1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Tiểu luận: Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới và chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang và kém phát triển

42 1,3K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 304,5 KB

Nội dung

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘITIỂU LUẬN VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI & CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀO CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT

Trang 1

ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

TIỂU LUẬN

VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI

& CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA

VÀO CÁC NƯỚC ĐANG VÀ KÉM PHÁT TRIỂN

Lớp: Tài chính tiền tệ 5 Giáo viên hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Lan

Sinh viên thực hiện:

Hoàng Vũ Quỳnh Anh – MSV: 1111120151 - STT: 09 Nguyễn Chí Thanh – MSV: 1117120195 - STT: 109 Nguyễn Minh Phương – MSV: 1113120189 - STT: 100

Hà Nội, tháng 12 năm 2013

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I Tổng quan về Công ty đa quốc gia: 3

1 Khái niệm: 3

2 Cấu trúc: 3

3.Đặc điểm hoạt động: 4

4 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia: 4

II Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới: 5

1.Tổng quan về nền kinh tế thế giới: 5

1.1 Khái niệm “nền kinh tế thế giới”: 5

1.2 Tình hình kinh tế thế giới trong nửa đầu thế kỉ XXI: 5

2.Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới: 8

2.1Vai trò của công ty đa quốc gia trong thương mại quốc tế: 8

2.1.1.Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới phát triển: 8

2.1.2 Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế: 10

2.2.Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với đầu tư quốc tế 12

2.2.1.Thúc đẩy lưu thông dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới 12

2.2.2 Làm tăng tích luỹ vốn của nước chủ nhà: 14

2.3.Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ: 15

2.3.1.Chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giới 15

2.3.2.Các công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ 18

2.4.Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với phát triển nguồn nhân lực của nước nhận đầu tư: 22

2.4.1.Mối quan hệ giữa chiến lược của các công ty đa quốc gia và sự phát triển nguồn lực 22

2.4.2 Ảnh hưởng của các công ty đa quốc gia đối với phát triển nguồn lực 25

Trang 3

III Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang và kém

phát triển: 27

1.Tổng quan tình hình kinh tế của các quốc gia đang và kém phát triển: 27

2.Chiến lược thâm nhập thị trường nước ngoài của các công ty đa quốc gia: 27

3.Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang và kém phát triển: 28

3.1.Thuận lợi và khó khăn của các công ty đa quốc gia trong quá trình thâm nhập vào các nước đang và kém phát triển: 28

3.2.Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 29

3.2.1.Tiền đề cho sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 29

3.2.2.Các công ty đa quốc gia hoạt động tại Việt Nam: 31

3.2.3.Quá trình thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 32

3.2.4.Hình thức thâm nhập thị trường của các công ty đa quốc gia vào Việt Nam: 32 3.2.5.Tác động của sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào thị trường Việt Nam: 33

3.2.6.Sự chuyển biến của nền kinh tế để thích ứng sự thâm nhập của các công ty đa quốc gia: 34

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Lý do chọn đề tài

Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và cuộc cáchmạng khoa học - công nghệ, hoạt động của các công ty đa quốc gia đang và sẽ trởthành một trong những lực lượng chủ đạo thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, tác độngđến mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trên phạm vi thế giới Đây là lựclượng chủ chốt trong truyền tải khoa học, kỹ thuật và công nghệ, từ đó góp phần cơcấu lại nền kinh tế thế giới Vì vậy, các công ty đa quốc gia đang thâm nhập mạnh

mẽ vào tất cả các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia có nền kinh tế đang và kémphát triển

Nhận thức rõ tính đúng đắn, cấp thiết và hữu ích của vấn đề này, đặc biệt là đốivới một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, nhóm chúng em đã quyết địnhchọn đề tài tiểu luận số 2: “Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tếthế giới và Chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang vàkém phát triển”

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

 Hệ thống hóa lý luận về “công ty đa quốc gia”: khái niệm, cấu trúc, đặc điểmhoạt động, mục đích phát triển của loại hình tổ chức này

 Hình thành bức tranh tổng quan về tình hình kinh tế thế giới hiện nay; từ đólàm rõ vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới

 Làm rõ chiến lược thâm nhập của các công ty đa quốc gia vào các nước đang

và kém phát triển, đặc biệt thông qua những trường hợp điển hình

Các nhiệm vụ, mục đích này sẽ lần lượt được giải quyết và đạt tới trong từngphần của bài tiểu luận

Phương pháp nghiên cứu:

Nhóm làm đề tài sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, logickết hợp với lịch sử để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Trang 5

Nhóm tiểu luận xin chân thành cảm ơn sự góp ý của giảng viên TS NguyễnThị Lan để chúng em hoàn thành được bài tiểu luận này Tuy nhiên, tiểu luận khôngthể tránh khỏi những thiếu sót, bởi vậy chúng em rất mong nhận được sự góp ý,nhận xét thêm của cô để khắc phục những mặt hạn chế và hoàn thiện bài tiểu luậncủa mình.

