1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đánh giá một số mô hình sử dụng đất tại xã đạ knàng huyện đam rông tỉnh lâm đồng

123 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 123
Dung lượng 1,97 MB

Nội dung

Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng đất cây lâm nghiệp.. Kết quả đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường của các mô hình sử dụng đất cây lâm nghiệp.. Dân số tăng nhan

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NINH VĂN CHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ ĐẠ K'NÀNG HUYỆN ĐAM RÔNG

TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

Hà Nội, 2012

2012

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NINH VĂN CHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ MÔ HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT TẠI XÃ ĐẠ K'NÀNG HUYỆN ĐAM RÔNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác

Ninh Văn Chương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận được sự động viên, khích lệ và giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân

Trước tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy,

Cô tham gia giảng dạy lớp cao học Lâm học khoá 18, quý Thầy, Cô công tác tại khoa Sau đại học và quý Thầy, Cô công tác tại Cơ sở 2 - Trường đại học Lâm nghiệp Việt Nam

Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Ts Hà Quang Khải, người

đã hết lòng giúp đỡ và hướng dẫn tận tình để tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp

Mặc dầu đã rất cố gắng trong quá trình thực hiện, song luận văn này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Tác giả rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn đồng nghiệp

Ninh Văn Chương

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH SÁCH CÁC BIỂU v

DANH SÁCH CÁC HÌNH vi

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3

1.1 Trên thế giới 3

1.2 Ở Việt Nam 9

1.2.1 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến SDĐ lâm nông nghiệp 9

1.2.2 Những văn bản chính sách có liên quan đến SDĐ 13

Chương 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.1 Mục tiêu nghiên cứu 14

2.2 Nội dung nghiên cứu 14

2.3 Phương pháp nghiên cứu 15

2.3.1 Quan điểm phương pháp luận 15

2.3.2 Nguyên tắc đánh giá và quan điểm đánh giá 15

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu 15

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 21

3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã liên quan đến quản lý, sử dụng đất 21 3.1.1 Lịch sử hình thành của xã 21

3.1.2 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã 21

3.2 Nghiên cứu một số nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất của xã 37

3.2.1 Ảnh hưởng của chính sách, pháp luật đến sử dụng đất 37

3.2.2 Ảnh hưởng của các tổ chức xã hội đến sử dụng đất 41

3.2.3 Ảnh hưởng phong tục, tập quán của người dân đến sử dụng đất 44

3.2.4 Ảnh hưởng của thị trường đến sử dụng đất 45

3.2.5 Ảnh hưởng của quy hoạch sử dụng đất cấp trên đến sử dụng đất của xã 49

Trang 6

3.3 Nghiên cứu tình hình sử dụng đất của xã 56

3.3.1 Hiện trạng sử dụng đất của xã 56

3.3.3 Sơ đồ lát cắt sử dụng đất của xã 60

3.3.4 Phân tích lịch mùa vụ của Xã 62

3.3.5 Đánh giá lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi 63

3.4 Đề xuất các giải pháp sử dụng đất hiệu quả và bền vững của xã 84

3.4.1 Giải pháp khoa học công nghệ, chuyển giao kỹ thuật 84

3.4.2 Giải pháp thị trường tiêu thụ sản phẩm 85

3.4.3 Giải pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường 85

3.4.4 Giải pháp đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở nông nghiệp nông thôn 85

3.4.7 Khuyến nông - chuyển giao khoa học- kỹ thuật 87

3.4.8 Giải pháp về hệ thống chính sách 87

3.4.9 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 89

3.4.10 Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư 90

Chương 4 KẾT LUẬN, TỒN TẠI KHUYẾN NGHỊ 92

5.1 Kết luận 92

5.2 Tồn tại 93

Trang 7

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH SÁCH CÁC BIỂU

Biểu 3.1.Các loại đất trên địa bàn xã Đạ K’nàng 22

Biểu 3.2 Số liệu khí tượng thuỷ văn khu vực Đam Rông 24

Biểu 3.3 Dân số, lao động toàn xã qua các năm 25

Biểu 3.4 Hiện trạng số hộ nghèo xã Đạ K’Nàng 27

Biểu 3.5.Tình hình sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2008 – 2011 30

Biểu 3.6 Thực trạng phát triển chăn nuôi xã Đạ K’Nàng giai đoạn 2008-2011 31

Biểu 3.7 Hiện trạng các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Đạ K’Nàng 32

Biểu 3.8 Giao đất trồng rừng kinh tế tại các tiểu khu xã Đạ K’Nàng 54

Biểu 3.9 Cụ thể diện tích giao khoán BVR tại các tiểu khu xã Đạ K’Nàng 55

Biểu 3.10 Thống kê hiện trạng sử dụng đất năm 2011 xã Đạ K’Nàng 57

Biểu 3.11 Lịch mùa vụ của xã Đạ K’Nàng 62

Biểu 3.12 Đánh giá, lựa chọn cây nông nghiệp ngắn ngày 65

Biểu 3.13 Đánh giá, lựa chọn cây công nghiệp, cây ăn quả 67

Bảng 3.14 Đánh giá, lựa chọn cây lâm nghiệp 68

Biểu 3.15 Khả năng kết hợp trồng giữa cây ăn quả, cây công nghiệp với cây nông nghiệp ngắn ngày 69

Biểu 3.16 Kết quả đánh giá, lựa chọn cơ cấu vật nuôi 70

Biểu 3.17 Mô tả các mô hình 72

Trang 8

Biểu 3.18 Các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình sử dụng đất lâm nghiệp 73

Biểu 3.19 Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng đất cây lâm nghiệp 74

Biểu 3.20 Kết quả đánh giá hiệu quả sinh thái môi trường của các mô hình sử dụng đất cây lâm nghiệp 75

Biểu 3.21 Hiệu quả tổng của các mô hình sử dụng đất cây lâm nghiệp 75

Biểu 3.22 Mô tả các mô hình 77

Biểu 3.23 Các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình cây ăn quả, cây công nghiệp 78

Biểu 3.24 Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình sử dụng đất cây ăn quả, cây công nghiệp 79

Biểu 3.25.Kết quả đánh giá hiệu quả sinh thái môi trườngcủa các mô hình cây ăn quả, cây công nghiệp 79

Biểu 3.26 Kết quả đánh giá hiệu quả tổng hợp của các mô hình cây công ngiệp, cây ăn quả 80

Biêu 3.27 Thu nhập và lợi nhuận của các mô hình cây ngắn ngày 81

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 3.1 Sơ đồ thị trường tiêu thụ nông sản của xã Error! Bookmark not defined Hình 3.2 Sơ đồ lát cắt của xã Error! Bookmark not defined.

Trang 9

Dân số tăng nhanh, nhu cầu về đất tăng đã tạo nên một sức ép không nhỏ đến tài nguyên đất và diện tích đất canh tác: Một phần diện tích đất chuyển mục đích sử dụng từ đất canh tác sang xây dựng các công trình cộng như trường học, trung tâm cụm xã, công nghiệp, qui hoạch cho cụm dân cư tự do làng Mông từ nơi khác tới; Tình trạng chặt phá rừng bừa bãi gây nên hiện tượng lũ lụt làm cho đất bị sạt lở, xói mòn, rửa trôi, bạc mầu làm giảm diện tích đất canh tác và gây ô nhiễm nguồn nước

và ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác làm giảm hiệu quả sử dụng đất như sử dụng đất không đúng kỹ thuật, sử dụng và đầu tư phân bón, bố trí lựa chọn cơ cấu cây trồng không phù hợp, thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định…

Trong thực tế để nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng cần phải đầu tư giống mới, áp dụng kỹ thuật, thâm canh tăng vụ đó chính là việc quản lý sử dụng đất hiệu quả và bền vững đây chính là yêu cầu tất yếu mà hướng con người đang tiến hành áp dụng

Nhìn chung, trên địa bàn toàn xã phương thức canh tác sử dụng đất mang tính chất nhỏ lẻ, không tập trung Người sử dụng đất đã tích cực khai thác, bóc lột đất mà chưa nghĩ tới việc cải tạo, phục hồi và bảo vệ đất Những hoạt động quản lý đất đai và hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp phần lớn còn mang tính chất kinh nghiệm, chưa mang tính hệ thống phần nào làm phá vỡ tính bền vững, trong sản xuất và tạo ra sự mất cân bằng tự nhiên

Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình

độ phát triển giữa các vùng và giữa các dân tộc Thành tựu xoá đói giảm nghèo trong những năm qua là rất đáng kể, song kết quả giảm nghèo chưa vững chắc Để

Trang 10

đẩy mạnh công cuộc xoá đói giảm nghèo, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững, trong đó huyện Đam Rông tỉnh Lâm Đồng là một trong 61 huyện nghèo thuộc 20 tỉnh được

Nhà nước quan tâm đầu tư và hỗ trợ

Xã Đạ K’Nàng là một trong 8 xã đặc biệt khó khăn của huyện Đam Rông, là

xã thuần nông, nhân dân chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ, trình độ dân trí thấp, điều kiện sản xuất thô sơ, chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất dẫn đến năng suất lao động thấp, thu nhập không ổn định… Do đó, đời sống người dân còn gặp nhiều khó khăn

Trong những năm qua việc xóa đói, giảm nghèo cũng đã được huyện quan tâm đúng mức và đã góp phần tăng trưởng kinh tế khá ổn định, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, các điều kiện đi lại, học hành, chữa bệnh, thông tin được thuận tiện hơn nhiều Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao, nhiều hộ có nguy cơ tái nghèo Đến đầu năm 2009 xã

Đạ K’Nàng có tỷ lệ hộ nghèo là 39% Để giảm nghèo nhanh và bền vững, từng bước phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa nông thôn, việc lập quy hoạch sản xuất Nông – lâm – ngư nghiệp và bố trí dân cư cho đồng bào

là rất cấp bách và cần thiết

Các mô hình sử dụng đất tại địa phương tuy đã góp một phần mang lại hiệu quả về mặt kinh tế,nhưng chưa hẳn đã được đánh giá cao mà cần thiết phải xem xét toàn diện về mặt xã hội, môi trường sinh thái và tính đa dạng và bền vững của nó

Đứng trước thực trạng đó, nhận rõ vai trò, trách nhiệm cũng như thách thức trong vấn đề quản lý sử dụng đất, là một cán bộ phụ trách khu vưc, tôi không thể không quan tâm đến việc nâng cao đời sống cho đồng bào địa phương, giúp họ sử dụng đất tốt hơn, hiệu quả hơn

Muốn sử dụng đất hiệu quả, bền vững, phải đặt sử dụng đất trong quan hệ tổng hòa của nhiều yếu tố tác động đồng thời – sử dụng đất như một hệ thống Vì

vậy chúng tôi chọn đề tài: "Đánh giá một số một số mô sử dụng đất tại Xã Đạ

K'nàng - huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng"

Trang 11

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Trên thế giới

Trên thế giới, mô hình SDĐ đầu tiên là du canh, một kiểu SDĐ nông nghiệp trong đó đất được phát quang để canh tác trong một thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hoá (Conkli, 1957) Đây được xem là một phương thức canh tác cổ xưa nhất, khi con người đã tích luỹ được những kiến thức ban đầu về tự nhiên Loài người đã vượt qua thời kỳ này bằng những cuộc cách mạng về kỹ thuật và trồng trọt Cho mãi đến gần đây du canh vẫn còn được vận dụng trên các rừng Vân Sam ở Bắc Âu (Cox và Atlinss, 1979; Ruddle và Manshard, 1981) Mặc dù có nhiều mặt hạn chế về mặt môi trường, song phương thức này vẫn được sử dụng khá phổ biến ở vùng nhiệt đới Tuy nhiên, về chiến lược phát triển kinh tế bền vững, du canh không được nhiều Chính phủ và cơ quan Quốc tế coi trọng bởi du canh được coi như là sự lãng phí về sức người, tài nguyên đất đai, là nguyên nhân gây nên xói mòn và thoái hoá đất, dẫn đến tình trạng sa mạc hoá xảy ra nghiêm trọng Thật vậy, phá rừng để SDĐ làm nương rẫy trong một giai đoạn rồi di chuyển sang một khu rừng khác có thể là lãng phí nếu ta nhận thức rừng chỉ có giá trị duy nhất là từ gỗ (Grinnell, 1977, arca, 1987) (dẫn theo Dorney)[47]

Sau du canh là sự ra đời của các phương thức Taungya ở vùng nhiệt đới Taungya được đánh giá như một dấu hiệu báo trước cho các phương thức SDĐ sau này (Nair, 1987) Năm 1906 ở Myanmar, ông U.Pankle cho người dân trồng rừng Tếch (Tectona grandis) và cho phép người nông dân được trồng xen cây nông nghiệp ngắn ngày khi rừng chưa khép tán Đây là phương pháp mà ông gọi là Taungya Sau đó ông truyền lại phương thức này cho nhà cai trị Anh tại Ấn Độ là Dictrich Brandis, ông này cho đây là phương thức có hiệu quả để gây trồng rừng Tếch (Blanford, 1958) Sau đó hai thập thập kỷ, hệ thống canh tác Taungya được cải tiến sửa đổi và dần dần được hoàn thiện, phổ biến trên toàn thế giới và được coi như là hệ thống SDĐ có hiệu quả cả

về kinh tế lẫn môi trường sinh thái

Trang 12

Như vậy, có thể thấy du canh là một hệ thống canh tác trong đó các loài cây nông nghiệp và lâm nghiệp sinh trưởng kế tiếp nhau, còn Taungya bao gồm sự kết hợp đồng thời cả hai loại cây trong giai đoạn đầu của quá trình hình thành rừng trồng Đứng trên quan điểm quản lý SDĐ thì cả hai quá trình trên đều có một điểm tương đồng là những cây nông nghiệp được sử dụng một cách tốt nhất bởi độ phì của đất được cải thiện vì chính nhờ những loài cây gỗ đã trả lại lớp thảm mục cho đất

Winfried E.H.Blum (1998) cho rằng, có hai khái niệm cần phải làm rõ khi tìm hiểu về SDĐ, đó là: đất đai (land) và đất (soil)

Theo học thuyết sinh thái học cảnh quan (landscape ecology), đất đai được coi

là vật mang của hệ sinh thái Đất đai được định nghĩa đầy đủ là: Một mảnh đất được xác định về mặt địa lý là diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối

ổn định hoặc thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của sinh quyển bên trên, bên trong và bên dưới nó như là không khí, đất, điều kiện địa chất, thuỷ văn, thực vật

và động vật cư trú, những hoạt động trước đây của con người, ở chừng mực mà thuộc tính này ảnh hưởng có ý nghĩa tới việc sử dụng mảnh đất đó của con người hiện tại và trong tương lai (Christian và Stewart, 1968 và Brinkman, 1973)

Từ định nghĩa trên, có thể hiểu đơn giản: đất đai là một vùng đất có ranh giới, vị trí cụ thể và có các thuộc tính tổng hợp của các yếu tố tự nhiên - kinh tế - xã hội như: thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình, địa mạo, địa chất, thuỷ văn, thực vật, động vật, và hoạt động sản xuất của con người

Theo Do-cu-trai-ep (1846), đất là một thể tự nhiên hoàn toàn độc lập, có quá trình phát sinh, phát triển và được hình thành do tác động tổng hợp của năm nhân tố: đá

mẹ, địa hình, khí hậu, sinh vật và thời gian Đất kết hợp với sức lao động của con người sẽ tạo ra của cải vật chất mang lại sự phồn vinh cho xã hội

Blum (1998) cho rằng, một định nghĩa nào đó về SDĐ chỉ dựa trên nền nông nghiệp là không hoàn chỉnh, bởi vì có ít nhất năm kiểu SDĐ khác tác động qua lại mang tính cạnh tranh với đất nông nghiệp theo không gian và thời gian Vì vậy, tác giả

Trang 13

này đã định nghĩa SDĐ là việc sử dụng đồng thời về mặt không gian hoặc thời gian tất

cả những chức năng này, mặc dù những chức năng đó không luôn luôn được kết hợp trên cùng một diện tích nào đó cho trước Định nghĩa trên đây đã được chấp nhận trên thế giới và được luận văn vận dụng trong việc xây dựng quan điểm và phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu về vai trò của chính sách Nhà nước đối với hiệu quả SDĐ phải kể đến: Hirch (1995), Deder (1991), Pearce (1993) Theo các tác giả này, nếu quyền sở hữu, quyền SDĐ không được xác định rõ thì chẳng những không khuyến khích được người nông dân đầu tư vào các biện pháp bảo vệ đất, mà còn có thể đẩy họ đến chỗ khai thác huỷ diệt tài nguyên thiên nhiên vì lợi ích kinh tế trước mắt

Nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định vai trò quan trọng của kiến thức bản địa, của luật tục, mối quan hệ huyết thống, quan hệ làng bản, hương ước trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền sở hữu/sử dụng tài nguyên (Laslo Pancel, 1993)

Về mặt phương pháp luận trong nghiên cứu các hệ thống canh tác theo Robert chambers (1985) có các cách tiếp cận sau đây:

- Tiếp cận Sondeo của Peter Hidelbrand (1981)

- Tiếp cận “nông thôn - trở lại - nông thô” của Robert Rhoades (1982)

- Tiếp cận “Chuẩn đoán và thiết kế ‘’của ICRAF (Rainee)

- Công trình nông nghiệp quốc tế - bản phân tích theo vùng các hệ thống canh tác của trường Đại học Cornel (Garrell và cộng sự 1987)

Nhìn chung các tiếp cận này đều xem đánh giá nông nghiệp như một quá trình liên tục và cơ sở khoa học của các phương pháp tiếp cận này là cùng tham gia và lấy người dân làm chủ Thiết kế các biện pháp trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp cải tạo đồng cỏ chăn nuôi

Năm 1967 và 1969 FAO đã quan tâm đến phát triển NLKH và đi đến một sự thống nhất đúng đắn “Áp dụng biện pháp NLKH là phương thức tốt nhất để SDĐ rừng

Trang 14

nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm và

sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập cân bằng môi trường sinh thái” [6]

Về nghiên cứu hệ thống canh tác, FAO (1990) xuất bản cuốn “Phát triển hệ thống canh tác” Công trình đã nêu lên một số phương pháp tiếp cận nông thôn trước đây là phương pháp tiếp cận một chiều từ trên xuống, đã không phát huy tiềm năng nông trại và cộng đồng nông thôn Thông qua nghiên cứu và thực tiễn ấn phẩm đã nêu lên phương hướng tiếp cận mới trong SDĐ - Phương pháp tiếp cận có sự tham gia trong hệ thống SDĐ trên cơ sở sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên Về mặt phương pháp luận đây là phương pháp nhằm thu hút người dân vào lĩnh vực quản lý SDĐ hợp lý lâu bền

Một trong những thành công cần được đề cập tới đó là việc các nhà Khoa học của Trung tâm phát triển nông thôn Bapstit Minđanao Philippiness tổng hợp, hoàn thiện và phát triển từ những năm 1970 đến nay, đó là mô hình kỹ thuật canh tác đất dốc SALT (Slopping Agricultural Land Technology) Trải qua một thời gian dài nghiên cứu và hoàn thiện, đến năm 1992 các nhà Khoa học đã cho ra đời 4 mô hình tổng hợp

về kỹ thuật canh tác Nông nghiệp bền vững trên đất dốc và được các tổ chức quốc tế ghi nhận

+ Mô hình SALT 1 (Slopping Agricultural Land Technology): Kỹ thuật canh tác nông nghiệp trên đất dốc

+ Mô hình SALT 2 (Simple Agro-Livestock Technology): Kỹ thuật nông- súc đơn giản

+ Mô hình SALT 3 (Sustainable Agro-Forest Land Technology): Kỹ thuật canh tác Nông - Lâm kết hợp bền vững

+ Mô hình SALT 4 (Small Agro-Fruit Livehood Technology): Kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp với cây ăn quả kết hợp ở quy mô nhỏ

Sau khi các mô hình này được ghi nhận thì nhiều nước trên thế giới đã áp dụng

hệ thống canh tác này:

Trang 15

Ở Malaysia kết hợp chăn nuôi gà và cừu dưới rừng cao su và cây họ dầu, đã tăng thêm về thịt, mỡ, tăng lượng phân bón cho đất và giảm công làm cỏ

Ở Braxin, cây Syzygium aromeficum được trồng kết hợp với cây hồ tiêu đen (pipennnigrun), trong 25 năm trở lại đây đã trồng trên 500 ha, có 50% diện tích đang cho thu hoạch Ở miền nam Brazil có khoảng 30000 ha cây cao su trong đó có 2000 ha cây cao su trồng kết hợp với kakao theo phương thức bố trí 2 hàng kakao có 2 hàng cao

su (theo Annual Veport, 1997, ICRAF) (dẫn theo Hoàng Hòe) [10]

Ở Thái Lan để SDĐ hiệu quả, nhà nước đã có chủ trương phát triển theo mô hình NLKH, kết quả đã thành công trong các nông trường trồng ngô, dứa ở vùng Hang Khoai, tạo ra các khu rừng hỗn giao gồm nhiều tầng: Rừng+cỏ, rừng+cây họ đậu ở KhonKaen (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm) [36]

Ở Indonexia từ năm 1972, việc chọn đất để trồng cây lâm nghiệp đều do công ty Lâm nghiệp nhà nước tổ chức Nông dân được cán bộ của Công ty hướng dẫn trồng cây nông nghiệp, lâm nghiệp sau khi trồng cây nông nghiệp hai năm người dân bàn giao lại rừng cho Công ty, sản phẩm nông nghiệp họ toàn quyền sử dụng Cũng ở Inđônêxia, trên đất dốc nhỏ hơn 220 được trồng cây hàng năm với các biện pháp chống xói mòn như đắp bờ, trồng cây theo đường đồng mức, trồng băng phân xanh Trên đất dốc 20-300 trồng cây lâu năm và cây ăn quả

Các tác giả SoDa và Lund (1987) đã đưa ra hệ thống thông tin cần thiết cho quy hoạch sử dụng rừng Trước đó vào năm 1984 Bohlin đã đề xuất yêu cầu của hệ thống thông tin cho quy hoạch rừng trồng và nhiều tác giả khác như Staveren (1983)[38] , các

tư vấn về quốc tế và đất đai ILACO (1985) (dẫn theo Bùi Quang Toản) [39], Doney (1989)[40] đưa ra và hoàn thiện dữ liệu cho quy hoạch quản lý tài nguyên thiên nhiên

Cuộc họp chuyên gia FAO/CCAD về các tiêu chuẩn, chỉ tiêu quản lý rừng và đất rừng bền vững ở Châu Mỹ đã được tổ chức từ ngày 20-24 tháng 01 năm 1977 Trong cách quản lý rừng thì vấn đề “Rừng mô hình” nhằm sử dụng rừng và đất rừng có hiệu quả cũng được nhiều nước quan tâm Điều đáng nói là cách quản lý rừng và đất

Trang 16

rừng có hiệu quả trong những năm gần đây đều có sự tham gia của người dân địa phương

Năm 1985 một nhóm chuyên gia tư vấn quốc tế về quy hoạch SDĐ được tổ chức FAO thành lập nhằm xây dựng một quy trình quy hoạch SDĐ với bốn câu hỏi:

1/ Các vấn đề nào đang tồn tại và mục tiêu quy hoạch là gì ?

2/ Có các phương pháp SDĐ nào?

3/ Phương pháp nào là tốt nhất?

4/ Có thể vận dụng vào thực tế như thế nào?

Dent(1988) [41]khái quát quy hoạch SDĐ trên 3 cấp khác nhau và mối quan hệ của các cấp: kế hoạch SDĐ cấp quốc gia, cấp vùng (tỉnh, huyện), cấp cộng đồng (xã, thôn) Dent đã có công trong việc khái quát và định hướng quy hoạch và SDĐ cấp địa phương

Từ cuối thập niên 70 vấn đề QHSDĐ có sự tham gia được nhiều nhà khoa học nghiên cứu và công bố kết quả Các phương pháp điều tra đánh giá cùng tham gia như đánh giá nhanh nông thôn (RRA), nông thôn tham gia đánh giá (PRA) phương pháp phân tích hệ thống canh tác cho QHSDĐ được nghiên cứu rộng rãi Một trong những nghiên cứu có giá trị đó là tài liệu hội thảo giữa trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam

và trường Tổng hợp Kỹ thuật Dresden, vấn đề QHSDĐ có sự tham gia đã được Holm Uibrig đề cập đến một cách khá đầy đủ và toàn diện (dẫn theo Nguyễn Bá Ngãi) [20] Trong tài liệu này tác giả đã phân tích một cách đầy đủ về mối quan hệ giữa các loại công tác có liên quan như: quy hoạch rừng, vấn đề phát triển nông thôn, QHSDĐ, phân cấp hạng đất và phương pháp tiếp cận mới trong QHSDĐ

Trên đây là những nghiên cứu nổi bật trên thế giới có liên quan đến vấn đề SDĐ nông lâm nghiệp, hệ thống SDĐ, hệ thống canh tác, hệ thống cây trồng cùng phương pháp tiếp cận trong sử dụng đất Điều đó chứng tỏ rằng vấn đề SDĐ đã được các nước, các nhà khoa học nghiên cứu, nhìn nhận dưới nhiều khía cạnh khác nhau nhưng cùng chung mục địch đó là sử dụng đất hiệu quả và bền vững

Trang 17

1.2 Ở Việt Nam

1.2.1 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến SDĐ lâm nông nghiệp

