1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội

103 204 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 595 KB

Nội dung

Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ChươngI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀVIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 7 I. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 7 1. Khái niệm về thị trường 7 2. Chức năng của thị trường 9 3. Vai trò của thị trường đối với sự phát triển 9 của doanh nghiệp 4. Sự cần thiết phải mở rộng thị trường xuất khẩu đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 11 II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 12 1. Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp 12 1.1. Quan niệm về phát triển thị trường 12 1.2. Mục đích của phát triển thị trường đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu 14 1.3. Ý nghĩa của việc phát triển thị trường xuất khẩu 15 1.4. Nội dung của công tác phát triển thị trường của doanh nghiệp 17 2. Các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường 24 III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU 26 Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 1 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý 1. Nhóm nhân tố chủ quan 1.1. Tiềm năng và các mục tiêu của doanh nghiệp 26 1.2. Sản phẩm của doanh nghiệp 26 1.3. Hoạt động marketing của doanh nghiệp 28 2. Nhóm nhân tố khách quan 29 2.1. Sức mua của dân cư 29 2.2. Tập quán tiêu dùng 30 2.3. Giá cả hàng hoá có liên quan 30 2.4. Nhân tố chính trị pháp luật 31 2.5. Môi trường kinh tế 31 2.6. Cơ sở hạ tầng 32 2.7. Thị trường nước ngoài Chương II: THỰC TRẠNG VÀ HOẠT ĐỘN PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM HÀ NỘI 34 I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 34 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 34 1.1. Giai đoạn từ đầu năm 1982 đến 1990 34 1.2. Giai đoạn từ 1991 đến nay 35 2. Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của công ty 36 2.1. Chức năng hoạt động của công ty 36 2.2. Nhiệm vụ của công ty 36 3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty 37 4. Đặc điểm hoạt động của công ty 40 4.1. Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh 40 4.2. Đặc điểm về địa bàn kinh doanh 40 4.3. Đặc điểm về phương thức kinh doanh 41 II. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 2 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 41 1. Đặc điểm thị trường xuất khẩu theo mặt hàng 42 2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội 45 III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NAM HÀ NỘI 47 1. Kết quả thị trường xuất khẩu theo mặt hàng 47 2. Kết quả thị trường xuất khẩu của công ty cổ phần 51 xuất nhập khẩu Nam Hà Nội 3. Đánh giá về thị trường xuất khẩu 55 3.1. Sự hấp dẫn của thị trường 55 3.2. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm 58 IV. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ BIỆN PHÁP MÀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI Đà THỰC HIỆN NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 59 1. Các hoạt động, biện pháp liên quan về hàng hoá 59 1.1.Chất lượng 59 1.2.Giá cả 60 1.3.Các điều kiện khác 61 2. Các hoạt động và biện pháp đối với thị trường 61 2.1. Thị trường truyền thống 61 2.2. Thị trường mới 61 3. Các biện pháp và hoạt động về tiêu thụ sản phẩm 63 4. Các biện pháp về liên doanh liên kết 63 V. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG 64 1. Đánh giá về thị trường và tiềm năng của công ty 64 2. Đánh giá về biện pháp phát triển thị trường của công ty 65 2.1.Công tác nghiên cứu thị trường 65 Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 3 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý 2.2.Công tác phát triển sản phẩm 66 2.3. Chính sách giá 66 2.4. Chính sách xúc tiến 67 Chương III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 70 I. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 70 1. Một số chỉ tiêu định hướng phát triển 70 2. Đánh giá về lợi thế và hạn chế của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội 71 II. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 73 1. Các biện pháp phát triển thị trường của công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội 74 2. Các biện pháp về các hoạt động khuyếch trương trên thị trường nước ngoài 77 3. Các biện pháp đối với thị trường nguồn hàng xuất khẩu 79 4. Các biện pháp đối với thị trường truyền thống 80 5. Các biện pháp đối với thị trường mới 82 III. XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 83 1. Mục tiêu chiến lược thị trường 83 2. Nội dụng của chiến lược thị trường 83 2.1.Chiến lược chung về thị trường 83 2.2. Chiến lược phân khúc, phân đoạn thị trường 84 2.3. Chiến lược tiếp cận thị trường trọng điểm 86 3. Phương pháp xây dựng chiến lược thị trường 87 IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 87 Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 