Trang 6

là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.

Công ty đa quốc gia là công ty hoạt động và có trụ sở ở nhiều nước khác nhau.Cần phân biệt rõ giữa khái niệm “Công ty đa quốc gia” với “Công ty quốc tế” - vốnchỉ là tên gọi chung chung của 1 công ty nước ngoài tại 1 quốc gia nào đó

Trang 7

3.Đặc điểm hoạt động:

Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giớiđều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạtđộng cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn

toàn giống nhau

Thường xuyên theo đuổi những

chiến lược quản trị, điều hành và kinh

doanh có tính toàn cầu Tùy các công ty

đa quốc gia mà có thể có nhiều chiến

lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để

phù hợp với từng địa phương nơi nó có

chi nhánh

4 Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia:

Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránhnhững hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụngđược nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ

Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh củanước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao

Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro Cũng như tránh nhữngbất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất.Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở mộtngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất.Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC.Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên nhữngvấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn,thanh toán… có những rủi ro nhất định Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2nhóm sau:

Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu

kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác…

Trang 8

Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyềnđịa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối,thuế, khủng hoảng nợ.

II Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới:

1.Tổng quan về nền kinh tế thế giới:

1.1 Khái niệm “nền kinh tế thế giới”:

Nền kinh tế thế giới là tổng thể các nền kinh tế của các quốc gia trên tráiđất có mối lien hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫn nhau thông qua sự phân cônglao động quốc tế cùng với các quan hệ kinh tế quốc tế của chúng

1.2 Tình hình kinh tế thế giới trong nửa đầu thế kỉ XXI:

Đây là thời kì kinh tế mà các quan hệ quốc tế đã phát triển tới mứckhông một quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù thuộc hệ thống kinh tế xã hội nào,

có thể tồn tại và phát triển mà không chịu sự tác động của kinh tế toàn cầu.Đây cũng là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi từ một nền kinh tế thế giới baogồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, từ sự phát triển kinh

tế theo chiều rộng sang phát triển kinh tế theo chiều sâu Những thành tựukhoa học và công nghệ đã cho thấy loài người đang quá độ từ nền sản xuất vậtchất sang nền sản xuất tinh thần – cơ sở vật chất của xã hội tương lai

Những năm đầu của thế kỷ XXI nền kinh tế thế giới phát triển theo 3 xuhướng:

a) Xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa:

Nền kinh tế thế giới đang phát triển thành một thể thống nhất (tuy vẫnbao gồm các mặt đối lập và mâu thuẫn nhau) Phát triển theo xu hướngnày, nền kinh tế các nước đồng thời vừa phát triển, vừa tăng cường liênkết với nhau Mỗi nước không chỉ tăng cường tiềm lực kinh tế của mình,

mà còn mở rộng buôn bán với các nước khác

Ngày càng xuất hiện nhiều những vấn đề kinh tế toàn cầu, đòi hỏiphải có sự phối hợp chung để giải quyết chúng Những vấn đề cấp bách

Trang 9

đặt ra như: chiến tranh và hòa bình; vấn đề ô nhiễm môi trường sinh thái;

hệ thống tín dụng quốc tế; thương mại quốc tế , ngoài ra còn rất nhiềucác vấn đề toàn cầu nghiêm trọng khác (như dân số, lương thực, khaithác đại dương, vũ trụ …)

Ta có thể thấy rất rõ không thể phát triển kinh tế bằng cách xây dựngmột nền kinh tế khép kín, tự cô lập trong một nước, thậm chí một nhómnước

b) Xu hướng chuyển sang nền kinh tế có cơ sở vật chất kỹ thuật mới vềchất - một nền văn minh hậu công nghiệp:

Từ trước đến nay, nền kinh tế thế giới vẫn đang hoạt động chủ yếudựa vào những cơ sở vật chất - kỹ thuật truyền thống Từ thế kỷ XXI,nền kinh tế trí tuệ đang được hình thành và phát triển Đó là những ngườimáy công nghiệp sẽ thay thế những người lao động Các quá trình laođộng trí óc cũng được người máy thay thế Các nguồn năng lượng mặttrời, nhiệt hạch… sẽ phổ biến và thay thế cho các nguồn năng lượng hiện

có Các chất siêu dẫn, siêu cứng, siêu sạch, siêu bền… sẽ thay thế các vậtliệu truyền thống Công nghệ vi sinh, công nghệ gen sẽ phát triển….Không gian của nền kinh tế thế giới sẽ được mở rộng đến đáy ĐạiDương và vươn xa vào vũ trụ Khi đó nền sản xuất thế giới sẽ đảm bảocung cấp hàng hoá dồi dào với chi phí rất thấp, các khu vực sản xuất vậtchất sẽ thu hẹp lại so với các khu vực kinh tế trí tuệ

