MỞ ĐẦUTừ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN được thành lập năm 1967 đến nay, hợp tác khu vực giữa các nước thành viên đã có những bước tiến bộ đáng kể.. Sự hợp tác nhiều mặt tron
Trang 1MỤC LỤC
Mở đầu ….1
Chương 1: Khái quát chung về tổ chức ASEAN 2
1.1 Quá trình hình thành 2
1.2 Cơ cấu tổ chức 3
1.3 Các nguyên tắc hoạt động chính 4
Chương 2: Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên 5
2.1 Kinh tế 5
2.2 An ninh – chính trị 7
2.3 Văn hóa - xã hội 9
Chương 3: Triển vọng phát triển của tổ chức ASEAN 11
Kết luận 14
Danh mục tài liệu tham khảo 15
Trang 2MỞ ĐẦU
Từ khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm
1967 đến nay, hợp tác khu vực giữa các nước thành viên đã có những bước tiến bộ đáng kể Các nước ASEAN đã xây dựng được những cơ chế hợp tác giữa họ với nhau trên cơ sở song phương cũng như đa phương về các mặt kinh tế, chính trị
-an ninh, văn hoá xã hội, và các lĩnh vực hợp tác chuyên ngành khác Sự hợp tác nhiều mặt trong cùng một tổ chức đã dần gắn bó, liên kết các nước thành viên lại với nhau, từ đó góp phần củng cố và duy trì môi trường khu vực hoà bình, ổn định, xây dựng ASEAN vững mạnh, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của mỗi nước thành viên Cùng với sự hợp tác về kinh tế, văn hóa – xã hội, hợp tác chính trị - an ninh là một lĩnh vực hợp tác quan trọng của các quốc gia ASEAN Đây là một trong những nội dung hợp tác được các nước ASEAN chú trọng phát triển và đạt được nhiều kết quả thiết thực trong nhiều năm qua Phạm vi hợp tác cũng được mở rộng từ khuôn khổ các quốc gia thành viên ASEAN sang các đối tác ngoài khu vực Hiện nay, hợp tác kinh tế, chính trị và văn hóa ASEAN
đã có sự phát triển năng động và ngày càng đạt được những hiệu quả thiết thực Bài viết này sẽ đề cập đến vai trò của tổ chức ASEAN đối với các nước thành viên
và khu vực Châu Á cũng như triển vọng phát triển của tổ chức này trong tương lai
Trang 3Chương 1: Khái quát chung về tổ chức ASEAN
1.1 Quá trình hình thành
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước Để đối phó với các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân
đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương lai của ASEAN Trước ASEAN, ở Đông Nam Á đã có một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành Đó là Hiệp hội Đông Nam Á (The Association of Southeast Asia-ASA) được thành lập ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Phi-lip-pin và Liên bang Ma-lay-a và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm Mã Lai, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a
Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên vẫn được xúc tiến và ngày 8/8/1967 Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a ký tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN), đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây làm thành viên thứ 6 Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma Ngày 30/4/1999 Cam-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của Đông Nam Á và vì Đông Nam Á Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế giới thứ hai Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội
Trang 41.2 Cơ cấu tổ chức
Hiến chương ASEAN quy định bộ máy tổ chức của ASEAN gồm các cơ quan chính sau:
Cấp cao ASEAN là cơ quan hoạch định chính sách tối cao của ASEAN, bao gồm những Người đứng đầu Nhà nước hoặc Chính phủ các quốc gia thành viên Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức mỗi năm 2 lần
