684 PH.ĂNG-GHEN TRIỂN VỌNG CUỘC CHIẾN TRANH CRƯM 685 342 PH.ĂNG-GHEN TRIỂN VỌNG CUỘC CHIẾN TRANH CRƯM Ngoài bản danh sách không đầy đủ các sĩ quan Anh bị thương vong, các báo chí mà tàu “A-mê-ri-ca” chở tới - và chúng tôi đã đọc rất kỹ - hầu như không bổ sung gì vào những điều mà chúng ta đã biết về những tình huống dẫn đến việc chiếm lĩnh phía Nam Xê-va-xtô-pôn. Cố nhiên, báo chí đã đăng không ít ý kiến về những nguyên nhân, cũng như về những hậu quả có thể có của cuộc rút lui đột nhiên của Goóc-tra-cốp khỏi một trận địa được phòng thủ lâu như thế và ngoan cường như thế; trong tất cả những ý kiến ấy đặc biệt đáng chú ý là cách nhìn của các phóng viên của chúng tôi ở Luân Đôn và ở Pa-ri. Nhưng có những quan điểm và ý kiến mà không một người nào trong số họ, tuy lập trường của họ trái ngược nhau, không chú ý đầy đủ và coi trọng đúng mức 278 . Sự kiện ở Crưm hiện nay sẽ có bước ngoặt như thế nào, thì trên mức độ rất lớn, điều đó tùy thuộc vào những nguyên nhân buộc quân Nga bỏ phía Nam. Hoàn toàn rõ ràng là quyết định bất ngờ ấy được thông qua tuyệt nhiên không phải do những suy tính thuần túy có tính chất chiến lược hoặc chiến thuật. Nếu Goóc- tra-cốp cho rằng phía Nam và thậm chí phía Cô-ra-ben không thể giữ được sau khi mất đồi Ma-la-khốp, thì ông ta đã không xây dựng ở khu ngoại ô ấy nhiều công sự phòng ngự ở vòng trong đến thế. Tuy có thể cho rằng việc chiếm được cao điểm khống chế ấy sẽ bảo đảm cho thắng lợi cuối cùng của cuộc vây đánh, nhưng vẫn có thể đẩy lùi sự thất thủ thành phố này một tháng đến một tháng rưỡi bằng cách phòng thủ ngoan cường, ban đầu là công sự phòng ngự vòng trong của ngoại ô, rồi đến bản thân thành phố. Dựa vào địa đồ, bình đồ và sơ đồ tốt nhất, xét trên góc độ thuần túy chiến thuật hoặc chiến lược thì hoàn toàn không cần thiết vội vã rút bỏ một trận địa cho tới nay vẫn được phòng thủ ngoan cường như thế. Lý do thuần túy quân sự không giải thích được bước đi ấy, cũng như không thể giải thích nó bằng sự hoảng hốt và sợ hãi mà thất bại to lớn và bất ngờ gây ra. Xem ra thì những tình huống mang tính chất khác đã thúc đẩy Goóc-tra-cốp thi hành một biện pháp làm tổn thương nghiêm trọng đến địa vị của ông ta trong quân đội và toàn bộ sự nghiệp của ông ta. Chỉ có hai cách giải thích. Hoặc là tinh thần chiến đấu của binh sĩ Nga đã sa sút đến mức không còn có thể khôi phục dù chỉ là một cái gì đó gọi là trật tự tối thiểu và tiếp tục chiến đấu sau phòng tuyến vòng trong, hoặc là người ta đã bắt đầu cảm thấy tình trạng thiếu lương thực không những ở Xê-va-xtô-pôn, mà còn ở doanh trại bên ngoài Xê-va-xtô-pôn. Một loạt thất bại hầu như liên tục mà quân Nga gánh chịu kể từ trận đánh ở Ôn-tê-nít-sa và Sê-ta-te cho đến trận đánh trên sông Đen và trận cường tập ngày 8 tháng Chín không thể không làm tan rã tinh thần của những người bảo vệ Xê-va-xtô-pôn, hơn nữa, về cơ bản, đấy là những binh lính đã thua trận ở sông Đa-nuýp và sau đó ở gần In-ke-rơ-man. Người Nga không dễ bị xúc động và có thể chịu đựng được thất bại lâu hơn so với phần lớn các quân đội khác; nhưng không một quân đội nào trên thế giới có thể đứng vững vô thời hạn khi nó bị hết kẻ thù nọ đến kẻ thù kia tấn công, khi nó không có gì để đối phó với cả một chuỗi dài thất bại, ngoài biện pháp tiêu cực là cuộc chống cự lâu dài và ngoan cường, ngoài trận phòng ngự tích cực duy nhất thắng lợi là trận đánh ngày 18 tháng Sáu. Nhưng sư chống cự đó trong cứ điểm bị vây một khi bị kéo dài thì tự nó đã có tác dụng làm sa sút tinh thần. Đi đôi với nó là những thử thách nặng nề, sự thiếu nghỉ ngơi, bệnh tật và sự tồn tại không phải của một mối hiểm nguy cấp tính có tác dụng rèn luyện tinh thần chiến đấu, mà là của một mối hiểm nguy mãn tính, rút cục, nhất thiết sẽ làm suy yếu tinh thần chiến đấu. Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 686 PH.ĂNG-GHEN TRIỂN VỌNG CUỘC CHIẾN TRANH CRƯM 687 343 Những thất bại diễn ra kế tiếp nhau trên sông Đen và ở đồi Ma-la-khốp tất nhiên hoàn thành quá trình sa sút tinh thần, và hoàn toàn chắc chắn là quân lính của Goóc-tra-cốp ở trong thành phố không còn có thể được sử dụng vào cuộc chiến đấu tích cực với địch nữa. Vì đồi Ma-la-khốp khống chế chiếc cầu đi sang khu bên kia, các khẩu pháo của quân Pháp có thể phá hoại chiếc cầu ấy bất cứ lúc nào, nên không thể nhận được sự chi viện, thành thử sự rút lui ít ra cũng có thể cứu vãn được quân sĩ. Không có gì là lạ khi người ta thấy trong số quân lính phòng thủ cuối cùng đã xảy ra tình trạng mất tinh thần; điều lạ lùng là việc đó không xảy ra sớm hơn. Cũng có tất cả những triệu chứng nói lên rằng một trong những nguyên nhân chủ yếu của cuộc rút lui đột nhiên của công tước Goóc-tra-cốp là tình trạng thiếu lương thực của toàn thể quân đội. Việc đi lại của quân Nga trên biển A-dốp bị gián đoạn tuy không lập tức gây ảnh hưởng như sự mong đợi của báo chí Anh và Pháp bấy giờ đang rất cần đưa tin thắng lợi, nhưng rút cục tình trạng ấy vẫn gây ra cho quân Nga nhiều khó khăn, vì họ chỉ còn lại một tuyến tác chiến, do đó sự chuyên chở giảm sút đi. Những khó khăn vốn đã lớn trong việc chuyên chở lương thực, đạn dược và cỏ ngựa từ Khéc-xôn qua thảo nguyên dân cư thưa thớt thì nay càng tăng lên sau khi con đường ấy trở thành con đường duy nhất có thể tiếp tế cho quân đội. Các phương tiện vận tải trưng thu được ở U-cra-i-na và Quân khu sông Đông đã dần dần hư hỏng; một số lớn ngựa và bò kéo đã quỵ xuống do làm việc quá sức và thiếu cỏ; do tình hình các tỉnh lân cận cạn nguồn vật lực, việc cung cấp nguồn dự trữ cần thiết ngày càng khó khăn. Rõ ràng là sự gián đoạn trong việc cung cấp đã tác động trước hết không phải chủ yếu ở Xê-va-xtô-pôn (nơi đây, để đề phòng thành phố bị bao vây từ phía Bắc dĩ nhiên là đã dự trữ các loại vật tư), mà chủ yếu ở doanh trại gần In-ke-rơ-man, ở Bác-si- xa-rai và ở những địa điểm mà số quân tăng viện phải đi qua. Trong thông cáo của bộ chỉ huy liên quân đã nhiều lần nêu lên tình hình đó, vả lại một số tình huống khác cũng chứng thực điều đó. Chỉ có tình trạng quân Nga không thể bảo đảm lương thực ngay cho số quân lính hiện đang đóng ở Crưm mới giải thích được việc hai sư đoàn tinh binh đã từng vận động trên đường hết sức lâu và nghe nói hiện nay đã đến được Pê-rê-cốp, nhưng không được phép tiến thêm nữa và tham gia trận chiến đấu trên sông Đen; điều đó cũng giải thích sự việc là tuy đại bộ phận số quân đi chi viện cho Xê-va-xtô-pôn còn chưa tới, vậy mà quân Nga vẫn cứ quyết định đánh với binh lực hiện có rất không đủ để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho họ. Như vậy, tất cả điều đó chứng thực giả thuyết cho rằng sự sa sút tinh thần của đại bộ phận binh sĩ Nga và tình trạng thiếu lương thực cho quân dã chiến đã khiến cho Goóc-tra-cốp không đặt quá nhiều hy vọng vào việc đẩy lùi một thời gian ngắn sự thất thủ của một cứ điểm không thể bảo vệ được nữa. Goóc-tra-cốp đã lợi dụng khả năng cuối cùng để cứu vãn đội quân phòng thủ và xem ra ông ta đã hành động đúng. Nếu làm khác đi thì có mọi căn cứ để cho rằng ông ta buộc phải phó mặc đội quân phòng thủ cho số mệnh định đoạt, tập họp đội quân dã chiến của mình và rút sâu vào nội địa Crưm, nếu không phải là về tận Pê-rê-cốp. Trong trường hợp này, đội quân phòng thủ phía Nam buộc phải nhanh chóng bí mật di chuyển sang phía Bắc, hoặc đầu hàng; còn đội quân phòng thủ phía Bắc, do mất hết hy vọng được thay thế và trong hàng ngũ mình có những binh lính mất tinh thần, cũng sẽ buộc phải đầu hàng vì đói. Chừng nào quân Nga còn hy vọng không những duy trì được quân số của họ ở Crưm xấp xỉ mức quân số của liên quân, mà còn nhận được lực lượng tăng viện đem lại cho họ ưu thế lớn về số lượng, thì phía Bắc Xê-va-xtô-pôn còn là một trận địa có ý nghĩa hết sức quan trọng. Dùng lực lượng của quân đội phòng thủ để giữ vững phía Bắc, đồng thời cho đội quân dã chiến chiếm lĩnh những trận địa mà chúng ta đã biết qua các bản tin gần đây nhất - điều đó có nghĩa là kiềm chế liên quân ở cao nguyên Hê-rắc-lây Khéc-xô-néc. Điều đó cũng có nghĩa là không để cho các chiến hạm của liên quân vào vịnh Xê-va-xtô-pôn và làm cho nó mất khả năng xây dựng căn cứ tác chiến hải quân thích hợp ở nơi nào đó gần hơn Bô-xpho, vì cả Ca-mư-sơ lẫn Ba-la-cla-va đều không thích hợp cho mục đích ấy. Chừng nào quân Nga còn có thể tiến hành hoạt động dã chiến ở Crưm thì phía Bắc còn là chiếc chìa Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 688 PH.ĂNG-GHEN TRIỂN VỌNG CUỘC CHIẾN TRANH CRƯM 689 344 khóa đối với toàn bộ Crưm và quyết định ý nghĩa của Crưm trong lục chiến và hải chiến, giống như đồi Ma-la-khốp là thìa khóa đối với phía Nam. Nhưng nếu quân Nga không đủ sức tiến hành dã chiến thì phía Bắc cũng mất ý nghĩa quan trọng. Đương nhiên, đó là một trận địa bố phòng khá mạnh, nhưng nếu tiến hành vây đánh chính quy với một binh lực đầy đủ, thì nó tất nhiên sẽ thất thủ, vì nó không thể trông đợi viện trợ ở đâu cả. Ý kiến trên có thể làm cho người ta ngạc nhiên, nếu nhớ lại ý nghĩa to lớn mà người ta đã gán một cách hợp lý cho phía Bắc. Tuy nhiên, nó hoàn toàn có căn cứ. Cuộc chiến tranh hiện nay nhìn chung đã gây ra cho người ta ấn tượng về một cuộc chiến tranh trúc thành và vây đánh, và dưới con mắt của nhà quan sát hời hợt thì nó đã xóa sạch thành tựu của nghệ thuật quân sự bắt nguồn từ nghệ thuật cơ động nhanh của Na-pô-lê-ông, và cuộc chiến tranh này đã đưa nghệ thuật quân sự trở lại trình độ cuộc Chiến tranh bảy năm. Thực ra, sự việc hoàn toàn trái lại. Ở thời đại chúng ta, cứ điểm và tập đoàn cứ điểm chỉ có tác dụng điểm tựa mà đội quân dã chiến dựa vào trong các cuộc cơ động của mình. Như dinh lũy ở Ca-la-phát là lô-cốt đầu cầu cho phép Ô-me-rơ-pa-sa uy hiếp sườn quân Nga; Xi-li-xtơ-ri, Ru-súc, Vác-na và Sum-la có thể nói là bốn góc nhô ra của một dinh lũy lớn mà Ô-me-rơ-pa-sa có thể lui về bất cứ lúc nào mà địch không thể truy kích ông ta nếu không chiếm được hoặc làm mất tác dụng ít ra là hai trong những góc nhô ra ấy. Như Xê-va-xtô-pôn là điểm tựa của quân Nga ở Crưm, mỗi lần đạo quân này thua kém địch về quân số hoặc bị uy hiếp về các mặt khác, thì Xê-va-xtô- pôn tạo cho nó khả năng tạm nghỉ chờ đội quân tăng viện mới đến. Đối với liên quân, Xê-va-xtô-pôn là căn cứ của hạm đội Nga cần phải bị phá huỷ, là căn cứ tác chiến hải quân cần phải được chiếm lấy; đối với quân Nga giữ được Xê-va-xtô-pôn có nghĩa là giữ được Crưm, vì nó là trận địa duy nhất có thể giữ được bằng một binh lực ít hơn địch nhiều trong khi chờ đội quân tăng viện. Như thế là kết cục cuối cùng bao giờ cũng tùy thuộc vào đội quân dã chiến, còn tác dụng của cứ điểm được quyết định không phải ở uy lực tự nhiên hoặc uy lực nhân tạo của nó, nghĩa là không phải ở giá trị vốn có trong bản thân nó, mà là ở sự bảo vệ và yểm trợ (appui) mà nó có thể đem lại cho đội quân dã chiến. Giá trị của nó đã trở thành tương đối. Nó không còn là một nhân tố độc lập trong chiến tranh, mà chỉ là trận địa có lợi, có khi phải được chống giữ một cách hợp lý bằng mọi thủ đoạn cho đến khả năng cuối cùng, mà cũng có khi không cần như thế. Chiến dịch Xê-va- xtô-pôn đã chứng minh điều đó tốt hơn bất cứ chiến dịch nào khác. Xê-va-xtô-pôn, cũng như tất cả các cứ điểm đích thực hiện đại, đóng vai trò một dinh lũy được bảo vệ bằng những công sự lâu bền. Chừng nào lực lượng hiện có đủ để phòng ngự dinh lũy ấy, chừng nào chưa thiếu thốn về cung cấp và liên lạc với căn cứ tác chiến chính vẫn còn chắc chắn, nhất là khi mà dinh lũy ấy được đội quân phòng thủ mạnh đóng giữ, không cho phép địch đi vòng qua mà không bị nguy hiểm, thì chừng đó nó vẫn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu và có thể phá vỡ các kế hoạch của địch trong suốt thời gian diễn ra chiến dịch. Nhưng khi tất cả những điều kiện ấy không còn nữa, khi đội quân phòng thủ thua hết trận này đến trận khác, dự trữ lương thực của họ bắt đầu cạn và họ có nguy cơ bị cắt đứt liên lạc với căn cứ của mình và có nguy cơ phải chia sẻ số phận với quân Áo ở Un-mơ năm 1805 279 , thì, trong trường hợp này, không nghi ngờ gì nữa, cần coi trọng sự an toàn của chính quân đội hơn là giá trị trừu tượng của trận địa và cần hết sức nhanh chóng rút về trận tuyến khác có lợi hơn. Xem ra thì tình cảnh mà hiện nay quân Nga lâm vào chính là như vậy. Đại bộ phận thành phần vốn có của đội quân tác chiến của quân Nga - 14 sư đoàn trong số 24 sư đoàn - đã tham chiến và một bộ phận bị tiêu diệt ở Crưm, còn đội dự bị, dân quân và những đơn vị mới thành lập khác mà họ có thì không thể nào so sánh được với những đơn vị mà họ đã mất đi. Quân Nga sẽ hành động đúng, nếu sau này họ sẽ không đưa quân đội đến bán đảo nguy hiểm này và rút bỏ nó thật nhanh. Liên quân có ưu thế lớn so với quân Nga về mặt số lượng, cũng như về tinh thần chiến đấu. Chiến đấu bên ngoài cứ điểm với số binh lực mà hiện nay Goóc-tra-cốp có thì tức là lao vào thất bại chắc chắn. Goóc-tra-cốp có thể bị vu hồi hoặc ở bờ biển phía nam Crưm và thung lũng sông Xan-gi-rơ, hoặc ở gần Ép-pa-tô-ri. Trong cả hai trường hợp, tuyến giao thông của ông ta với phía Bắc sẽ bị cắt đứt mà không Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 690 PH.ĂNG-GHEN TRIỂN VỌNG CUỘC CHIẾN TRANH CRƯM 691 345 có hy vọng khôi phục, vì ưu thế về số lượng của liên quân mỗi ngày một tăng. Xem ra thì điều tốt nhất mà hiện nay Goóc-tra- cốp có thể làm là hết sức giữ vững mặt trận cho đến khi chuẩn bị xong việc làm nổ các công sự phía bắc và đi trước địch được một hai ngày đường. Ông ta càng đến nhanh Pê-rê-cốp càng tốt. Sẽ là điều có ý nghĩa đặc biệt nếu các tin tức mà chúng tôi nhận được từ Pa-ri nói rằng hình như liên quân sau khi chiếm được Xê-va- xtô-pôn hiện đang phái quân đến Ép-pa-tô-ri, được xác nhận. Nếu liên quân hành động khá kiên quyết hoặc trên hướng đó, hoặc ở bờ biển phía Nam và ở đường núi Sa-tưa - Đa-gơ thì chiến dịch sẽ kết thúc nhanh chóng và Crưm sẽ rơi vào tay họ. Theo như chúng tôi có thể phán đoán thì sai lầm duy nhất mà hiện nay liên quân có thể mắc phải, đó là cuộc tấn công chính diện thực sự vào trận địa quân Nga gần In-ke-rơ-man hoặc án binh bất động trong một tuần. Chuyến tàu sau đến đây vào tối mai chắc sẽ đem lại những tin tức chính xác về ý đồ sắp tới đây của liên quân. Do Ph.Ăng-ghen viết khoảng 14 tháng Chín 1855 Đã đăng làm xã luận trên tờ “New - York Daily Tribune” số 4508, ngày 1 tháng Mười 1855 In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Anh In bằng tiếng Nga lần đầu C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN BÀN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN Ở CRƯM Luân Đôn, ngày 14 tháng Chín. “Chuông rung lên vang rền và đại bác nổ ầm ầm” - cả nước Anh hiện sống trong bầu không khí đó. Đâu đâu cũng ngự trị không khí hân hoan, ở mỗi công trình nào đáng được chú ý, dù là công cộng hoặc tư nhân, đều phấp phới quốc kỳ Anh và Pháp. Cảnh tượng ở Man-se-xtơ cũng giống ở Luân Đôn, mặc dù có “trường phái Man-se-xtơ”, cảnh tượng ở Ê-đin-bớc cũng giống ở Man-se-xtơ, mặc dù có triết học Xcốt-len. Không có cái gì, ngay cả danh sách dài dặc tử sĩ chuyển về Luân Đôn bằng điện, lại có thể chấm dứt được sự say sưa phổ biến trước thắng lợi. Thất bại của quân Anh ở Rê-đan và việc quân Pháp chiếm được cứ điểm có ý nghĩa quyết định là đồi Ma-la-khốp - chỉ có sự tương phản đó mới làm nhòa được những tiếng hoan hô thắng lợi và kiềm chế chút ít tâm lý tự tâng bốc mình. Những ai tán thành thiên kiến cũ - thiên kiến nảy sinh từ sự lẫn lộn một cách không có phê phán giữa chế độ xã hội hiện đại với chế độ xã hội cổ đại, cũng như nảy sinh từ nhiều điều khác và cho rằng tuồng như thương nghiệp và công nghiệp đã tiêu diệt tính hiếu chiến của nhân dân - những người đó hiện nay ở Anh, thậm chí ở thủ phủ công nghiệp của Anh là Man-se-xtơ, mới có thể tin vào quan điểm ngược lại. Vấn đề hết sức giản đơn. Trong thế giới hiện đại, nếu như không phải của cải của mỗi người, thì dù sao cũng là của cải của một nước tăng lên cùng với sự tăng thêm lao động, còn trong thế giới cổ đại, của cải tăng lên Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 692 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN BÀN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN Ở CRƯM 693 346 cùng với sự tăng thêm của tình trạng ăn không ngồi rồi của dân tộc. Nhà kinh tế học Xcốt-len Xtiu-át công bố