PH.ĂNG-GHEN 372 CUỘC CHIẾN TRAN HỞ CHÂ UÁ 745 gửi cho q uân đ ội đều chứa mọi t hứ cũ kỹ, cò n các phẫu t huật

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 8 doc (Trang 31 - 33)

vi ên khi muốn dò vết t hương và cưa chân t a y t hì l ại đ ược người t a gửi đến các dụng cụ đỡ đẻ t ừ Cô ng-xt ăng-ti-nô-pl ơ!

Đấy là tình hình ở Các-xơ. Nếu quân phòng thủ, gồm quân lính A-na-tô-li đã mất tinh thần, có thể chống cự quyết liệt như thế trong ngày 29 tháng Chín với những phương tiện thiếu thốn như vậ y và sau đó lại giữ vững được lâu như vậy bất chấp cái đói, thì đấy cũng là một trong những sự kiện gỡ thể diện của lịch sử Thổ Nhĩ Kỳ, những sự kiện này có đầy rẫy t rong cuộc chiến tranh hi ện nay. Chính cái thuyết định mệnh đã đưa tầng lớp trên vào sự t hờ ơ và không hoạt động gì thì lại đã sản sinh ra sự chống cự ngoan cường trong quần chúng. Đấy là tàn dư cuối cùng của cái tinh thần thượng võ nhờ nó mà ngọn cờ Hồi gi áo đã từng được chuyển t ừ Mếch-cơ đến Tây Ban Nha và chỉ bị chặn lại ở P ua-a-chi-ê299. Sức mạnh tấn công của nó không còn nữa, nhưng dấu vết khả năng phòng thủ của nó vẫn được duy trì. Tinh thần chống cự ngoan cường phí a sau tường lũy của cứ điểm là đặc điểm điển hì nh của quân Thổ Nhĩ Kỳ; giải thích tinh thần ngoan cường đó bằng sự có mặt của sĩ quan người Âu ở đấy là một sai lầm lớn. Nếu họ có mặt ở Các-xơ và Xi-li-xtơ-ri năm 1854 và 1855 thì họ không có mặt ở Vác-na, ở Brai-lốp, ở Xi-li- xtơ-ri năm 1829, khi đó cũng đã có được những chiến công anh hùng3 00. Trong những điều kiện đó các sĩ quan người Âu chỉ có thể uốn nắn sai lầm, củng cố lô cốt cố thủ, đem l ại sự thống nhất trong hệ thống phòng ngự, ngăn ngừa cuộc phản bội trực tiếp. Nhưng tinh thần dũng cảm của cá nhân binh sĩ trước sau vẫn như thế, không tùy thuộc vào sự có mặt của người Âu; tinh thần ấy cũng không thi ếu ở Các-xơ, ngay cả trong số các đội quân bị tan rã về tổ chức của đạo quân A-na-tô-li hầu như hoàn toàn tan rã.

Ở đây chúng ta phải đánh giá công lao của các sĩ quan Anh đã có vai trò quan trọng trong công cuộc phòng thủ Các-xơ và hiện đang là tù binh ở Ti-phlít. Không nghi ngờ gì nữa, họ đã làm được rất nhiều để chuẩn bị phương tiện đề kháng, công lao trong vi ệc củng cố phòng thủ thành phố và cung cấp cho thành phố tất cả những gì có thể cung cấp được, đều hoàn toàn thuộc về họ, họ đã khắc phục được t rạng t hái nằm i m ngái ngủ của các pa-sa và họ đã chỉ

