Nhưng đặc điểm đáng ngạc nhiên nhất của những đợt tuyển
quân hay lặp lại đó là trên thực tế chúng chỉ tăng cho quân đội một số lượng không lớn lắm. Nếu giả định rằng tổng số nhân khẩu nam giới thuộc diện tuyển quân là 22 triệu - con số đó không nghi ngờ gì nữa, bị hạ thấp - thì trong hai năm sẽ tuyển quân nòng cốt không dưới 66 vạn người và vào dân quân không dưới 56 vạn. Thực ra, dân quân chỉ được động viên cục bộ có thể được ước tính là 20 vạn; như vậy số lao động nam giới thực tế bị rút đi là khoảng 86 vạn người. Số binh sĩ thuộc ngành hậu bị giải ngũ trong 5 hoặc 10 năm cuối cùng của thời hạn phục vụ của họ và đã được gọi nhập ngũ trước khi nổ ra chiến tranh, cũng có thể được tính vào con số trên; nhưng vì phần lớn số họ đã được gọi nhập ngũ từ năm 1853, nên ở đây chúng tôi không tính.
Tuy có số quân dự bị để thành lập các tiểu đoàn 5 và 6 trong mỗi trung đoàn bộ binh, tuy có 66 vạn tân binh được biên chế một phần vào bốn tiểu đoàn nòng cốt đầu tiên của mỗi trung đoàn và một phần vào các tiểu đoàn hậu bị đợt hai mới được thành lập (tiểu đoàn 7 và 8) của những trung đoàn ấy, nhưng nhiều đơn vị quân đội còn xa mới đủ quân số theo biên chế. Một bằng chứng hết sức lý thú về mặt này là lệnh của tư lệnh Quân đoàn phương Nam, tướng Li-đéc-xơ, ban ra ở Ni-cô-la-ép. Ông ta tuyên bố rằng theo lệnh của cấp tối cao, 23 đru-giư-na1* dân quân (23 000 người) thuộc vào Quân đoàn phương Nam phải được biên chế vào các trung đoàn nòng cốt và được bổ sung vào các tiểu đoàn 3 và 4 của mỗi trung đoàn. Nhưng biện pháp này chỉ có thể có nghĩa là các trung đoàn tạo thành Quân đoàn phương Nam đã bị giảm quá nhiều quân số, đại bộ phận binh sĩ tiểu đoàn 3 và 4 đã phải chuyển sang các tiểu đoàn 1 và 2, còn vị trí của họ thì do các binh sĩ thuộc dân quân lấp vào. Nói cách khác, trước khi được dân quân bổ sung về quân số thì bốn tiểu đoàn của các trung đoàn ấy vị tất đã bằng hai tiểu đoàn đủ biên chế. Nếu sự giảm sút đó xả y ra trong một đạo quân mà đại bộ phận của nó chưa gặp đị ch bao giờ, và chưa một đơn vị nào của nó tác chiến kể từ trận Xi-li-xtơ-ri, thì thiệt hại của Crưm và châu Á phải lớn đến chừng nào! Thực trạng của
1* 1*
Từ "дружина" là chữNga, Ăng-ghen viết bằng các chữ cái la-tinh.
quân đội Nga đột nhiên hiện ra trước chúng tôi. Nó cho phép chúng tôi đánh giá thiệt hại mà quân Nga đã gánh chịu, và điều đó giải thích cho chúng tôi biết tại sao hai phần ba triệu binh sĩ được bổ sung vào quân đội lại không đem lại cho nó sự tăng thêm rõ rệt về quân số.
