Thực trạng mô hình sản xuất lúaBT13 trong năm vừa qua

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 38 - 40)

Từ những thành công tại các tỉnh khác như Hà giang, Phú Thọ... Giống lúa BT13 được biết đến với khả năng chống chịu sâu bệnh tốt và đem lại năng suất cao đặc biệt là thích hợp với điều kiện thời tiết ở vùng núi phía bắc, giống lúa này có thể trồng được cả vụ xuân và vụ hè thu.

Vậy, viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã triển khai thực hiện chương trình dự án đưa giống lúa BT13 vào trồng thử nghiệm ở tỉnh Cao Bằng.

Viện KHKT nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm nên đã chủ động triển khai các nội dung của dự án kịp thời, đúng tiến độ và thời vụ, phù hợp với kế hoạch sản xuất tại địa phương.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Viện đã phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh Cao Bằng và các cơ quan địa phương: Trạm Khuyến nông huyện Thông Nông, xã Đa Thông triển khai các nội dung của dự án. Lãnh đạo các cấp từ tỉnh đến địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi như chỉ đạo các Phòng, Ban, cán bộ kỹ thuật phối hợp tham gia dự án từ khâu tổ chức đến triển khai thực địa. Đối với địa phương trực tiếp triển khai dự án, lãnh đạo đã cử cán bộ kỹ thuật cùng phối hợp với cán bộ Viện trực tiếp chỉ đạo và theo dõi các mô hình sản xuất.

Dự án đươc triển khai từ tháng 6 – tháng 10 năm 2013 tại xã Đa Thông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng với quy mô là 15 ha, có 120 hộ tham gia thực hiện mô hình.

Bảng 4.3 dưới đây thể hiện số hộ của các xóm và diện tích của các xóm đã tham gia thực hiện mô hình.

Bảng 4.3: Số hộ và diện tích tham gia mô hình của toàn xã năm 2013

Xóm Năm 2013

Số hộ Hộ tham gia Diện tích (ha)

Bản Chang 56 35 4,5 Đà Xa 78 33 4 Bác Đại 62 26 3,5 Bản Giàng 49 12 1,2 Bản Ruồm 31 14 1,8 Tổng 276 120 15

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Thông Nông)

Mặc dù, đây là dự án triển khai giống lúa mới nhưng người dân ở đây cũng đã tham gia rất nhiệt tình cùng với mong muốn có được giống lúa đạt năng suất cao, để cải thiện đời sống

Đây là dự án mới nên chỉ triển khai thử nghiệm trên 5 xóm trên toàn xã, đây cũng là địa điểm nằm ở trung tâm của xã có đặc điểm là giao thông đi lại thuận tiện, và người dân có kinh nghiệm trồng lúa lâu đời đặc biệt là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố nhiệt đô, ánh sáng, hệ thống kênh mương cung cấp nước lý tưởng nhất cho việc trồng lúa.

Các xóm đã có khá nhiều hộ tham gia, theo số liệu ở bảng trên thì xóm có số hộ tham gia nhiều nhất là xóm bản chang với 35 hộ và cũng là xóm tham gia với diện tích lớn nhất 4,5 ha, tiếp theo là xóm Đà xa có số hộ tham gia thứ hai với 33 hộ tương ứng với 4 ha. Xóm Bác Đại là xóm có diện tích trồng lơn thứ ba với 3,5 ha, tiếp theo là xóm Bản Giàng tham gia với 14 hộ tương ứng với 1,8 ha và cuối cùng là xóm Bản Giàng và cũng là xóm tham gia ít nhất với 12 hộ tương ứng 1,2 ha.

Cùng với việc điều kiện tự nhiên thuận lợi và sự tham gia của các hộ nông dân là khá đông như vậy, hiệu quả của mô hình sẽ ra sao? Để biết được mô này sẽ đem lại hiệu quả như thế nào tôi sẽ tiến hành đánh giá hiệu quả của mô hình.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả mô hình trồng lúa BT13 tại xã đa thông – huyện thông nông – tỉnh cao bằng (Trang 38 - 40)