Đánh giá hiệu quả mô hình

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 40 - 78)

4.3.1. Một số đặc điểm của giống lúa BT13

Giống BT13 được Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc tiến hành chọn tạo từ giống lúa Khẩu Sửu của Điện Biên bằng phương pháp chọn lọc cá thể từ năm 2005, năm 2011 được Cục Trồng trọt - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép sản xuất thử.

Thời gian sinh trưởng: vụ xuân 115 – 120 ngày; vụ mùa 100 – 105 ngày; độ thoát cổ bông trung bình; lá đòng to dài, góc lá đứng; kiểu cây gọn; dạng hạt thon dài, hạt gạo trong, tỷ lệ dài/rộng = 3,4; năng suất đạt trung bình 7,0-7,5 tấn/ha; ít nhiễm sâu bệnh. Giống BT13 có thể canh tác cả hai vụ trong năm.

Các kết quả khảo nghiệm giống BT13 của Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc từ năm 2007 đến nay cho thấy đây là giống lúa cho năng suất khá ổn định trong các điều kiện canh tác và thời vụ khác nhau của vùng sinh thái miền núi phía Bắc.

* Một số chỉ tiêu nông học và năng suất của lúa BT13

- Mô hình lúa BT13 tiến hành triển khai trong vụ mùa 2013 + Ngày gieo: 13/6/2013

+ Ngày cấy: 28/6/2013

+ Ngày thu hoạch: 25/9/2013 - Biện pháp kỹ thuật:

+ Kỹ thuật làm mạ, cấy: Làm mạ nền, cấy mạ non, tuổi mạ 2 - 3 lá, cấy ít dảnh (từ 2 - 3 dảnh/khóm). Mật độ cấy 45 khóm/m2, khoảng cách 20 x 11 cm; cấy thẳng hàng.

+ Phân bón (lượng tính cho 1 ha): 10 tấn phân chuồng, 230 kg urê + 560 kg supe lân + 160 kg kali clorua. Bón lót toàn bộ phân chuồng, 100 % supe lân + 30 % urê; thúc 1 khi lúa bén rễ hồi xanh với 50 % urê + 30 % kali clorua; thúc 2 khi lúa kết thúc đẻ nhánh (đón đòng) với 20 % urê + 70 % kali clorua.

+ Chế độ chăm sóc (làm cỏ, tưới nước) và phòng trừ sâu bệnh hại thường xuyên. [11]

Kết quả mô hình giống lúa BT13 đạt được thông qua các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển và năng suất được tổng hợp trong Bảng 1.

Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu nông học và NS giống lúa BT13, vụ mùa 2013 tại Cao Bằng

TT Chỉ tiêu theo dõi Giống BT13

1 Thời gian từ gieo - cấy (ngày) 15

2 Thời gian từ gieo - trỗ bông (ngày) 73 4 Thời gian từ gieo - thu hoạch (ngày) 104

5 Chiều cao cây (cm) 68,4

6 Số dảnh/khóm 7,2

7 Số bông hữu hiệu/khóm 5,8

8 Số hạt chắc/bông 132

9 Khối lượng 1000 hạt (gam) 21,6

10 Năng suất thực thu (tạ/ha) 52,8

(Nguồn: Báo cáo kết quả mô hình lúa BT13)

Áp dụng kỹ thuật làm mạ nền nên tuổi mạ trong vụ mùa đối với giống BT13 là 15 ngày. Cây lúa bước vào giai đoạn bén rễ, hồi xanh thời tiết khá thuận lợi, đủ nước, ít sâu bệnh do đó cây sinh trưởng tốt. Thời gian trỗ bông là 73 ngày. Giai đoạn này thời tiết có nhiều bất thuận như mưa nhiều, mưa có cường độ lớn vào lúc có nhiều ruộng mô hình lúa đang phơi màu làm ảnh hưởng đến khả năng thụ phấn. Thời gian thu hoạch vào 25/9, như vậy tổng thời gian sinh trưởng là 104 ngày.

Các chỉ tiêu về chiều cao cây, khả năng đẻ nhánh và cho số bông hữu hiệu đạt mức trung bình so với tiềm năng của giống. Tuy nhiên năng suất thực thu vẫn đạt khá cao 52,8 tạ/ha.

Trong điều kiện canh tác nhiều khó khăn bất thuận, các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống lúa BT13 vẫn ổn định và cho năng suất khá. Điều đó chứng tỏ giống lúa BT13 phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.

4.3.2. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

Hiệu quả kinh tế luôn là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ nhà sản xuất nào và nó cũng không ngoại lệ với người nông dân. Trên mảnh đất của mình họ phải tính toán kỹ để đưa ra quyết định trồng loại cây gì để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất. Trước đây vào vụ mùa hàng năm, trên những thửa ruộng trồng lúa, người nông dân xã Đa Thông thường trồng những giống lúa như Đoàn Kết, Chào Cờ, Lúa Nếp…

Để đánh giá được hiệu quả kinh tế của việc sản xuất lúa BT13 tôi đi tính hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa BT13 rồi so sánh với hiệu quả khi sản xuất lúa Đoàn Kết.

4.3.2.1. Chi phí lao động cho 1 ha lúa BT13

Chi phí lao động là một yếu tố quan trọng trong tổng chi phí sản xuât để sản xuất ra một loại sản phẩm phục vụ cho con người. Đối với người nông dân trồng lúa thì công lao động chủ yếu là do gia đình tự bỏ ra, nên các hộ sản xuất lúa rất chủ động trong các khâu từ làm đất đến thu hoạch rồi chế biến. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua điều tra phỏng vấn 30 hộ trồng lúa tại xã Đa Thông cho thấy, chi phí lao động cho việc trồng lúa, ở các giống lúa khác nhau thì chi phí lao động cũng gần tương đương nhau. Qua phiếu điều tra tôi tổng hợp chi phí lao động như bảng 4.5

Bảng 4.5: Chi phí lao động tính cho 1 ha lúa năm 2013

STT Công việc Số ngày công cho 1 ha (công) Đơn giá (1.000Đ) Thành tiền (1.000Đ) 1 Làm đất (ruộng cấy) 28 100 2.800 2 Gieo mạ (ngâm, ủ giống,làm đất, gieo) 28 100 2.800 4 Cấy 28 100 2.800 5 Làm cỏ 28 100 2.800 6 Phun thuôc 14 100 1.400 7 Thu hoạch 28 100 2.800 8 Lao động khác 28 100 2.800 9 Sơ chế (phơi, làm sạch) 14 100 1.400 10 Tổng 196 800 19.600

Qua bảng 4.4 cho thấy:

Trồng lúa đòi hỏi yêu cầu đầu tư lao động không cao. Từ công lao động đầu tư cho 1 sào lúa sản xuất ta có thể tính ra chi phí lao động cho 1 ha lúa BT13 trong một vụ. Cụ thể như sau: Tổng đầu tư lao động cho 1 ha lúa BT13 vào vụ mùa năm 2013 là 196 công, nhân với giá nhân công vào cùng thời điểm tại xã là 100.000 đồng/công (lấy theo giá công lao động làm thuê nông nghiệp tại xã) thì chi phí tương ứng bằng tiền là 19.600.000đ. Tuy nhiên công lao động phần lớn là do nông dân tự bỏ ra nên hộ trồng lúa ít phải chi ra khoản tiền mặt để chi phí cho công lao động.

4.3.2.2. Đánh giá chi phí sản xuất cho 1 ha lúa BT13

Chi phí sản xuất cho mỗi loại cây là khác nhau, để tính được hiệu quả kinh tế khi sản xuất lúa BT13 tôi tính chi phí của việc sản xuất lúa BT13.

Qua quá trình điều tra và tổng hợp số liệu tôi có được bảng số liệu chi phí sản xuất của lúa BT13 và lúa Đoàn Kết được thể hiện ở bảng 4.6 dưới đây:

Bảng 4.6: So sánh chi phí sản xuất giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết vụ mùa năm 2013(tính cho 1 ha)

STT Diễn giải ĐVT Lúa BT13 Lúa Đoàn kết

Số lượn g Đơn giá (1.000Đ ) Thành tiền (1.000Đ ) Số Lượn g Đơn giá (1.000Đ) Thành tiền (1.000Đ) 1 Phân chuồng Tấn/ ha 10 500 5.000 10 500 5.000 2 Đạm Urê Kg 280 12 3.360 280 12 3.360 3

Supe lân Lâm

Thao Kg 550 6 3.300 420 6 2.520

4 Kali Kg 150 13 1.950 150 13 1.950

5 Giống Kg 28 50 1.400 28 50 1.400

7 Công lao động Công 196 100 19.600 196 100 19.600

8 Tổng chi 1.242 701 35.170 1.112 701 34.390

Bảng số liệu trên cho ta có thể thấy mức đầu tư để thâm canh lúa BT13 và giống lúa Đoàn kết là gần tương đương nhau. Nó chỉ có sự chênh lệch khi sử dụng phân lân khi lúa BT13 được sử dụng nhiều hơn. Có sự chênh lệch đó là do theo quan niệm của người dân khi trông lúa đã bón lót bằng phân chuồng nhiều nên có thể với 420kg phân lân là đủ.

Tổng chi phí cho việc sản xuất lúa BT13 là 35.170.000 còn lúa Đoàn Kết là 34.390.000. Chi phí cho sản xuất chủ yếu là chi phí mua vật tư nông nghiệp và chi phí lao động, trong đó chi phí lao động là chiếm khoảng 2/3 tổng chi phí sản xuất. Chi phí cho sản xuất lúa BT13 là cao hơn so với việc sản xuất lúa Đoàn Kết, cao hơn 780.000 đồng chủ yếu là do dùng nhiều phân bón hơn.

4.3.2.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

Xác định hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất lúa BT13 có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người sản xuất. Nó cho thấy được mô hình sản xuất lúa BT13 mang lại hiệu quả kinh tế cao hay không. Để vụ sau có tiếp tục trồng hay không mở rộng hay thu hẹp diện tích trồng. Ta có thể thấy rõ hiệu quả kinh tế của mô hình này khi theo dõi bảng 4.6.

Bảng 4.7: So sánh hiệu quả kinh tế giữa sản xuất lúa BT13 và Đoàn kết năm 2013 (cho 1 ha lúa vụ mùa)

T

T Tiêu chí Đơn vị tính BT13 Đoàn kết ± So sánh

(tăng, giảm) % 1 Tổng sản lượng Kg 5.541, 5 4.351, 5 1.190 127,35 2 Giá bình quân (1.000Đ/kg ) 8.000 8.000 0 100

3 Chi phí lao động(IC) 1.000Đ 19.600 19.600 0 100 4 Tổng chi phí(TC) 1.000Đ 35.170 34.390 780 102,27 5

Tổng giá trị sản

xuất(GO) 1.000Đ 44.332 34.812 9.520 127,35 6 Giá trị gia tăng (VA) 1.000Đ 24.732 15.212 9.520 162,58

7 Thu nhập hỗn hợp (MI) 1.000Đ 24.732

15.212 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

. 9.520 162,58 8 Lợi nhuận (TPr) 1.000Đ 9.162 422 8.740 2171,09 9 Hiệu quả kinh tế (H) Lần 1,26 1,01 0,25 124,56

Qua bảng 4.6 có thể thấy:

Năng suất lúa BT13 cao hơn hẳn lúa Đoàn kết nên sản lượng của lúa BT13 cũng cao hơn hoàn toàn đạt 55,415 tạ/ha so với lúa đoàn kết chỉ là 43,515 tạ/ha, tăng 11,9 ta/ha. Cũng với đó hai loại giống lúa này có nhưng ưu điểm như nhau nên giá cả bán ra thị trường cũng tương đương với nhau. Vậy qua bảng số liệu trên ta có thể thấy giống lúa BT13 mạng là hiểu quả cao hơn so với lúa Đoàn kết.

Sự chênh lệch về năng suất dẫn đến sản lượng cũng chênh lệch theo cho nên khi tính hiệu quả kinh tế với giá bán ra theo thị trường là 8000đ/kg sẽ là: Tổng giá trị thu được trên 1ha lúa BT13 là 44.332.000đ còn lúa Đoàn kết chỉ là 34.390.000 tăng 27,39%. Thu nhâp hỗn hợp khi sản xuất lúa BT13 cao hơn khi sản xuất lúa Đoàn Kết là 9.520.000 tăng 62,58%. Lợi nhuận từ việc sản xuất lúa BT13 là 9.162.000 còn đối với giống lúa Đoàn kết là 422.000. Như vậy ta thấy rõ ràng lợi nhuận rất lớn từ việc sản xuất lúa BT13 còn đối với lúa Đoàn Kết chỉ là 422.000đ một con số quá khiêm tốn, nếu tính về giá trị kinh tế thì không đạt, nhưng người dân ở đây từ xưa đến nay chủ yếu là trồng lúa để ăn và lấy công làm lãi là chủ yếu.

Khi trồng lúa BT13 ta thấy hiệu quả kinh tế là vượt trội hơn so với khi trồng lúa Đoàn Kết:

HBT13 = Q/C = 44.332.000/35.170.000 = 1,26 lần. HĐoàn Kết = Q/C = 34.812.000/34.390.000 = 1,01 lần.

Như vậy, hiệu quả kinh tế khi trồng lúa BT13 mang lại là 1,26 lần cao hơn giống láu Đoàn kết chỉ 1,01lần. theo như ta tính ở trên thì tính khi ta bỏ ra 1000đ để trồng lúa BT13 sẽ thu về 1.260đ tổng giá trị sản xuất, còn khi ta bỏ 1000đ để sản xuất lúa Đoàn kết thì chỉ thu lại được 1.010đ như vậy là không có lãi.

Một công lao động khi bỏ ra để sản xuất lúa BT13 sẽ thu được lợi nhuận là 46.700đ trong khi 1 công lao động đó khi bỏ ra để sản xuất lúa Đoàn kết chỉ thu được lợi nhuận là 2059đ. Lợi nhuận khi thực hiện việc sản xuất lúa BT13 so với lúa Đoàn kết là hơn 44.631đ/1 công lao động.

Vậy, qua quá trình phân tích trên ta có thể thấy việc sản xuất lúa BT13 mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn so với việc sản xuất lúa Đoàn Kết.

4.3.3. Đánh giá hiệu quả xã hội của mô hình

4.3.3.1. Đánh giá khả năng nâng cao nhận thức của người dân thông qua thực hiện mô hình

Mô hình sản xuất lúa BT13 đã được triển khai và đưa vào sản xuất vụ hè thu năm 2013 từ chương trình dự án của viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc kết hợp với phòng NN&PTNT huyện Thông Nông và thực hiện tại địa điểm là xã Đa Thông.

Từ đâu năm 2013 phòng NN&PTNT huyện đã nhận đươc kế hoạch từ viện KHKT nông lâm miền núi phía Bắc. Phòng NN&PTNT đã cử cán bộ phụ trách dự án để thực thi mô hình và tiến hành tập huấn cho người nông dân với mục đích giúp người dân có thể biết được kỹ thuật và vận dụng vào thực tế với mục tiêu giảm thiểu chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả khi trồng.

Do số lượng người được tập huấn khá đồng nên phòng nông nghiệp huyện đã quyết định tập huấn theo từng xóm để bà con có điều kiện đến tham dự các buổi tập huấn của tập huân viên. Số lượng hộ tham gia các buổi tập huấn được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.8: Số lượng tham gia các buổi tập huấn kỹ thuật của các xóm trong xã Đa Thông qua năm 2013

Xóm Số hộ Số hộ được tập huấn Tỷ lệ (%) Bản Chang 56 50 89,2 Đà Xa 78 65 83,3 Bác Đại 62 57 91,9 Bản Giàng 49 42 85,7 Bản Ruồm 31 28 90 Tổng 276 242 87,7

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thông Nông)

Qua bảng 4.7. ta thấy: Có thể do đây là giống lúa mới và người dân cũng ít khi được tham gia những buổi tập huấn như thế này. Nên số lượng hộ tham gia tập huấn tại các xóm là rất cao tất cả các xóm đều có số lượng hộ tham gia trên 80% so với tổng dân số xóm. Xóm có tỷ lệ tham gia cao nhất là

xóm Bác Đại có 57/62 hộ tham gia chiếm chiếm 91,9%, xóm có tỷ lệ tham gia thấp nhất là xóm Đà Xa có 65/78 hô tham gia chiếm 83,3%. Tỷ lệ tham gia tập huấn trung bình của 5 xóm là ở mức cao chiếm 87,7% tương ứng với 242/276 hộ tham gia.

Qua kết quả thống kê của Phòng NN&PTNT huyện Thông Nông thì tất cả các hộ tham gia mô hình đều tham gia tập huấn. Số lượng người tham gia rất đông nhưng liệu sau buổi tập huấn này họ có tiếp thu được hay không? Qua quá trình điều tra thu thập thông tin và tổng hợp số liệu điều tra thì ý kiến của 60 hộ nông dân về mức độ nắm bắt quy trình kỹ thuật sau khi tập huấn, được thể hiện tại bảng 4.9 sau:

Bảng 4.9: Ý kiến của các hộ được phỏng vấn về kết quả tập huấn

Biết được kỹ thuật và có thể truyền đạt lại cho người

khác 40 66,7

Biết được kỹ thuật nhưng chưa truyền đạt lại được 16 26,6

Biết kỹ thuật nhưng ít 4 6,7

Không rõ 0 0

Tổng 60 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu phiếu điều tra)

Qua bảng 4.9 cho thấy trong tổng số 60 hộ được điều tra thì có đến 40 hộ cho rằng mình đã biết rõ về kỹ thuật và có thể truyền đạt lại cho người khác chiếm tỷ lệ lớn 66,7%. Có 16 biết được kỹ thuật nhưng họ chưa thể truyền đạt lại cho người khác được chiếm 26,6%, còn 4 hộ chỉ biết qua qua về kỹ thuật chiếm 6,7%, đặc biệt các hộ này là các hộ này là các hộ không tham gia vào mô hình nên họ không quan tâm mấy. Điều này chứng tỏ chất lượng của các buổi tập huấn là khá cao và đạt hiệu quả rõ rệt.

Như vậy sau các buổi tập huấn, nhờ sự hướng dẫn tận tình của cán bộ kỹ thuật, nhân dân trong xã hầu như đã hiểu rõ về kỹ thuật trồng, chăm sóc. Từ đó nâng cao được nhận thức của người dân về mô hình trồng lúa BT13. Cũng qua điều tra tôi đã thu thập và lấy ý kiến xem các hộ có áp dụng theo kỹ thuật đã được tập huấn hay không và đươc thể hiện ở bảng sau: Trong điều tra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

60 hộ thì có 30 hộ tham gia mô hình nên tôi chỉ lấy ý kiên của các hộ đã tham gia mô hình.

Bảng 4.10: Mức độ áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế của các hộ được phỏng vấn

Ý kiến của các hộ Số lượng (hộ) Tỷ lệ (%)

Áp dụng hoàn toàn kỹ thuật 20 66,7

Áp dụng một phần kỹ thuật 10 33,3

Không áp dụng kỹ thuật 0 0

Tổng 30 100

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Qua bảng 4.10 cho thấy:

Hầu hết các hộ đều áp dụng kỹ thuật đã được tập huấn vào thực tế sản

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 40 - 78)