Phương pháp tiến hành chi ến tranh mà các cường quốc phương Tây sử dụng trong cuộc đấu tranh chống Nga, đã hoàn toàn thất bại. Chiến dịch năm nay, nếu nó xảy ra, sẽ không thể tiến hành theo kế hoạch được người ta theo đuổi cho tới nay. Tập trung toàn bộ lực lượng của Pháp, Anh, Thổ Nhĩ Kỳ và Xác-đi-ni để đánh chi ếm một địa đi ểm ở Crưm, đánh chiếm một địa điểm mà người ta có thể tiện thể chiếm luôn bằng phương pháp vu hồi; vì đị a điểm ấy mà diễn ra cuộc giành giật cả 11 tháng trời và kết quả là chỉ chiếm được có một nửa; coi nhẹ tất cả các khả năng khác để giáng cho địch một đòn quyết định, coi nhẹ đến nỗi Nga có thể chiếm được Các-xơ, do đó, họ đã bù lại được việc mất phía Nam Xê-va-xtô-pôn - thế đó, người ta đã có thể tiến hành như thế đó một vài chiến dịch trong cuộc chiến tranh mà địa điểm trọng yếu nhất của hai bên tham chiến đã được bảo vệ bởi sự trung lập của Trung Âu. Nhưng cứ tiếp tục như thế thì không được nữa. Hội đồng quân sự vừa mới họp ở Pa-ri là bằng chứng tốt nhất nói lên rằng hiện nay chúng ta sẽ thấy một loại chiến t ranh nghiêm chỉnh, nếu cuộc chiến tranh nói chung còn sẽ tiếp tục302.
Chiến tranh, như nó được tiến hành cho tới nay, chỉ là những hành động thù địch chính thức, được thái độ lịch sự khác thường làm dị u đi. Ở đây chúng tôi không nói sự lịch sự cần thiết về mặt giao thi ệp với nhau khi người ta giương ngọn cờ đàm phán, mà l à s ự l ị ch s ự mà bả n t h ân hội đ ồn g q uân s ự củ a các b ê n t ham
chiến biểu hiện trong quan hệ với địch. S ự phát sinh ra chiến tranh được giải thích bằng tính toán sai lầm của hoàng đế Ni-cô-lai. Ông ta không hề dự kiến rằng P háp và Anh sẽ liên hiệp với nhau để phản đối ý đồ của mình đối với Thổ Nhĩ Kỳ; ông ta đặt hy vọng vào một cuộc chiến tranh lặng lẽ và nhỏ với riêng vua Thổ Nhĩ Kỳ, vào một cuộc chiến tranh có thể lại đưa quân đội của ông ta đến chân thành Công-xtăng-ti-nô-pl ơ303, báo động giới ngoại giao châu Âu khi đã quá muộn, và sau hết, tạo khả năng cho các nhà ngoại giao của mình đạt được, như thường thấy, tại các cuộc hội nghị và đại hội thành quả lớn gấp hai lần cái mà quân đội của ông ta có thể giành được bằng vũ khí. Điều bất hạnh là bất ngờ và trái với ý muốn của mình, Nga và các cường quốc phương Tây bị lôi cuốn vào chiến tranh vì lý do đó, mà không biết; họ buộc phải chiến đấu, tuy không ai muốn. S ong, mỗi bên đều hy vọng, dùng phương pháp tiến hành chiến tranh mà, theo họ tính toán, sẽ giữ cho bên kia không sử dụng các biện pháp cực đoan. Họ hy vọng rằng chiến tranh sẽ là cuộc chiến tranh vì các nguyên tắc, rằng nó sẽ ít nhiều mang tính chất cách mạng, rằng Đức và các nước phụ thuộc Đức - Hung-ga-ri, Ba Lan, I-ta-li-a, sẽ tham gia. Ultima ratio1 * của phương Tây là gâ y ra cuộc đấu tranh của các dân tộc bị áp bức - Hung-ga-ri, Ba Lan, I-ta-li-a, cũng như, trên mức độ nào đó, gây ra cuộc đấu tranh trong nội bộ nước Đức. Ultima ratio của Nga là hô hào chủ nghĩa Đại Xla-vơ, là thực hiện những ước mơ mà những kẻ cuồng nhiệt trong dân cư Xla-vơ châu Âu ôm ấp 50 năm qua.
Nhưng Chính phủ Nga, cũng như chính phủ Lu-i Bô-na-pác-tơ (khỏi phải nói đến Pan-mớc-xtơn) đều không muốn dùng đến những thủ đoạn ấy trừ phi vạn bất đắc dĩ, do đó, cuộc chiến tranh được tiến hành trên cơ sở thái độ rộng lượng và lịch lãm đối với nhau, điều đó vị tất là bình thường trong quan hệ qua lại giữa các vua chúa chính thống của các vương triều cũ và dĩ nhiên là không bình thường giữa bọn mới phất lên và bọn tiếm vị, như vương triều Rô-ma-nốp, các đại biểu của vương triều Han-nô-vơ và cươ n g t r i ều B ô - na -p ác- t ơ mạo x ư ng . B ờ b i ển B an -t í ch
1* 1*