Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 26 - 78)

Là phương pháp được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Dùng để so sánh các yếu tố định lượng hoặc định tính, so sánh các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hoá có cùng nội dung, tính chất tương tự để xác định mức độ biến động của các nội dung.

Sử dụng phương pháp này ta tiến hành lập bảng để xét mức độ biến động tăng giảm của các chỉ tiêu theo thời gian, dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân chung để xem xét.

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đa Thông

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Đa Thông là xã vùng 3 của huyện Thông Nông cách trung tâm huyện lỵ 5 km có tổng diện tích tự nhiên là 5.209,47 ha.Có vị trí giáp ranh như:

- Phía Bắc giáp xã Lương Thông

- Phía Nam giáp xã Ngọc Động, thị trấn Thông Nông, xã Lương Can. - Phía Đông giáp xã Quý Quân - Hà Quảng, xã Dân Chủ - Hòa An - Phía Tây giáp xã Ngọc Động.

Trên địa bàn có tỉnh lộ 204 chạy qua, nối liền với các địa phương khác. Đây là một lợi thế quan trọng, kích thích phát triển kinh tế xã hội của xã.

4.1.1.2. Đặc điểm địa hình

- Địa hình trên địa bàn của xã mang đặc trưng của địa hình vùng núi cao, độ cao trung bình 500-800m so với mặt nước biển. Có hai dạng địa hình chính:

+ Phía Đông và phía Tây địa hình có nhiều đồi núi cao xen lẫn bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi, diện tích trồng lúa và mầu trong các thung lũng nhỏ không tập trung, do đặc điểm đồi núi cao phức tạp nên ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đi lại, bố trí mạng lưới thuỷ lợi, việc tưới tiêu không chủ động, mặt khác cũng gây khó khăn cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiểu quả sản xuất nông nghiệp còn thấp.

+ Dạng địa hình thung lũng chảy dọc theo hai bên bờ suối, khu vực lòng chảo ở đây chủ yếu là đất trồng lúa, đất đai tương đói màu mỡ, được tưới tiêu bởi con sông Dẻ Rào rất thuận lợi để phát triển của cây trồng.

4.1.1.3. Đặc điểm khí hậu

- Mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa của miền núi Đông Bắc, các yếu tố khí hậu, thời tiết đo được như sau:

+ Nhiệt độ trung bình trong năm là 25,5oC + Độ ẩm trung bình năm là 80%

+ Tổng lượng mưa bình quân 110mm/tháng

+ Nắng: Tống số giờ nắng trung bình năm 1950 giờ/năm.

4.1.1.4. Thủy văn

Trên địa bàn xã Đa Thông có 1 nhánh suối chính chảy từ phía bắc qua thung lũng giữa xã và đổ về phía Nam. Do nằm trên địa hình thung lũng có con suối chảy qua là điều kiện thuận lợi để kiên cố hoá kênh mương nước phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra còn có một số con suối nhỏ nhưng trữ lượng nước không nhiều hầu như cạn vào mùa khô. Những nguồn nước nhỏ và những bể chứa nước mưa là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Do đặc điểm là xã vùng cao núi đá vôi có địa hình phức tạp nên mùa khô thường bị khô hạn thiếu nước.

Hiện tại có 2 nguồn nước chính cung cấp sinh hoạt cũng như phục vụ sản xuất chính tại địa bàn xã:

- Nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong xã, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống suối và hệ thống

ao hồ trên toàn xã. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều trên lãnh thổ dẫn đến nhiều khu vực vùng cao thường thiếu nước vào mùa khô.

- Nước ngầm: Hiện tại chưa khao sát đầy đủ về nguồn nước trên địa bàn vùng dự án, qua khảo sát sơ bộ cho thấy với địa hình đồi núi có độ dốc lớn và có hiện tượng sạt lở, nguồn nước ngầm thường rất sâu nên việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sản xuất sẽ rất tốn kém và hiệu quả không cao.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai.

Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng của tỉnh cao Bằng tỷ lệ 1/100.000 trên địa bàn xã Đa Thông có các nhóm đất sau:

- Đất đỏ vàng biến đổi trồng lúa (Fl): Đây là loại đất được hình thành sau một thời gian trồng lúa nước, nên loại đất này có những biến đổi nhất định như: mất kết cấu tầng canh tác, xuất hiện tầng đế cày...

- Đất phù xa do ảnh hưởng cacbonat (Pk): Loại đất này được hình thành do sự bào mòn từ vôi tích tụ, quy trình tạo dòng chảy của các sông, suối qua các vùng đá vôi.

- Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ (D): đất được hình thành do sản phẩm từ những nơi có địa hình cao bị rửa trôi xuống nơi có địa hình thấp.

Theo kết quả tổng kiểm kê đất đai năm 2013, diện tích tự nhiên toàn xã có 5.209,47 trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đất nông nghiệp: 4.903,41 ha Đất trồng lúa: 809,01 ha

Đất trồng cây lâu năm: 22,93 ha Đất lâm nghiệp: 4.069,2 ha Đất nuôi trồng thuỷ sản: 3,18 ha. + Đất phi nông nghiệp: 130,08 ha. Đất ở: 46,31 ha.

Đất chuyên dùng: 36,74 ha. Đất tôn giáo tín ngưỡng: 0,05 ha Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 0,92 ha.

Đất sông suối nước ngầm để phục vụ sản xuất và mặt nước chuyên dùng: 46,06 ha

+ Đất chưa sử dụng: 175,98 ha

Diện tích rừng đất tự nhiên có 4.006,3 ha , độ che phủ rừng đạt 51,5% .trong đó: Đất có rừng tự nhiên 1.987,3 ha; đất có rừng trồng sản xuất 92,5 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất 215,3 ha; Đất có rừng phòng hộ 1.023,7ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 687,5ha; tuy nhiên thảm thực vật tự nhiên xã Đa Thông có trữ lượng không cao, phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, các vùng rừng tập trung chủ yếu ở những nơi hiểm trở. Các quần thể thực vật ở xã phân bổ theo các độ cao khác nhau, trữ lượng gỗ nhỏ. Hệ động vật rừng của xã đang cạn kiệt dần do tình trạng, săn bắn thú rừng bừa bãi.

Bảng 4.1. Diện tích và cơ cấu các loại đất của xã Đa Thông

Loại đất Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) Diện tích tự nhiên 5209,47 100 5209,47 100 5209,47 100 1. Đất nông nghiệp 4916,41 94,37 4911,41 94,27 4903,41 94,12 - Đất trồng lúa 809,01 16,45 809,01 16,47 809,01 46,5

2. Đất phi nông nghiệp

113,08 2,17 118,08 2,27 130,08 2,5

3. Đất chưa sử dụng

179,98 3,46 179,98 3,46 175,98 3,38

(Nguồn: UBND xã Đa Thông)

Tổng diện tích đất rừng tự nhiên của toàn xã khá lớn 5209,47 ha. Trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp với 4916,41 ha chiếm 94,37% tổng diện tích đất tự nhiên năm 2011, có sự thay đổi về diện tích đất qua các năm theo xu hướng giảm dần do đất đai được chuyển sang xây dựng đường, trường học… Cụ thể năm 2012 là 4911,41 chiếm 94,27%, năm 2013 là 4903,41 chiếm 94,12%.

Ngoài đất nông nghiệp ra toàn xã còn có đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng nhưng chiếmm tỷ lệ rất ít nhưng có lại có xu hướng tăng theo từng năm. Năm 2013 diện tích đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng là 130,08 ha và 175,98 ha chiếm lần lượt là 2,5% và 3,38% trong tổng diện tích đất tự nhiên.

Qua bảng 4.1 ta thấy số diện tích trồng lúa không thay đổi qua các năm, và cũng có diện tích trồng khá lớn vậy nên xã Đa Thông là 1 xã khá phát triển về ngành trồng lúa nước.

Trong thời gian qua UBND xã đã quy hoạch và có biện pháp sử dụng có hiệu quả, thích hợp trên mỗi diện tích đất, đảm bảo sử dụng hiệu quả và tiết kiệm đất. Chính vì vậy mà qua 3 năm diện tích đất không thay đổi nhiều có xu hướng giảm diện tích đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng, tăng diện tích đất phi nông nghiệp với cái trường học, trạm xã, đường… được xây dựng.

Nhìn chung trong thời gian qua các cấp chính quyền đã chỉ đạo, hướng dẫn nhân dân trong xã nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhất là đất nông nghiệp bằng cách tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn của cán bộ nông nghiệp tới người nông dân. Hướng dẫn người dân sử dụng các công thức luôn canh, tăng vụ để năng suất, sản lượng những năm gần đây tăng góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân. Vậy nên đất nông nghiệp có xu hướng giảm nhưng về năng suất và sản lượng các sản phẩm nông nghiệp vẫn không ngừng tăng.

4.1.2.2. Tình hình nhân khẩu và lao động

Dân số và lao động là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng của các quá trình sản xuất, là nguồn lực tác động trực tiếp đến các quá trình phát triển của các ngành nghề trong xã hội.

Theo thống kê của xã năm 2013, tổng dân số xã Đa Thông là 4248 người. Trong đó:

Nữ là 2022 người, chiếm 47,6% tổng dân số. Nam là 2226 người, chiếm 52,4% tổng dân số. Mật độ dân cư trung bình là 81,55 người/km2

, phân bố không đồng đều trên toàn xã, tập trung chủ yếu ở những khu vực ở khu vực địa hình bằng phẳng, còn khá nhiều dân cư ở những nơi có địa hình phức tạp, đi lại khó khăn.

Xã có 23 xóm, trong đó xóm đông nhất là xóm Đà xa, nhưng xóm có số hộ tham gia mô hình nhiều nhất lại là xóm Bản Chang với 35 hộ tham gia.

Bảng 4.2 cho ta thấy rõ hơn tình hình nhân khẩu và lao động tại xã Đa Thông:

Bảng 4.2:Tình hình nhân khẩu và lao động của xã qua 3 năm 2011 -2013

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh Tốc độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PTBQ (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2012/ 2011 2013 / 2012

I. Tổng số nhân khẩu Người 4225 100 4243 100 4248 100 100,43 100,12 100,27

Số nhân khẩu làm nông nghiệp Người 4022 95,2 4015 94,6 4008 94,3 99,83 99,83 99,83 Số nhân khẩu phi nông nghiệp Người 203 4,8 228 5,4 240 5,7 112,32 115,36 108,79

II. Tổng số hộ Hộ 845 100 855 100 862 100 101,18 100,82 101

1. Số hộ nông nghiệp Hộ 812 96 810 94,7 808 93,7 99,75 99,75 99,75

2. Hộ khác Hộ 33 4 45 5,3 54 6,3 136,36 120,0 128,18

III. Tổng số lao động Lao động 2972 100 2997 100 3004 100 100,84 100,23 100,54

1. Lao động NN Lao động 2822 94,95 2838 94,7 2840 94,5 100,57 100,07 100,32 2. Lao động khác Lao động 150 5,05 159 5,3 164 5,5 106 103,14 104,57

IV. Một số chỉ tiêu BQ ha/Hộ

1. Đất NN/ Hộ NN ha/Hộ 6,05 6,06 6,07 100,17 100,17 100,17

2. Đất NN/ Khẩu NN ha/Hộ 1,22 1,22 1,22 100 100 100

Qua 3 năm tổng số nhân khẩu trong xã có xu hướng tăng dần, năm 2013 là 4248 người, cùng trong xu hướng tăng lên về số nhân khẩu thì số hộ dân cũng có tăng lên. Trong đó hộ làm nông nghiệp là chủ yếu, cụ thể là năm 2011 có 812 hộ làm nông nghiệp chiếm 96% tổng số hộ dân, năm 2012 có 810 hộ chiếm 94,7% giảm 0,25% so với năm 20011, năm 2013 là 808 hộ, chiếm 93,7% giảm so với năm 2010 là 0,25%. Tốc độ PTBQ qua 3 năm về tổng số nhân khẩu là 100,27,32%, tổng số hộ là 101%.

Trong tổng số hộ làm nông nghiệp thì số hộ thuần nông cũng chiếm đa số, tuy nhiên số hộ làm nghề nông nghiệp kiêm ngành khác và phi nông nghiệp tăng lên điều này cho thây sự đổi mới trong tư duy làm ăn của người nông dân.Qua 3 năm số nhân khẩu trong xã cũng có sự biến động, tương ứng với số hộ từng năm thì số nhân khẩu năm 2011 là 4225 người, năm 2012 là 4243 người, tăng 0,43% so với năm 2001, đến năm 2013 số nhân khẩu là 4248 người và tăng 0,12% so với năm 2012.

Qua 3 năm thì số nhân khẩu làm nông nghiệp chiếm đa số cụ thể là, năm 2011 số nhân khẩu làm nông nghiệp có 4022 người chiếm 95,2%% tổng dân sô, năm 2012 là 4015 người chiếm 94,6% giảm 0,17% so với năm 2011, đến năm 2013 số người làm nông nghiệp của xã là 4008 chiếm 94,3% tổng dân số và giảm hơn so với năm 2012 là 0,17%.

Xã có nguồn lao động tương đối dồi dào năm 2011 số người trong độ tuổi lao động của xã là 2972 người chiếm 70,3% tổng dân số trong đó số lao động làm nông nghiệp chiếm 94,95%. Năm 2012 số người trong độ tuổi lao đông là 2997 người chiếm 70,6% tổng dân số, trong đó số người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 94,7% tổng số lao động, tang 0.,84 với năm 2011, năm 2013 thì số lao đông trong độ tuổi tăng 0.23% so với năm 2012 tương đương 3004 người, số lao động làm nông nghiệp chiếm 94,5%. Qua bảng 4.2 ta còn thấy tình trạng số lao động trong độ tuổi làm các nghề phi nông nghiệp tăng lên đáng kể, cụ thể: Năm 2011 có 203 lao động, năm 2012 là 228 lao động và năm 2013 là 240 lao động. Sở dĩ có tình trạng này là do thực hiện chương trình Nông Thôn Mới của xã và do sự phát triển của các ngành phi nông nghiệp khác trong xã.

Cùng với sự gia tăng dân số thì đất nông nghiệp bình quân cho mỗi hộ NN đều có xu hướng tăng theo các năm. Năm 2011 đất nông nghiệp tính bình quân cho hộ nông nghiệp là 6,05 ha/hộ, năm 2012 là 6,06 ha/hộ năm 2013 .là 6,07ha/hộ. Tăng trung bình mỗi năm 0,01ha/hộ. Như vậy ta có thể thấy bình quân đất nông nghiệp theo hộ tại xã là lớn, đây là cơ sở để nông dân tăng gia sản xuất, từng bước cải thiện đời sống.

4.1.2.3. Cơ sở vật chất hạ tầng của xã

- Giao thông

Xã có đường tỉnh lộ 204 đi qua với chiều dài là 15,4 km, chiều rộng bình quân mặt đường là 5,5m đã được rải nhựa 100%. Hiện nay đã có 3,5 km đường bị xuống cấp.

Toàn xã có 78,4 km đường giao thông, trong đó: Đã bê tông hóa được 1,3 km, còn lại chưa được cứng hóa, cụ thể:

+ Đường trục xã, liên xã có 54,7 km; toàn bộ là đường đất, cấp phối. + Đường trục thôn, liên thôn có 5,7 km, toàn bộ là đường đất.

+ Đường ngõ xóm có 10,50 km, đã cứng hóa được 1,3 km, chiếm tỷ lệ 12,4%, còn lại là đường đất với độ rộng nền chỉ từ 1 – 1,5 m

+ Đường trục chính nội đồng có 7,5 km, toàn bộ là đường đất với độ rộng nền hiện nay chỉ từ 1-2,5 m.

+ Cầu cứng có 3 cái, hiện còn tốt; Cầu treo có 4 cái, hiện toàn bộ đã xuống cấp. Cống có 25 cái, còn tốt là 20 cái, xuống cấp 5 cái.

- Thuỷ lợi

Do nằm trên nền địa hình núi đá thiếu nguồn nước mặt tự nhiên nên xã có ít điều kiện để phát triển thuỷ lợi. Do phần lớn các tuyến mương nội đồng còn là mương đất nên việc đưa dẫn nước vào đồng ruộng còn bị thất thoát nhiều, mặt khác một số đoạn mương còn phụ thuốc vào nước suối nên vào mùa khô thường bị khan hiếm nước. Trên địa bàn có Hồ Phai Bó với diện tích 3,18 ha, là nguồn nước quan trong phục vụ tưới cho cây hàng năm trên địa bàn.

Kênh mương: Tổng số kênh mương cấp 3 do xã quản lý có chiều dài là 25,6 km trong đó đã kiên cố hóa được 12,6 km (49,2.

Trạm bơm: Toàn xã hiện nay có 2 trạm bơm tưới với tổng công suất tưới 900 m3/h đã phục vụ tưới chủ động cho khoảng 38,5 ha, chiếm 96,25% diện tích cần tưới trong vùng.

Các công trình thủy lợi khác Toàn xã có 6 đập ngăn nước (Phai Bó, Lão

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 26 - 78)