Những thay đổi về cơ cấu kinh tế thế giới dẫn tới những thay đổi vềthị trường: thị trường của hàng hoá có hàm lượng kỹ thuật cao và thịtrường dịch vụ sẽ ngày càng mở rộng, còn thị trường hàng hoá truyềnthống sẽ ngày càng thu hẹp và cạnh tranh để tiêu thụ ngày càng gay gắt

c) Xu hướng cải tổ và đổi mới:

Một trật tự quốc tế mới đang được xác lập trên quy mô toàn cầu vớinhững đặc trưng chủ yếu là đối thoại và hợp tác xây dựng các khu vực

Trang 10

hoà bình và ổn định, thực hiện các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi,không can thiệp vào nội bộ của nhau…

Công cuộc cải tổ và đổi mới đang diễn ra sâu rộng ở tất cả các nướccòn lại trong hệ thống XHCN thế giới với những tên gọi khác nhau (nhưCải cách ở Trung Quốc, Đổi mới ở Việt Nam …) và với các mức độkhác nhau Những tư duy cũ, những thể chế cũ với mô hình kinh tế kếhoạch, tập trung và đóng cửa ngày càng cản trở sự phát triển và đặt cácquốc gia này trước nguy cơ to lớn của cuộc khủng hoảng Công cuộc cảicách kinh tế có mục tiêu tạo lập nền kinh tế thị trường, để các hoạt độngkinh tế được điều tiết tự nhiên bởi cơ chế thị trường như chính nó đã có

và cần phải có dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước Đó là lối thoát khỏi

sự sụp đổ về kinh tế, là hướng đi đúng nhằm đưa nền kinh tế của cácquốc gia này hoà nhập vào con đường phát triển thông thường của đờisống kinh tế nhân loại

Các nước tư bản phát triển đã và đang bước vào công cuộc cải tổ sâurộng về kết cấu kinh tế và các thể chế xã hội để thích ứng với điều kiệnmới Phương hướng cải tổ của các nước trong khu vực này thể hiện rõnhất ở một số mặt như: Tăng cường vai trò điều tiết của nhà nước đối vớinền kinh tế, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia mà có sựphối hợp điều chỉnh siêu quốc gia; phát triển các tổ chức siêu quốc gia

mà chúng có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ kinh tế quốc tế và hoạt độngkinh tế của nhiều quốc gia như nhất thể hoá cộng đồng kinh tế châu Âu,hình thành khu vực tự do Bắc Mỹ, Canada mở rộng tới Mêhicô, tiến tớitoàn châu Mỹ; liên kết kinh tế nhiều tầng giữa Nhật Bản với các nướcASEAN và NIC tiến tới nhất thể hoá kinh tế châu Á - Thái Bình Dương;tập trung giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội như việc làm, trợ cấp thấtnghiệp, giáo dục phổ cập, bảo vệ môi trường… trên cơ sở đảm bảo lợiích phát triển chung mang tính toàn cầu và toàn cục

Tóm lại, ngày nay, thế giới đang có sự biến động sâu sắc về nhiều mặt.Các quan hệ kinh tế quốc dân liên kết với nhau và chi phối nền kinh tế của tất

Trang 11

cả các nước Bối cảnh quốc tế mới đã tạo ra những thời cơ mới tương đốithuận lợi đối với nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nóichung Thời cơ mới đó là một nhân tố hết sức quan trọng song nó cũng đòi hỏitừng quốc gia phải có tư duy mới, biết tận dụng tối đa các nguồn lực sẵn có,phát huy thế mạnh của mình để hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, xu hướngquốc tế hoá nền kinh tế thế giới

2.Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với nền kinh tế thế giới:

2.1.Vai trò của công ty đa quốc gia trong thương mại quốc tế:

2.1.1.Thúc đẩy hoạt động thương mại thế giới phát triển:

Một trong những vai trò nổi bật của các công ty đa quốc gia làthúc đẩy hoạt động thương mại thế giới Trong quá trình hoạt độngcủa mình, các công ty này đã thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu giữacác quốc gia và gia công quốc tế Hay nói cách khác là các công ty đaquốc gia thúc đẩy thương mại phát triển với ba dòng lưu thông hànghoá cơ bản là: hàng hoá xuất nhập khẩu từ công ty mẹ, hàng hoá bán

ra từ các chi nhánh ở nước ngoài và hàng hoá trao đổi giữa các công tytrong cùng một tập đoàn Các công ty đa quốc gia chi phối hầu hết chuchuyển hàng hoá giữa các quốc gia bởi các kênh lưu thông xuyên quốcgia của mình

Thật vậy, nếu tổng giá trị xuất khẩu của chi nhánh nước ngoàinăm 1982 là 647 tỷ USD thì đến năm 1990 là 1.366 tỷ USD, năm 2004

là 3.733 tỷ USD Và đến năm 2005, con số này đã tăng gấp 6,5 lầnnăm 1982 và đạt 4,214 tỷ USD