hu y trận phòng ngự ngày 29 tháng Chín. Nhưng thật là điều phi lý nếu dành cho họ, như báo chí Anh hiện nay đang làm, tất cả niềm vinh quang của thắng lợi ngà y 29 tháng Chín và của toàn bộ cuộc phòng ngự và mô tả họ như là một nhóm những anh hùng bị những người Thổ Nhĩ Kỳ nhát gan bỏ rơi vào giờ phút hiểm nghèo trong khi họ hy sinh thân mình cho những người nà y. Còn nói rằng trong lúc diễn ra cuộc cường tập, họ đứng ở hàng đầu các chiến sĩ, thì chúng tôi không có ý định cải chính điều đó. Bản tính người Anh rất ngổ ngáo, cho nên sĩ quan Anh mắc sai lầm lớn nhất và thường thấy nhất trong chiến đấu, chính là ở chỗ họ quên mất chức trách người chỉ huy của mì nh và chiến đấu như người lính thường. Họ hành động như vậy với sự tin tưởng rằng sự hoan hô nhiệt liệt của đồng bào họ đang chờ đợi họ, song như trong bất cứ quân đội nào khác, trong trường hợp ấy họ có nguy cơ bị giáng cấp, vì không tự chủ được mình. Nhưng mặt khác, binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã quen nhìn thấy các sĩ quan của mình chạy trốn sự hiểm nguy, nên trong lúc chiến đấu hăng họ ít nghĩ đến các sĩ quan hoặc đến mệnh lệnh, mà cứ gặp đâu đánh đấy; dù sao đi nữa họ cũng không phải là những con người có thể chú ý đến sự thể là bên cạnh mình có nửa tá người Anh đang hết sức tỏ ra anh dũng và họ lại càng không vì thế mà hăng lên. Về bình đồ công sự ở Các-xơ đã được vẽ sai hoàn toàn, thì chúng tôi đã nêu lên tỉ mỉ điều đó ngay ngày hôm sau khi nhận được tin tức về cuộc cường tập ngà y 29 tháng Chín, và sự phán đoán của chúng tôi nêu lên lúc bấy giờ đã được bình độ chính thức về các công sự ấy, do Chính phủ Anh công bố, hoàn toàn xác nhận. Do đó, có thể đánh giá công lao của các sĩ quan Anh ở Các-xơ theo tinh thần câu ngôn ngữ Pháp: “Ở xứ mù thằng chột làm vua”. Nhiều người trong số những người chưa trau dồi đủ tri thức để đỗ khi thi thiếu úy ở Pháp lại có thể được coi là đại tướng ở Đông Dương; nếu các sĩ quan Anh nổi tiếng ở nước mình vì hoàn toàn không thành t hạo nghề nghiệp của mình, thì vị tất có thể trông chờ là khi phục vụ ở Thổ Nhĩ Kỳ họ lại có thể đột nhiên biến thành những tài năng quân sự có tri thức sán lạn. Cá nhân chúng tôi cho rằng Cmê-ti cũng đáng ca tụng không kém gì tất cả những người khác đã tham gia phòng ngự Các-xơ.

Tình hình ở Các-xơ là như vậ y, còn trong khi đó ở Éc-de-rum đã xảy ra những gì? Chừng một tá pa-sa già dùng thời gian vào việc hút thuốc bằng những chiếc tẩu của họ, hoàn toàn không nhận thức được rằng họ còn gánh một trách nhiệm nào đó, rằng Các-xơ đang lâm vào tình cảnh nghiêm trọng, rằng kẻ địch ở cách đó mấ y ngà y đường, về phía bên kia dẫy đồi Đe-vơ - Bôi-un. Mấy ngàn binh sĩ chính quy, kèm theo một số ít đơn vị không chính quy, cứ hết tiến lại lùi, không một lần dám tấn công địch và rút lui ngay khi vừa phát hiện ra các trạm tiền tiêu của nó, không có lực lượng, cũng không có dũng khí chi viện cho Các-xơ, do đó thành phố này bị đói, còn quân đội Éc-de-rum không dám tiến hành dù chỉ là một hành động phô trương để chi viện cho Các-xơ. Tướng Uy-li-am-xơ chắc biết rõ rằng ông ta không thể trông đợi gì có được sự chi viện từ phía ấy. Nhưng ông ta đã nhận được những báo cáo gì về sự di động thành công của Ô-me-rơ-pa-sa, và người ta đã hứa với ông ta những gì - thì về điều đó chúng tôi không có tài liệu. Có tin đồn rằng Uy-li-am-xơ đã quyết định là trong trường hợp bất đắc dĩ sẽ đưa đội quân phòng thủ chọc thủng hàng ngũ quân đội Nga, song chúng tôi hoài nghi rằng kế hoạch đó đã được suy nghĩ nghiêm chỉnh. Địa hình rừng núi, với rất ít đường mòn có thể dẫn đến Éc-de-rum, đã tạo ra mọi điều kiện có lợi cho quân Nga; nếu quân Nga chốt mấy đường hẻm ở đấy thì kế hoạch này không thể thực hiện được. Thêm vào đó, tại một khu vực ở độ cao 5 - 8 nghìn phút so với mặt biển, mà tại đó mùa đông đến rất sớm và kéo dài từ 6 đến 9 tháng, thì từ cuối tháng Mười việc điều động quân lí nh không t hể ti ến hành đượ c. Nếu C ác-xơ có t hể đ ứng vững đến mùa đ ông t hì con s ố t hi ệt hại của đội q uân phòng thủ là 6 000 quân chí nh qu y s ẽ không có ý ngh ĩa gì s o với vi ệc tranh thủ được thời gian nhờ cuộc phòng ngự lâu dài. Éc-de-rum, nơi t ập t rung mọi dự t rữ chi ến t ranh của Thổ Nhĩ Kỳ ở Ác-mê- ni -a, hầu như không có công s ự, vi ệc t ranh t hủ được t hời gian s ẽ b ảo đ ảm cho nó có đượ c s ự an t oàn cho đ ến t háng Năm 1856; đồng thời lợi thế thực sự mà quân Nga thu được thì trên thực tế chỉ hạn chế ở sự chi ếm lĩnh được những địa điểm dân cư ở trên bờ sông Các-xơ-sai và ở thượng lưu sông A-rắc-xơ, và không một địa điểm nào trong số những địa điểm này lại có thể