Hội đồng Điều phối ASEAN (ACC) gồm các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN, họp ít nhất 2 lần một năm, có nhiệm vụ điều phối các hoạt động hợp tác ASEAN nói chung và chuẩn bị cho các Hội nghị Cấp cao
Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN bao gồm Hội đồng Cộng đồng Chính trị
- An ninh ASEAN (APSCC), Hội đồng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AECC) và Hội đồng Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCCC), họp
ít nhất 2 lần một năm, do Bộ trưởng có liên quan của quốc gia đang giữ cương vị Chủ tịch ASEAN chủ trì, có nhiệm vụ theo dõi và điều phối hợp tác ASEAN trên từng trụ cột Cộng đồng mình phụ trách
Ủy ban các Đại diện thường trực ASEAN (CPR) đặt tại Gia-các-ta, đóng vai trò là cơ quan đầu mối, theo dõi và điều phối các hoạt động hợp tác hàng ngày của ASEAN
Tổng thư ký ASEAN và Ban thư ký ASEAN đặt tại Gia-các-ta, đóng vai trò
là cơ quan hỗ trợ hành chính cho các hoạt động hợp tác ASEAN
Ban thư ký ASEAN Quốc gia, nằm trong Bộ Ngoại giao của các nước thành viên, chịu trách nhiệm theo dõi và điều phối các hoạt động hợp tác ASEAN ở cấp quốc gia
Trang 51.3 Các nguyên tắc hoạt động chính
1.3.1 Các nguyên tắc làm nền tảng cho quan hệ giữa các Quốc gia thành viên và với bên ngoài
Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc
chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:
Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các dân tộc;
Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả
1.3.2 Các nguyên tắc điều phối hoạt động của Hiệp hội
Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng cũng như trong các lĩnh vực quan trọng của ASEAN dựa trên nguyên tắc nhất trí (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua Nguyên tắc này đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên Đây là một nguyên tắc bao trùm trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN
Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên tắc bình đẳng Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt Thứ nhất, các nước ASEAN, không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN được duy trì
Trang 6trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C của tiếng Anh
Để tạo thuận lợi và đẩy nhanh các chương trình hợp tác kinh tế ASEAN , trong Hiệp định khung về tăng cường hợp tác kinh tế ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 4 ở Xin-ga-po tháng 2/1992, các nước ASEAN đã thoả thuận nguyên tắc 6-X, theo đó hai hay một số nước thành viên ASEAN có thể xúc tiến thực hiện trước các
dự án ASEAN nếu các nưóc còn lại chưa sẵn sàng tham gia, không cần phải đợi tất cả mới cùng thực hiện
1.3.3 Các nguyên tác khác
Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc chung của Hiệp hội
Chương 2: Vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên và khu
vực châu Á
2.1 Kinh tế
Kinh tế các nước ASEAN đã luôn đạt mức tăng trưởng cao nhất khu vực trong suốt những năm 70, 80 và đầu 90 ASEAN có GDP khoảng 1281 tỷ đô la
Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD Các nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc
và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô,
Trang 7dứa Công nghiệp của các nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển Tư cách thành viên của một
tổ chức khu vực thành công, đại diện cho Đông Nam Á đã làm tăng thêm vị trí và thế mạnh của các nước ASEAN trong quan hệ với các nước khác
Hợp tác kinh tế ASEAN tuy cũng được tăng cường và kinh tế từng nước ASEAN đều đạt mức tăng trưởng cao những thập kỷ qua, nhưng vai trò của
ASEAN về mặt kinh tế đối với các nước thành viên vẫn chưa đáp ứng được với những mong đợi chung Buôn bán nội bộ ASEAN đến nay mới chiếm gần 25% tổng buôn bán của cả Hiệp hội, còn lại hơn 75% là với bên ngoài Khả năng hợp tác nội bộ hạn chế do cơ cấu các nền kinh tế và cơ cấu mặt hàng của các nước thành viên gần giống nhau và họ đều phụ thuộc vào thị trường, đầu tư và công nghệ từ bên ngoài Do đó, không chỉ buôn bán trong nội bộ Hiệp hội khó tăng, mà đầu tư nội bộ cũng khó hy vọng đạt mức cao Hợp tác công nghệ cũng khó khăn
do cơ sở khoa học công nghệ của các thành viên nhìn chung còn thấp và yếu Liên kết khu vực vì vậy lỏng lẻo do các nước thành viên vẫn hướng nhiều ra bên ngoài trong quan hệ kinh tế, thương mại và cả bảo đảm an ninh
Một số khó khăn trong hợp tác ASEAN được nêu ở trên đã làm bộc lộ những điểm hạn chế của vai trò ASEAN đối với các nước thành viên trong những tình huống khủng hoảng sau này, như cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm
1997, tình hình khủng hoảng ở Inđônêxia và Đông Timo năm 1998, 1999 Cuộc khủng hoảng tài chính khu vực vừa qua đã cho thấy khả năng hạn chế của ASEAN trong việc giúp đỡ các nước thành viên gặp khó khăn và trong hợp tác chung để đối phó với khủng hoảng và với những vấn đề kinh tế có tính chất toàn cầu Và khi khủng hoảng kinh tế lại kéo theo khủng hoảng chính trị, và lại liên quan đến trường hợp của nước "anh cả", nước lớn nhất trong tổ chức là In-đô-nê-xi-a thì
Trang 8ASEAN đã bị bối rối một thời gian dài trước khi có những sáng kiến và biện pháp hợp tác chung để khắc phục và ngăn ngừa những tình huống khủng hoảng tương
tự trong tương lai như việc cải cách hệ thống tài chính, ngân hàng, tài trợ các dự
án phát triển giáo dục, xoá đói giảm nghèo, thiết lập cơ chế cảnh báo sớm, quỹ hỗ trợ một số nước trong khu vực có đồng tiền bị khủng hoảng Tuy nhiên cũng chính qua cuộc khủng hoảng này, các nước ASEAN đã nhận thức rõ hơn về những tiêu cực của sự phụ thuộc quá lớn vào bên ngoài, để củng cố thêm quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế khu vực, coi đó là một động lực quan trọng thúc đẩy
ASEAN phát triển vững mạnh và đồng đều Hơn nữa, đối với các nước tầm nhỏ và trung như các nước ASEAN thì giá trị của hợp tác và đoàn kết khu vực vẫn còn ở chỗ nó tạo nên sức mạnh mặc cả trong quan hệ của họ với các đối tác bên ngoài
Sau hơn 2 năm đối mặt với những khó khăn và hậu quả do cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực mang lại, sự hồi phục kinh tế hôm nay của hầu hết các nước ASEAN đã hiện ra rõ nét hơn, trả lại cho ASEAN phần nào vẻ tươi tắn
và rạng rỡ, dần mang lại niềm tin vào sự hồi phục của ASEAN, vào vai trò được củng cố của tổ chức ở Đông Nam Á và Châu Á
2.2 An ninh – chính trị
Hợp tác chính trị được đánh giá là mặt hợp tác thành công hơn cả của ASEAN trong những thập kỷ qua Và chính ở lĩnh vực này, vai trò của tổ chức đối với các nước thành viên được thể hiện rõ rệt nhất Điều được thừa nhận rộng rãi về vai trò của ASEAN đối với các nước thành viên trong 30 năm đầu tiên của
ASEAN là việc xử lý ổn thoả các mối bất đồng, tranh chấp giữa các nước thành viên, không để dẫn đến xung đột, tạo điều kiện xây dựng một môi trường hoà bình, ổn định và hợp tác giữa các nước thành viên để từ đó giúp họ thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, và xây dựng một khu vực Đông Nam Á thống nhất, vững mạnh trước các sức ép từ bên ngoài
Trang 9Có thể thấy hợp tác quốc phòng giữa các nước ASEAN có vị trí trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực cùng với các cơ chế khác như ASEAN+, ARF, EAS, ADMM đang là “bộ khung” tốt để từ đó xây dựng nên cấu trúc an ninh khu vực giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà còn ở cả thế giới
