1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang

95 1,2K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 95
Dung lượng 1,84 MB

Nội dung

Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh lâu bền của công ty.Tuy nhiên,

Trang 1

KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HẬU GIANG ( HAMACO )

Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện

MSSV: 4084937 Lớp: Quản Trị Kinh Doanh tổng hợp 1 khóa 34

Trang 2



Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, khoa kinh

tế - Quản trị kinh doanh và đặc biệt là cô Châu Thị Lệ Duyên đã cung cấp cho tôi những kiến thức và hướng dẫn tôi hoàn thành chuyên đề này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo cùng các cô chú anh chị trong công ty cổ phần vật tư Hậu Giang - HAMACO, cũng như phòng Marketing đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thu thập thông tin, học hỏi kinh nghiệm thực tế và tận tình hướng dẫn tôi trong thời gian thực tập tại Công ty

Do hạn chế về thời gian và không gian nên bài viết không tránh khỏi sai sót

Vì thế, tôi mong quý thầy cô và các cô chú anh chị đóng góp thêm ý kiến cho đề tài này và giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong công việc sau này

Cuối cùng tôi xin kính chúc quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ và các cô chú anh chị trong công ty HAMACO được dồi dào sức khỏe và đạt được thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống

Cần Thơ, ngày 20 tháng 11 năm 2011

Tác giả

Ca Duy Đạm

Trang 4

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



Trang 5

NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP



………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƢ HẬU GIANG – HAMACO

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



Trang 7

PHỤ LỤC 01

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA PHẤN I: PHẦN QUẢN LÝ

 Thông tin về người trả lời

 Họ và tên:……… Năm sinh:……… Giới tính:

 Đơn vị công tác:……… Điện thoại:

 Chức danh:

 Thông tin cần thiết khác

 Bảng câu hỏi số:……… Ngày phỏng vấn:

 Thời gian bắt đầu:……… Thời gian kết thúc:

PHẦN II: GIỚI THIỆU

Tôi tên là: Ca Duy Đạm hiện tôi đang là sinh viên lớp QTKD K34, Trường Đại Học Cần Thơ và đang thực tập tại Công ty HAMACO

Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang” tôi thực hiện bảng phỏng vấn chuyên gia

này nhằm tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh này

Kính mong qúy Anh (Chị) vui lòng dành ít phút để trả lời một số câu hỏi có liên quan dưới đây, giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trang 8

Q1: Anh (Chị) vui lòng cho điểm phân loại các yếu tố bên trong của công

ty Hamaco ? Cách thức cho điểm như sau: 1: Điểm yếu lớn nhất; 2: Điểm yếu nhỏ nhất; 3: Điểm mạnh nhỏ nhất; 4: Điểm mạnh lớn nhất

Trang 9

được các chiến lược Marketing hiện tại của công ty Hamaco phản ứng với các yếu tố này như thế nào? Cách thức cho điểm như sau: 4: Phản ứng tốt nhất, 3: Phản ứng khá tốt, 2: Phản ứng trung bình, 1: Phản ứng yếu

1 Tăng trưởng ngành cao

2 ĐBSCL là trung tâm của khu vực miền Nam

3 Thu nhập của người dân tăng cao

4 Cạnh tranh gay gắt

5 Nhu cầu khách hàng cao

6 Thiếu nguồn lao động có chuyên môn

7 Nền kinh tế đang lạm phát

8 Nguyên vật liệu đầu vào tăng cao

9 Hoàn thiện cơ sở hạ tầng

10 An ninh – chính trị ổn định

11 Sự xuống cấp của các công trình

12 Việt nam là nước đang phát triển về mọi mặt

Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh (Chị)

Xin chào Anh/Chị

Trang 10

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN

TRONG CÔNG TY HAMACO

STT

Các yếu tố bên trong

Điểm bình quân

Mức độ quan trọng

Phân loại

Trang 11

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN

NGOÀI CÔNG TY HAMACO

loại

Điểm bình quân

Mức độ quan trọng

12 Việt nam là nước đang phát triển về mọi

Trang 12

- HĐKD Hoạt động kinh doanh

- BHXH, BHYT Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Tiếng Anh

- WTO World Trade Organization ( Tổ chức thương mại thế giới )

- IT Information Technology ( Công nghệ thông tin )

- ADSL: Asymmetric Digital Subscriber Line

(công nghệ kỹ thuật số truyền thông băng rộng không đối xứng)

Trang 13

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU

Trang

1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu 3

1.5.2 Giới hạn vùng nghiên cứu 3

1.5.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu 3

1.6 Lược khảo tài liệu 3

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận 5

2.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược Marketing 5

2.1.1.1 Khái niệm chiến lược 5

2.1.1.2 Khái niệm chiến lược Marketing 5

2.1.2 Các công cụ xây dựng chiến lược 6

2.1.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 6

2.1.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7

2.1.2.3 Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ (SWOT) 8

2.1.2.4 Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM) 9

2.1.3 Khái niệm Marketing và xây dựng chiến lược Marketing 11

2.1.3.1 Định nghĩa Marketing 11

Trang 14

1.1.3.4 Qui trình xây dựng chiến lược Marketing 12

2.2 Khung nghiên cứu 15

2.3 Phương pháp nghiên cứu 16

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 16

2.3.1.1 Số liệu thứ cấp 16

2.3.1.2 Số liệu sơ cấp 16

2.3.2 Phương pháp phân tích 16

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG ( HAMACO ) 3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang 17

