Đánh giá khảnăng nhân rộng mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 61 - 62)

Hiệu quả và tính bền vững là 2 nhân tố quan trọng quyết định khả năng nhân rộng của mô hình. Như ta đã thấy hiệu quả kinh tế và sự bền vững của mô hình trồng lúa ở trên, vậy không có lý do gì mà mô hình này là không thể lan rộng ra các địa bàn khác. Chính vì vây mô hình sẽ ngày càng được nhân rộng ra các địa bàn khác có điều kiện về khi hậu, thổ nhưỡng tương tự.

Thật vậy qua tổng hợp số liệu điều tra thì tất cả các hộ được phỏng vấn đều đồng ý chấp nhận mô hình này. Như vậy đa số các hộ đều muốn tham gia mô hình này.

Đây là ý kiến của các hộ đã làm mô hình, còn các hộ chưa tham gia mô hình thì họ có muốn tham gia mô hình hay không? Mức độ quan tâm của họ như thế nào?

Qua ý kiến của 50 hộ được phỏng vấn thì mức độ quan tâm của các hộ chưa tham gia mô hình được tổng hợp tại bảng sau.

Bảng 4.16: Mức độ chấp nhận của những người chưa tham gia mô hình

STT Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Tham quan, học tập và làm theo 15 50

2 Tham quan học tập nhưng chưa làm theo 10 33,3

3 Chỉ đến tham quan mô hình 5 16,7

4 Không quan tâm đến mô hình 0 0

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy:

Khi được hỏi về mức độ quan tâm tới mô hình của các hộ dân sông quanh khu vực hộ được phỏng vấn thì có 15 hộ có ý kiến cho rằng họ đã tham quan mô hình chiếm 50%, học tập và làm theo vì họ cho rằng việc học tập và làm theo rất có ý nghĩa với quá trình sản xuất, canh tác lúa của họ. Ngoài ra có 10 hộ có kiến là các hộ khác có tham quan nhưng chưa làm theo chiếm 33,3%, vì họ cho rằng phương pháp canh tác truyền thống của họ cũng đã mang lại năng suất cũng được và họ cho rằng đủ ăn là được rồi nên không cần

học hỏi thêm nữa. Chỉ có 5 hộ có ý kiến rằng họ chỉ đến thăm quan mô hình chứ chưa có ý định trồng, có thể họ muồn tìm hiểu kỹ lưỡng và chờ nhiều người khác làm trước cơ bản vị họ sợ thất bại hoặc không có vốn để đầu tư.

Như vậy là cóp phần lớn các hộ đều muốn tham gia, học tập và làm theo mô hình này, điều đó chứng tỏ mô hình rất có ý nghĩa với người nông dân để họ tham gia học tập và làm theo. Điều nay cũng chứng minh được khả năng nhân rộng của mô hình là rất lớn.

Yếu tố kích thích khả năng nhân rộng của mô hình đó là khả năng mang lại năng suất cao hơn trên cùng một diện tích. Hơn thế nữa vì giống lúa BT13 là giống lúa mới dễ bán mà lại ăn ngon hơn so với giống lúa Đoàn Kết.

4.5. Phân tích những thuận lợi, khó khăn và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của mô hình sản xuất lúa BT13

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 61 - 62)