Hơn nữa, trong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia thì giátrị xuất khẩu của các chi nhánh công ty đa quốc gia chiếm một tỷtrọng tương đối lớn Chẳng hạn giá trị xuất khẩu của các chi nhánhnày tại nước ngoài trong tổng giá trị xuất khẩu của thế giới trong cácnăm 2003 và năm 2004 lần lượt là 54,1% và 55,8%, cụ thể như sau:

Trang 12

Bảng 1: Tỷ trọng xuất khẩu của chi nhánh nước ngoài năm 2001:

Quốc gia Giá trị xuất khẩu

(Triệu USD)

Giá trị xuất khẩu của các công ty đa quốc gia (Triệu USD)

Tỷ trọng xuất khẩu của các công

ty đa quốc gia (% )

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.

Qua Bảng 1 ta thấy các công ty đa quốc gia chiếm tỷ trọng lớntrong tổng giá trị xuất khẩu của các quốc gia: đối với Airland là 66%,với Trung Quốc là 44% Một đặc điểm khác cần chú ý là thương mạinội bộ giữa các công ty trong tập đoàn ngày càng chiếm tỷ trọng lớntrong tổng giá trị thương mại thế giới Nhìn chung trao đổi nội bộ giữacác chi nhánh của công ty đa quốc gia chiếm khoảng 1/3 tổng giá trịthương mại thế giới Giá trị trao đổi nội bộ này ngày càng tăng nhanh

và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị thương mại của các nước

Ví dụ, trao đổi trong nội bộ các công ty đa quốc gia trong ngành sảnxuất thiết bị điện, điện tử của Mỹ chiếm 21,5% tổng giá trị xuất khẩucủa các công tu đa quốc gia trong ngành này năm 1983 và tăng lên30,6% năm 1998 Hoạt động thương mại nội bộ trong các công ty đaquốc gia thường tạo điều kiện cho các chi nhánh tiếp cận với trình độcông nghệ và bí quyết kỹ thuật tiên tiến của công ty mẹ và các chinhánh khác trong cùng hệ thống

Trong những năm gần đây các công ty đa quốc gia chiếmkhoảng 40% giá trị nhập khẩu và 60% xuất khẩu của toàn thế giới.Với các hoạt động hướng về xuất khẩu, các công ty đa quốc gia hiệnđang chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị xuất khẩu của các quốc gia, đặcbiệt là các nước đang phát triển ở Châu Á Chẳng hạn xuất khẩu của

Trang 13

các chi nhánh của các công ty đa quốc gia đã chiếm tới 50% tổng giátrị hàng hoá chế tạo tại một số quốc gia như Philippine, Srilanka,Malaysia.

2.1.2 Làm thay đổi cơ cấu thương mại quốc tế:

Ngày nay, kinh tế thế giới càng phát triển thì vai trò của cáccông ty đa quốc gia cũng ngày càng cao Với tỷ trọng lớn trongthương mại thế giới thì các công ty đa quốc gia chính là chủ thể chínhlàm thay đổi cơ cấu hàng hoá và cơ cấu đối tác trong thương mại thếgiới

a) Thay đổi trong cơ cấu hàng hoá

Chiến lược phát triển của các công ty đa quốc gia gắn liềnvới các hoạt động thương mại, xuất nhập khẩu, qua đó ảnhhưởng trực tiếp tới cơ cấu hàng hoá xuất khẩu

Trong những năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trong ngànhdịch vụ tăng cao còn trong ngành nông nghiệp và công nghiệpgiảm dần Do đó, các công ty nói chung và các công ty đaquốc gia nói riêng cũng chuyển mạnh sang đầu tư vào cácngành dịch vụ và thúc đẩy giá trị xuất khẩu của hàng hoá dịch

vụ tăng cao Bên cạnh đó, hiện nay giao dịch trên thế giớiđang thay đổi theo chiều hướng tăng tỉ trọng hàng hoá có hàmlượng vốn hoặc kỹ thuật cao và giảm dần tỉ trọng hàng sửdụng nhiều lao động và nguyên liệu Thật vậy, nếu trong tổngkim ngạch xuất khẩu của thế giới năm 1983, sản phẩm có hàmlượng công nghệ cao chỉ chiếm 24% thì đến năm 1998 con sốnày đã tăng lên 39,3% Những sản phẩm quan trọng nhất trongthương mại thế giới hiện nay chủ yếu thuộc ngành sản xuấtkhông dựa vào nguyên liệu trong đó các sản phẩm bán dẫn làmột trong những sản phẩm mũi nhọn

