với mục tiêu 0.7% vào năm 2015. ODA đa phương (Multilateral ODA) Biểu đổ 2: [...]... 28 KẾT LUẬN Với đề tài Vai trò của Hỗ Trợ Phát Triển Chính Thức (ODA) đối với các quốc gia đang phát triển”, bài tiểu luận đã trình bày các vấn đề sau: Bài tiều luận đã tóm lược khái quát về ODA nói chung như định nghĩa, phân loại và các đặc điểm của vốn ODA Đồng thời trình bày khá chi tiết một số thực trạng về vấn đề ODA tại các nước đang và kém phát triển, bao gồm cả Việt Nam Trong đó, các vấn đề... thu nhập giữa các nước đang và kém phát triển với các nước phát triển Thêm vào đó, tăng cường thể chế cũng là một vai trò đáng kể của ODA tại Việt Nam Các dự án cải tổ hệ thống Ngân hàng Việt Nam cho Ngân hàng thế giới (WB) đứng ra tài trợ với điều kiện về điều chỉnh hệ thống lãi suất, hệ thống ngân hàng, hệ thống quản lý ngân hàng, quy trình hoạt động của ngân hàng theo quy chuẩn chuẩn của WB 3.3 Đề... không sử dụng một cách hiệu quả các khoản viện trợ này Vì đói nghèo, châu Phi buộc phải nhận nhiều viện trợ và cũng phải lệ thuộc quá nhiều vào sự can thiệp từ bên ngoài 2.2 Vai trò của ODA đối với các nước đang và kém phát triển 2.2.1 Bổ sung cho nguồn vốn trong nước Đối với các nước đang phát triển, các khoản viện trợ và cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn... người của quốc gia mình 2.2.3 Giúp các nước đang phát triển hoàn thiện cơ cấu kinh tế Đối với các nước đang phát triển, khó khăn kinh tế là điều không thể tránh khỏi, trong đó nợ nước ngoài và thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế ngày một gia tăng là tình trạng phổ biến Vì vậy ODA là nguồn bổ sung ngoại tệ và làm lành mạnh cán cân thanh toán quốc tế của các nước đang phát triển ODA, đặc biệt các khoản... cải cách pháp luật, cải cách hành chính và xây dựng chính sách quản lý kinh tế phù hợp với thông lệ quốc tế 17 CHƯƠNG 3: THỰC TẾ ODA TẠI VIỆT NAM 3.1 Thực trạng thu hút và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài, đời sống của. .. điểm chính, quy mô vốn ODA đã được đề cập khá đầy đủ, khúc chiết Đặc biệt, bài tiểu luận đi sâu vào phân tích, tìm hiểu vai trò của vốn ODA đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội tại các quốc gia đang và kém phát triển mà tiểu biểu là Việt Nam để thấy được sự tác động rất to lớn của nguồn vốn này đến bộ mặt hôm nay của các quốc gia này Với riêng Việt Nam, quốc gia đã, đang và sẽ nhận được ngày một... thành tựu của thế giới một cách nhanh nhất có thể Cùng với các dự án ODA, nguồn nhân lực của Việt Nam được nâng cao về trình độ khoa học công nghệ thông qua các tài liệu chuyên ngành, các cuộc hội thảo có sự tham gia trực tiếp của các kỹ sư nước ngoài, sự tiếp xúc và học hỏi lẫn nhau với các kỹ sư nước bạn khi họ sang Việt Nam thực hiện các dự án, cơ hội ra nước ngoài học tập và tham quan các mô hình... thuật với nhiều loại hình khác nhau và gắn với các dự án khác nhau, như các dự án về huấn luyện đào tạo chuyên môn, các chương trình về tuyển cử quốc gia, các dự án về cung cấp thiết bị và vật liệu độc lập; các chương trình cử các đoàn khảo sát về phát triển… Bên cạnh đó, ODA giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường Một lượng ODA lớn được các nhà tài trợ và các nước. .. cho khu vực Nam 14 Xahara Trong khi đó, lượng ODA tại châu Á đạt 38,6 tỷ USD năm 2009, tập trung chủ yếu tại khu vực Nam Trung Á (18,5 tỷ USD) và Trung cận Đông (10,8 tỷ USD) Lâu nay, viện trợ vẫn là vấn đề nhức nhối đối với các nước đang và kém phát triển tại 2 châu lục này Các chương trình viện trợ phát triển trên thực tế đã mang lại không ít quyền lợi cho các nhà tài trợ và đôi khi nước nhận viện... xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện, nước, thuỷ lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế Những cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội được xây dựng mới hoặc cải tạo nhờ nguồn vốn ODA là điều kiện quan trọng thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế của các nước nghèo Theo tính toán của các chuyên gia của WB, đối với các nước đang phát triển có thể chế và chính sách tốt, khi ODA tăng lên 1% GDP thì tốc . 2: VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN………………………………………………………………………….7 2.1. Thực trạng ODA ở các nước đang phát triển và kém phát triển……………7 2.1.1. Xu hướng phát triển ODA. CỦA ODA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN 2.1. Thực trạng ODA ở các nước đang phát triển và kém phát triển 2.1.1. Xu hướng phát triển ODA trên thế giới Quá trình phát triển ODA trên. Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường Đại học Ngoại thương  Đề tài: VAI TRÒ CỦA ODA ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM Giáo

Ngày đăng: 19/04/2015, 00:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan