C.MÁC 382 NƯỚC PHÁP CỦA BÔ-NA-PÁC-TƠ CHÁU

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 8 doc (Trang 41 - 43)

Song, chúng ta hãy gác lại sự khoái trá bị mua chuộc của bọn xu nịnh và hã y l ắng nghe tiếng nói không thể mua chuộc được của những sự ki ện. Bu-xtơ-ra-pa317 tỏ ý sẵn sàng trả tự do cho những người mà hắn đã hành hạ trong bốn năm trời, với điều kiện là họ đồng ý chịu nỗi nhục không gột sạch được là đi xuyên qua furcae Caudinae318 của đế quốc ở thời kỳ suy sụp. Nếu họ tuyên bố trung thành phục tùng nền đế chế, nghĩa là tán thành coup d’état1* và từ bỏ nền cộng hòa, nếu họ bán linh hồn của mình, thì Bu-xtơ-ra-pa sẵn sàng bán sinh mạng của họ cho họ.

“Ngay khi trịnh trọng tuyên bố thiết lập đế chế, - tờ “Moniteur” nói, - người ta đã đưa ra lời kêu gọi rộng lượng đó”. Như thế là bản thân tờ “Moniteur” đã công khai thừa nhận rằng cuộc đại xá hiện được quảng cáo như là một tin tức gây sửng sốt, chỉ là việc diễn lại trò hề cũ rích đã được trình diễn bốn năm trước đây. Bậc thiên tài về mặt mua chuộc tự an ủi mình bằng niềm hy vọng rằng nạn nhân của hắn hiện đã bị hạ thấp xuống trình độ của bản thân hắn, rằng họ đã đủ ngoan ngoãn để đến năm 1856 tiếp nhận, như là một ân huệ, cái điều mà năm 1852 họ đã phẫn nộ bác bỏ, coi đó như là một sự sỉ nhục.

Bằng những s ự gi an l ận và gi ả mạo đượ c dựng l ên một cách khéo l éo, tờ “Monit eur” đã ch e đậ y “l ời kêu gọi rộng lượng” của mì nh, yê u cầu mọi người l àm đi ều đê t i ện. Tờ b áo quả quyết rằng t uồng như t rong số 11 000 người bị xử đà y đi An-giê-ri sau sự ki ện t háng Sáu năm 1 848, nhờ lòng nhân t ừ của t ổng t hống mà ở châu P hi chỉ còn lại 30 6 người. Nhưng với những t ài li ệu cũ ng của chí nh t ờ “Moni t eur” có t rong tay, chú ng tôi khẳng đị nh rằng trong số 11 0 00 người bị bắt vào tháng Sáu 1848 t hì đến t háng Mười một năm ấ y, khi Ass emblée Constit uanté2 * t hảo l uận về vi ệc t hi hành p háp l ệnh về đi đà y, chỉ cò n 1 700 người, trong s ố này có 1 500 người bị đưa đến pháo đài B e-l ơ-I-lơ, còn ngà y 8 t háng Ba năm 1849, t r o n g t h ờ i k ỳ n ộ i cá c Ô . B a - r ô c ầ m q u yề n , 7 0 0 t r o n g s ố 1 5 00 người ấ y bị đ ưa đ i B on ở châ u P hi . N hư t h ế l à ân h uệ

1* 1*

- cuộc chính biến

2*

- Hội đồng lập hiến

củ a B u-xt ơ-ra-p a đã t hu hẹp con số sau cùng 700 nà y xuống còn 306, chứ hoàn toàn không phải thu hẹp con số to lớn 11 000 xuống còn 306 như báo “Moniteur” dối trá của nó nói, mà bản thân cái ân huệ không đáng kể ấy chỉ là mánh khóe chống lại Hội đồng thôi. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải cảm ơn tờ “Moniteur” về chỗ nó đã nhắc nhở nước Pháp về những hành động tàn bạo xấu xa của Ca-ve-nhắc và chế độ cộng hòa tư sản.

Còn về s ố nạn nhân bị đi đà y và trục xuất của s ự bi ến tháng C hạp, t hì cũng tờ “Monit eur” ấ y xác định con s ố nạn nhân ấy là 11 201 người, và quả q uyết rằng hi ện nay con s ố đó đã giảm xuống còn 1 058 người. Nhưng s ố nạn nhân của cou p d’état ở ri êng các t ỉ nh An-p ơ Hạ, Ê-rô, Vác và Ni-e-vrơ đã là hơn 11 000 ngườ i, và hi ện na y còn l ại í t nhất là 12 000 người bị xử trục xuất hoặc đi đà y khổ sai. Mọi ngườ i bi ết rất rõ rằng trên 50 000 người đã là nạn nhân của coup d’etat. Ngoài ra, cần chỉ rõ rằng “lời kêu gọi rộng lượng” của “Moni teur” chỉ hướng vào những người bị đưa sang An-giê-ri hoặc sang những lãnh địa hải ngoại khác, trong lời kêu gọi đó khô ng nhắc tí gì đến những người bị kết án ở An-giê, đến những người bị giam trong nhà tù vì đã tham gia các đoàn t hể bí mật; nó cũng khô ng đ ề cập đ ến những người bị tòa án quân sự lưu đ ộng năm 1851 xử tù khổ sai, đến những tù nhân ở Be-lơ-I-lơ, đến những sinh viên bị bắt vì họ đã la ó phản đ ối những kẻ được trả lươ ng đ ể tán dương B u-xtơ-ra-pa v.v.. Để bù lại, t ờ “Monit eur” đã t uyê n b ố đại xá hoàn toàn và tuyệt đối cho bọn săn bắn trộm, bọn buô n lậu, bọn làm bạc giả, bọn ăn cắp vặt, bọn đào ngũ, b ọn t ù khổ sai và id genus omne1 *. Hoàn toàn phù hợp với tính chất của đ ế chế ở t hời k ỳ suy sụp và phù hợp với những hành động trướ c đây của Bô-na-pác-tơ giả, vi ệc si nh con trai phải là ngà y hội đối với tất cả bọn đê tiện cùng họ hàng với người cha ấy.

Bây giờ chúng ta chuyển từ các nạn nhân của coup d’état đ ể sang bàn về các công cụ của nó, từ những người phản đối nó để

1* 1*

chuyển sang nói về bọn nô lệ đã thực hiện nó, từ binh sĩ của tự do để chuyển sang nói về quân đội ở Crưm. Triệu chứng lịch sử có ý nghĩa to lớn là : vào lúc sôi nổi nhất của những ảo tưởng mới về vương triều mới thành lập, trong thắng lợi vĩ đại vì đã gia nhập được vào giới tỏa hương thơm của các vương triều hợp pháp đã thối nát, Bô-na-pác-tơ vẫn cần sự thừa nhận của những nạn nhân bất hạnh của mì nh, do đó hắn cố gắng tranh thủ, một cách giả nhân giả nghĩa, sự quy thuận của họ đối với đế chế. Nhưng có một ví dụ nổi bật nữa về sự trớ trêu của lịch sử, đó là: trong khi thủ lĩnh và các thành viên của Hội ngày 10 t háng Chạp319 mở tiệc linh đình và hoang phí ở Pa-ri nhân thắng lợi của coup d’état, thì cái quân đội đã áp đặt cho nước Pháp nền thống trị đáng ghét ấy lại đã chuộc tội của nó ở Crưm bằng những sự thiếu thốn, nạn đói, sự hấp hối và cái chết dưới hình thức đáng sợ nhất và đau đớn nhất.

Trong t hời kỳ đầu của chiến dịch phương Đông từ tháng Mười một 1854 đến tháng Ba 1855, phần tử mới phất lên trong tháng Chạp lại đã được tôn lên làm đức thánh linh thứ hai, còn chế độ quản lý quân sự cừ khôi của đế chế quang vinh cũng được ca tụng bằng mọi cách, bằng cách so sánh nó với những thử thách nhục nhã đổ lên số phận của quân đội Anh do kết quả của sự phản bội có tính toán trước ở trong nước và hậu quả tất nhiên của một hệ thống đã lỗi thời. Nhưng ở hành động này, cũng như trong mọi hành động khác của đế chế thuộc thời kỳ suy tàn, điều mà người ta coi là hiện thực thì chỉ là ảo ảnh trong các vở kịch nhằm thu được hiệu quả trực tiếp trên sân khấu. Trong hai năm, Bô-na-pác-tơ hoàn toàn bận rộn vào việc chuẩn bị chiến tranh. Ông ta động viên toàn bộ lực lượng của nhà nước trung ương tập quyền đồ sộ ở Pháp để bảo đảm những thắng lợi đầu tiên cho quân đội của mình1*. Thật vậy, nếu trong hai năm đầu của nền thống trị hoàn toàn vô dụng của mì nh, t hậm chí tên phi êu l ưu ở Xt ơ-ra-xb ua