Trang 14

Nguyên nhân của xu hướng này xuất phát từ chiến lược tậptrung phát triển các ngành có trình độ công nghệ cao của cáccông ty đa quốc gia nhằm duy trì khả năng cạnh tranh cao vàthu lợi nhuận tối đa Điều này được thể hiện qua tỉ trọng hàngxuất khẩu của hàng hoá có hàm lượng công nghệ cao trong nội

bộ các công ty đa quốc gia chiếm tới 43,1% tổng giá trị hànghoá xuất khẩu Như vậy, sự thay đổi trong chiến lược toàn cầucủa các công ty đa quốc gia tác động trực tiếp tới cơ cấu hànghoá xuất khẩu của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là cácnước hướng về xuất khẩu Ví dụ tại Mêhico, trong số 10 mặthàng xuất khẩu chủ yếu thì phần lớn những sản phẩm thuộcngành ô tô, điện tử do các chi nhánh của các công ty đa quốcgia sản xuất

b) Thay đổi trong cơ cấu đối tác:

Cùng với sự thay đổi trong cơ cấu hàng hoá thì cơ cấu đốitác trong thương mại thế giới hiện nay cũng đang dần thay đổi

Tỷ trọng của hàng hoá xuất khẩu của các nước đang phát triểnngày càng cao, đặc biệt là các nước mới công nghiệp Sự thayđổi chiến lược của các công ty đa quốc gia và hệ thống sảnxuất quốc tế của chúng mở ra nhiều cơ hội cho các nước đangphát triển và các nền kinh tế chuyển đổi tham gia vào các hoạtđộng hướng về xuất khẩu Theo báo cáo của UNCTAD năm

2005, trong cơ cấu thương mại thế giới, tỷ trọng thương mạicủa các nước đang phát triển chiếm 33,6% trong khi năm 1985

là 30.3% Mặc dù các nước phát triển vẫn chiếm tỉ trọng lớntrong thương mại thế giới (63.5%) song tỉ trọng thương mạicủa các nước đang phát triển ngày càng tăng lên Xét một cáchriêng rẽ thì bên cạnh các nền kinh tế phát triển (Mỹ, Nhật Bản,Đức) thì chính những nền kinh tế đang phát triển (Trung

Trang 15

Quốc, Singapore, Ấn Độ, Đài Loan…) lại chiếm thị phần xuấtkhẩu lớn trong thương mại thế giới.

2.2.Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với đầu tư quốc tế

2.2.1.Thúc đẩy lưu thông dòng vốn đầu tư trên toàn thế giới:

Trên thực tế, hầu hết các hoạt động đầu tư nước ngoài đượcthực hiện qua kênh công ty đa quốc gia Các công ty đa quốc gia hiệnchi phối trên 90% Tổng FDI trên toàn thế giới Chỉ tính riêng các công

ty đa quốc gia của tam giác kinh tế (Mỹ, Nhật Bản, Tây Âu) đã chiếm1/3 lượng FDI toàn cầu Giá trị của lượng vốn FDI thực sự là thước đovai trò to lớn của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới vìFDI là công cụ quan trọng nhất của các công ty đa quốc gia trong việcthực hiện chiến lược toàn cầu của mình

Với tư cách là chủ thể của hoạt động đầu tư trên thế giới, cáccông ty đa quốc gia là nhân tố đặc biệt quan trọng có ảnh hưởng mangtính quyết định tới toàn bộ hoạt động đầu tư quốc tế Vai trò điều tiếthoạt động đầu tư trên quy mô toàn cầu của các công ty đa quốc gia thểhiện như sau:

Vào thời kỳ suy thoái kinh tế năm 2001, hầu hết các ngànhđều có tốc độ tăng trưởng chậm lại Các công ty đa quốc gia giảm hoạtđộng trên hầu hết các lĩnh vực Động thái đó ảnh hưởng trực tiếp tớidòng lưu chuyển FDI trên thế giới Tổng đầu tư vào các nước giảm51%, từ 1492 tỉ USD xuống còn 735 tỉ USD Trong xu thế đó thì cácnước phát triển lại bị ảnh hưởng nhiều nhất do hầu hết các hoạt độngsáp nhập và mua lại (M&A) đều diễn ra tại các nước phát triển Tronggiai đoạn 1982-1994 dòng vốn FDI nước ngoài tăng lên 4 lần và đạtcon số 3,2 nghìn tỉ USD vào năm 1996 Trong thời kỳ những năm2004-2006 nguồn vốn FDI lại tăng lên Tổng vốn FDI trên toàn cầunăm 2005 tăng 29% và đạt 916 tỉ USD Nguyên nhân chủ yếu là docác vụ M&A tăng lên cả về số lượng và giá trị, chủ yếu là từ các công

ty đa quốc gia của Mỹ và Tây Âu Trong thời kỳ này, giá trị của các

Trang 16

vụ M&A tăng đến 16% (năm1996), chiếm 47% dòng vốn FDI toàncầu Dòng vốn FDI tăng lên cả ở các nước phát triển và đang pháttriển Tuy nhiên Tốc độ tăng trưởng giảm hơn so với cuối những năm90.

