Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 27 - 29)

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đa Thông là xã vùng 3 của huyện Thông Nông cách trung tâm huyện lỵ 5 km có tổng diện tích tự nhiên là 5.209,47 ha.Có vị trí giáp ranh như:

- Phía Bắc giáp xã Lương Thông

- Phía Nam giáp xã Ngọc Động, thị trấn Thông Nông, xã Lương Can. - Phía Đông giáp xã Quý Quân - Hà Quảng, xã Dân Chủ - Hòa An - Phía Tây giáp xã Ngọc Động.

Trên địa bàn có tỉnh lộ 204 chạy qua, nối liền với các địa phương khác. Đây là một lợi thế quan trọng, kích thích phát triển kinh tế xã hội của xã.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

- Địa hình trên địa bàn của xã mang đặc trưng của địa hình vùng núi cao, độ cao trung bình 500-800m so với mặt nước biển. Có hai dạng địa hình chính:

+ Phía Đông và phía Tây địa hình có nhiều đồi núi cao xen lẫn bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi, diện tích trồng lúa và mầu trong các thung lũng nhỏ không tập trung, do đặc điểm đồi núi cao phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại, bố trí mạng lưới thuỷ lợi, việc tưới tiêu không chủ động, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiểu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp.

+ Dạng địa hình thung lũng chảy dọc theo hai bên bờ suối, khu vực lòng chảo ở đây chủ yếu là đất trồng lúa, đất đai tương đói màu mỡ, được tưới tiêu bởi con sông Dẻ Rào rất thuận lợi để phát triển của cây trồng.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

- Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Đông Bắc, các yếu tố khí hậu, thời tiết đo được như sau:

+ Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,5oC + Độ ẩm trung bình năm là 80%

+ Tổng lượng mưa bình quân 110mm/tháng

+ Nắng: Tống số giờ nắng trung bình năm 1950 giờ/năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn xã Đa Thông có 1 nhánh suối chính chảy từ phía bắc qua thung lũng giữa xã và đổ về phía Nam. Do nằm trên địa hình thung lũng có con suối chảy qua là điều kiện thuận lợi để kiên cố hoá kênh mương nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ nhưng trữ lượng nước không nhiều hầu như cạn vào mùa khô. Những nguồn nước nhỏ và những bể chứa nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Do đặc điểm là xã vùng cao núi đá vôi có địa hình phức tạp nên mùa khô thường bị khô hạn thiếu nước.

Hiện tại có 2 nguồn nước chính cung cấp sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất chính tại địa bàn xã:

- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống suối và hệ thống

ao hồ trên toàn xã. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều trên lãnh thổ dẫn đến nhiều khu vực vùng cao thường thiếu nước vào mùa khô.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa khao sát đầy đủ về nguồn nước trên địa bàn vùng dự án, qua khảo sát sơ bộ cho thấy với địa hình đồi núi có độ dốc lớn và có hiện tượng sạt lở, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất sẽ rất tốn kém và hiệu quả không cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 27 - 29)