Trước hết, hợp tác quốc phòng là phương cách hữu hiệu để các quốc gia ASEAN vượt qua những thách thức có tầm khu vực và thế giới Đông Nam Á là khu vực phát triển năng động nằm ở vị trí chiến lược đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ và thách thức lớn về an ninh quốc phòng Các nguy cơ và thách thức này không chỉ bó hẹp trong phạm vi một nước mà mang tính khu vực và quốc tế sâu sắc Vì vậy, không một nước ASEAN riêng rẽ nào có thể độc lập giải quyết các vấn đề như vậy Do đó cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo cho Đông Nam Á được hòa bình và ổn định
Thứ hai, cơ chế này sẽ góp phần tạo điều kiện cho các bên giải quyết các bất đồng nhằm duy trì ổn định ở mỗi nước thành viên ASEAN cũng như hòa bình
và ổn định trong khu vực quốc phòng vốn là lĩnh vực rất nhạy cảm, vì vậy tranh chấp trong lĩnh vực này tất yếu sẽ phát sinh Thông qua đối thoại trong cơ chế này, các nước sẽ có cơ hội để hiểu biết và tin cậy lẫn nhau, qua đó giải quyết các bất đồng trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cố gắng dung hòa lợi ích mỗi bên để hướng tới lợi ích chung của cả cộng đồng
Thứ ba, hợp tác quốc phòng sẽ làm tăng khả năng của các lực lượng quốc phòng của các nước thành viên ASEAN trong việc đảm bảo quốc phòng của các nước Nội dung hoạt động của cơ chế hợp tác quốc phòng hiện nay rất phong phú như chia sẻ thông tin, diễn tập chung, hợp tác về đào tạo, huấn luyện, tuần tra chung trên biển và trên đất liền, giúp đỡ nhau trong việc nâng cao năng lực quản lý biên giới, hợp tác về công nghiệp quốc phòng…
Cuối cùng, cơ chế hợp tác quốc phòng ASEAN còn góp phần quan trọng trong việc tăng cường quan hệ về mặt quốc phòng - an ninh với các đối tác bên ngoài, làm tăng khả năng đối phó của các nước thành viên ASEAN với những
Trang 10thách thức an ninh chung Điều này cung làm cho quyền lợi của các nước đối tác của ASEAN tại khu vực được đảm bảo, trách nhiệm của họ trong việc bảo vệ hòa bình và ổn định tăng lên Đây chính là nhân tố tích cực bảo đảm an ninh cho khu vực nói riêng và an ninh của thế giới nói chung
2.3 Văn hóa – xã hội
Mục tiêu cơ bản của Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN là góp phần xây dựng một Cộng đồng ASEAN lấy con người làm trung tâm, có trách nhiệm xã hội nhằm xây dựng tình đoàn kết và thống nhất bền lâu giữa các quốc gia và dân tộc ASEAN bằng cách tiến tới một bản sắc chung, một xã hội chia sẻ, đùm bọc và rộng mở nơi mà cuộc sống, mức sống và phúc lợi của người dân được nâng cao
Nhằm thực hiện được mục tiêu này, các nhà lãnh đạo ASEAN đã phê duyệt
Kế hoạch tổng thể Cộng đồng Văn hóa-Xã hội ASEAN (ASCC) tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 tổ chức ngày 1-3-2009 tại Thái Lan Kế hoạch Tổng thể của Cộng đồng thể hiện các khía cạnh liên quan đến con người trong hợp tác ASEAN, thúc đẩy các cam kết của ASEAN nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thông qua các hành động cụ thể và hiệu quả, lấy con người làm trung tâm, có trách nhiệm xã hội, và hướng đến các lĩnh vực trọng tâm: Phát triển con người; phúc lợi và bảo hiểm xã hội; các quyền và bình đẳng xã hội; đảm bảo môi trường bền vững; tạo dựng bản sắc ASEAN; và thu hẹp khoảng cách phát triển
Trong thời gian qua, một số hoạt động trong các lĩnh vực thuộc Cộng đồng Văn hóa-Xã hội đã đạt được kết quả đáng chú ý:
Về phát triển nguồn nhân lực: Các hoạt động trọng tâm của ASEAN hướng
vào tăng cường tiến bộ và ưu tiên trong giáo dục, trao đổi sinh viên và học sinh và các chương trình học bổng dành cho ASEAN, các chương trình giao lưu và thúc