Hơn nữa, các công ty đa quốc gia làm thay đổi xu hướng đầu

tư giữa các quốc gia Khác với hai cuộc bùng nổ trước (lần 1:

1979-1981 đầu tư vào các nước sản xuất dầu mỏ, lần 2: 1987-1990: đầu tưgiữa các nước công nghiệp phát triển) cuộc bùng nổ đầu tư lần 3(1995-1996) có sự tham gia đáng kể của các nước đang phát triển.Trong cơ cấu vốn FDI trên thế giới tỷ trọng vốn FDI vào các nướcphát triển chiểm phần lớn Tuy nhiên tỷ trọng này có xu hướng giảmdần trong khi các nước đang phát triển lại có tỷ trọng ngày càng cao

Bảng 2: Tỷ trọng vốn FDI tại các khu vực giai đoạn 1978 - 2005

(Đơn vị: %)

1978-1980 1988-1990 1998-2000 2003-2005Các nước

Các nước

Nguồn: UNCTAD, World Investment Report 2006.

Cơ cấu dòng vốn FDI đã thay đổi do có sự điều chỉnh trongchiến lược kinh doanh của các công ty đa quốc gia Cũng chính nhờ

mở rộng chính sách tự do hoá FDI, các công ty đa quốc gia ngày càngđóng vai trò quan trọng đối với thúc đẩy dòng vốn FDI vào các nướcđang phát triển

Nếu trước đây, hầu hết nguồn vốn FDI được thực hiện bởi cáccông ty đa quốc gia của các nước phát triển thì ngày nay số lượng cáccông ty đa quốc gia của các nước đang phát triển cũng tăng lên và cóngày càng nhiều vốn FDI đến từ các nước đang phát triển Theo Hội

Trang 17

nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD),lượng FDI mới từ các quốc gia đang phát triển và các nền kinh tếchuyển đổi như Nga và các nước Xô Viết cũ tăng 5% lên mức 133 tỉUSD trong năm 2005 Ngày càng có nhiều công ty của các nước đangphát triển mở rộng hoạt động đầu tư của mình ở các thị trường nướcngoài Nếu như năm 1990, các công ty của các nước đang phát triển sởhữu 148 tỉ USD vốn FDI thì đến năm 2005 con số này lên tới 1.400 tỉUSD Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ tập trung vào một số quốc gianhất định Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước đầu

tư ra nước ngoài nhiều nhất (chiếm tới 1/3 tổng lượng vốn nói trên)sau đó là Singapore, Hàn Quốc, Malaysia Các công ty đa quốc gia lớncủa các nước này là Hutchison Whampa (67 tỉ USD), Petronas (22tỉUSD), Singtel (18tỉ), Samsung (14tỉ USD)

2.2.2 Làm tăng tích luỹ vốn của nước chủ nhà:

Với thế mạnh về vốn, các công ty đa quốc gia đóng vai trò làđộng lực thúc đẩy tích luỹ vốn của nước chủ nhà Thông qua kênhcông ty đa quốc gia, nước chủ nhà có thể tăng cường thu hút vốn FDIđầu tư vào nước mình Vai trò này của các công ty đa quốc gia đượcthể hiện qua một số khía cạnh sau:

Thứ nhất: Bản thân các công ty đa quốc gia khi đến hoạt động

ở các quốc gia đều mang đến cho nước này một số lượng vốn nào đó.Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, các công ty đa quốc gia cũngđóng cho ngân sách của nước chủ nhà qua các khoản như: thuế thunhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, chi phí về viễn thông, điệnnước… Mặt khác, nhờ có các công ty đa quốc gia mà một bộ phậnđáng kể người dân có thêm thu nhập do làm việc trực tiếp trong cáccông ty chi nhánh nước ngoài hoặc gián tiếp thông qua việc cung cấpcác dịch vụ cho các công ty đa quốc gia và hoặc những người lao độngkhác Tại các nước có thị trường chứng khoán phát triển thì các công

ty đa quốc gia làm ăn hiệu quả chính là kênh để thu hút tiền nhãn rỗi

Trang 18

của người dân và của các nhà đầu tư trong việc mua cổ phiếu của cáccông ty này.

Thứ hai: Ngoài việc vốn ban đầu để đầu tư cho các hoạt động

sản xuất kinh doanh, các công ty đa quốc gia còn thực hiện các biệnpháp huy động thêm vốn từ Công ty mẹ, từ các chi nhánh thành viêncủa tập đoàn, từ các đối tác, các tổ chức tài chính và tín dụng thếgiới… Đây chính là hình thức thu hút đầu tư của các nước đang pháttriển hiện nay

