của Nga hầu như không bị chiến tranh đụng đến; người ta không
hề có ý định bám chắc vào đó. Ở đây, cũng như ở Bạch Hải, tài sản tư nhân bị đe dọa nhiều hơn là tài sản quốc gia, đặc biệt là ở bờ biển Phần Lan, nơi đây tưởng chừng như mục đích duy nhất của phân hạm đội Anh là làm cho người Phần Lan cam chịu phục tùng sự thống trị của người Nga. Liên quân cũng hành động như vậy ở Hắc Hải. Liên quân được phái tới đây hình như để buộc người Thổ Nhĩ Kỳ mong đợi sự xâm nhập của Nga; dựa trên hành động của liên quân từ năm 1854 cho đến ngày nay mà xét thì chỉ có thể đi đến kết luận như vậy. Thời kỳ không thể chê trách nhất của liên quân ở Thổ Nhĩ Kỳ là thời kỳ họ đóng ở Vác-na, bấy giờ họ không làm nổi việc gì có ích cả, nhưng ít ra họ cũng không gây thiệt hại nghiêm trọng cho ai, ngoài thiệt hại cho bản thân họ. Sau hết, họ đã đi Crưm. Ở đây họ khéo tiến hành chiến tranh đến mức Chính phủ Nga có đủ mọi căn cứ để rất hài lòng về họ. Cách đây không lâu, công tước Căm-brít-giơ đã ban phát nhiều huy chương cho binh sĩ Pháp từ Crưm về, nhưng không một thứ huy chương nào, huy chương chữ thập, huy chương chữ thập lớn, huy chương ngôi sao và giải băng mà Chính phủ Nga trao tặng lại có thể diễn đạt được lòng biết ơn của Chính phủ Nga đối với những người lãnh đạo các chiến dịch những năm 1854 - 1855. Thật thế, cho đến khi quân phòng thủ của Nga bỏ phía Nam Xê-va-xtô-pôn, thì liên quân đã bị thương vong 250 000 người và tiêu mất mấy triệu bạc. Quân Nga, lần nào cũng thua trận ở địa hì nh trống trải, lại đã thắng kẻ thù của mình bằng quyết tâm, nghị lực và tài nghệ của vị thủ trưởng ngành công binh của họ1 *. Nếu In-ke-rơ-man là điều sỉ nhục không rửa sạch được đối với quân Nga, thì việc quân Nga xây dựng đồn lũy ở núi Xa-pun và Ma-mê-lôn ngay trước mũi quân thù, lại l à nỗi nhục không rửa sạch được đối với quân Anh và quân Pháp. Thêm vào đó, rõ ràng là Xê-va-xtô-pôn không làm cạn lực lượng của Nga bằng của liên quân, vì đi ều đó không cản trở quân Nga chiếm Các-xơ.
S ự thất thủ của Các-xơ quả thực là sự kiện nhục nhã nhất đối với liên quân. Có l ực lượng quân sự to lớn trên biển, từ tháng
1* 1*
- Tốt-tơ-le-ben
Sáu 1855 có lục quân trội hơn quân tác chiến của quân Nga về số lượng, - vậy mà liên quân chưa lần nào tập kích được vào những địa điểm yếu nhất của Nga - lãnh thổ Nam Cáp-ca-dơ của nó. Hơn nữa, họ đã để cho quân Nga tổ chức được ở khu vực này căn cứ tác chiến độc lập, một thứ lãnh địa toàn quyền có thể đứng vững một thời gian khi bị lực lượng trội hơn tấn công, ngay cả khi giao thông với chính nước Nga bị cắt đứt. Nhưng không thỏa mãn với những điều đó và không học tập những ki nh nghi ệm đau đớn của cả một loạt thất bại mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải chịu ở châu Á trong những năm 1853 - 1854, liên quân còn cản trở quân đội của Ô-me-rơ-pa-sa cứu vãn tình hình ở châu Á, vì liên quân giữ đạo quân này ở Crưm, mà ở Crưm thì chỉ cho phép nó bổ củi và gánh nước cho liên quân. Như thế là từ khi hoàn toàn thanh toán được các cứ điểm của quân Nga trên bờ biển từ eo Kéc-sơ đến Ba-tum, nghĩa là sau khi đã chiếm được phòng tuyến trên đó có thể tìm được 10 - 15 địa điểm làm căn cứ tác chiến cho bất cứ hoạt động nào chống lại Cáp-ca-dơ hay Nam Cáp-ca-dơ - như chúng tôi thường chỉ rõ, đây là địa điểm yếu nhất của nước Nga - liên quân không hành động gì cả cho đến khi thấy rằng Các-xơ đã rơi vào tì nh hình nghiêm trọng, còn đạo quân Éc-de-rum thì không làm ăn gì được. Bấy giờ Ô-me-rơ-pa-sa mới được liên quân cho phép tiến hành cuộc viễn chinh đen đủi ở Min-grê-li-a, - nhưng đã quá muộn để cứu vãn tình hình.