Chế độ quản lý đất đai của nhà nước Việt Nam trước đây được đánh dấu bằng chính lịch sử phát triển của đất nước, từ triều đại nhà Hồ (thế kỷ thứ 15) với các chính sách hạn điền, đinh điền và quân điền

Từ thời kỳ Pháp thuộc các nhà khoa học Pháp đã thực hiện các công trình nghiên cứu đánh giá SDĐ trên quy mô rộng lớn

Giai đoạn năm 1955 - 1975, công tác điều tra, phân loại đất đã được tổng hợp một cách có hệ thống, phân loại đất miền Bắc (1959) có 5 nhóm và 18 đơn vị, sau đó được bổ xung có cơ sở hơn (V.M Fridland 1964) gồm 5 nhóm và 28 đơn vị Phân loại đầu tiên đất miền Nam (F.R Moorman 1960) có 7 nhóm và 25 đơn vị Xung quanh chủ

đề phân loại đất còn có nhiều công trình khác nhau triển khai thực hiện trên các vùng sinh thái (Ngô Nhật Tiến, 1986; Đỗ Đình Sâm, 1994 ) Những thành tựu về nghiên cứu đất đai trong những giai đoạn này là cơ sở quan trọng góp phần vào việc bảo vệ, cải tạo, quản lý và SDĐ đai có hiệu quả trên toàn quốc

Trong tài liệu “SDĐ tổng hợp và bền vững’’ của Nguyễn Xuân Quát năm 1996, tác giả đã nêu ra những điều cần biết về đất đai, phân tích tình hình SDĐ đai cũng như các mô hình SDĐ tổng hợp và bền vững, mô hình khoanh nuôi và phục hồi rừng Việt Nam Đồng thời tác giả đã đưa ra các hệ thống SDĐ và cách tiếp cận, bước đầu đề xuất tập đoàn cây trồng thích hợp cho các mô hình SDĐ tổng hợp bền vững[25]

Trong công trình ‘‘Đất rừng Việt Nam”[2], Nguyễn Ngọc Bình đã đưa ra các quan điểm nghiên cứu và phân loại đất rừng trên cơ sở những đặc điểm cơ bản của đất rừng Việt Nam

Đối với tài nguyên đất dốc, tác giả Phạm Chí Thành, Lê Thanh Hà, Phạm Tiến Dũng đã nghiên cứu về sử dụng hợp lý tài nguyên đất dốc ở Văn Yên, tỉnh Yên Bái, công trình nghiên cứu đi vào hướng cải tiến hệ thống canh tác truyền thống: Chọn giống cây trồng, chọn hệ thống canh tác, chọn luân kỳ canh tác, chọn phương thức trồng xen,

Trang 18

để tìm ra hệ thống trồng trọt tối ưu có nhiều lợi nhuận, bảo vệ môi trường [35]

Lý thuyết về phát triển hệ thống canh tác, năm 1995, người dịch Trần Đức Viên,

Lê Trọng Cúc được xem như là tài liệu thực hành nhằm phổ biến một cách có hiệu quả các tiếp cận và phát triển hệ thống canh tác, đặc biệt là phương pháp tiếp cận nhằm phát triển hệ thống nông trại và cộng đồng nông thôn trên cơ sở bền vững [7]

Về luân canh tăng vụ, trồng xen, gối vụ để sử dụng hợp lý đất đai đã được nhiều tác giả đề cập tới: Trần Đức Viên, Đỗ Văn Hoà, Trần Văn Diễn, Trần Quang Tộ [34] Phạm Văn Chiểu (1964), Bùi Huy Đáp (1977), Vũ Tuyên Hoàng (1987), Lê Trọng Cúc (1971), Nguyễn Trọng Bình (1987), Bùi Quang Toản (1991) Những mô hình cơ cấu cây trồng chính được nghiên cứu như mô hình nương rẫy cải tiến, mô hình cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản, NLKH, mô hình tổng hợp SDĐ theo quan điểm hệ thống, quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững

Năm 1996, trong công trình “Quy hoạch SDĐ nông nghiệp ổn định ở vùng trung du và miền núi nước ta”, Bùi Quang Toản đã đề xuất cần phải mở rộng đất nông nghiệp ở vùng đồi núi và trung du [39]

Nghiên cứu về chuyển đổi hệ thống canh tác trên vùng sinh thái đồi núi dốc tỉnh Sơn La của Nguyễn Tiến Mạnh và Lê Thế Hoàng-Viện kỹ thuật nông nghiệp đã nhấn mạnh cần đưa hệ thống canh tác tiến bộ và sử dụng hợp lý đầy đủ đất đồi núi dốc dưới góc độ bảo vệ, bồi dưỡng đất và môi trường sinh thái gắn liền với hệ thống nông nghiệp bền vững đồng thời phải xem xét dưới góc độ xã hội [18]

Về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu trong quản lý và SDĐ lâu bền được Nguyễn Tử Siêm và Thái Phiên đề xuất trong tài liệu “ Đất đồi núi Việt Nam thoái hoá và phục hồi”, các tác giả đã nêu rõ tính bền vững trong SDĐ đồi núi gồm 3 phương diện: sự bền vững kinh tế, bền vững môi trường và sự chấp nhận xã hội trong

đó 5 thuộc tính cần được xem xét là tính sản xuất hiệu quả, tính an toàn, tính bảo vệ, tính lâu bền và tính chấp nhận [30] Đồng thời tác giả đã đưa ra các biện pháp tổng hợp

sử dụng hiệu quả đất đồi núi trên cơ sở sinh thái bền vững gồm các nhóm biện pháp

Trang 19

chính bảo vệ đất như: Nhóm biện pháp công trình, nhóm biện pháp sinh học, nhóm biện pháp canh tác Tác giả tổng kết đưa ra hệ thống canh tác bền vững, hệ thống cây trồng SDĐ có hiệu quả, một số mô hình NLKH hợp điển hình ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Yên Bái Đồng thời tác giả giới thiệu một số giống mới và cây bản địa thích hợp cho vùng đồi núi như: Các giống lúa, ngô, khoai tây, đỗ tương, lạc, cây ăn quả [39]

Hà Quang Khải, Đặng Văn Phụ (1997) trong chương trình tập huấn hỗ trợ Lâm nghiệp xã hội của Trường Đại học Lâm nghiệp đã đưa ra khái niệm về hệ thống SDĐ

và đề xuất một số hệ thống, kỹ thuật SDĐ bền vững trong điều kiện Việt Nam [12] Trong đó các tác giả đã đi sâu phân tích về:

- Quan điểm về tính bền vững

- Khái niệm về tính bền vững và phát triển bền vững

- Hệ thống SDĐ bền vững

- Kỹ thuật SDĐ bền vững

- Chỉ tiêu đánh giá tính bền vững trong các hệ thống, kỹ thuật SDĐ

Năm 1997, Nguyễn Tiến Bân đã nghiên cứu về cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vùng cao núi đá Cao Bằng bằng các cây gỗ quý bản địa, kết quả nghiên cứu tác giả

đã đưa ra giải pháp xây dựng mô hình là phục hồi cây chè Khôm quy mô vườn rừng trên núi đá vôi và phục hồi sinh thái rừng suy thoái trên núi đá vôi bằng cây Mắc Rặc [4]

Ở nước ta những nghiên cứu về phát triển hệ thống NLKH đã trở thành nội dung quan trọng trong sản xuất nông lâm nghiệp trên đất dốc Năm 1997 Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Hưởng, Nguyễn Ngọc Bình đã tổng kết mô hình NLKH ở Việt Nam Công trình đã được tổng hợp đánh giá hiệu quả và khả năng áp dụng trong điều kiện cụ thể của mỗi vùng [10]

Luận án tiến sỹ của Nguyễn Bá Ngãi đã nghiên cứu về cơ sở khoa học và thực tiễn cho quy hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã vùng trung tâm miền núi phía Bắc Việt Nam Qua kết quả nghiên cứu tác giả đã xác định được khả năng áp dụng trình tự và phương pháp qui hoạch phát triển nông lâm nghiệp cấp xã cho vùng trung

Trang 20

tâm miền núi phía Bắc Việt Nam, trong đó phương pháp PRA (Participatory Rural Appraisal) thường được áp dụng phổ biến trong quy hoạch SDĐ[20]

Tài liệu tập huấn về QHSDĐ và giao đất lâm nghiệp có sự tham gia, Trần Hữu Viên (1997) đã kết hợp phương pháp QHSDĐ trong cả nước và của một số dự án quốc

tế đang áp dụng tại một số vùng có dự án ở Việt Nam [41] Trong tài liệu này tác giả đã trình bày về khái niệm và những nguyên tắc chỉ đạo QHSDĐ và giao đất có sự tham gia

