Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 103 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
103
Dung lượng
1,31 MB
Nội dung
1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS Đỗ Thị Thanh Vinh đã tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo Trường Đại học Nha Trang đã truyền đạt các kiến thức chuyên môn tạo nền tảng về lý luận cho nghiên cứu của tôi. Cảm ơn các cán bộ ở Sở Giáo duc và Đào tạo tỉnh Kiên Giang, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện U Minh Thượng đã tận tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập tài liệu liên quan đến luận văn. 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của bản thân tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào khác. 3 Danh mục các chữ viết tắt - GD-ĐT : Giáo dục và Đào tạo - GD : Giáo dục - CBQL : Cán bộ quản lý - CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - NNL : Nguồn nhân lực - PTNNL : Phát triển nguồn nhân lực - MG : Mẫu giáo - THCS : Trung học cơ sở - THPT : Trung học phổ thông - BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương - TH : Trung học - CĐ : Cao đẳng - ĐH : Đại học - TTDN : Trung tâm dạy nghề - TTHTCĐ : Trung tâm học tập cộng đồng - HS : Học sinh - PCGD : Phổ cập giáo dục - BHXH : Bảo hiểm xã hội 4 Danh mục bản đồ 1. Bản đồ Hành chính tỉnh Kiên Giang 2. Bản đồ Hành chính huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang Danh mục biểu đồ Biểu đồ 2.1: Quy mô phát triển học sinh Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ tốt nghiệp của học sinh Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ học sinh lưu ban Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ học sinh bỏ học Biểu đồ 2.5: Tỷ trọng giáo viên các cấp học Biểu đồ 2.6: Quy mô phát triển giáo viên Biểu đồ 2.7: Xếp loại giáo viên hàng năm Biểu đồ 2.8: Trình độ cán bộ quản lý Biểu đồ 2.9: Cơ cấu độ tuổi giáo viên Biểu đồ 3.1: Dự báo phát triển quy mô học sinh Biểu đồ 3.2: Phát triển quy mô giáo viên Danh mục bảng Bảng 2.1: Quy mô trường lớp học Bảng 2.2: Quy mô phát triển học sinh qua các năm Bảng 2.3. Tỉ lệ lưu ban, bỏ học và tốt nghiệp ở các cấp học phổ thông Bảng 2.4: Chất lượng, cơ cấu giáo viên năm học 2010-2011 Bảng 2.5. Số lượng giáo viên mầm non, phổ thông qua các năm Bảng 2.6. Tỉ lệ phân bổ giáo viên/lớp qua các năm Bảng 2.7: Số cán bộ quản lý qua các năm Bảng 2.8: Tình hình chuẩn hoá của giáo viên Mầm non và Phổ thông qua các năm Bảng 2.9: Kết quả tổng hợp xếp loại viên chức Bảng 2.10: Trình độ cán bộ quản lý giáo dục Bảng 2.11 : Đánh giá năng lực quản lý (chỉ đánh giá hiệu trưởng) Bảng 3.1 : Dự báo dân số theo nhóm tuổi từ 2011-2015 Bảng 3.2 : Dự báo quy mô trường lớp, học sinh đến năm 2015 Bảng 3.3: Dự báo nhu cầu cán bộ quản lý đến năm 2015 Bảng 3.4: Dự báo số lượng giáo viên mầm non, phổ thông đến năm 2015 5 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỞ ĐẦU 7 1. Tính cấp thiết của đề tài 7 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 3. Mục tiêu nghiên cứu 9 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 10 5. Phương pháp nghiên cứu 10 6. Những đóng góp của luận văn 11 7. Kết cấu của luận văn: 11 Chương 1LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCTRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 13 1.1 Nguồn nhân lực và vai trò của phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội 13 1.1.1. Các quan niệm về nguồn nhân lực 13 1.1.1.1 Phát triển nguồn nhân lực 14 1.1.1.2 Sự cần thiết khách quan phát triển nguồn nhân lực 15 1.1.2 Các yếu tố cấu thành nguồn nhân lực 17 1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội 17 1.2 Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD- ĐT 18 1.2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD- ĐT 18 1.2.1.1 Là một bộ phận nguồn nhân lực có học vấn cao nhất 18 1.2.1.2 Kết quả hoạt động của nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD- ĐT không chỉ phụ thuộc vào bản thân nó mà còn phụ thuộc vào môi trường xã hội 19 1.2.1.3 Chất lượng nguồn nhân lực GD- ĐT quyết định đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nói chung của quốc gia 20 1.2.2 Nội