Nhưng cái gì đã gây ra những thiệt hại to lớn không tương xứng ấy? Một là, những cuộc di chuyển dài mà tân binh phải tiến hành từ nơi cư trú đến các thị xã chính, rồi đến trạm phân phối và sau cùng, đến trung đoàn của mình, chưa kể đến những cuộc hành quân mà sau đó họ phải tiến hành với trung đoàn của mình. Đối với tân binh, hành quân gấp từ Péc-mơ đến Mát-xcơ-va, từ Mát-xcơ-va đến Vin-nô và, sau hết, từ Vin-nô đến Ô-đét-xa hoặc Ni-cô-la-ép, đâu phải là chuyện giản đơn. Nếu những cuộc hành quân gấp không bao giờ chấm dứt đó lại được tiến hành theo ý muốn tối cao của một con người như Ni-cô-lai, một con người quy định chuẩn xác cả giờ đến l ẫn giờ đi và trừng phạt bất cứ sự vi phạm mệnh lệnh nào; nếu các lữ đoàn, sư đoàn, quân đoàn bị xua vội từ đầu này đến đầu kia của đế quốc, không đếm xỉa đến biết bao nhiêu người bị rớt lại p hía sau vì ốm đau và mệt mỏi; nếu t ừ Mát-xcơ-va đến Pê-rê-cốp phải được tiến hành như một cuộc hành quân gấp thông thườ ng mà ở nướ c khác thì không nơi nào và không bao giờ p hải kéo dài quá hai ngà y - thì những thiệt hại to lớn đã tì m đ ược sự giải thí ch rồi. Còn p hải t hêm vào sự căng thẳng q uá mức về t hể l ực của bi nh sĩ cả sự hỗn l oạn không tránh khỏi phát si nh do s ự q uản lý t ồi, như mọi người đều bi ết, ở tất cả các khâu của ngành quân s ự Nga, đặc bi ệt là ngành quân nhu. Cũng cần chú ý đ ến p hương pháp cung cấp cho b inh lí nh khi hành quân, một sự cung cấp được thực hi ện cố hết sức dựa vào dân cư các khu vực nằm t rên đườ ng hành quân. Khi t ổ chức đượ c tốt t hì phương pháp ấ y hoàn t oàn t hí ch hợp ở một nướ c t huần tú y nông nghi ệp; nhưng nó không t hể đem l ại những kết quả cần có và gâ y ra những khó khăn rất lớn ở những nơi - như nước Nga - mà ngành quân nhu và các viên chỉ huy vớ bẫm do tham ô một phần số dự trữ nhận được của nông dân. Sau hết, phải tính đến những tính toán sai lầm lớn không tránh khỏi xảy ra ở một nơi mà các quân đoàn rải ra t rên một
khô ng gi an l ớn như vậy lại phải vận động theo mệnh lệnh phát ra từ một trung tâm thống nhất, hơn nữa người ta lại đòi hỏi các quân đoàn đã chấp hành những mệnh lệnh ấy với sự chuẩn xác của bộ máy đồng hồ, khi mà tất cả những tiền đề được lấy làm cơ sở cho những mệnh lệnh ấy lại sai lầm và vô căn cứ. Không phải gươ m và đạn của địch, không phải bệnh tật là điều không sao tránh khỏi ở nhiều nơi tại miền Nam Nga - thậm chí không phải sự cần thiết của những cuộc hành quân kéo dài đã tàn phá mãnh liệt hàng ngũ quân đội Nga, mà chính là những điều kiện đặc thù trong đó binh sĩ Nga được gọi nhập ngũ, được huấn luyện, hành quân, luyện tập, ăn, mặc, ở, chịu sự chỉ huy và chiến đấu - là ngu yên nhân của sự thật đáng sợ sau đây: hầu như toàn bộ số quân Nga đã từng tồn tại năm 1853, đã biến mất mà không buộc được địch quân gánh chịu một phần ba số thiệt hại mà bản thân nó phải chịu.