Vấn đề hệ thống chính sách những quy định về quản lý SDĐ, cũng như hệ thống quản lý đất các cấp được đề cập khá đầy đủ và chi tiết trong “Tóm tắt báo cáo khảo sát đợt một về Lâm nghiệp xã hội” (1998) do nhóm luật và chính sách của Trường Đại học Lâm nghiệp tiến hành [3] Tài liệu tập huấn “Những quy định và chính sách về quản lý đất đai” của Trần Thanh Bình (1997), các chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế trang trại và nghề rừng (1997) [5], đề tài KX - 08 - 03 nghiên cứu về “Các chính sách, biện pháp hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế nông thôn” [3]

Những năm gần đây đã có một số chương trình dự án vận dụng phương pháp QHSDĐ cấp vi mô có sự tham gia để QHSDĐ lâm nông nghiệp cho xã, thôn, hộ gia đình ở nước ta: Chương trình quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng VIE/89/032 vẫn đang nghiên cứu đề xuất dự án phát triển đa dạng hoá nông nghiệp vùng đồng bằng Sông Hồng Nội dung quan trọng nhất của dự án này là phát triển hệ thống cây trồng nâng cao hiệu quả SDĐ nông nghiệp từ năm1993 đến 2010

Chương trình hợp tác về lâm nghiệp giữa Việt Nam và Thuỵ Điển (1991-1995)

đó là chương trình FCP ở 5 tỉnh: Tuyên Quang, Vĩnh Phú, Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai, 5 dự án lâm nghiệp cấp trang trại tỉnh (FLFP) được thành lập trực thuộc sở Nông - Lâm nghiệp tỉnh (AFD) Một số dự án hỗ trợ khác như: Phổ cập, quản lý SDĐ, phát triển kinh doanh và nghiên cứu Chương trình này được coi là một cách tiếp cận có sử dụng đánh giá nhanh nông thôn có hiệu quả [6]

Như vậy từ những dẫn chứng ở trên cho thấy đã có rất nhiều công trình nghiên

Trang 21

cứu trong nước vừa về mặt phương pháp luận, vừa là những giải pháp cụ thể cho SDĐ lâm nông nghiệp của các xã miền núi, đặc biệt đối với đất dốc trên quan điểm bền vững Tuy nhiên, vấn đề tìm ra các giải pháp SDĐ có hiệu quả cho từng vùng, từng khu vực và mỗi địa phương là việc làm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế nông thôn giai đoạn hiện nay

1.2.2 Những văn bản chính sách có liên quan đến SDĐ

+ Luật đất đai năm 2003 (bổ sung) [16] khẳng định vai trò của cấp xã trong quản lý và sử dụng đất đai tại địa phương

Luật đất đai cũng quy định và phân biệt rõ trong điều 17 về nội dung quy hoạch

và kế hoạch sử dụng đất đai trong phạm vi cấp xã là phân định, xác định gianh giới và lập kế hoạch sử dụng các loại đất

+ Luật bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 [17] khẳng định về mặt pháp lý quyền sử dụng rừng và đất rừng cho chủ rừng Ngoài ra còn nhiều văn bản chính sách

có liên quan khác đã tạo ra cơ sở pháp lý thuận lợi cho những nghiên cứu về vấn đề SDĐ nông lâm nghiệp

+ Nghị định 02/CP của Chính phủ "Quy định về việc giao đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình cá nhân sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp" [22]

Trang 22

CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích, đánh giá những vấn đề liên quan đến quản lý sử dụng đất trên cơ sở

đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất của xã Đạ K'nàng

- Về thực tiễn

♦ Giúp người dân xã Đạ K'nàng thực hiện tốt việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất của mình thông qua thực hiện các giải pháp đề xuất

♦ Đây là cơ sở để cho các địa phương khác có các điều kiện tương tự vận dụng

để nâng cao hiệu quả sử dụng đất

2.2 Nội dung nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu, đề tài tiến hành nghiên cứu một số nội dung sau:

- Lịch sử hình thành và phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế

xã hội của xã liên quan đến quản lý, sử dụng đất

- Ảnh hưởng của một số nhân tố đến sử dụng đất của xã

Trang 23

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Quan điểm phương pháp luận

Sử dụng đất chịu sự chi phối và nằm trong mối quan hệ của rất nhiều các yếu tố

Sử dụng đất đạt hiệu quả (Hiệu quả được đánh giá, xem xét trên 3 khía cạnh hiệu quả kinh tế cao, hiệu quả xã hội - được xã hội chấp nhận, hiệu quả sinh thái – bền vững về môi trường sinh thái) và bền vững đáp ứng được mục tiêu trước mắt và lâu dài

Chính vì thế cần xem xét những yếu tố nào có thể chi phối, ảnh hưởng đến sử dụng đất như là quá trình hình thành và phát triển của xã; điều kiện tự nhiên, kinh tế –

xã hội; các tổ chức quản lý và sử dụng đất; phong tục tập quán của người dân; giá cả; chính sách, pháp luật …để trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp quản lý sử dụng đất bền vững

2.3.2 Nguyên tắc đánh giá và quan điểm đánh giá

Sử dụng đất bền vững phải hợp nhất hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường Sự tác động đồng thời trên ba mặt có thể không đồng nhất, tốt ở mặt này, lại xấu ở mặt kia hoặc ngược lại Chính điều này có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng là tiêu chí cơ bản để so sánh cho phép người sản xuất lựa chọn kiểu SDĐ hợp lý

Một nguyên tắc bất di bất dịch là thu thập số liệu, tư liệu, phân tích và đánh giá phải hết sức khách quan

2.3.3 Phương pháp thu thập số liệu

Để phục vụ cho các nội dung nghiên cứu của đề tài chủ yếu là kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu sẵn có; thu thập thông tin bằng công cụ PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia), RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): phỏng vấn người dân; sơ đồ ven, đi lát cắt …Nhưng mỗi nội dung nghiên cứu sẽ cần thu thập số liệu khác nhau và cần những phương pháp khác nhau Cụ thể đó là:

(1) Lịch sử hình thành và đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã

Trong lĩnh vực này, các tư liệu, số liệu chủ yếu được tham khảo một cách có chọn lọc và so sánh; đồng thời sử dụng thường xuyên các công cụ phỏng vấn, đặc biệt

Trang 24

đối với những cán bộ có kinh nghiệm, những già làng trưởng bản, những gia đình đã từng sống tại xã lâu năm

Từ các đặc điểm trên phân tích lôgic những mặt thuận lợi, khó khăn ảnh hưởng đến phát triển của xã và tìm ra những mối liên hệ giữa các yếu tố, từ đó đề xuất các giải pháp

(2) Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố xã hội đến sử dụng đất của xã:

- Vai trò và ảnh hưởng của các tổ chức xã hội đến SDĐ:

Dùng công cụ RRA để phỏng vấn các tổ chức xã hội của xã về vai trò của họ có ảnh hưởng đến quản lý SD đất như thế nào, qua đó vẽ sơ đồ ven mối quan hệ của các tổ chức đến quản lý sử dụng đất của xã

- Ảnh hưỏng phong tục, tập quán của người dân đến SDĐ:

Dùng công cụ RRA để phỏng vấn người dân về phong tục tập quán của họ có ảnh hưởng đến SDĐ như thế nào: cách thức quản lý, sử dụng, bảo vệ đất, khai thác đất

- Ảnh hưởng của các chính sách, pháp luật đến SDĐ:

+ Thu thập tài liệu các loại văn bản về chính sách, pháp luật có qui định liên quan đến quản lý sử dụng đất như: Hiến pháp, pháp luật, chỉ thị, nghị quyết, thông tư hướng dẫn, nghị định, quyết định của các cấp chính quyền từ trung ương tới địa phương

+ Dùng công cụ RRA để phỏng vấn cán bộ xã và người dân các chính sách, pháp luật của nhà nước ảnh hưởng đến SD đất của xã như thế nào

- Ảnh hưởng của giá cả thị trường đến SDĐ

Dùng công cụ RRA để phỏng vấn người dân về giá cả thị trường các loại hàng hoá nông sản của xã, xem xét ảnh hưởng của chúng đến sử dụng đất như thế nào thông qua ảnh hưởng cơ cấu cây trồng vật nuôi

Khảo sát thị trường giá cả ở khu vực xã và huyện ĐamRông

- Ảnh hưởng của QHSDĐ cấp trên đến sử dụng đất của xã:

Trang 25

+ Thu thập tài liệu về quy hoạch sử dụng dụng đất cấp huyện đối với xã

+ Dùng công cụ RRA để phỏng vấn cán bộ xã về QHSDĐ của cấp trên có ảnh hưởng đến tình hình SDĐ của xã như thế nào

