CỦA ANH
Về chính sách đối ngoại của đảng Vích ở Anh người ta thấy có một lối nhìn hết sức sai lầm được lưu hành rộng rãi cho rằng họ tuồng như bao giờ cũng là kẻ thù không đội trời chung của nước Nga. Lịch sử chứng minh rõ ràng là ngượ c hẳn lại . Trong “Nhật ký và thư tín của Gi êm-xơ Ha-rít, đệ nhất bá tước Man- mơ-xbê-ri” - cựu đại sứ Anh bên cạnh triều đình X.P ê-téc-bua trong mấy năm dưới thời đảng Vích cũng như đảng To-ri cầm quyền - và trong “Hồi ký và thư từ của Sác-lơ Giêm-xơ P hốc- xơ”295, do huân t ước Giôn Rớt-xen xuất bản, chúng tôi phát hiện được những tài liệu khiến người ta phải kinh ngạc bóc trần chính sách của đảng Vích và Phốc-xơ, cho tới nay vẫn là quân sư chính trị cao cấp của đảng Vích, cổ vũ và đề xướng; đảng Vích tôn sùng ông ta không kém gì người Thổ Nhĩ Kỳ tôn sùng Ma-hô-mét. Vì vậy, để hiểu được việc nướ c Anh bao giờ cũng xun xoe khúm núm trước nước Nga như thế nào, chúng tôi xin nhắc lại tóm t ắt những sự kiện đã xảy ra trước khi Phốc-xơ tham gia nội các.
Qua nhật ký của bá tước Man-mơ-xbê-ri, chúng ta được biết là trong thời gian có cuộc chi ến tranh giành độc lập của Mỹ2 9 6, Anh đã cuống cuồng ra sức gây sức ép ngoại giao đối với Nga như thế nào. Đại sứ Anh được ủy nhiệm bằng bất cứ giá nào cũng ký kết hi ệp ước liên mi nh tấn công và p hòng t hủ với nướ c
Nga. Nữ hoàng ban đầu đã trả lời một cách lập lờ: Ê-ca-tê-ri-na cảm t hấy bản t hân t ừ “t ấn công” khô ng đượ c hoan nghênh; bà ta t hấy cần chờ đợi sự phát t ri ển s au này của các s ự ki ện. C uối cùng nhà ngoại gi ao Anh mới hi ểu rằng t oàn bộ vấn đ ề là ở chỗ Nga muốn nhận đ ược t ừ t rướ c s ự ủng hộ của Anh đ ối với kế hoạch chống Thổ Nhĩ K ỳ của mì nh; Ha-rít khu yên chí nh phủ mì nh nên khuyến khích t ham vọn g của Nga, nếu muốn bảo đảm cho mì nh sự vi ện t rợ của Nga chống lại các t huộc đị a ở châu Mỹ.
Năm sau, ngài Giêm-xơ Ha-rít đưa ra những đề nghị đã ôn hòa hơn; ông ta không cố đạt kỳ được liên minh với Nga nữa. Nước Anh thỏa mãn với sự phản kháng của Nga - một sự phản kháng được lực lượng hải quân hậu thuẫn - để có thể kì m hãm được Pháp và Tây Ban Nha. Nữ hoàng khi trả lời đã tuyên bố rằng bà ta không có đủ căn cứ để thi hành biện pháp đó. Đại sứ Anh thuyết phục với thái độ nịnh nọt và khúm núm:
“Chỉ có vị nữ vương Nga thế kỷ 17 mới có thể nói như vậy, nhưng từ đó nước Nga đã t rở thành cường quốc lãnh đạo ở châu Âu, và lợi ích của châu Âu cũng l à lợi ích của nó. Nếu Pi-e Đại đế trông thấy hạm đội Nga liên minh với hạm đội Anh thì ngài sẽ không còn cho mình l à người đứng đầu trong hàng ngũ các vua chúa Nga nữa”.
- và cứ như thế cũng theo tinh thần ấy.
Nữ hoàng tỏ ý tán thưởng sự nịnh nọt ấy, nhưng cự tuyệt đề nghị của viên đại sứ. Hai tháng sau, ngày 5 t háng Mười một 1779, quốc vương Gioóc-giơ tự tay viết cho “bà chị” nữ hoàng một bức thư bằng thứ tiếng Pháp cổ. Ông ta không còn đòi kỳ được sự phản kháng chính thức nữa, mà sẽ tỏ ra hài lòng với một cuộc biểu dương lực lượng giản đơn.