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 17

3.1.2 Nghành nghề lĩnh vực kinh doanh 19

3.1.3 Cơ cấu tổ chức 21

3.1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 22

3.1.3.2 Các đơn vị kinh doanh trực thuộc HAMACO 23

3.2 Môi trường vi mô của công ty 25

3.2.1 Nguồn nhân lực 25

3.2.2 Hoạt động Marketing 28

3.2.3 Tài chính 30

3.2.4 Quản trị chất lượng 33

3.2.5 Hệ thống thông tin 33

3.2.6 Nghiên cứu và phát triển 34

3.2.7 Nhà cung cấp 34

3.2.8 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE) 35

3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty HAMACO 37

Trang 15

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

4.1 Xác định mục tiêu Marketing 41

4.2 Nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường 42

4.2.1 Nghiên cứu và phân tích khách hàng 42

4.2.2 Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh 44

4.3 Phân khúc thị trường 50

4.4 Xác định thị trường mục tiêu 50

4.4.1 Tình hình an ninh-chính trị 50

4.4.2 Tình hình kinh tế 51

4.4.3 Văn hoá-xã hội 52

4.4.4 Dân số 53

4.4.5 Cơ sở hạ tầng 53

4.4.6 Công nghệ và kỹ thuật 55

4.5 Chiến lược Marketing 57

4.5.1 Chiến lược phát triển sản phẩm và dịch vụ 60

4.5.2 Chiến lược giá 61

4.5.3 Chiến lược phân phối 61

4.5.4 Chiến lược kênh Marketing và truyền thông 61

4.5.5 Chiến lược con người 62

4.6 Kế hoạch triển khai chiến lược Marketing trong năm 2012 63

4.6.1 Kế hoạch triển khai chiến lược phân phối 63

4.6.2 Kế hoạch triển khai chiến lược truyền thông 64

4.6.3 Kế hoạch về chi phí 66

4.7 Kế hoạch theo dõi đôn đốc và thực hiện 70

Trang 16

CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỖ TRỢ CHIẾN LƯỢC

MARKETING CHO CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

5.1 Căn cứ đề xuất giải pháp hỗ trợ thực hiện chiến lược Marketing 71

5.2 Giải pháp về nhân sự 72

5.3 Giải pháp về nghiên cứu và phát triển 72

5.4 Tóm tắt chương 73

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Kết luận 74

6.2 Kiến nghị 74

6.2.1 Kiến nghị với UBND TP Cần Thơ 74

6.2.3 Kiến nghị với đối với công ty HAMACO 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 17

CHƯƠNG 2

Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 6

Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 7

Bảng 2.3: Ma trận SWOT 8

Bảng 2.4: Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược 10

CHƯƠNG 3 Bảng 3.1: Cơ cấu nhân viên của công ty HAMACO từ 2008 – tháng 6/2011 21

Bảng 3.2: Hệ số lương của nhân viên công ty HAMACO 27

Bảng 3.3: Số lượng lao động và thu nhập bình quân của nhân viên công ty HAMACO 28

Bảng 3.4 : Một số tỷ số tài chính cơ bản của công ty HAMACO 31

Bảng 3.5: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của công ty HAMACO 36

Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty HAMACO từ 2008 – tháng 6/2011 38

CHƯƠNG 4 Bảng 4.1: mục tiêu marketing cụ thể về sản lượng năm 2012 41

Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ theo đối tượng khách hàng của HAMACO 42

Bảng 4.3: Tình hình tiêu thụ theo khu vực của HAMACO 43

Bảng 4.4: Một số đối thủ cạnh tranh chính của HAMACO 44

Bảng 4.5: Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh 45

Bảng 4.6: Ma trận SWOT của công ty HAMACO 47

Bảng 4.7: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 51

Bảng 4.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty HAMACO 56

Trang 18

Bảng 4.12: Lịch thời gian thực hiện quảng bá sản phẩm năm 2012 65 Bảng 4.13: Chi phí thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm năm 2012 65 Bảng 4.14: Ngân sách dự kiến cho các hoạt động Marketing 67 Bảng 4.15: Biểu đồ GANTT thể hiện lịch thời gian thực hiện các hoạt động marketing trong năm 2012 68 Bảng 4.16: Phân công công việc thực hiện 69 Bảng 4.17: Tiêu chí đánh giá kế hoạch Marketing 70

CHƯƠNG 5

Bảng 5.1: Các căn cứ đề xuất giải pháp 71

Trang 20

Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1 Sự cần thiết nghiên cứu của đề tài

Trong môi trường cạnh tranh kinh doanh khốc liệt như hiện nay, ngoài

việc quan tâm đến sản xuất, sản phẩm và dịch vụ các công ty còn quan tâm đến

hoạt động marketing Đây là hoạt động vô cùng quan trọng nếu các công ty muốn

tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường

Xã hội ngày càng phát triển nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn đi cùng với

nó là việc tràn ngập các sản phẩm trên thị trường Có rất nhiều các loại sản phẩm

cùng thoả mãn một nhu cầu và hàng loạt các sản phẩm thay thế khác Người tiêu

dùng sẽ lựa chọn những sản phẩm mà họ nắm rõ được thông tin về sản phẩm đó

Nếu một công ty không quan tâm đến hoạt động marketing thì sản phẩm và dịch

vụ của họ sẽ ít được người tiêu dùng biết đến, đồng thời họ sẽ bị các công ty

khác chiếm mất thị trường và dần dần sản phẩm dịch vụ của họ sẽ bị mờ nhạt

trong tâm trí khách hàng

Sau khi nước ta gia nhập WTO, hoạt động marketing ở nước ta trở nên

sôi động hơn bao giờ hết Các công ty nhỏ và vừa đã bắt đầu chú ý hơn đến hoạt

động marketing còn các công ty lớn đã bỏ ra không biết bao nhiêu tiền của cho

hoạt động này Có rất nhiều hoạt động marketing đã mang lại thành công rực rỡ

nhưng cũng có nhiều hoạt động marketing đã làm cho công ty rơi vào tình trạng

khủng hoảng về tài chính buộc họ phải thu hẹp quy mô sản xuất hoặc xa hơn nữa

là rơi vào tình trạng sắp phá sản… Marketing có vai trò xác định nhu cầu của

khách hàng, thiết lập và lãnh đạo tiến trình đổi mới, phối hợp với các hoạt động

nghiên cứu và phát triển khác để thúc đẩy tiến trình thực hiện các sản phẩm mới

và nó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến thành công của một sản phẩm