(3) Nghiên cứu tình hình sử dụng đất của xã:

- Nghiên cứu tiềm năng đất đai và hiện trạng sử dụng đất của xã:

+ Thu thập các loại bản đồ của xã như bản đồ hiện trạng, bản đồ địa hình

+ Tài liệu về phát triển nông – lâm nghiệp, phát triển kinh tế của xã

+ Tài liệu về hiện trạng sử dụng đất của xã

+ Tài liệu về khuyến nông, khuyến lâm của xã ( cơ cấu cây trồng vật nuôi, kỹ thuật, lịch mùa vụ …)

+ Khảo sát hiện trạng sử dụng đất, ranh giới các loại đất trên thực địa

+ Để đánh giá tiềm năng của đất

có thể, cũng như các ý kiến về sử dụng và quản lý đất trong tương lai

- Phân tích lịch mùa vụ của xã:

Dùng công cụ RRA để phỏng vấn thu thập thông tin về cơ cấu cây trồng, mùa

vụ sản xuất của từng loại cây trồng

Lịch mùa vụ cũng được chính người dân sống trong cộng đồng bàn bạc, phân tích và thống nhất xây dựng, lịch mùa vụ là một biểu hàng trên được ghi thời gian 12 tháng trong năm Phần dưới mô tả các công việc mà có liên quan đến các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp theo thời gian trong năm: như lịch gieo trồng các loài cây trồng chính, các hoạt động sản xuất nông lâm nghiệp, lịch sử dụng lao động

Trang 26

- Đánh giá lựa chọn cây trồng vật nuôi:

Dùng công cụ RRA để phỏng vấn người dân thu thập các thông tin cần thiết Đánh giá phân loại cây trồng, vật nuôi trong đề tài sử dụng phương pháp Matrix: phương pháp này phỏng vấn một nhóm người dân cân bằng về giới cho việc lựa chọn, đánh giá cây trồng vật nuôi Phương pháp Matrix là một biểu mà hàng trên cùng ghi các loại cây trồng, vật nuôi của địa phương, cột bên trái là các tiêu chí đánh giá cây trồng vật nuôi Các ô còn lại dành để ghi kết quả đánh giá các tiêu chí cho từng cây, con Kết quả đánh giá cho mọi tiêu chí cao nhất là 10 điểm, thấp nhất là 1 điểm Hàng cuối cùng ghi tổng số điểm đánh giá tổng hợp từ các tiêu chí cho một cây, con

Phỏng vấn người dân về những loài cây, con đã được trồng hoặc nuôi ở địa phương, sau đó hướng dẫn, gợi mở cho người dân và thống nhất đưa ra các chỉ tiêu để phân loại, dựa vào các chỉ tiêu để so sánh và cho điểm

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá phân loại như là: phù hợp khí hậu, đất đai, dễ kiếm giống, dễ gây trồng, khả năng chống chịu sâu bệnh, dễ tiêu thụ, tác dụng cải tạo đất đai

Tuỳ theo từng loại cây trồng, vật nuôi khác nhau mà sử dụng những chỉ tiêu đánh giá một cách linh hoạt và hợp lý

- Đánh giá hiệu quả một số mô hình sử dụng đất của xã:

Trên cơ sở các mô hình sử dụng đất hiện có của xã, tiến hành lựa chọn các mô hình điển hình để đánh giá hiệu quả (hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, hiệu quả tổng hợp)

Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất:

Đánh giá hiệu quả kinh tế theo 2 phương pháp:

+ Phương pháp tĩnh:

Coi các chi phí và kết quả là độc lập tương đối và không chịu tác động của các nhân tố thời gian

Các công thức tính:

Trang 27

♦ Giá trị hiện tại thuần tuý NPV (Net Present Value): Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại

r

C B NPV

1 (1 )

)(

♦ Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR (Interal rate of return): Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi đó tỷ lệ chiết khấu i được xác định là tỷ lệ thu hồi nội bộ ( NPV = 0 thì i = IRR)

♦ Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR (Benefit Cost Ration):

BCR: là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất

CPV BPV

r Ct r

)1(

- Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp:

Hiệu quả tổng hợp được đánh giá trên 3 mặt hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường Để đánh giá hiệu quả tổng hợp của các phương thức canh tác chỉ

số hiệu quả tổng hợp các phương thức canh tác (Ect) của W.Rola (1994)

n

x f

f hoac f

f f

f hoac f

f Ect

n

)(

)

max 1

Trang 28

Sử dụng công cụ RRA để phỏng vấn trực tiếp các chủ hộ có mô hình cần đánh giá để thu thập các thông tin như là diện tích mô hình, cơ cấu cây trồng, thời gian trồng, biện pháp kỹ thuật áp dụng, số vốn đầu tư, nguồn vốn, năng suất, giá cả, thu nhập của các năm, số lao động sử dụng, số sản phẩm, hiệu quả sử dụng lao động

Tiến hành điều tra, kiểm tra mô hình về cơ cấu loài cây, điều tra độ che phủ của

mô hình ( điều tra thông qua các ô tiêu chuẩn dạng bản) hoặc điều tra độ tàn che thông qua phương pháp 100 điểm, đánh giá khả năng bảo vệ đất, mức độ xói mòn

Đánh gía mức độ chấp nhận của người dân đối với mô hình thông qua phương pháp hỏi ý kiến đánh giá của 30 người

- Đánh giá những thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thưc việc SDĐ của xã Dùng phương pháp phân tích SWOT để tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn,

cơ hội, thách thức việc sử dụng đất của xã trên cơ sở phòng vấn người dân và cán bộ

(4) Đề xuất các giải pháp giúp việc SDĐ của xã hiệu quả và bền vững

Từ việc nghiên cứu, phân tích một cách lôgic các tư liệu, số liệu thu thập được,

sẽ tìm ra những ưu nhược điểm của việc sử dụng đất ở địa phương, trên cơ sở đó đưa ra

những giải pháp nhằm giúp sử dụng đất tốt hơn, hiệu quả hơn

Trang 29

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã liên quan đến quản lý,

sử dụng đất

3.1.1 Lịch sử hình thành của xã

Xã Đạ K’Nàng trước năm 1999 thuộc địa danh hành chính Xã Phi Liêng Do nhu cầu phát triển kinh tế của huyện Lâm Hà, sau nhiều năm điều chỉnh địa giới tỉnh Lâm Đồng, xã Đạ K’Nàng được thành lập theo Nghị định số 79/1999/NĐ-CP ngày 24/8/1999 Đến tháng 11/2004 huyện Đam Rông được thành lập và xã Đạ K’Nàng trực thuộc huyện Đam Rông

Trước khi hình thành xã, đồng bào đã từng canh tác trên các đồi núi của xã hàng trăm năm nay Họ đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng đất, cây trồng, vật nuôi Tuy nhiên với nhu cầu như ngày nay, những kinh nghiệm đó chứa đựng nhiều lạc

hậu, không phù hợp

3.1.2 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của xã

a) Điểm điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý, ranh giới hành chính:

Xã Đạ K’Nàng nằm ở phía Nam của huyện Đam Rông - tỉnh Lâm Đồng Có ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:

+ Phía Đông giáp xã Phú Sơn huyện Lâm Hà

+ Phía Tây giáp xã Bắc Blao huyện Đắk Nông tỉnh Đắk Nông

+ Phía Nam giáp xã Phú Thọ, Đạ Đờn huyện Lâm Hà

+ Phía Bắc giáp xã Phi Liêng

* Địa hình, địa thế

Xã Đạ K’nàng có địa hình thấp dần từ phía đông bắc xuống đến tây nam Khu vực phía đông và phía bắc xã là vùng núi cao, cao độ tuyệt đối trung bình 1.000-1.100 m, độ dốc lớn >350, mức độ chia cắt rất mạnh Phía tây nam là vùng núi thấp, cao độ tuyệt đối trung bình khoảng 950 m, mức độ chia cắt trung bình, độ dốc thấp <150 Đây là vùng đất sản xuất nông nghiệp của xã

Trang 30

* Có 3 dạng địa hình chính là: Đồi núi dốc, địa hình đồi thoải, thung lũng hợp thuỷ hẹp

+ Địa hình đồi núi dốc: Độ dốc phổ biến từ 150 - 250, có nơi độ dốc rất lớn

300- 400 Dạng địa hình này chủ yếu thuộc khu vực đất lâm nghiệp có rừng

+ Địa hình đồi thoải: Đây là dạng địa hình chính trồng cây lâu năm của xã, độ

dốc phổ biến từ 80 - 150 đa số có diện tích tập trung thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp mà chủ yếu là cây lâu năm