dung phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD- ĐT 21 1.2.2.1 Số lượng nguồn nhân lực GD- ĐT 21 1.2.2.2 Chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT 23 1.2.2.3 Cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT 25 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT 26 1.2.3.1 Chính sách phát triển GD-ĐT của quốc gia 26 1.2.3.2 Đầu tư cho GD-ĐT 27 1.2.3.3 Cơ chế, chính sách sử dụng, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực GD-ĐT 28 1.2.4 Yêu cầu của phát triển nguồn nhân lực ngành GD-ĐT 30 1.3 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD- ĐT Error! Bookmark not defined. 1.3.1 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục Error! Bookmark not defined. 1.3.2 Kinh nghiệm nước ngoài Error! Bookmark not defined. Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCNGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN U MINH THƯỢNG -TỈNH KIÊN GIANG 31 2.1 Khái quát về đặc điểm tình hình ngành giáo dục huyện U Minh Thượng 31 2.1.1 Điều kiện tự nhiên 31 2.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 33 2.2 Thực trạng ngành Giáo dục huyện U Minh Thượng 37 2.2.1 Khái quát về sự nghiệp Giáo dục của Huyện 37 2.2.2 Thực trạng Giáo dục huyện 38 2.2.2.2 Mạng lưới trường lớp 39 2.2.2.3 Về học sinh 40 2.2.2.4 Về đội ngũ giáo viên 44 6 2.2.2.5 Về cơ sở vật chất 45 2.3 Thực trạng nguồn nhân lực Giáo dục trong thời gian qua ở huyện U Minh Thượng. 46 2.3.1 Phòng Giáo dục – đào tạo huyện 46 2.3.2 Số lượng nguồn nhân lực ngành Giáo dục- đào tạo 48 2.3.2.1 Về đội ngũ giáo viên 49 2.3.2.2Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 51 2.3.3 Chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT 52 2.3.3.1 Về chất lượng đội ngũ giáo viên 52 2.3.3.2 Về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 55 2.3.4 Cơ cấu nguồn nhân lực GD-ĐT 57 2.3.4.1 Về cơ cấu đội ngũ giáo viên 57 2.3.4.2 Về cơ cấu đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục 58 2.4 Hiện trạng quản lý và sử dụng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT 59 2.5 Đánh giá chung 63 2.5.1. Những thành tựu và bất cập chủ yếu 63 2.5.1.1. Thành tựu 63 2.5.1.2. Những tồn tại và bất cập chủ yếu 64 2.5.2. Nguyên nhân 66 Chương 3GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN U MINH THƯỢNG - TỈNH KIÊN GIANG 71 3.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong ngành giáo dục 71 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực đặt ra đối với việc phát triển GD-ĐT 71 3.1.2. Mục tiêu chiến lược phát triển GD-ĐT 73 3.1.3. Định hướng phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của tỉnh Kiên Giang 74 3.2 Dự báo về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo của Huyện đến năm 2015. 77 3.2.2 Dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD- ĐT 80 3.2.2.1 Về số lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD- ĐT 81 3.2.2.2 Về chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo 82 3.2.2.3 Về cơ cấu nguồn nhân lực trong lĩnh vực Giáo dục – đào tạo 84 3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục huyện U Minh Thượng 85 3.3.1 Tăng cường nâng cao nhận thức cho đội ngũ giáo viên, CBQL 85 3.3.2. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch nguồn nhân lực GD-ĐT 86 3.3.3 Tiến hành rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo có chất lượng và đồng bộ về cơ cấu 88 3.3.4 Hoàn thiện cơ chế, chính sách trong phạm vi địa phương sử dụng và đãi ngộ đối với đội ngũ nhá giáo 89 3.3.5 Tăng cường các điều kiện phục vụ công tác quản lý và giảng dạy 92 3.3.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. 