Giúp doanh nghiệp chỉ ra được những xu hướng mới, nhanh chóng trở thành đòn

bẩy, biến chúng thành cơ hội, giúp cho sự phát triển chiến lược và sự lớn mạnh

lâu bền của công ty.Tuy nhiên, hoạt động marketing không phải lúc nào cũng

được như ý xong nếu có một chiến lược marketing phù hợp và gây được ấn

tượng với thị trường mục tiêu thì hiệu quả của nó mang lại cho công ty là rất lớn

Trang 21

đó không chỉ là lợi nhuận cho công ty mà nó còn củng cố địa vị, hình ảnh, uy tín,

của công ty trong tâm trí người tiêu dùng

Nhằm khắc phục những hạn chế đang tồn tại và đặt cơ sở vững chắc cho

việc phát triển hoạt động marketing của công ty sau này tôi xin lựa chọn đề tài :

“Xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang”, qua

đó xây dựng chiến lược marketing đồng thời đưa ra những biện pháp hữu hiệu

nhất để hỗ trợ chiến lược Marketing nhằm đem lại những kết quả tốt nhất, mặt

khác chiếm lĩnh thị phần và đem lại nguồn doanh thu cao nhất

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Xây dựng chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang và

qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược Marketing đã xây dựng

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Đánh giá chung kết quả hoạt động kinh doanh của Cty năm 2008 đến

tháng 6 năm 2011

- Phân tích các yếu tố của môi trường Marketing tác động đến hoạt động

kinh doanh của công ty Đồng thời xác định các mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội, nguy

cơ của công ty

- Xây dựng chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

- Đề ra một số giải pháp nhằm hỗ trợ chiến lược Marketing

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các yếu tố trong môi trường Marketing ảnh hưởng như thế nào đến hoạt

động kinh doanh của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang? Đâu là điểm mạnh –

điểm yếu và cơ hội – nguy cơ đối với công ty ?

- Các chiến lược nào được đề ra sau khi phân tích môi trường Marketing

của công ty

- Giải pháp Maketing nào phù hợp cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

Trang 22

1.4 Đối tƣợng nghiên cứu

- Các sản phẩm chủ yếu của công ty

- Các dịch vụ thương mại khác tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

1.5 Phạm vi nghiên cứu

1.5.1 Giới hạn nội dung nghiên cứu

 Hiện nay, công ty cổ phần vật tư Hậu Giang đang phân phối các ngành

hàng chính như: vật liệu xây dựng (thép, xi măng, cát, đá, gạch,…), gas (gas đốt,

bếp gas, phụ tùng ngành gas), dầu nhờn, xăng, dầu… sản xuất bê tông tươi, vận

tải hàng hoá thuỷ-bộ, cho thuê văn phòng kho bãi… Tuy nhiên do giới hạn về

thời gian nên trong đề tài này chỉ tập trung nghiên cứu một vài lĩnh vực kinh

doanh chính, chủ yếu tập trung nghiên cứu:

- Các chiến lược Marketing của công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

- Xây dựng chiến lược Marketing cho công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hổ trợ thực hiện chiến lược

Marketing

1.5.2 Giới hạn vùng nghiên cứu

Đề tài được nghiên cứu tại công ty cổ phần vật tư Hậu Giang tọa lạc tại số

184, đường Trần Hưng Đạo, phường An Nghiệp, quận Ninh Kiều, Thành phố

Cần Thơ và một số chi nhánh ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

1.5.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu đề tài từ 9/9 – 25/11/2011

- Thời gian của số liệu thứ cấp: Từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011

- Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ tháng 10 năm 2011( phỏng vấn trực tiếp

các cá nhân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng )

1.6 Lƣợc khảo tài liệu

- Võ Thị Mộng Thúy ( 2010), giải pháp Marketing hiệu quả cho công ty

cổ phần vật tư Hậu Giang Chuyên đề phân tích hoạt động kinh doanh sau đó để

xuất các chiến lược Marketing phù hợp với tình hình hiện tại của công ty và các

giải pháp thực hiện

Trang 23

- Trần Đức Phương (2011), phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại

công ty cổ phần vật tư Hậu Giang Phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động kinh

doanh tại công ty, đánh giá tổng hợp các cơ hội, đe dọa, mặt mạnh, mặt yếu tác

động đến hiệu quả kinh doanh của công ty

- Võ Thị Kim Yến ( 2011 ), giải pháp nâng cao lợi nhuận tại công ty cổ

phần vật tư Hậu Giang Đề tài phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của công

ty, sau đó xác định các điểm mạnh, yếu và đưa ra những giải pháp nhằm đạt được

mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận

Trang 24

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHUNG NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm chiến lược và chiến lược marketing

2.1.1.1 Khái niệm chiến lược

Chiến lược là phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn:

Chiến lược sẽ mang lại lợi thế cho tổ chức thông qua việc sắp xếp tối ưu các

nguồn lực trong một môi trường cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và

kỳ vọng của các nhà góp vốn

Nói cách khác chiến lược là:

* Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn (phương hướng)

* Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động

nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó (thị trường, quy mô)

* Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh

tranh trên những thị trường đó (lợi thế)

* Những nguồn lực nào (kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng

lực kỹ thuật, trang thiết bị) cần phải có để có thể cạnh tranh được (các nguồn lực)

* Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh

tranh của doanh nghiệp (môi trường)

* Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và

ngoài doanh nghiệp cần là gì (các nhà góp vốn)

2.1.1.2 Khái niệm chiến lược Marketing

Mục tiêu mà doanh nghiệp muốn đạt được trên thị trường như là khối

lượng sản phẩm, thị phần được gọi là mục tiêu Marketing Con đường mà

doanh nghiệp dự định đi để đến được mục tiêu thì gọi là chiến lược Marketing

Trang 25

2.1.2 Các công cụ xây dựng chiến lƣợc

2.1.2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)

quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

Liệt kê các điểm mạnh, điểm yếu

chủ yếu trong nội bộ của doanh

nghiệp

Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Thanh Nam (2006), Chiến lược và chính

sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội

Đây là ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ nhằm tóm tắt và đánh giá những

mặt mạnh và mặt yếu quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng, ma trận

IFE được phát triển theo 5 bước:

+ Bước 1: Lập danh mục các yếu tố thành công then chốt như đã xác định

trong quá trình đánh giá nội bộ

+ Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng) cho mỗi yếu tố Sự phân loại này cho thấy tầm quan trọng tương đối

của mỗi yếu tố đó đối với sự thành công của doanh nghiệp trong ngành Tổng số

mức độ quan trọng này phải bằng 1,0

+ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố, trong đó: 1 đại diện cho

điểm yếu lớn nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 3 là điểm mạnh nhỏ nhất, 4 là số điểm

mạnh lớn nhất Như vậy, sự phân loại dựa trên cơ sở doanh nghiệp

+ Bước 4: Nhân mức độ quan trọng của mỗi yếu tố với phân loại của nó

(=bước 2 * bước 3) đề xác định số điểm về tầm quan trọng

+ Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố để xác định

tổng số điểm về tầm quan trọng

Trang 26

Bất kể ma trận IFE có bao nhiêu yếu tố, tổng số điểm quan trọng cao nhất

mà một doanh nghiệp có thể có là 4,0 và thấp nhất là 1,0 và trung bình là 2,5 cho

thấy Công ty hoạt động yếu

2.1.2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các yếu tố quan trọng bên

ngoài

Mức độ quan trọng

Phân loại

Số điểm quan trọng

Liệt kê các cơ hội, nguy cơ chủ

yếu bên ngoài có ảnh hưởng đến

doanh nghiệp

Nguốn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Thanh Nam (2006), Chiến lược và chính

sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài giúp ta tóm tắt và lượng hóa những

ảnh hưởng của các yếu tố môi trường tới doanh nghiệp Việc phát triển một ma

trận gồm 5 bước:

+ Bước 1: Lập danh mục các yếu tố có vai trò quyết định đối với sự thành

công như đã nhận diện trong quá trình đánh giá môi trường vĩ mô Danh mục bao

gồm những cơ hội, đe dọa ảnh hưởng đến doanh nghiệp và ngành kinh doanh của

doanh nghiệp

+ Bước 2: Phân loại tầm quan trọng từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất

quan trọng) cho mỗi yếu tố Sự phân loại cho thấy tầm quan trọng tương ứng của

yếu tố đó đối với sự thành công trong ngành kinh doanh của doanh nghiệp Mức

phân loại thích hợp có thể được xác định bằng cách so sánh những doanh nghiệp

thành công với doanh nghiệp không thành công trong ngành hoặc thảo luận và

đạt được sự nhất trí của nhóm xây dựng chiến lược Tổng số các mức phân loại

phải bằng 1,0

+ Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố quyết định sự thành công để

cho thấy cách thức mà các chiến lược hiện tại của doanh nghiệp phản ứng với

Trang 27

yếu tố này Trong đó: 4 là phản ứng tốt, 3 là phản ứng trên trung bình, 2 là trung

bình và 1 là yếu Các mức này dựa trên hiệu quả chiến lược của doanh nghiệp

+ Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với phân loại của nó (=

bước 2 *bước 3) để xác định số điểm về tầm quan trọng

+ Bước 5: Cộng tổng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác

định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức

Bất kể số lượng cơ hội và đe dọa trong ma trận, tổng số điểm quan trọng

cao nhất mà một doanh nghiệp có thể có là 4,0, thấp nhất là 1,0 và trung bình là

2,5

Tổng số điểm quan trọng là 4,0 cho thấy chiến lược của doanh nghiệp tận

dụng tốt cơ hội bên ngoài và tối thiểu hóa ảnh hưởng tiêu cực của môi trường bên

ngoài đến doanh nghiệp

2.1.2.3 Ma trận điểm mạnh-điểm yếu và cơ hội-nguy cơ (SWOT)

Bảng 2.3: Ma trận SWOT

( Liệt kê những cơ hội)

Các chiến lƣợc WT:

Hạn chế những điểm yếu

và tránh khỏi các nguy cơ

Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Thanh Nam (2006), Chiến lược và chính

sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội

Trang 28

- Đây là một công cụ phân tích dùng để xác định các chiến lược khả thi làm

tiền đề cho việc hoạch định kế hoạch, xây dựng chiến lược, chương trình hành

động thích hợp cho doanh nghiệp

- Dựa trên việc phân tích các yếu tố bên ngoài (cơ hội, đe dọa) và các yếu tố

bên trong (điểm mạnh, điểm yếu) ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh để có

được sự phối hợp phù hợp giữa khả năng của doanh nghiệp với tình hình hiện tại

Trong đó:

- Chiến lược SO - chiến lược “phát triển”: Kết hợp yếu tố cơ hội và điểm

mạnh của Công ty để thực hiện bành trướng và phát triển đa dạng hoá

- Chiến lược WO: Các mặt yếu nhiều hơn hẳn mặt mạnh nhưng bên ngoài

có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”

- Chiến lược ST: Đây là tình huống Công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên

trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài Chiến lược này được gọi là

chiến lược “chống đối”

- Chiến lược WT- “Phòng thủ”: Công ty không còn đối phó được với các

nguy cơ bên ngoài, bị tước khả năng phát triển Tình huống này Công ty chỉ có 2

hướng là phá sản hay liên kết với Công ty khác

2.1.2.4 Ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng (QSPM)

Sau khi sử dụng ma trận SWOT để hình thành các chiến lược Bước tiếp

theo sử dụng ma trận chiến lược có thể định lượng (QSPM) để lựa chọn chiến

lược nào là phù hợp nhất cho việc thực hiện mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp

Trang 29

Bảng 2.4: Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược

loại

Chiến lược có thể thay thế

* Liệt kê các yếu tố bên trong

* Liệt kê các yếu tố bên ngoài

Tổng số điểm hấp dẫn

Nguồn: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Thanh Nam (2006), Chiến lược và chính

sách kinh doanh, NXB Lao Động – Xã Hội

Theo Fred R.David, ma trận QSPM sử dụng thông tin đầu vào từ các ma

trận EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh, SWOT để đánh giá khách quan các

chiến lược thay thế tốt nhất Thông qua các chiến lược của nhóm SO, ST, WO,

WT lấy từ ma trận SWOT ta sẽ lựa chọn các chiến lược phù hợp và khả thi cho

doanh nghiệp Sáu bước phát triển chiến lược bao gồm:

+ Bước 1: Liệt kê các cơ hội, mối đe dọa quan trọng bên trong và các điểm

mạnh, điểm yếu bên ngoài doanh nghiệp Các thông tin được lấy trực tiếp từ ma

trận IFE, EFE Ma trận nên bao gồm các yếu tố thành công quan trọng bên ngoài

và yếu tố thành công quan trọng bên trong

+ Bước 2: Phân loại cho mỗi yếu tố thành công quan trọng bên trong và bên

ngoài

+ Bước 3: Xác định các chiến lược có thể thay thế mà doanh nghiệp nên

xem xét thực hiện Tập hợp các chiến lược thành các nhóm riêng biệt nếu có thể

+Bước 4: Xác định điểm số hấp dẫn của mỗi chiến lược (AS) Số điểm hấp

dẫn biểu thị tính hấp dẫn tương đối của mỗi chiến lược so với các chiến lược

khác Chỉ có những chiến lược trong cùng một nhóm mới được so sánh với nhau

Số điểm hấp dẫn được phân như sau: 1= không hấp dẫn, 2= hấp dẫn, 3= khá hấp

dẫn, 4= rất hấp dẫn Nếu yếu tố thành công không ảnh hưởng đến sự lựa chọn

Trang 30

chiến lược thì không chấm điểm hấp dẫn cho các chiến lược trong nhóm chiến

lược này

+ Bước 5: Tính tổng số điểm hấp dẫn (TAS) Đó là kết quả của việc nhân số

điểm phân loại với số điểm hấp dẫn trong mỗi hàng

+ Bước 6: Tính tổng cộng điểm hấp dẫn cho từng chiến lược Đó là phép

cộng của tổng số điểm hấp dẫn trong cột chiến lược Số điểm càng cao chứng tỏ

chiến lược càng hấp dẫn

Sau đó xem xét chiến lược nào có tổng số điểm hấp dẫn (TAS) lớn nhất thì

chọn làm chiến lược cho doanh nghiệp, các chiến lược còn lại sẽ là những chiến

lược có thể thay thế cho chiến lược được chọn theo thứ tự ưu tiên TAS lớn

2.1.3 Khái niệm Marketing và xây dựng chiến lƣợc Marketing

2.1.3.1 Định nghĩa Marketing

Có rất nhiều định nghĩa về Marketing của các nước trên thế giới nhưng

theo khái niệm Marketing tại các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường tại Việt

Nam thì Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thỏa mãn những

nhu cầu, mong muốn của họ thông qua trao đổi về một loại sản phẩm – dịch vụ

nào đó trên thị trường Trong khái niệm Marketing, điều quan trọng đầu tiên

mang tính quyết định thành hay bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp là

phải nghiên cứu nhu cầu, mong muốn và yêu cầu cũng như hành vi mua hàng của

khách hàng, sau đó tiến hành sản xuất sản phẩm – dịch vụ phù hợp trước khi đem

ra tiêu thụ trên thị trường thông qua các hoạt động trao đổi và giao dịch

2.1.3.2 Nhận thức vai trò của Marketing trong kinh doanh

Cũng như nhiều ngành kinh tế khác, kinh tế dịch vụ đòi hỏi hoạt động

Marketing thể hiện ở mọi lúc mọi nơi Đôi khi chỉ là một lời chào hỏi, nụ cười,

tận tình giải đáp thông tin cho khách khi họ vừa đến Có khi là một lời cảm ơn

khi khách hàng thanh toán tiền Lợi nhuận có thể biến động theo từng năm cụ thể

vì nhiều nguyên nhân bao gồm chi phí tăng, giá cả giảm, những dự án đầu tư mới

lớn…song dấu hiệu cuối cùng chứng tỏ một Công ty vững mạnh là chỉ số về mức

độ thỏa mãn của khách hàng cao và vẫn có chiều hướng tăng Sự thỏa mãn của

khách hàng là chỉ tiêu xác thực về lợi nhuận tương lai của Công ty

Trang 31

2.1.3.3 Môi trường Marketing

Môi trường Marketing của doanh nghiệp là tập hợp những tác nhân và

những lực lượng hoạt động ở bên ngoài chức năng quản trị Marketing của doanh

nghiệp và tác động đến khả năng quản trị Marketing trong việc triển khai cũng

như duy trì các cuộc giao dịch thành công đối với khách hàng mục tiêu

Môi trường Marketing là tập hợp các yếu tố: Môi trường Marketing vĩ mô,

môi trường Marketing vi mô và môi trường nội bộ

 Môi trường Marketing vĩ mô bao gồm: Các lực lượng rộng lớn hơn, ảnh

hưởng đến mọi nhân tố của môi trường Marketing vi mô và môi trường nội bộ

 Môi trường Marketing vi mô tác động tương đối trực tiếp, thường xuyên

đến khả năng doanh nghiệp phục vụ khách hàng Đó là các yếu tố: Khách hàng,

đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp, giới trung

gian, giới công chúng Môi trường Marketing nội bộ bao gồm các lĩnh vực kinh

doanh của một tổ chức, đường lối chính sách của doanh nghiệp sẽ quyết định

toàn bộ phong cách của doanh nghiệp trong việc ứng phó với thị trường liên tục

 Vị trí trên thị trường (thị phần, mức độ thâm nhập thị trường )

 Chỉ tiêu tài chính (doanh thu, lãi gộp)

 Sản phẩm (phát triển dải sản phẩm)

b Nghiên cứu, phân tích tình hình thị trường

 Nghiên cứu và phân tích khách hàng

 Nghiên cứu và phân tích đối thủ cạnh tranh (sử dụng các công

cụ Nghiên cứu marketing, SWOT)

c Phân khúc thị trường

Phân khúc theo hành vi hoặc phân khúc theo nhu cầu

Trang 32

d Xác định thị trường mục tiêu

Phân tích môi trường vĩ mô nhằm dánh giá và lựa chọn thị trường mục tiêu thích hợp

e Chiến lược marketing

Bao gồm các yếu tố chiến lược sau:

 Chiến lược định hướng phát triển chuổi giá trị

 Chiến lược thương hiệu

 Chiến lược giá trị khách hàng

 Chiến lược sản phẩm và dịch vụ

 Chiến lược hậu cần kho vận

 Chiến lược kênh marketing

 Chiến lược giá

 Chiến lược truyền thông

 Chiến lược con người

 Chiến lược sản xuất và cung cấp

 Chiến lược hỗ trợ kỹ thuật

 Chiến lược tài nguyên

f Kế hoạch triển khai thực hiện

 Kế hoạch quản trị quan hệ khách hàng

 Kế hoạch truyền thông marketing

Trang 33

g Kế hoạch theo dõi đôn đốc thực hiện và điều chỉnh

Xây dựng các qui chuẩn để đánh giá tiến độ, tiếp nhận phản hồi, rút

ra bài học và tổ chức điều chỉnh, cải tiến thông qua:

 Chỉ tiêu phấn đấu

 Mục tiêu từng giai đoạn

 Điều tra phân tích phản hồi của khách hàng (về mức độ hài lòng…)

Trang 34

2.2 Khung nghiên cứu

phâp

Hình 2.1:

Khung nghiên cứu đề tài

Nguồn: Nghiên cứu của tác giả, 2011

Phân tích môi trường

Marketing của công ty

Chiến lược Marketing

Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ

Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong ( IFE) và Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài ( EFE)

Xác định mục tiêu Marketing

Kế hoạch kiểm tra, đôn đốc

Kế hoạch triển khai thực hiện

Kết luận và kiến nghị Một số giải pháp hỗ trợ chiến

lược Marketing

Trang 35

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

2.3.1.1 Số liệu thứ cấp

- Trực tiếp thu thập số liệu từ phòng kinh doanh của công ty cổ phần vật tư

Hậu Giang Số liệu cụ bao gồm: Bảng cân đối kế toán, bảng kết quả hoạt động

kinh doanh, bảng giá sản phẩm…

- Tham khảo các số liệu từ sách, báo, Internet…

2.3.1.2 Số liệu sơ cấp

- Phỏng vấn chuyên gia để thiết lập ma trận IFE, EFE

- Thảo luận nhóm để xác định số điểm hấp dẫn (AS) trong ma trận QSPM

2.3.2 Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: Các số liệu từ các bảng báo cáo

tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích và tổng hợp để đưa ra

nhận xét

- Phương pháp thống kê: Thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các

kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình hoạt động của Công ty

- Phương pháp phân tích ma trận bên trong (IFE) để xác định điểm mạnh,

điểm yếu và ma trận bên ngoài (EFE) để xác định cơ hội, thách thức

- Phương pháp phân tích ma trận SWOT: Đây là phương pháp quan trọng

trong việc phân tích những thuận lợi khó khăn của Công ty và là một phần không

thể thiếu trong trong quá trình nghiên cứu nhằm đưa ra những chiến lược phù

hợp thông qua những điểm mạnh, điểm yếu và cả những cơ hội lẫn thách thức

đối với Công ty, để từ đó đề ra các chiến lược phù hợp

- Ma trận QSPM: Phương pháp này được sử dụng sau khi hoàn thành ma

trận SWOT Ma trận QSPM là ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng

được Sử dụng ma trận QSPM nhằm lựa chọn chiến lược nào là phù hợp nhất cho

doanh nghiệp

Trang 36

CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG

( HAMACO )

3.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần vật tư Hậu Giang

3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO) được thành lập có tên

là Công ty Vật tư tỉnh Hậu Giang Công ty được thành lập trên cơ sở sáp nhập

5 đơn vị: Ty Vật tư Kỹ thuật TP Cần Thơ, Công ty Xăng dầu TP Cần Thơ,

Ty Vật tư tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu tỉnh Cần Thơ, Công ty Xăng dầu

Sóc Trăng Công ty có nhiệm vụ tiếp nhận và cung ứng vật tư hàng hóa trên

địa bàn TP Cần Thơ và 14 huyện thị trong tỉnh Hậu Giang

- Năm 1976: Công ty được Bác Tôn trao tặng lẵng hoa

- Năm 1984: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương

lao động hạng ba

- Năm 1990: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương

lao động hạng nhì

- Năm 1991: Khi tách tỉnh Hậu Giang thành tỉnh Sóc Trăng và

tỉnh Cần Thơ, Công ty đổi tên thành Công ty Vật tư tỉnh Cần Thơ

- Năm 1993: Tiếp tục đổi tên thành Công ty Vật tư Tổng hợp

Hậu Giang Đây là thời điểm Công ty phát triển thêm mặt hàng gas đốt, bếp gas, phụ tùng ngành gas

- Năm 2000: Để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng tại thị trường

TP Cần Thơ, Công ty thành lập thêm Trung tâm Kinh doanh VLXD 26B, nay là Cửa hàng Vật tư Trà Nóc

- Năm 2001: Công ty tiếp tục thành lập Chi nhánh TP HCM để

mở rộng mạng lưới kinh doanh tại TP HCM

- Năm 2002: Nhằm phát triển thị trường Bạc Liêu, Sóc Trăng,

Công ty thành lập chi nhánh Bạc Liêu

Trang 37

- Năm 2003: Công ty được Nhà nước tặng thưởng Huân chương

lao động hạng nhất Đồng thời Công ty bắt đầu phát triển thêm mặt hàng dầu nhờn Tháng 4 năm 2003, Công ty chuyển đổi

thành Công ty cổ phần Vật tư Hậu Giang (HAMACO)

- Năm 2004: Khi tỉnh Cần Thơ được tách thành TP Cần Thơ và tỉnh Hậu Giang, HAMACO thành lập Chi nhánh Vị Thanh để

đẩy mạnh kinh doanh tại tỉnh Hậu Giang

- Năm 2007: HAMACO thành lập Chi nhánh Sóc Trăng tại thị

xã Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng nhằm đẩy mạnh khai thác thị trường Sóc Trăng Công ty đã được cấp chứng nhận “Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2000”