+ Địa hình thung lũng hợp thuỷ hẹp: Dạng địa hình này nằm chủ yếu ở phía

tây nam của xã, đây là dạng địa hình chính trồng cây hàng năm của xã (lúa nước, lúa rẫy, các loại hoa màu…), độ dốc phổ biến từ 00 - 80 Phân bố theo thung lũng suối, đa số có diện tích nhỏ, phân tán, gây khó khăn cho công tác tổ chức sản xuất

III.1 Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ 249,31 4,80

IV.1 Đất mùn nâu vàng trên đá diorit 2.198,67 42,33

( Nguồn: Trung tâm nghiên cứu đất, phân bón và môi trường miền Nam)

Trang 31

* Khí hậu thời tiết

Đạ K’nàng nằm trong vùng núi cao phía Bắc huyện Đam Rông Khí hậu tuy phân hoá theo mùa nhưng quanh năm đều mát mẻ, thuận lợi cho đời sống con người

và phát triển nhiều loại cây trồng vật nuôi có giá trị

- Nhiệt độ không khí:

Đạ K’nàng là một xã có vùng khí hậu tương đối đồng nhất với vùng Tây Nguyên nên khi hậu thời tiết tương đối là mát mẻ Nhiệt độ trung bình mùa mưa 17,20C, nhiệt độ trung bình mùa khô 27,50C Số giờ nắng trong năm từ 2.343,45 giờ

- Sự phân mùa, lượng mưa và độ ẩm không khí:

+ Mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, độ ẩm trung bình 76,5% + Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa chiếm từ 75 - 90% lượng mưa trong trong năm, độ ẩm trung bình 80,0 %

+ Lượng mưa không đáng kể chỉ chiếm từ 10 - 25% lượng mưa trong trong năm

+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.644,9 mm

Với đặc điểm khí hậu trên thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu mùa vụ nhằm đa dạng hoá cây trồng Tuy nhiên với lượng mưa tập trung lớn vào 4 tháng lại trùng với thời kỳ thu hoạch của một số loại cây trồng trọng điểm (nhất là cà phê) gây trở ngại cho việc thu hoạch bảo quản

Mặt khác lượng mưa lớn, gây xói mòn rửa trôi đối với đất không canh tác, gây trở ngại cho việc làm đất cũng như quá trình nẩy mầm, phát triển của cây trồng thời kỳ còn nhỏ Về mùa khô: với lượng mưa quá ít, lượng bốc hơi quá cao gây mất nước cho cây trồng nếu không được tưới Hơn nữa thời kỳ này trùng với thời kỳ ra hoa, phát dục của một số cây trồng (đặc biệt là cà phê), nhu cầu nước cho cây rất lớn, nếu không đủ nước tưới sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới năng suất cây trồng sau này

Như vậy, có thể thấy rằng khí hậu vừa là thuận lợi nhưng cũng vừa là khó khăn cho ngành nông nghiệp của xã Việc bố trí cơ cấu cây trồng phù hợp với đặc

Trang 32

đặc khi hậu, tận dụng được những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế là một yêu cầu quan trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp theo hướng tăng năng suất, chất lượng ở địa phương

Số liệu khí tượng thủy văn của khu vực nghiên cứu được thể hiện ở biểu 3.2

Biểu 3.2 Số liệu khí tượng thuỷ văn khu vực Đam Rông

(Nguồn: Trạm Khí tượng thủy văn Liên Khương)

- Nhiệt độ không khí 19,2 20,3 21,5 22,3 22,4 22,0 21,6 21,6 21,3 20,9 20,3 19,6 21,1

Cao nhất TB 25,6 28,8 30,2 30,0 28,7 26,5 27,2 27,0 26,9 26,4 26,3 26,0 27,5 Thấp nhất TB 25,6 15,2 16,0 18,2 19,2 19,2 18,6 19,0 18,2 17,6 16,6 14,8 17,2 Thấp nhất tuyệt đối 6,8 6,4 8,6 10,9 14,4 15,8 15,0 14,8 14,3 11,4 6,6 7,4 6,4 Biên độ ngày 11,5 13,6 14,2 11,8 9,5 7,3 8,6 8,0 8,7 8,8 9,7 11,2 10,3

* Tài nguyên nước

- Tài nguyên nước mặt

Tài nguyên nước mặt ở Đạ K’nàng khá lớn bao gồm nước các phụ lưu của

hệ thống suối Đạ K’nàng cung cấp Các suối này có nước thường xuyên, thường chảy từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây Ngoài việc vận chuyển phù sa tạo ra các giải đất phù sa màu mỡ ven suối, chúng còn là nguồn cung cấp nước tưới cho cây trồng trong mùa khô Có thể xây dựng nhiều hồ đập nhỏ lấy nước phục vụ đời sống và sản xuất

- Tài nguyên nước ngầm

Chưa có kết quả điều tra nghiên cứu chi tiết ở địa phương Nhưng qua kết

Trang 33

quả điều tra ở các vùng lân cận cho thấy: nước ngầm trong khu vực được chứa trong tất cả các loại đá với trữ lượng và độ tinh khiết khác nhau Được chia thành 3 địa tầng chứa nước chính:

- Tầng chứa nước lỗ hổng, tầng chứa nước lỗ hổng - khe nứt, tầng chứa nước khe nứt

b) Đặc điểm kinh tế xã hội

* Dân số, lao động

Theo số liệu báo cáo tổng kết kinh tế xã hội xã Đạ K’Nàng năm 2011 Tổng dân số có trên địa bàn xã là 5.158 người/1.231 hộ trong đó 3.078 người/537 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 59.67% tổng số người và 43,62% tổng số hộ của toàn xã

Biểu 3.3 Dân số, lao động toàn xã qua các năm

(Nguồn: Theo số liệu báo cáo tổng kết của xã Đạ K’Nàng)

4 Tổng số người trong độ tuổi lao động người 2.401 2.553

Trang 34

Qua bảng trên ta thấy:

Tổng diện tự nhiên toàn xã là 5.193,73 ha, bình quân diện tích trên người thì đạt 1,01 ha/người Tuy nhiên do diện tích chủ yếu của xã là đất lâm nghiệp 3.319,65

ha chiếm đến 63,92%; diện tích đất sản xuất nông nghiệp xã 1.476.55 ha như vậy bình quân đầu người đạt 0,29 ha/người và 1,2 ha/hộ là thấp Do đó có một số một thiếu đất sản xuất Cần đề xuất chuyển đổi một số diện tích đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp hoặc phát triển nông lâm kết hợp

Tổng số lao động của xã năm 2011 là 2.553 người trong độ tuổi lao động, lao động có việc làm 2.335 người chiếm 91,45% tổng số người trong độ tuổi lao động toàn xã Lao động có việc làm tập trung chủ yếu trong ngành sản xuất nông nghiệp (2.129 người chiếm đến 91,2% tổng lao động có việc làm)

Hầu hết lao động trong xã đều chưa qua đào tạo, việc phát triển sản xuất chủ yếu thông qua kinh nghiệm sản xuất là chính

Lao động được đào tạo hoặc có tay nghề khá thường có xu hướng di chuyển đến huyện, tỉnh khác làm việc (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương…) nơi có nhu cầu lao động lớn, thu nhập tương đối cao

Do chất lượng nguồn nhân lực của chưa cao, việc áp dụng cơ khí hoá vào sản xuất chưa nhiều, khó khăn vốn sản xuất, thị trường sản phẩm bấp bênh… Làm cho thu nhập của người dân trong xã thấp, cuộc sống gặp nhiều khó khăn Ước tính thu nhập bình quân đầu người của xã đạt từ 8-9 triệu đồng năm 2010 Tỷ lệ hộ nghèo cao, toàn xã năm 2011 tỷ lệ hộ nghèo là 41,9% Nguyên nhân nghèo chủ yếu là do người dân thiếu đất sản xuất, thiếu vốn sản xuất, đông con, ốm đau bệnh tật, trình

độ dân trí thấp, tập quán canh tác lạc hậu, xuất phát điểm thấp so với các xã khác trong huyện, lưu thông hàng hoá khó khăn, đồng bào dân tộc gốc địa phương chiếm

tỷ lệ cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn kém, thiên tai dịch bệnh thường xuyên xảy ra…

* Đánh giá thực trạng và nguyên nhân đói nghèo:

- Theo số liệu điều tra mới nhất thì số hộ nghèo toàn xã năm 2011 là 447

hộ, chiếm tỷ lệ 36,34%, các hộ nghèo đều là đồng bào dân tộc thiểu số Như

Trang 35

vậy, đến nay tỷ lệ hộ nghèo đã giảm gần 29% so với năm 2008 (tỷ lệ hộ nghèo

chiếm 65%) Tuy nhiên, vẫn còn những hộ thoát nghèo chưa bền vững, nguy cơ

tái nghèo là rất cao

Biểu 3.4 Hiện trạng số hộ nghèo xã Đạ K’Nàng

- Nguyên nhân khách quan

Xã có địa hình phức tạp, đồi núi cao bị chia cắt mạnh nên khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Mặt khác, vị trí của xã xa trung tâm huyện nên điều kiện phát triển công nghiệp, dịch vụ cũng như giao lưu kinh tế gặp nhiều khó khăn, chưa thu hút được sự đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế trong và ngoài Tỉnh Việc liên kết giữa khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa chặt chẽ, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là tiêu thụ tại chỗ do vậy thường bị tư thương ép giá, thu nhập người dân rất bấp bênh theo mùa vụ

Diện tích rừng chiếm phần lớn trong tổng diện tích tự nhiên toàn xã, diện

tích đất sản xuất nông nghiệp rất ít (chỉ chiếm 28,43% diện tích đất tự nhiên)

Kinh tế xã hội của xã phát triển chậm, xuất phát điểm thấp, chưa phát huy được hết tiềm năng, thế mạnh của địa phương

- Nguyên nhân chủ quan

Trang 36

Một số chương trình đầu tư hỗ trợ cho người nghèo chưa phát huy hết hiệu quả do cán bộ chỉ đạo còn gặp nhiều lúng túng trong khâu hướng dẫn thực hiện, đầu tư giàn trải, mang nặng tính hình thức Việc xây dựng mô hình sản xuất thiếu nghiên cứu, hiệu quả thấp, chưa điển hình để người dân có thể tiếp cận, học tập và nhân rộng trong vùng Đó cũng là nguyên nhân làm cho tốc độ giảm nghèo chậm

Cơ sở hạ tầng còn yếu kém thiếu đồng bộ, chưa đảm bảo phục vụ cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn như thu hút các nhà đầu tư vào địa phương, khó hình thành những vùng nguyên liệu nông sản trên địa bàn

Kinh tế nông hộ thấp, vốn đầu tư vào sản xuất như: cải tạo giống, cải tạo đồng ruộng, bón phân cho cây trồng, thức ăn cho gia súc và làm chuồng trại chăn nuôi chưa được người dân chú trọng đầu tư Vì vậy, năng suất cây trồng thấp và chăn nuôi kém hiệu quả

Người dân đa số là đồng bào dân tộc thiểu số (chiếm 60% dân số) trình

độ dân trí thấp, sức ỳ trong các tập quán lạc hậu chậm bị xóa bỏ, ý thức tự lực vươn lên còn hạn chế, thiếu tính cần cù, tiết kiệm, còn trong chờ ỷ lại vào sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước Nên điều kiện để giao lưu học hỏi trong sản xuất, trong thương mại hóa nền kinh tế gặp nhiều khó khăn

Trên cơ sở xác định thực trạng và nguyên nhân cơ bản của đói nghèo, công tác xóa đói giảm nghèo được xác định là nhiệm vụ hàng đầu, trước mắt và lâu dài, gắn liền với phát triển kinh tế xã hội trong vùng đồng bào dân tộc Toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, các nguồn vốn, nhân lực được tập trung cho công tác xóa đói giảm nghèo Đầu tư hỗ trợ sản xuất, định canh định cư, xây dựng cơ sở hạ tầng đã tác động tích cực vào bộ mặt nông thôn, giúp ổn định cuộc sống cho đồng bào, để con em có điều kiện học tập nâng cao trình độ dân trí Nhờ vậy, đời sống của đồng bào từng bước được cải thiện, góp phần phát triển kinh tế và từng bước giảm được đói, xóa được nghèo một cách bền vững

Trang 37

* Thực trạng Biến động diện tích, năng suất, SL các loại cây trồng và vật nuôi xã

Đạ K’Nàng

- Trồng trọt

+ Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng

Diện tích gieo trồng các loại cây trồng của xã có nhiều biến động giai đoạn

từ năm 2008 đến nay Sự thay đổi này chủ yếu do cơ cấu các loại cây trồng quyết định

Giai đoạn này đánh dấu sự giảm diện tích gieo trồng của các loại cây ngắn ngày Cây trồng chủ yếu là cây lúa được phát triển trên những chân đất có nước tưới, đất ruộng khó có khả năng chuyển đổi sang các loại cây khác đặc biệt là cây dài ngày Còn cây công nghiệp ngắn ngày trong giai đoạn này giá cả biến động lớn, không ổn định do đó không cạnh tranh được với cây công nghiệp dài ngày có giá trị cao hơn

Do đó diện tích cây ngắn ngày chuyển đổi gần như hoàn toàn sang trồng cây dài ngày Cụ thể cây lương thực có hạt giảm 2,74%, cây rau đậu các loại giảm 1,46%

Diện tích gieo trồng cây lâu năm nhất là cây công nghiệp lâu năm trong thời gian này cũng biến động tăng nhưng ở mức nhẹ Đến năm 2011 tổng diện tích gieo trồng cây lâu năm toàn xã là 1.401,0 ha tăng 6,37% so với năm 2008 Trong đó: Cây công nghiệp lâu năm 1.395,0 ha tăng 6,31% và cây ăn quả 6 ha, tăng 25,99% so với

2008

Trang 38

Biểu 3.5.Tình hình sản xuất ngành trồng trọt giai đoạn 2008 – 2011

II Đất trồng cây lâu năm 1.164,0 1.316,0 1.338,0 1.401,0 6,37

1 Cây công nghiệp lâu

là rất thấp

Chăn nuôi đại gia súc: Tổng đàn đại gia súc của xã năm 2011 là 295 con Trong đó: Trâu 11 con, bò 284 con Số lượng biến động hàng năm là không lớn Nguyên nhân là các hộ nuôi chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, phương thức nuôi chủ yếu là thả rông, sản phẩm phục vụ cho nhu cầu gia đình (ma chay, tế lễ Mặt khác, giống trâu bò chủ yếu là giống địa phương nên sản lượng đạt được là rất thấp

Trang 39

Chăn nuôi gia súc (lợn), gia cầm (gà, vịt ) cũng phát triển từ lâu trong xã Tuy nhiên những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra rất phức tạp đặc biệt là bệnh cúm gà, bệnh lở mồm long móng (ở lợn) làm cho bà con hoang mang không dám phát triển quy mô lớn nên hàng năm về số lượng cũng như sản lượng gia súc gia cầm toàn xã biến động nhiều Năm 2011 tổng đàn lợn của xã 745 con, gia cầm

các loại 9.314 con

Biểu 3.6 Thực trạng phát triển chăn nuôi xã Đạ K’Nàng giai đoạn 2008-2011

Trang 40

Biểu 3.7 Hiện trạng các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã Đạ K’Nàng

Chiều dài

(km)

Chiều rộng

1 Đường GTNT thôn Pul 0,50 3,5 Cấp phối sỏi đồi

2 Đường GTNT thôn Băng Bá 0,67 3,5 Cấp phối sỏi đồi

3 Đường GTNT thôn Đạ Knàng 0,75 3,5 Cấp phối sỏi đồi Theo số liệu thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông huyện Đam Rông do Phòng Công thương tiến hành điều tra: Tổng chiều dài đường giao thông các loại trên địa bàn xã Đạ K’Nàng là 44,97 km trong đó đường nhựa 18,95 km, đường BTXM 1,5 km, đường sỏi đồi 10,02 km còn lại là đường đất

+ Tuyến Quốc lộ 27: Đây là tuyến giao thông huyết mạch xã Đoạn qua xã có chiều dài 8,0 km, lộ giới đường rộng 15 m Đường bê tông nhựa rộng 5-8 m, chất lượng tương đối, đi lại thuận lợi

+ Tuyến liên xã: đoạn qua xã nối với quốc lộ 27 có chiều dài 4,0 km, nền đường rộng trung bình 10 m Đường có chất lượng tốt, đi lại thuận lợi

+ Các tuyến đường khu dân cư: Các tuyến đường khu dân cư các thôn nói chung là đi lại thuận lợi Các thôn chủ yếu là đường đất, cần đầu tư mở rộng, cải tạo mặt đường

+ Các tuyến đường sản xuất: Chủ yếu là đường mòn nối từ các khu dân cư ra các vùng sản xuất, đường hẹp đi lại rất khó khăn, đặc biệt vào mùa mưa Vì vậy, trong những năm tới cần đầu tư mở rộng, cải tạo lại mặt đường để phục vụ tốt hơn nhu cầu đi lại và sản xuất của nhân dân

Ngày đăng: 01/09/2017, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w