đoạt lại được từ tay quân Nga, ngay cả nếu quân phòng thủ Các-xơ thọc được đến Éc-de-rum. Éc-de-rum hầu như không được bố phòng, và nếu đội quân phòng thủ Các-xơ đến được Éc-de-rum vào giữa tháng Mười thì vẫn không có đủ lực lượng để giữ vững nó. Với tính cách thành phố bị bỏ ngỏ nó chỉ có thể được bảo vệ ở Đe-vơ-Bôi-un, đón đánh ở phía trước thành phố, trong khe núi. Như vậy, Éc-de-rum sẽ được cứu vãn nhờ sự chống giữ của đội quân phòng thủ Các-xơ.

Lại nảy ra câu hỏi: liệu Ô-me-rơ-pa-sa có cứu được Các-xơ không, và hầu như mỗi phóng viên người Âu ở phương Đông đều trả lời câu hỏi ấy theo ý mình. Thậm chí hiện nay người ta còn định buộc cho Ô-me-rơ-pa-sa tất cả tội lỗi để thất thủ Các-xơ, và những mưu toan ấy lại phát sinh từ chính những giới trước đây không lâu còn tìm mọi cách ca ngợi ông ta. Trước hết cần chú ý rằng trên thực tế, Ô-me-rơ-pa-sa bị người ta giữ lại ở Crưm, trái với ý muốn của ông ta, cho đến khi đã quá muộn để có thể tiến hành, vào trước mùa đông, một hành động quy mô tương đối lớn nào đó. Sau đó, khi ông ta đến Công-xtăng-ti-nô-plơ để xác định kế hoạch t ác chiến của mì nh, thì ông lại phải lãng phí thời gian vào cuộc đấu tranh với đủ thứ âm mưu. S au hết, khi mọi thứ đã sẵn sàng thì số phương tiện vận tải mà người Anh hứa lại không có, và khi quân Thổ Nhĩ Kỳ tập trung ở gần Ba-tum, rồi sau đó ở gần Xu-khum Ca-lơ, thì họ lại không có lương thực, không có đạn dược và phương tiện vận tải. Khó bề tưởng tượng được là trong tình hình đó lại có thể trông mong Ô-me-rơ-pa-sa trực tiếp đến cứu viện cho Các-xơ. Chúng ta thấy rằng t rong cuộc viễn chinh Min-grê-li-a, ông ta chưa lần nào dám xa rời bờ bi ển quá hai, ba ngày đường, vậy mà bấy giờ ông ta đi theo những con đườ ng q uân s ự t ốt của nướ c N ga. Nh ưng n ếu ô ng t a đi q u a É c- de-rum hoặc đi qua Ác-đa-gan để đến Các-xơ, thì ông ta phải xa rời bờ biển ở khoảng cách 20 hoặc 12 ngày đường, vả lại phải tiến theo lòng sông hoặc đường mòn trên núi không thể vận chuyển vật phẩm ngoài việc dùng ngựa thồ. Các đoàn thồ hàng đi từ Tơ-ra-pê-dun đến Éc-de-run không có con đường nào khác, và việc họ không bao giờ sử dụng xe ngựa đã chứng minh tốt nhất rằng họ phải tiến trên một địa hình như thế nào. Nhìn chung, đấy là

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 8 doc (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)