Điều này khẳng định rằng HAMACO luôn đề cao chất lượng

trong quản lý nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng

HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh nghiệp lớn

nhất Việt Nam năm 2007” do Vietnamnet tổ chức bình chọn

- Năm 2008: HAMACO khai trương Tổng kho Trà Nóc với diện

tích 10.000 m2

sử dụng hệ thống cần trục nhập xuất hàng đồng thời, nhằm đảm bảo xuất hàng nhanh chóng cho khách hàng

HAMACO mua quyền sử dụng đất và đầu tư Kho C22 Lê

Hồng Phong với diện tích gần 10.000 m2

để phát triển mặt hàng cát, đá và kinh doanh thêm mặt hàng xăng dầu

HAMACO được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập Hạng ba HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh

nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2008” do Vietnamnet tổ chức bình chọn

- Năm 2009: HAMACO tiếp tục mua quyền sử dụng đất tại 184

Trần Hưng Đạo với diện tích 1.000 m2

HAMACO thành lập

Công ty Cổ phần Bê Tông HAMACO với công suất 90m3/giờ

để đáp ứng nhu cầu sử dụng bê tông trộn sẳn của các công trình

tại TP Cần Thơ HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500

doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2009” do Vietnamnet tổ

Trang 38

- Năm 2010: HAMACO nằm trong bảng xếp hạng “500 doanh

nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2010” do Vietnamnet tổ chức

bình chọn HAMACO được xếp hạng nằm trong 1.000 doanh

nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt

Nam 2010 HAMACO đạt top 500 Thương hiệu Việt năm

2010 HAMACO đầu tư mua quyền sử dụng đất làm kho dự trữ

hàng hóa tại Quốc lộ 91B với diện tích 10.000m2

- Năm 2011: HAMACO thành lập Chi nhánh Phú Quốc tại 51

Nguyễn Huệ, thị trấn Dương Đông, Phú Quốc, Kiên Giang

Với bề dày kinh nghiệm, HAMACO đã xây dựng được một hệ thống phân

phối vật liệu xây dựng (4 Cửa hàng tại TP Cần Thơ, 1 Cửa hàng tại TP

HCM và các Chi nhánh tại Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, TP HCM

cùng hơn 500 đại lý) tại các tỉnh ĐBSCL, TP HCM và các tỉnh lân

cận HAMACO đã cung cấp cho các công trình lớn (cầu Mỹ Thuận, cầu

Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cần Thơ, kênh xáng Xà No, nhà máy

Thủy điện Đại Ninh, nhà máy Nhiệt điện Cà Mau 1 & 2, Bệnh viện Đa

khoa Trung Ương Cần Thơ, Sân bay Cần Thơ, Cao ốc văn phòng: Fideco

Tower, Sài Gòn Pearl, E-twon 2, Everrich, The Landcaster, Vincom

Complex ) của các tổng công ty và thành viên của các Tổng Công ty

xây dựng Công trình Giao Thông 1, Tổng Công ty xây dựng Công trình

Giao Thông 6, Tổng Công ty xây dựng Công trình Giao Thông Để đảm

bảo nguồn cung cấp cho các công trình và hệ thống phân

phối, HAMACO là nhà phân phối của nhiều nhà sản xuất thép, xi măng,

cát, đá, vật liệu xây dựng uy tín trong nước như: Tổng Công ty Thép

Việt Nam, Công ty Liên doanh Thép Việt Nhật, Công ty Liên doanh Thép

Tây Đô, Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại Thép Việt (Thép

Pomina), Công ty Xi măng Nghi Sơn, Công ty Cổ phần Xi măng Tây Đô,

Trang 39

Công ty Liên doanh Xi măng Holcim, Công ty Cổ phần Xi măng Hà Tiên

1, Cty TNHH Một thành viên Đá Biên Hòa

- LPG CHAI, BẾP GAS, PHỤ KIỆN

Không chỉ phân phối vật liệu xây dựng, HAMACO còn là nhà phân phối LPG (gas đốt) lớn nhất tại đồng bằng sông Cửu Long Sản phẩm

phân phối đa dạng của hầu hết các hãng LPG uy tín cả trong và ngoài

nước như: Elfgas, Petrovietnam gas,Petronas gas, Totalgas, Bên cạnh đó

bếp gas, phụ kiện gas cũng là mặt hàng chủ lực, với đội ngũ nhân viên

giàu kinh nghiệm, HAMACO còn có thể lắp đặt, cung cấp hệ thống gas

đốt công nghiệp cho nhà hàng, khách sạn và các cơ quan, xí nghiệp Ngoài

ra, HAMACO còn có hệ thống các Cửa hàng bán gas và bếp gas trực tiếp

và giao tận nơi cho khách hàng tại nội ô TP Cần Thơ Với đội ngũ nhân

viên bán hàng giàu kinh nghiệm và tư vấn khách hàng tận

tâm HAMACO phục vụ ngày càng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

- XĂNG DẦU, DẦU NHỜN

HAMACO bắt đầu kinh doanh dầu nhờn từ năm 2003 và không ngừng phát triển Đến năm 2007, HAMACO được tập đoàn dầu nhờn EXXONMOBIL chọn làm nhà phân phối chiến lược tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Là nhà phân phối chiến lược, HAMACO không ngừng phát huy vai trò của mình trên thị trường và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Cuối năm 2009, tập đoàn Total đã chính thức tiếp nhận công ty dầu

nhờn ExxonMobil Việt Nam, bao gồm nhà máy pha chế dầu nhờn cùng hệ thống

phân phối trên toàn quốc Và HAMACO tiếp tục được tập đoàn Total chọn làm

nhà phân phối ủy quyền dầu nhờn Total tại Đồng Bằng Sông Cửu Long Đến

nay, HAMACO đã có trên 200 đại lý dầu nhờn và trên 50 nhà máy sản xuất,

công ty vận tải là khách hàng thân thiết của HAMACO

+ Xăng dầu : Năm 2008, HAMACO phát triển kinh doanh

thêm mặt hàng xăng dầu nhằm đáp ứng nhu cầu của các khách hàng truyền thống

và khách hàng tại TP Cần Thơ

Trang 40

Cho thuê các phương tiện vận chuyển, xe chuyên dùng, dịch vụ vận

tải thủy - bộ

- CHO THUÊ VĂN PHÕNG, KHO BÃI

Văn phòng cho thuê: Tòa nhà 135A Trần Hưng Đạo, P An NGhiệp, Quận

Ninh Kiều, TP Cần Thơ, Tel: 07103 832176

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức nhân sự gồm 8 phòng, tổ và bộ phận tương đương trực