tác phẩm xuất sắc của mình 10 năm trước khi xuất hiện A-đam Xmít, đã phát hiện và phát triển nguyên lý ấy 280 . Trong khi đó, nhiệt tình của quần chúng đã uổng công tìm kiếm chất nuôi dưỡng trong những tin điện mới. Những tin điện này bây giờ nghèo nàn bao nhiêu thì những điều nói đến ban đầu lại phong phú bấy nhiêu. Pê-li-xi-ê viết rằng ở Xê-va-xtô-pôn, “matériel immense” 1* đã rơi vào tay liên quân. Chúng tôi đoán rằng đã rơi vào tay liên quân rất nhiều sắt cũ sắp sửa mất giá trị. Sự kiện hiện nay sẽ biến chuyển ra sao, điều đó trên mức độ rất lớn tùy thuộc vào nguyên nhân buộc quân Nga đã đột nhiên bỏ phía Nam. Hoàn toàn rõ ràng là quyết định ấy được thông qua tuyệt nhiên không phải do sự suy tính thuần túy về chiến thuật hoặc chiến lược. Nếu Goóc-tra-cốp cho rằng sau khi thất thủ đồi Ma-la-khốp tất nhiên phải bỏ phía Cô-ra-ben và phía thành phố, thì tại sao ông ta lại cho xây dựng ở ngoại ô nhiều công sự phòng ngự vòng trong như vậy? Tuy Ma-la-khốp là một trận địa chủ đạo, nhưng nếu phòng thủ ngoan cường trước hết là công sự phòng ngự vòng trong của ngoại ô, rồi đến bản thân thành phố, thì có thể đẩy lùi sự thất thủ Xê-va-xtô-pôn 5-6 tuần lễ nữa. Dựa vào những địa đồ, bình đồ và sơ đồ tốt nhất và xem xét theo góc độ thuần túy chiến thuật hoặc chiến lược thì không cần thiết vội vã bỏ một trận địa mà cho tới nay vẫn được phòng thủ ngoan cường. Chỉ có hai cách giải thích: hoặc là tinh thần chiến đấu của quân Nga đã sa sút đến mức không nên tiếp tục đề kháng sau các công sự vòng trong của thành phố; hoặc là không những trong thành phố, mà cả trong doanh trại đã bắt đầu cảm thấy thiếu lương thực; sau hết, có thể là cả hai nguyên nhân ấy đều đã tác động. Một loạt thất bại hầu như liên tục mà quân Nga chịu đựng kể từ trận Ôn-tê-nít-sa và Sê-ta-te cho đến trận đánh trên sông Đen và trận cường tập ngày 8 tháng Chín đã không thể không ảnh hưởng đến tinh thần của đội quân bị vây, hơn nữa, phần lớn 1* - “vật tư khổng lồ” trong số họ đã chứng kiến thất bại trên sông Đa-nuýp và gần In-ke-rơ-man. Cố nhiên, người Nga không bị xúc động dễ dàng, do đó có thể chịu đựng thất bại lâu hơn các quân đội khác. Nhưng mọi cái đều có giới hạn. Bản thân việc chống cự quá lâu dài trong cứ điểm bị vây hãm đã có tác dụng làm mất tinh thần. Đi kèm theo tình trạng đó là những thử thách nặng nề, những khó khăn, sự thiếu nghỉ ngơi, bệnh tật và sự tồn tại của một mối nguy hiểm không phải cấp tính có tác dụng tôi luyện tinh thần chiến đấu, mà đây là mối hiểm nguy mãn tính làm yếu tinh thần chiến đấu. Trận thất bại trên sông Đen trong đó có sự dự phần của một nửa đạo quân chi viện cho đội quân phòng thủ, tức là chính đội quân tăng viện phải đi cứu phía Nam và việc để mất đồi Ma-la-khốp, một trận địa then chốt - hai thất bại này đã hoàn tất quá trình làm mất tinh thần. Vì đồi Ma-la-khốp khống chế chiếc cầu đi sang bên kia, mà cầu đó thì quân Pháp có thể phá hoại bất cứ lúc nào, nên việc đưa bất cứ lực lượng tăng viện nào đến đều trở thành nghi vấn, cho nên rút lui là biện pháp duy nhất để cứu vãn quân đội. Còn về tình trạng thiếu lương thực thì có tất cả mọi triệu chứng nói lên rằng người ta đã bắt đầu cảm thấy tình hình đó. Từ khi sự đi lại của quân Nga trên biển A-dốp bị gián đoạn, họ chỉ còn một tuyến tác chiến, do đó vận tải cũng giảm sút. Những khó khăn lớn vốn có trong việc vận chuyển lương thực, đạn dược v.v. qua vùng thảo nguyên dân cư thưa thớt đến nay dĩ nhiên tăng lên rất nhiều sau khi chỉ còn một con đường đi lại được chạy từ phía Khéc-xôn. Các phương tiện vận tải được trưng dụng ở U-cra-i-na và Quân khu sông Đông đã dần dần hư hỏng, còn đối với các tỉnh lân cận vốn đã bị cướp sạch mà phải cung cấp phương tiện mới để thay thế thì càng ngày càng khó khăn. Rõ ràng là sự gián đoạn trong cung cấp ảnh hưởng trước tiên không phải chủ yếu đến bản thân Xê-va-xtô-pôn, là nơi có những dự trữ lớn, mà chủ yếu đến doanh trại ở gần In-ke-rơ-man, Bác-si-xa-rai và những địa điểm mà quân tăng viện phải đi qua. Chỉ có điều đó mới giải thích được việc hai sư đoàn tinh binh đã hành quân trên đường lâu như thế mà hiện nay đã đến Pê-rê-cốp thì lại không tiến lên tham gia trận đánh trên sông Đen, điều đó cũng giải thích được tình hình là tuy phần lớn số quân đi chi viện chưa tới, Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 694 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN BÀN VỀ NHỮNG SỰ KIỆN Ở CRƯM 695 347 nhưng quân Nga vẫn cứ quyết định đánh với binh lực hiện có quá ư không đủ để hoàn thành nhiệm vụ đặt ra cho họ. Nếu những ý kiến ấy đúng, thì Goóc-tra-cốp quả thực chẳng có cách nào khác hơn là lợi dụng việc mất đồi Ma-la-khốp làm lý do hữu lý cho việc cứu vãn đội quân phòng thủ của mình. Do C.Mác và Ph. Ăng-ghen viết ngày 14 tháng Chín 1855 Đã đăng trên tờ “Neue Oder - Zeitung” số 435, ngày 18 tháng Chín 1855 In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Đức C.MÁC TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VÀ TÀI CHÍNH Luân Đôn, ngày 24 tháng Chín. Tình hình thương mại và tài chính không những của nước Anh, mà đặc biệt là của Pháp, hiện giờ đã làm dư luận quan tâm hầu như ngang với cuộc chiến tranh Crưm. Mọi người đều biết, ngân hàng Pháp đã nâng mức chiết khấu của kỳ phiếu ngân khố và của chứng khoán có giá có bảo đảm tương tự lên 5% trong khi kỳ phiếu thương mại vẫn chiết khấu 4%. Các giám đốc ngân hàng Pháp sợ kim loại quý trong hầm ngân hàng