Mệnh lệnh gần đây của t ướng Li -đéc-xơ cũng đáng được chú ý về một phương di ện khác. Nó công khai thừa nhận rằng dân quân hoàn toàn chưa sẵn sàng chiến đấu chống kẻ thù. Mệnh lệnh ấy khuyên cựu binh chớ nên cười tân binh và đừng coi thường họ về sự vụng về của họ t rong đội ngũ; mệnh lệnh đó thừa nhận rằng tân binh hầu như chưa được huấn luyện về chiến đấu, và đã có sửa lại ít nhiều điều lệnh chiến đấu, những sửa đổi này, xem ra, đã được hoàng đế hoàn toàn tán thành. Chớ nên gây ra sự “chán ghét” trong binh sĩ bằng lối huấn luyện vô ích kiểu duyệt binh; chỉ nên huấn luyện cho họ những động tác tối cần thiết : sử dụng súng, nạp đạn, ngắm mục tiêu, bắn vào mục tiêu, vận động thành đội hình hàng dọc và đội hình tản khai - tất cả những điều còn lại đều bị tuyên bố là lối huấn luyện vô ích kiểu duyệt binh. Như thế là viên tướng Nga, được sự t án thành trực tiếp của hoàng đế, đã chỉ trích hai phần ba toàn bộ điều lệnh huấn luyện của quân Nga như là điều ngu xuẩn vô ích chỉ gây ra cho binh sĩ thái độ chán ghét đối với nghĩa vụ của họ; mà điều lệnh này lại chính là thành tựu mà cố hoàng đế Ni-cô-lai đặc biệt lấy làm tự hào!
Ở bất cứ nướ c nào khác, “những lính trẻ”, mà mỗi động tác và b ước đi đều gâ y ra, như ngườ i t a vẫn t hấ y, những t rận cười
rộ của đồng đội của họ, đều không được coi là tân binh. Họ đã ở trong quân ngũ 6 đến 10 tháng mà vẫn vụng về như khi họ vừa mới rời chiếc cày. Không thể viện cớ rằng những cuộc hành quân dài không dành cho họ thời gian để huấn luyện. Trong những chiến dịch cuối cùng của mình, Na-pô-lê-ông đã biên chế tân binh, sau hai tuần huấn luyện, vào các tiểu đoàn tương ứng, rồi phái họ sang Tây Ban Nha, sang I-ta-li-a, sang Ba Lan, họ được huấn luyện t rong lúc hành quân, khi đang đi, cũng như khi hạ trại; khi họ được biên chế vào quân đội sau sáu hoặc tám tuần hành quân, họ đã có thể được coi là thích hợp vớ i việc chấp hành nhiệm vụ. Không bao giờ Na-pô-lê-ông dành cho tân binh của mì nh quá ba tháng để trở thành người lính; thậm chí năm 1813 khi ông ta buộc phải lập một đạo quân mới, những cán bộ sĩ quan mới, v.v. ông ta đã đưa tân binh của mình đến chiến trường Dắc-den sau ba tháng kể từ khi họ được đưa đến trạm phân phối; và kẻ thù của ông ta nhanh chóng biết rằng ông ta đã có thể làm được gì với những “tân binh thô thiển” ấy. Giữa khả năng thí ch ứng nhanh chóng của người Pháp và sự vụng về mu-gí ch của người Nga có sự khác nhau biết chừng nào! Một bằng chứng tốt bi ết bao về sự bất lực của các sĩ quan dân quân Nga! Tuy nhiên, Li-đéc-xơ khẳng định rằng hầu hết các sĩ quan ấy đã phục vụ trong quân đội và nhiều người trong số họ đã được ngửi mùi thuốc súng.
Việc hạn chế công tác huấn luyện vào những động tác cần thiết nhất cũng nói lên rằng Li-đéc-xơ trông đợi gì ở lực lượng tăng viện mới của ông ta. Đội hình tản khai và vận động theo đội hình hàng dọc - đấy là tất cả những gì mà người t a huấn luyện cho binh sĩ ; không có triển khai chính diện, cũng không có chuyển đội hình hàng dọc thành đội hì nh hàng ngang. Thật vậy, binh sĩ Nga kém thích hợp nhất với việc vận động trong đội hình hàng ngang, cũng như hành động trong đội hình tản khai. Chỗ mạnh của họ là chiến đấu trong đội hình hàng dọc dầy đặc, trong đội hình chiến đấu này những sai lầm nghiêm trọng của người chỉ huy gây ra sự rối loạn nhỏ nhất và không ảnh hưởng đến tiến trình chung của trận đánh và với đội hình này bản năng đoàn kết của khối quần chúng dũng cảm nhưng thụ động có thể lấp bù cho những sai sót ấy. Binh sĩ Nga, giống như những con ngựa hoang