thuộc với tổng số cán bộ nhân viên là 218 người (tháng 6 năm 2011 ) Ngoài ra,

tổ chức an ninh trật tự có: Tổ bảo vệ chuyên trách, trung đội chuyên trách và

PCCC

Bảng 3.1: Cơ cấu nhân viên của công ty HAMACO từ 2008 – tháng 6/2011

Nguồn : phòng tổ chức hành chánh công ty HAMACO

Trình độ

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

Tỷ lệ (%)

Ngày đăng: 12/08/2014, 23:26

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN  TRONG CÔNG TY HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN TRONG CÔNG TY HAMACO (Trang 10)
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN  NGOÀI CÔNG TY HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
BẢNG TỔNG HỢP Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ CÁC YẾU TỐ BÊN NGOÀI CÔNG TY HAMACO (Trang 11)
Bảng 2.1: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE)  Các yếu tố quan trọng bên trong  Mức độ - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 2.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) Các yếu tố quan trọng bên trong Mức độ (Trang 25)
Bảng 2.2: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)  Các yếu tố quan trọng bên - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) Các yếu tố quan trọng bên (Trang 26)
Bảng 2.3: Ma trận SWOT - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 2.3 Ma trận SWOT (Trang 27)
Bảng 2.4: Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược  Các yếu tố quan trọng  Phân - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 2.4 Ma trận QSPM cho các nhóm chiến lược Các yếu tố quan trọng Phân (Trang 29)
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vật tƣ Hậu Giang - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty cổ phần vật tƣ Hậu Giang (Trang 41)
Bảng 3.2: Hệ số lương của nhân viên công ty HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 3.2 Hệ số lương của nhân viên công ty HAMACO (Trang 46)
Bảng 3.3: Số lượng lao động và thu nhập bình quân của nhân viên   công ty HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 3.3 Số lượng lao động và thu nhập bình quân của nhân viên công ty HAMACO (Trang 47)
Bảng 3.4: Một số tỷ số tài chính cơ bản của công ty HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 3.4 Một số tỷ số tài chính cơ bản của công ty HAMACO (Trang 50)
Bảng 3.5: Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 3.5 Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ của HAMACO (Trang 55)
Bảng 3.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty HAMACO từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 3.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty HAMACO từ năm 2008 đến tháng 6 năm 2011 (Trang 57)
Bảng 4.2: Tình hình tiêu thụ theo đối tƣợng khách hàng của HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.2 Tình hình tiêu thụ theo đối tƣợng khách hàng của HAMACO (Trang 61)
Bảng 4.3: tình hình tiêu thụ theo khu vực của HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.3 tình hình tiêu thụ theo khu vực của HAMACO (Trang 62)
Bảng 4.4: Một số đối thủ cạnh tranh chính của HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.4 Một số đối thủ cạnh tranh chính của HAMACO (Trang 63)
Bảng 4.5: Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.5 Điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh (Trang 64)
Bảng 4.6: Ma trận SWOT của công ty HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.6 Ma trận SWOT của công ty HAMACO (Trang 66)
Hình 4.2: Tăng trưởng GDP của Việt Nam 2008 - 2010 - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Hình 4.2 Tăng trưởng GDP của Việt Nam 2008 - 2010 (Trang 70)
Bảng 4.7: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994  Đơn vị: % - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.7 Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước theo giá so sánh 1994 Đơn vị: % (Trang 70)
Bảng 4.8: Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty HAMACO - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.8 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài của công ty HAMACO (Trang 75)
Hình 4.3 : Tiêu thụ VLXD theo từng thị trường năm 2008-2010 - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Hình 4.3 Tiêu thụ VLXD theo từng thị trường năm 2008-2010 (Trang 76)
Bảng 4.9: Ma trận QSPM của công ty HAMACO (Nhóm chiến lược SO)  Các yếu tố quan trọng  Phân - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.9 Ma trận QSPM của công ty HAMACO (Nhóm chiến lược SO) Các yếu tố quan trọng Phân (Trang 77)
Bảng 4.10: Ma trận QSPM của công ty HAMACO (Nhóm chiến lược ST)  Các yếu tố quan trọng  Phân - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.10 Ma trận QSPM của công ty HAMACO (Nhóm chiến lược ST) Các yếu tố quan trọng Phân (Trang 78)
Bảng 4.11: Các chiến lược được ưu tiên lựa chọn - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.11 Các chiến lược được ưu tiên lựa chọn (Trang 79)
Bảng 4.13: Chi phí thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm năm 2012 - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.13 Chi phí thực hiện các chương trình quảng bá sản phẩm năm 2012 (Trang 84)
Bảng 4.14: Ngân sách dự kiến cho các hoạt động marketing - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.14 Ngân sách dự kiến cho các hoạt động marketing (Trang 86)
Bảng 4.15:  Biểu đồ GANTT thể hiện lịch thời gian thực hiện các hoạt động  marketing trong năm 2012 - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.15 Biểu đồ GANTT thể hiện lịch thời gian thực hiện các hoạt động marketing trong năm 2012 (Trang 87)
Bảng 4.16:  Phân công công việc thực hiện - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.16 Phân công công việc thực hiện (Trang 88)
Bảng 4.17:  Tiêu chí đánh giá kế hoạch marketing - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 4.17 Tiêu chí đánh giá kế hoạch marketing (Trang 89)
Bảng 5.1: Các căn cứ đề xuất giải pháp - xây dựng chiến lược marketing của công ty cổ phần vật tư hậu giang
Bảng 5.1 Các căn cứ đề xuất giải pháp (Trang 90)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w