94 KIẾN NGHỊ 95 KẾT LUẬN 97 PHỤ LỤC 99 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy “ Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “ Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, Người nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu ” 1 , muốn xây dựng một đất nước “Dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh” không thể không phát triển giáo dục. Hơn lúc nào hết toàn Đảng và toàn dân ta đang hết sức quan tâm chăm lo đến sự phát triển của giáo dục “thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu” 2 . Mặt khác, để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải huy động mọi nguồn lực cần thiết, bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực công nghệ, nguồn lực tài nguyên, các ưu thế và lợi thế về điều kiện địa lý, thiên nhiên, chính trị,… Trong các nguồn lực này thì nguồn nhân lực là quan trọng nhất, quyết định các nguồn lực khác. Hiện nay, ở nước ta sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực cho ngành GD-ĐT. Nguồn nhân lực ngành GD-ĐT có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực nói chung của đất nước. Trên thực tế, những năm qua và hiện nay mặc dù nguồn nhân lực GD-ĐT đã tăng cả về số lượng, chất lượng và sự thay đổi về cơ cấu,… Tuy nhiên với yêu cầu mà quá trình phát triển kinh tế và quá trình hội nhập đang đặt ra thì nguồn nhân lực trong GD-ĐT còn nhiều bất cập như: chất lượng nguồn nhân lực GD-ĐT còn chưa cao, cơ cấu nguồn nhân lực giáo dục- đào tạo còn thiếu cân đối giữa các vùng, miền; cơ chế, chính sách sử dụng, sắp xếp, bố trí còn chưa phù hợp, chưa thỏa đáng, việc đầu tư còn thấp, chưa xứng đáng với vai trò và vị thế của đội ngũ này. Chính vì vậy việc phát triển nguồn nhân lực trong giáo dục và đào tạo (GD- ĐT) là hết sức quan trọng và cần thiết. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã định hướng cho việc phát triển nguồn nhân lực Việt Nam “ Người lao động có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn với một nền khoa học- công nghệ và hiện đại”. Ngày 15/6/2004 Ban Bí thư khóa IX đã ban hành Chỉ thị số 40 CT/TW về xây dựng, 1 Hồ Chí Minh toàn tập, tr.26. 2 Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, tr. 130. 8 nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhằm mục tiêu là “xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chuẩn hóa, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo; thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Kế thừa và phát triển Nghị quyết Đại hội IX và Đại hội X, Đại hội XI đã chỉ rõ chiến lược đột phá của giáo dục và đào tạo là: “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân” theo hướng “chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt” 3 . Và trên cơ sở thực tiễn giáo dục- đào tạo của tỉnh Kiên Giang, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU “ về phát triển GD-ĐT đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, đồng thời UBND Tỉnh đã xây dựng đề án “xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục Tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015”. Như vậy, việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT phải đặt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, phải ở vị trí trung tâm, chiến lược của mọi chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành GD-ĐT cho từng địa phương được xây dựng trên cơ sở phân tích điểm mạnh và những yếu điểm của địa phương để từ đó có chính sách khuyến khích, phát huy thế mạnh, hạn chế những mặt còn tồn tại. Huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên giang là huyện vùng sâu, được thành lập vào tháng 5/2007. Những năm qua, nhờ có chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương nên hoạt động GD-ĐT đã đạt một số thành tựu quan trọng góp phần đưa sự nghiệp GD-ĐT của Huyện từng bước nâng lên cả về số lượng và chất lượng, góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn lực lao động cho địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Song, nhìn chung chất lượng giáo dục vẫn còn có những hạn chế nhất định. Một trong những nguyên nhân đó là trình độ, năng lực của đội ngũ nhà giáo và 3 Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI, tr.32. 