Việc liên quân ngoan cường tập trung toàn bộ binh lực trên một bán đảo mà diện tích không lớn hơn Lông - Ai-len, không nghi ngờ gì nữa, đã giúp họ tránh được mọi vấn đề không vui. Vấn đề dân tộc, cũng như chủ nghĩa Đại Xla-vơ, vấn đề khó khăn ở Trung Âu, cũng như sự cần thiết phải chiếm đoạt đất đai, - đều không được đặt ra; hai bên cũng không đạt được những kết quả quan trọng và có tính chất quyết định có thể gây khó khăn cho cuộc đàm phán sắp tới để buộc đối phương chị u những hy sinh lớn lao. Song, đối với những người trực tiếp tham gia chiến dịch thì tất cả những cái đó hoàn toàn không phải là điều dễ chịu. Đối với họ, ít ra là từ thượng sĩ trở xuống, chiến tranh là một thực tế nghiệt ngã, một thực tế khắc nghiệt. Trừ khi có các cuộc chiến tranh, chưa bao giờ ti nh t hần dũng cảm sáng ngời như vậy l ại
bị phung phí như thế để giành lấy những kết quả không tương xứng với nó, như tình hình đã diễn ra trong cuộc chi ến tranh Crưm. Chưa bao giờ một số lượng binh sĩ ưu tú lớn như thế lại bị đem hy sinh trong một thời gian ngắn như thế để đạt được những thắng lợi đáng nghi ngờ như thế. Rõ ràng là không thể buộc các quân đội lại chịu đựng những đau khổ như thế. Họ cần những kết quả rõ ràng hơn là niềm “vinh quang” trống rỗng. Không thể tiếp tục cuộc chi ến tranh mà trong một năm chỉ đánh có hai trận lớn và ti ến hành bốn - năm cuộc tổng cường tập, vậy mà lại bị dậm chân tại chỗ. Không một quân đội nào chịu đựng được lâu điều đó. Không một hạm đội nào chịu đựng được một chiến dịch thứ ba cũng vô hiệu như hai chiến dịch trước ở biển Ban-tích và Hắc Hải. Nếu cuộc chiến tranh sẽ tiếp tục t hì, như người t a nói với chúng tôi, sẽ có cuộc xâm nhập vào Phần Lan, E-xtô-ni-a, Bét-xa-ra-bi-a; người ta hứa hẹn sẽ có quân đội Thụy Điển chi viện, Áo cũng chi viện bằng cuộc biểu dương lực lượng. Đồng thời được biết rằng Nga đã tiếp nhận đề nghị của Áo làm cơ sở cho đàm phán3 04 tuy rằng điều đó còn xa mới giải quyết được vấn đề hòa bình, nhưng dù sao vẫn mở ra khả năng kết thúc chiến tranh.
Như vậy, có thể không có chiến dịch mới; nhưng nếu nó nhất định xảy ra thì có thể dự kiến rằng nó sẽ được tiến hành với quy mô lớn hơn và thành công hơn từ trước tới nay.
Do Ph.Ăng-ghen viết khoảng 18 tháng Giêng 1856
Đã đăng làm xã luận trên tờ “New - York Daily Tribune” số 4616, ngày 4 tháng Hai 1856
In theo bản đăng t rên báo Nguyên văn là tiếng Anh
C.MÁC
CUỘC XUNG ĐỘT ANH. - MỸ. - TÌNH HÌNH Ở PHÁP305