“ C hỉ riê ng sự xuất hiệ n c ủa một bộ phậ n c ủa hạ m đ ội c ủa ho à ng đế”, - quốc vư ơng viết - “ là đ ủ để khôi phục và giữ gì n nề n hòa bì nh ở c hâ u Âu; li ê n mi nh c hống Anh đã t hà nh lậ p sẽ lậ p t ức tiê u t a n”.
Có bao giờ xảy ra chuyện một đại cường quốc tự hạ mình xin viện trợ như thế không?
Nhưng tất cả những lời nịnh nọt đó của Anh đều không đạt được mục đích, và năm 1780, Nga tuyên bố lập trường trung lập được vũ trang. Anh đã ngậm bồ hòn làm ngọt. Để giảm vị đắng
của nó, Chính phủ Anh đã tuyên bố trước rằng các tàu buôn của Nga sẽ không bị tàu tuần dương Anh chặn lại hoặc bắt giữ. Như thế là Anh đã từ bỏ quyền kiểm soát tàu nước ngoài mà chẳng có sức ép nào. Chẳng bao lâu sau đó, nhà ngoại gi ao Anh lại bảo đảm với nội các X.Pê-téc-bua rằng tàu chiến Anh sẽ không gâ y trở ngại gì cho hoạt động buôn bán của thần dân của nữ hoàng; còn năm 1781 thì ngài Gi êm-xơ Ha-rít đã ghi công lao cho đội hải quân Anh về chỗ nó giả vờ không trông thấy tàu Nga thường xuyên chở các vật tư hàng hải cho các nướ c thù địch của Anh và mỗi lần những tàu ấy bị chặn lại hoặc bị giữ do nhầm l ẫn thì bộ hải quân đều trả những khoản bồi thường khảng khái vì sự bắt giữ ấy. Nội các Anh đã sử dụng mọi thủ đoạn để thuyết phục Nga từ bỏ sự trung lập. Chẳng hạn, huân tước Xtooc-môn đã viết cho đại sứ Anh ở X.Pê-téc-bua:
“ Nê n c hă ng cầ n có sự t ác đ ộng và o đầ u óc hi ế u da nh của vị nữ hoà ng, nhậ n như ờng c ho bà t a một cái gì đó qua n trọng hoặc cái gì c ó l ợi c ho hạ m đội và nề n t hư ơng mạ i c ủa bà t a, để t húc đẩy bà ta việ n t rợ c ho c hú ng ta chống lại c ác t huộc địa nổi l oạ n c ủa c hú ng t a ha y k hông?”
Ha-rít trả lời rằng việc nhượng đảo Mi-noóc-ca có thể l à mi ếng mồi đó. Năm 1781, Mi-noóc-ca quả thực đã được đề xuất với Ê-ca-tê-ri-na, nhưng tặng phẩm ấy đã bị từ chối.
Tháng Ba năm 1782, P hốc-xơ tham gia nội các và tuyên bố ngay với đại sứ Nga ở Luân Đôn rằng Anh chuẩn bị bắt đầu đàm phán với Hà Lan là nước mà nội các trước đã tuyên chiến dựa trên hiệp ước năm 1674297, trong đó có thừa nhận sự tự do đi lại của tầu biển và tự do buôn bán, rằng Anh dự định ký ngay hiệp định đình chiến. P hốc-xơ đã chỉ thị cho Ha-rít giới thiệu biện pháp ấy như là bằng chứng của sự coi trọng của quốc vương đối với nguyện vọng và ý kiến của nữ hoàng. Nhưng Phốc-xơ không chỉ bó hẹp ở đó. Trong một phiên họp của các bộ trưởng đã quyết định đề nghị lên quốc vương để ngài gợi ý với đại sứ Nga, mà dinh thự của ông ta ở gần hoàng cung, rằng hoàng thượng muốn hiểu rõ thêm ý đồ của nữ hoàng và đặt quan hệ mật thiết nhất với triều đình X.Pê-téc-bua, lấy bản tuyên ngôn trung lập làm cơ sở cho hiệp định giữa hai nước.