hao hụt đi, nên đã quyết định nâng tỷ suất chiết khấu của kỳ phiếu thương mại lên 5%, nhưng bộ trưởng Bộ tài chính can thiệp và cấm họ tiến hành nghiệp vụ đó. Dĩ nhiên, chính phủ ra sức duy trì càng sâu càng tốt cái vỏ ngoài của thị trường tiền tệ rẻ và thừa thãi tín dụng, do đó giữ tâm trạng tốt cho các chủ hiệu nhỏ. “Hai nă m gần đ ây”, t ờ “ M a nc he ster E xa mi ne r” 28 1 vi ết, - “n hữ ng đòi hỏi về ti ền của c ủa nư ớc P háp hết s ức l ớn. Trong vò ng hai nă m, chí nh phủ L u-i Na-pô- lê-ông đã c hi hết 200 000 000 pa o xtéc-li nh; tòa thị chí nh Pa -ri đã sử d ụng nhữ ng mó n tiề n va y l ớ n và o vi ệc t ra n g hoà ng t hủ đô; được chí nh p hủ đề xướng và nâ ng đỡ, người ta đã đặt ra những p hư ơng á n mà vi ệc thực hiện c hú n g đòi hỏi phải chi những k hoả n t iền kếch sù; chỉ riêng Crédi t Mo bilier 28 2 đã l à sá ng lập vi ê n của ít ra l à nửa t á c ô ng ty lớn, mỗi cô ng t y ấy đ ều nâ ng t hị gi á c ổ phi ế u c ủa mì n h l ê n cao hơ n n hi ề u so với gi á gh i t r ê n c ổ p h i ế u; vố n c ủa cá c cô ng t y ấ y c òn phải c hờ người t a h ù n và o , và vô s ố cổ p hi ế u đa n g chuyển t ừ ta y ngư ời nà y sang t ay người khá c khô ng tí nh gì đế n ngà y t h a nh t oán. Tì nh hình t ài chí nh của c hí nh Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 696 C.MÁC TÌNH HÌNH THƯƠNG MẠI VÀ TÀI CHÍNH 697 348 phủ , tí nh chất đầ u cơ t huần túy của phầ n lớn những xí nghi ệp ấy, tình hì nh thị t rườ ng ti ền tệ hiện nay ở P há p, hậ u quả nặ n g nề c ủa những vụ t hu hoạc h ké m liê n t iếp đ ối với quần chú ng n hân dâ n, và ả nh hư ởn g c ủa chú ng đối với sở gia o dị ch - tất cả những cái đó đều nói lên k hả năng xảy ra một tai họa đủ sức phá hoại cả tiến trình chiến tranh ở phương Đông lẫn nền an ninh và sự phồn vi nh của nước Pháp”. Về thị trường lương thực thì tờ báo trên nói riêng đã vạch rõ: “Không nghi ngờ gì nữa, hai nước Pháp và Anh sẽ là những nước nhập khẩu lớn về ngũ cốc. Đơn đặt hàng đã gửi từ đây sang khu vực Đa-nuýp sẽ t húc đẩy Mỹ vận chuyển sang châu Âu lương thực chứ không phải vàng. Ở Anh, mùa màng năm ngoái tốt hơn mọi năm trước, nhưng dù sao thì từ tháng tám 1854 đến tháng Tám 1855 chúng ta vẫn nhập 335 000 quác-tơ tiểu mạch và 1 558 892 tạ bột mì, còn giá cả trung bình cả năm vẫn ở mức cao hơn 70 si-linh. Năm nay, chúng ta cần nhập một số lượng lớn hơn để ngăn ngừa giá cả lên cao hơn nữa. Nếu không nhập từ Bắc Mỹ, thì còn biết nhập từ đâu? ở Bắc Đức mùa màng cũng kèm hơn bình thường, và Mỹ đã chuyển bột mì đến khu vực biển Ban-tích, từ đó, khi cần thiết, chúng ta thường nhận một số lượng lớn lương thực. Theo thông báo của Chính phủ Áo thì ở đó mùa màng bình thường, nhưng Áo có thừa để xuất khẩu hay không t hì điều đó còn đáng hoài nghi, còn toàn bộ Nam I-ta-li-a đều thiếu lương thực nghiêm trọng, và cũng như trước đây, nó không thể bù đắp bằng số lương thực xuất khẩu từ các cảng ở Hắc Hải. Vì vậy, khi mua lương thực, Pháp sẽ phải cạnh tranh không những với Anh, mà còn với phần lớn các nước ở lục địa châu Âu. Bài báo vừa có tính chất an ủi, vừa có tính chất dạy đời đăng trong tờ “Moniteur” đã chứng minh tốt nhất cho ta thấy tình hình trên đây khó chịu cho Chính phủ Pháp đến mức nào”. Còn nói về vô số công ty cổ phần mới ở Pháp mà tờ “Manchester Examiner” đã nhắc đến, thì như cuốn “Nghiệp vụ giao dịch” 283 xuất bản vừa rồi ở Pa-ri đã vạch rõ, chỉ riêng trong một ngành - các ngân hàng cổ phần - con số các công ty ấy riêng ở Pa-ri từ thời kỳ cách mạng tháng Hai đã tăng lên 6 lần. Trước năm 1848 ở Pa-ri chỉ có hai ngân hàng cổ phần, sau cách mạng người ta đã thành lập 12 ngân hàng như thế. Hiện nay có: Banque de France, Caisse Commerciale, Comptoir d’Escompte 1* , ngân hàng dưới hình thức công ty hợp tư thuộc công ty Lây-đơ và C 0 , Crédit 1* - Ngân hàng Pháp, Quỹ thương mại, Ngân hàng chiết khấu Foncier de France 1* , Ngân hàng Mác-ti-ních, Banque de Guadeloupe, Banque de l’ile de la Réunion 2* , Ngân hàng An-giê-ri, Crédit Mobilier, Société Générale du Crédit maritime, Caisse et journal des chemins de fer, Comptoir central, Crédit Industriel và Banque de Sénégal 3* . Số vốn đã thanh toán của ngân hàng ấy chỉ có 151 230 000 phrăng và tổng số vốn ngân hàng chỉ có 252 480 000 phrăng hay là khoảng 10 000 000 p.xt. - một số tiền chưa bằng số vốn của riêng Ngân hàng Anh. “Ki ến t rúc thư ợng tầ ng đ ồ sộ”, t ờ “ Ec on o mi st”, cơ qua n ngô n l uậ n của chí nh phủ ở L uân Đô n, viết, - “được dự ng l ên bằng t ín d ụng trên c ơ sở nhỏ hẹ p của số vốn ấ y, k hô ng t hể k hô ng gây ra sự lo lắ ng. Chẳng hạn, Ngâ n hàng Pháp, với số vốn 91 250 00 0 phră ng như ng đã phát hành 542 58 9 300 p hr ă ng chứ ng khoán ngâ n hà n g, nghĩ a là gấp sáu lần số vốn ấy. Crédit Mobil ier có quyề n phát hà nh trái khoán với số ti ền vượt 10 lầ n số vố n c ủa nó. Créd it F onci er de Fra nce, mà số vốn da nh nghĩa chỉ có 30 000 000 phră ng, đ ã phát hà nh 200 000 000 phră ng trái khoán. D o đó có thể d ự ki ến rằ ng sự hoảng l oạ n h o ặc sự sụt giá của số lư ợn g trái khoán l ớn như t hế có t hể dẫ n đến nhữn g tai họa nghiê m tr ọng ở P a-ri và ở nư ớc Phá p”. Do C.Mác viết ngày 24 tháng Chín 1855 Đã đăng trên tờ "Neue Oder-Zeitung" số 453 ngày 28 tháng Chín 1855 In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là tiếng Đức In bằng tiếng Nga lần đầu 1* - Tín dụng ruộng đất Pháp 2* - Ngân hàng Goa-đơ-lúp, Ngân hàng đảo Rê-uy-ni-ông 3* - Tổng công ty tín dụng hàng hải, Ngân hàng gửi tiền và tín dụng đường sắt, Ngân hàng trung ương, Tín dụng công nghiệp, Ngân hàng Xê-nê-gan Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 698 PH.