Thứ ba: Các công ty đa quốc gia góp phần cải thiện cán cân

thanh toán của các nước thông qua việc tích luỹ ngoại hối nhờ cáchoạt động xuất khẩu Như đã phân tích ở trên, hoạt động xuất khẩucủa các công ty đa quốc gia chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổngkim ngạch xuất khẩu của các nước Điều đó không chỉ thể hiện ở vaitrò thúc đẩy thương mại thế giới của các công ty đa quốc gia mà cònđem lại một nguồn ngoại tệ quan trọng, góp phần tạo thế cânbằng cho cán cân thanh toán của nước chủ nhà

Tóm lại, các công ty đa quốc gia đóng vai trò rât to lớn tronghoạt động đầu tư quốc tế Xét trên góc độ nền kinh tế toàn cầu thìcông ty đa quốc gia thúc đẩy lưu thông dòng vốn FDI trên phạm vitoàn thế giới Mặt khác, ở góc độ từng quốc gia riêng thì các công ty

đa quốc gia góp phần làm tăng tích luỹ vốn cho nước chủ nhà

2.3.Vai trò của các công ty đa quốc gia đối với hoạt động phát triển và chuyển giao công nghệ:

2.3.1.Chủ thể chính trong phát triển công nghệ thế giới

Trong chiến lược cạnh tranh, các công ty đa quốc gia luôn coicông nghệ là yếu tố quan trọng, giữ vị trí hàng đầu Do đo, thúc đẩyđổi mới công nghệ bằng hoạt động Nghiên cứu và phát triển (R&D) lànhiệm vụ sống còn của các công ty Đi đầu trong đổi mới công nghệđồng nghĩa với nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường vàgiữ vị trí độc quyền

Trang 19

Ngày nay, nhận thức của các công ty đa quốc gia về khoa họccông nghệ đã chuyển biến Nếu như trước đây, các công ty đa quốc giathường đầu tư lớn cho các phòng thí nghiệm, các viện nghiên cứu đểcác cơ sở này tạo ra các phát minh sáng chế thì hiện nay, tại các công

ty đa quốc gia đang diễn ra quá trình quốc tế hoát hoạt động R&D mộtcách mạnh mẽ Công nghệ mới ra đời không chỉ từ các phòng thínghiệm, các viện nghiên cứu, các trường đại học mà còn từ chính các

cơ sở sản xuất của công ty đa quốc gia Thí dụ Motorola đã thiết lập

hệ thống R&D của mình bao gồm 14 cơ quan tại 7 quốc gia, tập đoànBristol Myer Squibb có 12 cơ sở hoạt động R&D tại 6 quốc gia

Bước chuyển quan trọng trong chính sách hoạt động R&D củacông ty đã có những thay đổi căn bản Nếu trước đây các công ty đầu

tư cao cho công tác R&D tại công ty mẹ thì nay đang thực hiện chínhsách phi tập trung hoá do một số lý do sau:

Thứ nhất: tiềm năng về tri thức không chỉ bó hẹp trong một

vài công ty hoặc một nước nào đó Như vậy, để tiếp cận với tiềm năngnày các công ty phải thiết lập thêm nhiều cơ sở hoạt động R&D mới.Tại những khu vực đó, các công ty có thể làm giầu thêm nguồn trithức bằng việc mở rộng hoạt động R&D, đồng thời tiếp thu thành quả

từ các đối thủ cạnh tranh

Thứ hai: Trong cuộc cạnh tranh toàn cầu để chiếm lĩnh thị

trường các công ty buộc phải đưa sản phẩm ra thị trường càng nhanhcàng tốt nên buộc các công ty đa quốc gia phải thực hiện R&D ở nướcngoài Ví dụ, hoạt động R&D của Mỹ đối với các chi nhánh ở nướcngoài tăng rất nhanh Từ năm 1985 đến 1995 tăng 3-4 lần trong khidoanh số tăng 2,5 lần và lao động tăng 1,7 lần

Các hoạt động R&D thường tập trung tại những khu vực dồidào nguồn tri thức Ví dụ năm 1994 khoảng 90% các nghiên cứu docác chi nhánh của các công ty đa quốc gia của Mỹ thực hiện ở nhữngnước công nghiệp phát triển Microsoft đã thành lập một phòng nghiêncứu tại Anh để thuê lao động khoa học với chi phí rẻ hơn

Trang 20

Bước vào thiên niên kỷ mới, tầm quan trọng của khoa họccông nghệ đối với việc phát triển kinh tế xã hội một lần nữa lại thu hút

sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia và các doanh nghiệp sự thayđổi mau chóng của công nghệ đang tạo ra nền sản xuất có giá trị giatăng cao hơn Trong năm 1985-1998 hàng hoá chế tạo có hàm lượngkhoa học cao tăng 21,4%, hàng hoá có hàm lượng khoa học công nghệtrung bình tăng 14,3% Như vậy, nhờ tiếp thu khoa học công nghệ màgiá trị gia tăng của hàng hoá xuất khẩu qua chế biến của các nướcđang phát triển đạt tỷ lệ tăng trưởng cao Muốn có lợi nhuận cao, cácquốc gia đã tăng cường đầu tư cho R&D Các quốc gia như Mỹ vàNhật Bản đầu tư cho hoạt động R&D 3% GDP, Đức và Pháp là 2,3% ;Singapore là 1,1% Mức đầu tư bình quân đầu người cho R&D caonhất là Nhật Bản (1.200USD), Mỹ (680USD), Đức (625USD), Pháp(575USD), Singapore (262 USD) Hàn Quốc là quốc gia theo đuổichiến lược công nghệ cao và đặt mục tiêu đến năm 2010 trở thành 1trong 10 nước đứng đầu về khoa học công nghệ

