con đường duy nhất có thể đi lại được; còn về cái gọi là những
con đường từ Ba-tum vào sâu nội địa thì sự tồn tại của chúng còn là vấn đề, vì không thể tiến hành những cuộc vận động lớn trên những đường đó. Các nhà bình luận quân sự thông thái nào đã từng trách Ô-me-rơ-pa-sa không ti ến thẳng về Các-xơ cũng nên tìm hiểu trước những câu chuyện tường thuật của những người đã du hành qua nơi này, chẳng hạn hãy tìm hiểu tập du ký của Kéc-dôn hoặc Bô-đên-stết301. Về ý kiến của tờ “Times” Luân Đôn nói rằng tướng Uy-li-am-xơ đã đề nghị Ô-me-rơ-pa-sa lấy Ba-tum làm điểm xuất phát để tiến quân thẳng đến Các-xơ, thì chúng tôi chỉ có thể nói rằng Uy-li-am-xơ biết quá rõ Ác-mê-ni-a, nơi mà ông ta đã sống nhiều năm, để có thể đưa ra lời khuyên như thế.
Trong điều kiện hiện hữu, điều tốt nhất mà Ô-me-rơ-pa-sa có thể làm được, đó là uy hiếp tuyến giao thông của quân Nga ở phía trước Các-xơ. Ông ta có thể làm việc đó thành công đến mức nào, thì điều đó còn tùy thuộc vào năng lực vận động của quân đội của ông ta và vào số lượng binh lực Nga chống trả ông ta. Gác lại vấn đề thứ nhất, vì điều đó chỉ có thể được phán đoán dựa vào những sự việc đã diễn ra, chúng tôi ngay từ đầu đã nói rằng hoàn toàn có khả năng là quân Nga sẽ trở thành lực lượng quá lớn đối với đội quân tấn công ấy. Sự đánh giá ban đầu của chúng tôi, mà hiện nay tỏ ra hoàn toàn chính xác, về lực lượng của Bê-bu-tốp chỉ rõ rằng nga y ở Cu-ta-ít, sau khi điều chỉnh ít nhiều sự bố trí, quân Nga có thể đưa ra một lực lượng vượt trội để chống lại quân Thổ Nhĩ Kỳ. Họ đã làm như vậy. Ngay trong điều ki ện di chuyển t huận l ợi, Ô-me-rơ-pa-sa cũng không thể đưa số quân hiện có trong tay ông ta vượt sông Ri-ôn. Huống hồ sự chậm chạp và thất thường về mặt cung cấp ngay từ đầu đã gây khó khăn cho mọi hoạt động của Ô-me-rơ-pa-sa. Cứ sau hai, ba ngày đường ông ta lại buộc phải dừng lại, gần như một t uần lễ, đ ể tí ch trữ số dự trữ lương thực cần thi ết nhất, và cuối cùng, khi ô ng ta ti ến sâu vào nội địa đ ến cách Rê-đút - Ca-lơ ba ngà y đườ ng, thì bị hoàn toàn tê liệt . Bây giờ thấy một đạo q uân mạnh hơn ở trướ c mặt , Ô-me-rơ-pa-sa buộc phải rút về bờ biển, còn quân Nga thì bám theo, tập kích rất mạnh vào đội hậu vệ của ông ta. Hiện nay quân Thổ Nhĩ Kỳ gặp khó khăn nghiêm trọng vì đụng độ với địch cũng như vì bệnh tật,
họ đã hạ trại lộ thiên ở bờ biển và đang chuyển về Ba-tum, Tơ-ra- pê-dum và những nơi khác. Min-grê-li-a, trừ những đồn lũy bờ biển, lại lọt vào tay quân Nga.
Chi ến dịch thắng lợi thứ ba của quân Nga ở châu Á đã kết thúc như vậy: Các-xơ và địa hạt thuộc pa-sa của nó bị chiếm; Min-grê-li-a được giải phóng khỏi tay địch; tàn dư cuối cùng của đạo quân tác chiến của Thổ Nhĩ Kỳ - đạo quân của Ô-me-rơ-pa- sa - đã bị suy yếu rất nhiều về số l ượng cũng như về ti nh thần. Đấy là những kết quả khá quan trọng ở một vùng như tây - nam Cáp-ca-dơ, nơi đây mọi hoạt động tác chiến đều không tránh khỏi trở nên chậm chạp do tính chất của địa hình, cũng như do thiếu đường sá. Nếu đem so sánh những thắng lợi và chiến quả thực tế ấy với việc liên quân chiếm được phía nam Xê-va-xtô- pôn, Kéc-sơ, Kin-bu, Ép-pa-tô-ri và một số đồn lũy ở bờ biển Cáp-ca-dơ, thì rõ ràng là chiến quả của liên quân trên thực tế không lớn đến mức có thể biện minh được cho sự khoác lác của báo chí Anh. Điều rất thú vị là tờ báo P a-ri “Constit utionnel”, trong một bài do triều đình P háp xếp đặt, đã chỉ đích danh huân tước Rết-clíp-phơ là thủ phạm của thất bại ở châu Á, buộc tội ông ta không những cản trở triều đình Thổ Nhĩ Kỳ nhận tiền mà các nướ c đồng minh cung cấp cho nó, mà còn thúc giục triều đình trì hoãn thật lâu việc gửi lực lượng tăng viện đã được chỉ định gửi đến chiến trường này.
Do Ph.Ăng-ghen viết khoảng 11 tháng Giêng 1856
Đã đăng làm xã luận trên tờ “New - York Daily Tribune” số 4808, ngày 25 tháng Giêng 1856
In theo bản đăng trên báo Nguyên văn là ti ếng Anh
PH.ĂNG-GHEN