9 cán bộ quản lý ở các trường chưa đáp ứng yêu cầu. Đây là vấn đề mà cấp ủy Đảng, Chính quyền huyện U Minh Thượng hết sức quan tâm và đang tìm một giải pháp để tháo gỡ. Xuất phát từ yêu cầu đó, nên tôi đã chọn đề tài: “Phát triển nguồn nhân lực cho ngành giáo dục ở huyện U Minh Thượng- tỉnh Kiên Giang” để nghiên cứu với mong muốn góp phần thiết thực vào sự nghiệp phát triển nền giáo dục của Huyện, đồng thời luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trong những năm gần đây, vấn đề nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực đã thu hút không ít sự quan tâm của các nhà quản lý, các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà nghiên cứu, các Viện, các Trường Đại học. Đã có rất nhiều công trình khoa học được công bố trên các sách báo, tạp chí, yêu cầu về phương hướng, giải pháp phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội như: TS. Nguyễn Hữu Dũng: “ Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực con người ở Việt Nam, NXB Lao động- Xã hội , Hà Nội 2003”, tác giả Lê Thị Ái Lâm: “ Phát triển nguồn nhân lực thông qua Giáo dục- Đào tạo và kinh nghiệm Đông Á , NXB khoa học- xã hội, Hà Nội 2003, viết về: Một số luận giải lý thuyết về phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo; Vai trò phát triển nguồn nhân lực, Chiến lược công nghiệp hóa và sự phù hợp lẫn nhau với phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh phát triển nguồn nhân lực, Vấn đề và giải pháp hiện nay của phát triển nguồn nhân lực, Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đào tạo ở Đông Á. “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 2004” của Phạm Thành Nghị, Vũ Hoàng Ngân, , “Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NXB Khoa học Giáo dục, Hà Nội 2002” của TS. Nguyễn Thanh, Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, ở tỉnh Kiên Giang chưa có đề tài nào đi sâu nghiên cứu vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành giáo dục, đặc biệt là đối với các địa bàn vùng sâu như huyện U Minh Thượng. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang; chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu trong lĩnh vực 10 này, từ đó đưa ra những quan điểm và một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT. - Phân tích thực trạng của nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT hiện nay ở huyện U Minh Thượng; chỉ ra những thành công, hạn chế chủ yếu và các nguyên nhân của nó; - Dự báo về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT của huyện U Minh Thượng trong giai đoạn 2011-2015. - Đề xuất một số giải pháp thiết thực nhằm phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT ở huyện U Minh Thượng trong giai đọan hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm cán bộ quản lý, những người làm công tác giảng dạy ở tất cả các trường trên địa bàn huyện U Minh Thượng, không chỉ về mặt số lượng mà cả về mặt chất lượng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trong hệ thống các trường công lập 4 và nguồn nhân lực được tính cho người lao động trong độ tuổi. Công tác dự báo nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT được thực hiện cho giai đoạn 2011-2015. Đề tài thực hiện trên địa bàn huyện U Minh Thượng, số liệu thu thập từ Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, Phòng GD-ĐT huyện và các trường trên địa bàn Huyện U Minh Thượng. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2007-2008 đến năm học 2010- 2011. 5. Phương pháp nghiên cứu - Các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp Trên cơ sở số liệu thu thập được từ Sở GD-ĐT tỉnh Kiên Giang, phòng GD- ĐT Huyện và các trường công lập trên địa bàn huyện, tác giả thống kê số liệu, tiến hành so sánh các chỉ tiêu qua các năm từ đó phân tích, đánh giá thực trạng, chỉ ra những mặt mạnh, yếu trong phát triển nhân lực ngành giáo dục huyện các năm qua. - Phương pháp dự báo cầu nhân lực 4 Hiện tại trên địa bàn Huyện chỉ có 1 trường dạy nghề đang xây dựng, đến cuối năm 2013 mới hoàn thành. [...]... Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ, quy định định mức biên chế giáo viên / lớp 11 Chương 1: Lý luận chung về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực GD-ĐT Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ngành Giáo dục ở huyện U Minh Thượng - tỉnh Kiên Giang 12 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN... lược phát triển, đồng thời là chủ thể phát triển 7, Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những y u tố quyết định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước” 8 Nguồn lực con người là điểm cốt y u nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy y u tố con người và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Vai trò và vị trí của nguồn nhân lực. .. lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình trong nền kinh tế 1.1.3 Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế xã hội Bất cứ sự phát triển nào cũng đ u phải có một động lực thúc đẩy Phát triển kinh tế xã hội được dựa trên nhi u nguồn lực: Nhân lực, vật lực, tài lực, … Song chỉ có nguồn lực con người mới tạo ra động lực cho sự phát triển, những nguồn lực khác muốn... triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhi u nguyên nhân khác nhau Trước hết sự phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhu c u về lao động Sở dĩ như vậy bởi y u c u phát triển của xã hội, nguồn nhân lực xã hội ngày càng tăng, nhu c u ti u dùng của xã hội ngày càng lớn, ngày càng phong phú đa dạng Đi u đó tất y u xã hội phải tạo ra nhi u của cải theo đà phát triển ngày càng tăng, nghĩa là lực lượng tham gia... nguồn nhân lực là nhân kh u có năng lực lao động tất y u, thích ứng được với nhu c u phát triển kinh tế - xã hội Nhân lực là tổng nhân kh u xã hội, là nguồn tài nguyên Tài nguyên nhân lực là tiền đề vật chất của tái sản xuất xã hội Tài nguyên nhân lực vừa là động lực vừa là chủ thể của sự phát triển, có tính năng động trong tái sản xuất xã hội Chính vì lẽ đó khi phân tích về nguồn tài nguyên nhân lực, ... tế-quản trị kinh doanh Căn cứ vào quy định chuẩn sẽ cho ta thấy số lượng nguồn nhân lực GD-ĐT đủ hay thi u Tuy nhiên quy định chuẩn ở mỗi nước có sự khác nhau, và ở mỗi thời kỳ sẽ có sự khác Việc phát triển nguồn nhân lực GD-ĐT đòi hỏi phải luôn đảm bảo về số lượng nguồn nhân lực trong mỗi giai đoạn phát triển nhất định của ngành GD-ĐT Vì ở mỗi 22 giai đoạn phát triển nền kinh tế, sự phát triển của quy... của nguồn nhân lực GD-ĐT là đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng, chất lượng và nhằm biến đổi nguồn nhân lực theo từng thời kỳ khác nhau cho phù hợp với y u c u khách quan của nền kinh tế Để tạo ra một nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn nhất định và có một kỹ năng vững chắc thì phụ thuộc phần lớn vào đội ngũ nguồn nhân lực GD-ĐT, tức là cần có những cán bộ quản lý giáo dục chuyên s u, ... mới Hơn thế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa y u c u nguồn nhân lực phải có sự chuyển biến về chất từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ Sự phân tích trên cho thấy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một tất y u khách quan, là xu thế phát triển của thời đại là y u c u tất y u của quá trình công... Cơ c u nguồn nhân lực GD-ĐT Cơ c u đội ngũ nguồn nhân lực GD-ĐT bao gồm số: cán bộ quản lý, nhân viên, chuyên viên kỹ thuật ; số giáo viên các cấp, bậc học trong toàn ngành GD-ĐT Cơ c u nguồn nhân lực GD-ĐT được phản ánh qua các chỉ số như : - Tỉ lệ % cán bộ lãnh đạo quản lý giáo dục, chuyên viên giáo dục, thanh tra viên từ Bộ /cơ quan ngang Bộ đến Sở , Phòng; - Tỉ lệ % Hi u trưởng, phó hi u trưởng... kỹ thuật, nhu c u sử dụng lao động ở địa phương và các mối quan hệ xã hội khác Trong một chừng mực nào đó nguồn nhân lực đồng nghĩa với nguồn lao động, nhưng nói về nguồn nhân lực là nói tới chất lượng của lao động 1.1.1.1 Phát triển nguồn nhân lực Từ khái niệm về nguồn nhân lực, chúng ta có thể hi u về phát triển nguồn nhân lực là gia tăng giá trị cho con người trên các mặt đạo đức, trí tuệ, kỹ năng . PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN U MINH THƯỢNG - TỈNH KIÊN GIANG 71 3.1. Quan điểm phát triển nguồn nhân lực trong ngành giáo dục 71 3.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực. khách quan phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhi u nguyên nhân khác nhau. Trước hết sự phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhu c u về lao động. Sở dĩ như vậy bởi y u c u phát triển của. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰCNGÀNH GIÁO DỤC Ở HUYỆN U MINH THƯỢNG -TỈNH KIÊN GIANG 31 2.1 Khái quát về đặc điểm tình hình ngành giáo dục huyện U Minh Thượng 31 2.1.1 Đi u kiện tự nhiên