ĂNG-GHEN LỰC LƯỢNG ĐỀ KHÁNG CỦA NƯỚC NGA 699 349 PH.ĂNG-GHEN LỰC LƯỢNG ĐỀ KHÁNG CỦA NƯỚC NGA 284 Nga hoàng ngự giá đến Ô-đ ét-xa, hoàng hậu chuyển từ Pê-téc-bua về Mát-xcơ-va, trái tim thiêng liêng của Nga. Côn-xtan-tin, người em hiếu chiến nhất của Nga hoàng tạm thời chấp chính - tất cả những tình hình đó chứng minh đầy đủ rằng nước Nga có đầy đủ quyết tâm đề kháng một cách ngoan cường nhất. Ni-cô-la-ép và Khéc-xôn, hai cứ điểm mạnh nhất ở Nam Nga, là nơi tập trung quân dự bị hiện đang được thành lập ở các tỉnh Ta-vrích và Khéc-xôn. Ngoài lực lượng dự bị của quân đội (thuộc các tiểu đoàn 5, 6, 7 và 8) mà số lượng không thể xác định chuẩn xác được, ở Ni-cô-la-ép đại để đã tập trung khoảng 40 000 dân quân, đồng thời ở Ô-đét-xa đã có gần 25 000 người. Không thể xét đoán tính chuẩn xác của những tài liệu ấy. Song có một điều rõ ràng là ở Nam Nga đã tập trung một binh lực lớn. Kế hoạch chiến lược của Nga không những đã tính đến khả năng thất thủ Crưm, mà thậm chí còn tính đến sự xâm nhập của địch vào Nam Nga. Vì thế, phòng tuyến chủ yếu được lựa chọn ở tuyến sông Đni-e-prơ, với Khéc-xôn và Ni-cô-la-ép là căn cứ tác chiến ở tuyến thứ nhất và Ê-ca-tê-ri-nô-xláp là căn cứ tác chiến ở tuyến thứ hai. Vì Khéc-xôn và Ni-cô-la-ép nằm trong phạm vi hoạt động không những của pháo thuyền, mà còn của các chiến hạm nhẹ, cho nên cần có căn cứ ở nội địa. Ê-ca-tê-ri-nô-xláp chính là căn cứ ấy. Ở vào nơi mà chỗ sông Đni-e-prơ uốn khúc tạo thành một góc khoảng 75 độ, Ê-ca-tê-ri-nô-xláp là trung tâm rất tốt cho đội quân rút về nội địa, vì đội quân này hy vọng tìm được chỗ ẩn nấp trước hết là ở vùng hạ lưu (từ đông - bắc chảy về tây - nam) rồi ở vùng trung lưu (từ tây - bắc chảy về đông - nam) của con sông này. Đạo quân tấn công từ Pê-rê-cốp vào nội địa nước Nga trước hết buộc phải vượt sông Đni-e-prơ ở Khéc-xôn, rồi tiến về Ê-ca-tê-ri-nô-xláp, lại phải vượt sông ở thành phố này. Bất cứ đội quân nào vận động trên tả ngạn sông Đni-e-prơ đều có thể bị chặn lại dễ dàng ở phía Nam Ê-ca-tê-ri-nô-xláp mấy dặm, trên bờ sông Vôn-chi-a, nơi con sông này chảy vào sông Đni-e-prơ. Thêm vào những lợi thế này còn có những lợi thế khác: toàn bộ khu vực ở phía nam Ê-ca-tê-ri-nô-xláp là một thảo nguyên rộng, chiều dài tới 200 dặm, nơi đây việc điều động cũng như cung cấp cho quân lính đều khó khăn, trong khi đó bản thân thành phố, ở vào cực bắc thảo nguyên gồm các tỉnh Ki-ép và Pôn-ta-va giầu có và tương đối đông dân, có thể nhận được không khó khăn gì số lượng lương thực cần thiết. Sau hết, Ê-ca-tê-ri-nô-xláp bảo đảm được sự liên lạc với đội quân ở khu trung tâm tại Ki-ép và yểm hộ được con đường đi Mát-xcơ-va. Chính vì vậy mà ở Ê-ca- tê-ri-nô-xláp đã được xây dựng công sự và dự trữ mọi thứ cần thiết để cung cấp cho đội quân miền Nam. Ở đây đã tập trung một số lượng lớn lương thực, quân trang và đạn dược. Nếu như tất cả những cái đó, một mặt, nói lên tầm nhìn xa chiến lược của quân Nga - viên lão tướng và tên đào ngũ Giô-mi-ni đã không phí công dạy bảo họ lâu ngày như thế - thì, mặt khác, cũng lại chứng minh rằng quân Nga xuất phát từ chỗ họ không thể đạt được thắng lợi trong một thời gian dài. Nếu như liên quân tiến (từ Pê-rê-cốp) vào nội địa nước Nga thì, dĩ nhiên, họ phải chiếm Ê-ca-tê-ri-nô-xláp. Nhưng trong điều kiện của chiến dịch năm nay thì không thể bàn đến cuộc tấn công đó, mà năm 1856 cũng vị tất có thể bàn đến. Vì trước hết phải đạt tới chỗ nước Nga rút sạch khỏi Crưm, toàn bộ Nam Cáp-ca-dơ và Cáp-ca-dơ cho đến Tê-rếch và C u-ban, thiêu hủy Ô-đét-xa, phá hủy cảng Ni-cô-la-ép và quét sạch quân Nga khỏi sông Đa-nuýp cho đến Ga-lát. Nói cách khác, liên quân phải chiếm đoạt tất cả những khu vực xa xôi nhất ấy của nước Nga trước khi xảy ra, dù chỉ là ý định về cuộc tiến quân vào nội địa nước Nga. Vì thế, kế Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 700 PH.ĂNG-GHEN LỰC LƯỢNG ĐỀ KHÁNG CỦA NƯỚC NGA 701 350 hoạch chiến lược nhìn xa thấy rộng của quân Nga là kế hoạch de mauvais augure 1* . Binh sĩ của liên quân đã được điều đến thung lũng thượng lưu sông Đen để vu hồi đầu cực của cánh phải của quân Nga ở Ai-tô-đo hoặc ở thượng lưu sông Ben-bếch. Báo cáo của Goóc- tra-cốp và Pê-li-xi-ê đều nói lên điểm này. Chúng tôi cho rằng cuộc cơ động này của liên quân mang tính chất thị uy quá ư rõ ràng để có thể thực sự theo đuổi mục đích nói trên. Nhiệm vụ của liên quân hiện nay rõ ràng là đánh bật quân Nga ra khỏi trận địa kiên cố trên các điểm cao Mê-ken-di. Nếu liên quân làm được việc đó thì quân Nga buộc phải bỏ đồn Bắc và, do đó, phải bỏ ngay chính cả Crưm. Giữa điểm cao Mê-ken-di và Xim-phê-rơ-pôn không có một trận địa nào khác mà liên quân có thể vu hồi; ở phía bên kia Xim-phê-rơ-pôn là thảo nguyên không thích hợp với hoạt động của các đội quân lớn và hoàn toàn không tạo thành trận địa nào. Quân Nga có giữ được Crưm hay không là tùy thuộc vào việc họ có giữ vững được các trận địa hiện có, nhất là trận địa trên điểm cao Mê-ken-di, hay không. Do Ph.