Trong các ngành hưởng lợi từ các hoạt động R&D thì ngànhcông nghệ thông tin đứng hàng đầu Mức đầu tư cho công nghệ thôngtin của Mỹ hàng năm là 8% GDP, Nhật Bản là 7%, Hàn Quốc 6% ,Pháp và Đức là 4%

Các công ty đa quốc gia không chỉ đầu tư cho hoạt động R&Dbằng chính sức lực của mình mà chúng còn nhận được sự hỗ trợ vềnhiều mặt từ chính phủ của các nước tư bản Ví dụ chính phủ NhậtBản giúp 6 công ty lớn là Fujisu, Hitachi, Mitshubishi, Kinzonku,Nihondenki và Toshiba cùng nghiên cứu kỹ thuật siêu mạch Trongkhuôn khổ chiến lược phát triển công nghệ, công ty đa quốc gia cũngthiết lập các mối liên kết với các trung tâm nghiên cứu và viện nghiêncứu

2.3.2.Các công ty đa quốc gia với hoạt động chuyển giao công nghệ

Trang 21

Ngày nay, công nghệ đóng vai trò quyết định đối với sự sốngcòn của các công ty Các công ty nói chung, đặc biệt là các công ty đaquốc gia luôn coi công nghệ là yếu tố giữ vị trí hàng đầu Công nghệ

là yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường và giứthế độc quyền Do đó, trong quá trình thực hiện đầu tư ra nước ngoàicác công ty đa quốc gia thường có những phương thức và những kênhriêng để thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ của mình

a) Phương thức chuyển giao

Không chỉ nắm giữ trong tay phần lớn công nghệ tiên tiếncủa thế giới, các công ty đa quốc gia còn biết cách sử dụng vàkhai thác các công nghệ đó một cách có hiệu quả nhất nhằmduy trì vị trí độc quyền trên thị trường, mở rộng phạm vi ảnhhưởng và khả năng lũng đoạn thị trường Mục tiêu đó là kimchỉ nam cho mọi hoạt động của các công ty đa quốc gia vàđược thể hiện rất rõ trong chính sách chuyển giao công nghệcủa chúng Phương thức chuyển giao của các công ty đa quốcgia thường phân làm nhiều cấp độ, cụ thể như sau:

Thứ nhất: Các công nghệ hiện đại nhất:

Đối tượng chuyển giao công nghệ này thường là các chinhánh trong nội bộ hệ thống các công ty đa quốc gia tại cácnước phát triển Các chi nhánh này có đủ điều kiện về trình độcông nghệ, cơ sở vật chất và nhân sự để tiếp thu và khai thác

có hiệu quả công nghệ hiện đại Mặt khác, mặt bằng côngnghệ của đối thủ cạnh tranh tại các nước phát triển ở mức cao

Do đó, chỉ với công nghệ tiên tiến nhất, các công ty đa quốcgia mới có thể chiếm được lợi thế cạnh tranh Với chính sáchnày, công nghệ mới được khai thác triệt để nhằm thiết lập vịtrí độc quyền cho toàn bộ hệ thống các công ty đa quốc giatrên khắp các thị trường Đồng thời công nghệ hiện đại đượckiểm soát chặt chẽ, tránh được nguy cơ rò rỉ

Ngày đăng: 31/08/2016, 09:18

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2/ Kim Ngọc – “Kinh tế thế giới đặc điểm và triển vọng” - NXB Chính trị quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế thế giới đặc điểm và triển vọng
Nhà XB: NXB Chính trị quốc gia
3/ Ông Thị Đan Thanh – “Địa lý thế giới” - NXB Đại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý thế giới
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
4/ Nguyễn Minh Tuệ (Chủ biên) – “Địa lý kinh tế xã hội đại cương” - NXB Đại học sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa lý kinh tế xã hội đại cương
Nhà XB: NXB Đại học sư phạm
5/ “Kinh tế 2003- 2004 Việt Nam và Thế giới” - Thời báo kinh tế Việt Nam 6/ UNCTAD, World Investment report 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế 2003- 2004 Việt Nam và Thế giới
7/ “Công ty đa quốc gia”, “Nước đang phát triển”, “Nước kém phát triển” - Wikipedia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty đa quốc gia”, “Nước đang phát triển”, “Nước kém phát triển

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w