1* 1*

Trong bài của C.Mác đăng trên tờ “New-York Daily Tribune” tiếp theo là những chữ sau : “quân đội này bấy giờ là trụ cột chủ yếu của chính quyền mà ông ta tiếm đoạt nhưng còn chưa tỏ rõ lực lượng của nó”.

và Bu-lông cũng không phá hoại được tổ chức tuyệt vời của quân đội Pháp do cuộc cách mạng thứ nhất để lại, thì điều đó cũng không có gì phải ngạc nhiên cả. Trong hai năm đầu của cuộc chiến tranh hiện nay mà ông ta đã đạt được điều đó, thì đấy phải coi là một kỳ tích. Phung phí vào Ba-tơ-ra-khô-mi-ô-ma-khi-a320 của mì nh một số tiền nhiều hơn là Na-pô-lê-ông Đại đế đã chi trong 15 năm t hực hi ện t hi ên I-l i-át của mì nh, vào đầu năm t hứ b a Bô-na-pác-tơ đã phát hiện thấy rằng tài nguyên của nước Pháp đã kiệt, bộ máy quản lý quân sự của nó đã bị lâm vào tình trạng vô dụng, quân đội tiêu tan vì túng thiếu. Cái ung nhọt làm rữa nát quân đội Pháp - nạn ăn cắp và phung phí của công - là nguyên tắc hữu cơ của đế chế vào thời kỳ suy tàn ; chỉ cần tất cả có hai năm để phát hiện ra tác dụng hủy diệt của nó.

Tình trạng bi thảm của quân đội P háp đã được che đậy k ỹ càng không những trên báo chí Pháp, mà cả trên báo chí Anh. Hiện giờ, ở khắp mọi nơi người ta lớn tiếng nói về điều bí mật ấy. Nó đã trở thành một chân lý không ai dám phủ nhận nữa sau khi tờ báo của chính Bô-na-pác-tơ “Moniteur” đã đưa ra lời cải chính trực tiếp. Trong bài này, chỉ cần đưa ra đoạn trích trong bức thư gần đây của phóng viên báo “Times” ở Xê-va-xtô-pôn, là đủ:

“ Quân đội Pháp dù nó được mô tả trên giấy t ờ là đông đảo như thế nào đi nữa, t hì nó vẫn đang tan đi một cách thảm hại nhất: bệnh hoại huyết và bệnh sốt rét đang làm kiệt cạn hàng ngũ của họ. Cách đây ít lâu, theo tôi tính, nó mất mỗi ngày 170 người… Hiện nay chính người Pháp cũng t hừa nhận rằng con số người chết hằng ngày trong quân đội của họ là 120 người, mà trong một số ngày con số đó còn lớn hơn nhiều. Bị thi ệt hại hơn cả là cánh phải của quân đội ở thung lũng Bai-đác-xcai -a… Khi đến mùa ấm áp, phải thấy có khả năng bệnh tật tăng lên mạnh mẽ… Danh sách bệnh bi nh Pháp sẽ kinh khủng… Quân đội Pháp tan biến cũng nhanh chóng như nó bị tan tác vì đạn pháo và bị bắn trong thời kỳ tàn khốc nhất của cuộc vây đánh”.

Tình trạng thiếu nhà ở có mái che, thiếu áo ngoài và thiếu thốn thức ăn đã được phóng viên nêu lên như là nguyên nhân chính của sự đau khổ của người Pháp. Mô tả cái rét hiếm có và hậu quả là “ở trong các nhà gỗ, nước trong thùng đóng băng dày 3 in-sơ”, và

Một phần của tài liệu [Triết Học] Học Thuyết Chủ Nghĩa Karl Marx - Marx Engels tập 11 phần 8 doc (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)