Ăng-ghen viết ngày 25 tháng Chín 1855 Đã đăng trên tờ “Neue Oder - Zeitung” số 455, ngày 29 tháng Chín 1855 và đăng làm xã luận trên tờ “New - York Daily Tribune” số 4522, ngày 17 tháng Mười 1855 In theo bản đăng trên tờ “Neue Oder - Zeitung” có đối chiếu với bản đăng trên tờ “New - York Daily Tribune” Nguyên văn là tiếng Đức 1* - mang điềm gở. C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN * CÁC BÁO CÁO CỦA CÁC TƯỚNG TÁ - CÁC TÒA ÁN ANH. - TIN TỨC TỪ NƯỚC PHÁP Luân Đôn, ngày 27 tháng Chín. Các bản báo cáo của các tướng Xim-xơn, Pê-li-xi-ê và Ni-en và nhất là thư của các phóng viên báo chí Anh ở Crưm chứa đựng rất nhiều tài liệu đủ loại mà cần có thời gian mới có thể nghiên cứu với tinh thần phê phán được. Vì vậy chúng tôi chỉ có thể trình bày tỉ mỉ hơn về sự kiện ngày 7 và 8 tháng Chín trong bản tin sau 285 . Còn bây giờ cần vạch rõ rằng báo chí Anh hầu như nhất trí và hoàn toàn có căn cứ để lên án nghiêm khắc tướng Xim-xơn và các sĩ quan cao cấp Anh dưới quyền chỉ huy của viên tướng này. Trong thời gian tiến hành cuộc cường tập Rê-đan người ta đã hoàn toàn chứng minh tính chính xác của câu nói hóm hỉnh truyền miệng trong quân đội Nga: “L’armée anglaise est une armée des lions, commandée par des ânes” (“Quân đội Anh là quân đội sư tử do lừa chỉ huy”). Một tờ báo Luân Đôn yêu cầu thành lập một Ủy ban Xê-va-xtô-pôn mới, nó quên rằng sự vô dụng về mặt lãnh đạo quân đội Anh là hậu quả tất nhiên của sự thống trị của tập đoàn thống trị lỗi thời. Mọi công tác chuẩn bị ngay từ đầu đã tiến hành rất tồi. Chiến hào quân Anh còn cách hào của Rê-đan rất xa (250 i-ác- đơ), nên binh sĩ phải chạy trên địa hình trống trải hơn 15 phút dưới hỏa lực địch và khi họ đến đích thì đã mệt rã rời. Các k ỹ sư Pháp đã kịp thời lưu ý người Anh về khuyết điểm đó, nhưng được trả lời rằng: Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. 702 C.MÁC VÀ PH.ĂNG-GHEN CÁC BÁO CÁO CỦA CÁC TƯỚNG TÁ… 703 351 “Nếu chúng tôi tiến lên mấy i -ác-đơ nữa thì quân lính của chúng tôi sẽ phải nhô lên một góc độ chị u hỏa lực bắn rộng nhất của pháo đài Cột buồm và sẽ thiệt hại nặng”. Trước hết, nguy cơ bị thiệt hại đó nhỏ hơn nhiều so với hiểm nguy mà binh lính đã phải chịu khi thực hiện cuộc cường tập. Ngoài ra có thể làm yếu hiệu quả của hỏa lực bắn rộng nhất, một phần bằng cách làm các tường ngang và đào hào chữ chi, một phần bằng cách xây dựng các ổ pháo để phản pháo. Song tất cả những ý kiến phản đối ấy của người Pháp đều tiêu tan vì thái độ ngoan cố của ông Xim-xơn phục phịch. Hơn nữa, trong khi các chiến hào của quân Pháp rộng rãi, không những có thể chứa, mà còn ẩn giấu được một số lượng lớn binh lính, thì các chiến hào của quân Anh nhỏ hẹp và được đào tệ đến nỗi bất cứ người Anh nào có thân hình ít nhiều đẫy đà đều lập tức thu hút sự chú ý của bộ tham mưu quân Nga. Vì quân Anh buộc phải vượt một khoảng cách lớn, nên khi đến mục tiêu tấn công, đáng lẽ công kích địch ngay thì trước hết họ tìm chỗ ẩn nấp và bắn bằng súng trường, nên để cho quân Nga có thời gian tập hợp lại lực lượng. Mọi công tác chuẩn bị chiến đấu tồi tệ đến mức nào thì điều đó có thể thấy được ở chỗ là sau khi chiếm được tường lũy, quân Anh thậm chí không nghĩ đến việc vít chặt các khẩu pháo của quân Nga còn ở đó. Trong thành phần binh lính tấn công không có công nhân mang theo dụng cụ cần thiết, cũng không có pháo thủ để có thể hoàn thành nhiệm vụ ấy mà không cần dụng cụ chuyên môn. Nhưng đỉnh cao của tất cả những cái đó là mệnh lệnh có tính chất chiến thuật của tướng Xim-xơn ban ra trước và trong cuộc cường tập. (Trong khi tiến hành cường tập, như chúng tôi được biết qua một bản tin của tờ “Daily News”, Xim-xơn bị sổ mũi đã trùm áo mưa có mũ ngồi trên ghế mềm của pháo đài Ma-mê-lôn). Để đánh chiếm Rê-đan, một công sự đáng gờm, mà trong vòng nửa năm nay đã phá tan mọi cuộc tấn công của quân Anh, ông ta đã cử một phân đội cường tập gồm 200 người, một phân đội yểm hộ gồm 320 người và phân đội chủ lực không quá 1000 người. Khi chiếm được góc nhô ra của Rê-đan, quân Anh nằm dưới hỏa lực ác liệt của lô- cốt vuông đã biến thành lô-cốt cố thủ và của các hầm ngầm ở sườn phía sau đó. Nếu số lượng của số quân tấn công đầy đủ thì quân Anh có thể vu hồi lô cốt vuông, và điều đó sẽ nhanh chóng quyết định kết cục của trận đánh. Song, quân tăng viện chưa tới, tuy đại tá Uyn-hêm đã ba lần cử người yêu cầu họ đến ngay tức khắc, và rút cục, đã buộc phải đích thân đi tìm kiếm họ. Như thế là quân lính đã ở trên tường chắn suốt ba giờ dưới hỏa lực mãnh liệt; họ đã hai lần tiến vào công sự, bị tiêu diệt một cách vô nghĩa lý từng bộ phận một, và cuối cùng họ đã buộc phải rút lui hết sức lộn xộn. Tiến hành cường tập với một số lượng nhỏ binh lính như Xim-xơn đã làm, ban đầu ném vào cuộc chiến đấu chưa đầy 1/20 lực lượng hiện có trong tay, giữ đội dự bị cần thiết cho chiến đấu ở phía sau, đẩy những binh sĩ dũng cảm vào chỗ hy sinh vô nghĩa lý do cá nhân chuyên quyền - tất cả những cái đó là một trong những chuyện tai tiếng lớn nhất trong lịch sử chiến tranh hiện đại. Nếu việc đó xảy ra dưới thời Na-pô-lê-ông I thì Xim-xơn chắc chắn bị đưa ra trước tòa án quân sự. Ở lục địa, người ta đã phê bình nhiều và một cách chính đáng sự chuyên quyền của tòa án thừa kế tài sản. Song quyền xét xử của các quan tư pháp không ăn lương của nước Anh 28 6 không phải cái gì khác hơn là quyền xét xử kiểu tòa án thừa kế tài sản đã được hiện đại hóa và đã được hiến pháp bảo hộ. Chúng tôi dẫn ra đoạn trích nguyên văn sau đây trong một tờ báo địa phương ở Anh: “Thứ ba trước, một công nhân nông nghiệp già nua Na-ta-ni-en Uy-li-am đã ra trước tòa án hòa giải ở Vu-xtơ. Ông t a đã bị xử 5 si-linh tiền phạt và 13 si-linh án phí về việc vào ngày chủ nhật, 26 tháng Tám, ông ta đã gặt lúa mì trên một mảnh đất nhỏ thuộc cá nhân ông. Uy-li-am chứng minh rằng làm việc đó là cần thiết, rằng lúa mì sẽ bị hỏng đi, nếu cứ để ở trên cây, rằng suốt một tuần lễ ông ta đã làm việc vất vả từ sáng sớm cho đến đêm khuya cho ông chủ mà ông lĩnh canh ruộng. Nhưng chẳng ăn thua gì. Tòa án có các reverends (mục sư) ngồi không thể nào kêu nài được”. Các chủ xưởng, hương thân và những đại biểu khác của các tầng lớp đặc quyền họp thành quan tư pháp, không ăn lương cũng Generated by Foxit PDF Creator © Foxit Software http://www.foxitsoftware.com For evaluation only. [...]... trách Ô-me-rơ-pa-sa không tiến thẳng về Các-xơ cũng nên tìm hiểu trước những câu chuyện tường thuật của những người đã du hành qua nơi này, chẳng hạn hãy tìm hiểu tập du ký của Kéc-dôn hoặc B - ên-stết 301 Về ý kiến của tờ “Times” Luân Đôn nói rằng tướng Uy-li-am-xơ đã đề nghị Ô-me-rơ-pa-sa lấy Ba-tum làm điểm xuất phát để tiến quân thẳng đến Các-xơ, thì chúng tôi chỉ có thể nói rằng Uy-li-am-xơ biết... và tại nơi đây Ô-me-rơ-pa-sa không có khả năng đánh vào sườn quân Nga; hoặc tiến quân theo sông Ri-ôn đến Cu-ta-ít rồi từ đây vượt núi đến thung lũng sông Cu-ra tiến về hướng Ti-phlít Ở đây ông ta không vấp phải cứ điểm ít nhiều kiên cố nào, đồng thời có thể lập tức uy hiếp trung tâm thống trị của Nga ở Nam Cáp-ca-dơ Đấy là phương pháp tốt nhất để buộc Mu-ra-vi-ép rút khỏi Ác-mê-ni-a, và chắc bạn đọc... lưu sông A-rắc-xơ; Éc-de-rum ở gần nơi phát nguyên của sông Ơ-phrát; Ba-tum ở cửa sông Trôrốc (Ba-ti-xơ) mà thượng lưu các nhánh của nó chảy qua khu vực gần Các-xơ và Éc-de-rum, do đó một trong những con đường giữa các thành phố ấy chạy dọc theo lưu vực sông Trô-rốc cho đến thành phố Ôn-tư, từ đây chạy qua vùng núi về Các-xơ Ôn-tư là điểm trung tâm đối với quân Thổ Nhĩ Kỳ, vì con đường từ Ba-tum 363... bờ biển và đang chuyển về Ba-tum, Tơ-rapê-dum và những nơi khác Min-grê-li-a, trừ những đồn lũy bờ biển, lại lọt vào tay quân Nga Chiến dịch thắng lợi thứ ba của quân Nga ở châu Á đã kết thúc như vậy: Các-xơ và địa hạt thuộc pa-sa của nó bị chiếm; Min-grê-li-a được giải phóng khỏi tay địch; tàn dư cuối cùng của đạo quân tác chiến của Thổ Nhĩ Kỳ - đạo quân của Ô-me-rơ-pasa - đã bị suy yếu rất nhiều về... Ma-la-khốp, vì nếu đồi Ma-la-khốp do địa thế cao khống chế được R - an, thì đến lượt nó, R - an lại khống chế các điểm tiếp cận đồi Ma-la-khốp và chiếm được R - an có nghĩa là bao vây được từ bên sườn tất cả các đội hình quân Nga được phái đến chiếm lại đồi Ma-la-khốp Việc chiếm đồi Ma-la-khốp buộc quân Nga phải bỏ toàn bộ phía Nam; việc chiếm R - an lẽ ra chí ít cũng buộc họ vội vã rút khỏi khu Cô-ra-ben,... nó như sự trình bày nghiêm chỉnh các sự việc Đồng thời, chúng ta thấy rằng, ông ta đổ trách nhiệm về thất bại ấy cho tướng Coóc-phơ, giống như thất bại ở Xi-li-xtơ-ri thì ông ta đổ cho Xen-van, ở In-ke-rơ-man - đổ cho Xôi-mô-nốp, ở sông Đen - đổ cho R - t Bản thân Goóc-tra-cốp, tuy bị thất bại trong mỗi trận đánh, vẫn luôn luôn là bất khả chiến thắng Ông ta không thua trận, tuyệt nhiên không; mỗi lần... bất cứ hoạt động nào chống lại Cáp-ca-dơ hay Nam Cáp-ca-dơ - như chúng tôi thường chỉ rõ, đây là địa điểm yếu nhất của nước Nga liên quân không hành động gì cả cho đến khi thấy rằng Các-xơ đã rơi vào tình hình nghiêm trọng, còn đạo quân Éc-de-rum thì không làm ăn gì được Bấy giờ Ô-me-rơ-pa-sa mới được liên quân cho phép tiến hành cuộc viễn chinh đen đủi ở Min-grê-li-a, nhưng đã quá muộn để cứu vãn tình... phải tiến hành với trung đoàn của mình Đối với tân binh, hành quân gấp từ Péc-mơ đến Mát-xcơ-va, từ Mát-xcơ-va đến Vin-nô và, sau hết, từ Vin-nô đến - ét-xa hoặc Ni-cô-la-ép, đâu phải là chuyện giản đơn Nếu những cuộc hành quân gấp không bao giờ chấm dứt đó lại được tiến hành theo ý muốn tối cao của một con người như Ni-cô-lai, một con người quy định chuẩn xác cả giờ đến lẫn giờ đi và trừng phạt bất... quân đội Éc-de-rum không dám tiến hành dù chỉ là một hành động phô trương để chi viện cho Các-xơ Tướng Uy-li-am-xơ chắc biết rõ rằng ông ta không thể trông đợi gì có được sự chi viện từ phía ấy Nhưng ông ta đã nhận được những báo cáo gì về sự di động thành công của Ô-me-rơ-pa-sa, và người ta đã hứa với ông ta những gì - thì về điều đó chúng tôi không có tài liệu Có tin đồn rằng Uy-li-am-xơ đã quyết... phòng thủ Các-xơ thọc được đến Éc-de-rum Éc-de-rum hầu như không được bố phòng, và nếu đội quân phòng thủ Các-xơ đến được Éc-de-rum vào giữa tháng Mười thì vẫn không có đủ lực lượng để giữ vững nó Với tính cách thành phố bị bỏ ngỏ nó chỉ có thể được bảo vệ ở Đe-vơ-Bôi-un, đón đánh ở phía trước thành phố, trong khe núi Như vậy, Éc-de-rum sẽ được cứu vãn nhờ sự chống giữ của đội quân phòng thủ Các-xơ Lại . lũy ở Ca-la-phát là lô-cốt đầu cầu cho phép Ô-me-rơ-pa-sa uy hiếp sườn quân Nga; Xi-li-xtơ-ri, Ru-súc, Vác-na và Sum-la có thể nói là bốn góc nhô ra của một dinh lũy lớn mà Ô-me-rơ-pa-sa có. ở tuyến sông Đni-e-prơ, với Khéc-xôn và Ni-cô-la-ép là căn cứ tác chiến ở tuyến thứ nhất và Ê-ca-tê-ri-nô-xláp là căn cứ tác chiến ở tuyến thứ hai. Vì Khéc-xôn và Ni-cô-la-ép nằm trong phạm. Khéc-xôn, rồi tiến về Ê-ca-tê-ri-nô-xláp, lại phải vượt sông ở thành phố này. Bất cứ đội quân nào vận động trên tả ngạn sông Đni-e-prơ đều có thể bị chặn lại dễ dàng ở phía Nam Ê-ca-tê-ri-nô-xláp