4 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý 1. Công tác đàm phán, giao dịch và ký kết hợp đồng 87 2. Một số vấn đề trong quá trình thực hiện hợp đồng 88 3. Một số biện pháp giảm rủi ro 89 KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 93 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế sang cơ chế thị trường đã được hơn 10 năm. Đây là một khoảng thời chưa phải là dài đối với một nền kinh tế của đất nước, song nó cũng phản ánh được xu hướng phát triển lịch sử những năm gần đây. Ngày nay, để đạt được thành công các doanh nghiệp phải quan tâm tới thị trường và khách hàng, phải tự xây dựng cho mình thế cạnh tranh hơn thương trường. Với xu thế khu vực hoá và toàn cầu hoá nền kinh tế, các doanh nghiệp có rất nhiều cơ hội để phát triển song họ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước khiến cho họ luôn phải tiến hành công tác phát triển thị trường nhằm bảo vệ thị phần đã có và phát triển sang các thị trường mới. Công tác phát triển thị trường thành công tức là các doanh nghiệp đã đạt được mục tiêu cơ bản trong kinh doanh là lợi nhuận, an toàn, vị thế. Tuy nhiên trong thực tế thị trường hiện nay, mặc dù các doanh nghiệp Việt Nam đều đã chú trọng đến công tác phát triển thị trường song họ vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn khi thực hiện. Xác định đúng phương hướng và giải pháp phát triển thị trường phù hợp với tình hình cho doanh nghiệp là điều không mấy dễ dàng nhưng để có đủ các nguồn lực thực hiện kế hoạch đặt ra lại càng khó khăn hơn. Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 5 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý Chính vì thế, xuất phát từ tình hình thực tiễn và sau một thời gian thực tập ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, em đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội”, với mong muốn củng cố thêm các kiến thức đã tiếp thu, áp dụng vào thực tế góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Đây là một đề tài rộng và phức tạp lại do những hạn chế về trình độ cũng như thời gian nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết, kính mong được sự góp ý, bổ sung của các thày cố giáo để đề tài được hoàn thiện hơn. Đề tài này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của TS. Mai Văn Bưu và sự giúp đỡ của các phòng ban trong công ty và Giám đốc Đỗ Xuân Thúy. Xin chân thành cảm ơn Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 6 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀ VIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP Trong quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, vấn đề thị trường là mối quan tâm hàng đầu, bởi lẽ thị trường là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của các doanh nghiệp. Vấn đề đặt ra là phải nghiên cứu thị trường như thế nào và phản ứng với nó ra sao đồng thời đạt hiệu quả cao nhất. Để thực hiện điều này, bài viết sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm. I. THỊ TRƯỜNG VÀ VAI TRÒ CỦA NÓ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT NHẬP KHẨU 1. Khái niệm về thị trường Cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hoá, phân công lao động xã hội ngày càng sâu sắc. Ban đầu lưu thông tách ra khỏi sản xuất và trở thành một khâu trong quá trình tái sản xuất xã hội. Tiếp sau đó, trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá xuất hiện hai thái cực mua và bán hàng hoá bằng ngoại tệ. Đây là giai đoạn phát triển nhất của các hình thức trao đổi hàng hoá trong lưu thông từ khi có sản xuất và trao đổi hàng hoá tới nay. Hình thái này bao gồm toàn bộ quan hệ giữa bên mua và bên bán diễn ra trong một không gian và một thời gian nhất định, tuân theo những quy định nhất định của bên mua là mua hàng và bên bán là bán hàng. Hình thái này là cơ sở dẫn tới khái niệm thị trường trong kinh tế hàng hoá. Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về thị trường của các nhà kinh tế học khác nhau. Cùng với sự phát triển của thị trường, những khái niệm về nó cũng ngày càng phong phú, đa dạng và hoàn thiện hơn. Thị trường theo khái niệm cổ điển là nơi diễn ra các quan hệ trao đổi mua bán hàng hoá. Định nghĩa này cho ta một cách nhìn đơn giản nhất để nhận biết được thị trường. Nhưng sự phát triển của sản xuất làm cho quá trình lưu thông trở nên phức tạp. Các quan hệ mua bán Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 7 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý không phải đơn giản là “Tiền trao – cháo múc” mà là đa dạng nhiều kiểu điển hình khác nhau. Theo P.Samuelson và William D.Nordhaus đã có khái niệm về thị trường như sau: “Thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán một thứ hàng hóa tác động qua lại lẫn nhau để xác định giá cả và khối lượng hàng hoá”. Theo Từ điển kinh tế (Nhà xuất bản sự thật 1977) “Thị trường là nơi lưu thông tiền tệ, là toàn bộ các giao dịch mua bán hàng hoá”. Theo David Begg: Theo nghĩa rộng, thì thị trường là biểu hiện thu gọn của quá trình mà thông qua đó các quyết định của các hộ gia đình về tiêu dùng các mặt hàng nào, các quyết định của công ty về sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, các quyết định của người công nhân về việc làm bao lâu cho ai đều được dung hoà bằng sự điều chỉnh của giá cả. Theo nghĩa hẹp, thị trường là tập hợp các sự thoả thuận thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Ngoài ra còn rất nhiều quan niệm khác nhau về thị trường song suy cho tới cùng ta có thể hiểu thị trường theo những quan điểm sau đây: Hiểu theo nghĩa hẹp, thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ giữa một bên là những người bán và một bên là những người mua. Cơ sở làm nảy sinh ra thị trường là nhu cầu sử dụng vật phẩm có khả năng được đáp ứng thông qua sự trao đổi. Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường là một quá trình trong đó người mua và người bán tác động qua lại để xác định giá cả và số lượng hàng hoá. Nghĩa rộng và nghĩa hẹp là cách nhìn nhận thị trường rất đơn giản. Chủ yếu chỉ qua phản ánh quan hệ giữa người sản xuất (người bán - cung) và thị trường (người mua - cầu). Đối với từng loại hàng hoá cụ thể mà chưa phản ánh được mối quan hệ giữa các loại thị trường trong nền kinh tế hiện đại. Từ khái niệm đó có thể nêu ra sơ đồ sau: Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 8 Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý Thông tin Hàng hoá và dịch vụ Tiền Thông tin Nguồn: Các lý thuyết hiện đại về kinh tế thị trường - Viện TTKHXH Hà Nội 1992. Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 9 Nhà sản xuất (Cung) Thị trường (Cầu) Trêng §¹i häc kinh tÕ quèc d©n Khoa khoa häc qu¶n lý 2. Chức năng của thị trường Thị trường thực hiện đầy đủ các chức năng quan trọng của mình trong quá trình vận động sản phẩm xã hội từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Thị trường có bốn chức năng cơ bản sau: - Chức năng thừa nhận - Chức năng thực hiện - Chức năng điều tiết kích thích sản xuất - Chức năng thông tin Trong nền kinh tế thị trường, hầu hết sản phẩm sản xuất ra đều được đem ra trao đổi, mua bán trên thị trường. Việc bán được hàng hoá có nghĩa là hàng hoá đã được thị trường chấp nhận. Nhìn vào đó, doanh nghiệp sẽ biết mình nên kinh doanh loại hàng hoá dịch vụ nào. Song song với chức năng thừa nhận, thị trường có chức năng thực hiện, thị trường chính là nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá và dịch vụ, chỉ có ở đây giá trị của hàng hoá mới được thực hiện. Hơn nữa thị trường còn điều tiết, kích thích nền sản xuất xã hội, chức năng đó của thị trường còn thể hiện ở chỗ thông qua việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp sẽ tăng cường đầu tư, cải tiến sản phẩm, chủ động di chuyển các yếu tố sản xuất từ ngành này sang ngành khác nhằm thu lợi nhuận cao, đồng thời bằng cách này, doanh nghiệp củng cố được địa vị của mình, tăng cường sức cạnh tranh. Sự điều tiết kích thích của thị trường còn được thể hiện ở chỗ, thị trường chỉ thừa nhận những chi phí sản xuất lưu thông thấp hơn hoặc bằng mức trung bình, do vậy khuyến khích các doanh nghiệp cải tiến sản xuất, giảm chi phí tới mức thấp nhất. Chức năng thông tin của thị trường, đó là một trong những chức năng quan trọng. Những thông tin mà thị trường cung cấp cho người mua và người bán là những thông tin rât cần thiết và quan trọng, nó giúp cho các doanh nghiệp tìm ra Lu Quèc Nam Líp qu¶n lý kinh tÕ 38A 10 [...]... các doanh nghiệp xuất nhập khẩu xuất nhập khẩu hoà chung với nền kinh tế thế giới Tóm lại, việc ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là một đòi hỏi khách quan, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu II NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP 1 Nội dung phát triển thị trường xuất khẩu của doanh... mắt người tiêu dùng Phát triển thị trường sản phẩm chính là việc đưa các sản phẩm hiện tại vào bán trong các thị trường mới.” Có thể khái quát thị trường theo sơ đồ sau: Sản phẩm Thị trường Thị trường hiện tại Thị trường mới Sản phẩm hiện tại Sản phẩm mới Thâm nhập thị trường Phát triển thị trường Phát triển thị trường Chiếm lĩnh thị trường Tuy nhiên, nếu phát triển thị trường mà chỉ được hiểu là... Nghiên cứu về dung lượng thị trường cần xác định được nhu cầu thật của thị trường, tìm hiểu các công ty về khối lượng bán hàng ở thị trường, khả năng sản xuất tại chỗ, triển vọng thay đổi dung lượng, khả năng cạnh tranh của hàng nội địa và hàng nhập khẩu Để trên cơ sở phân tích, người ta làm thành bảng cân đối nhu cầu từng mặt hàng Bảng đó có các số liệu về sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu dự trữ, diễn biến... vụ, sự lũng đoạn của các công ty, cung, cầu và các nhân tố khác như lạm phát, tỷ giá ngoại tệ, phương thức thanh toán thị hiếu và đòi hỏi của khách hàng, dịch vụ trước và sau khi bán hàng 1.4.2 Chiến lược tiếp thị phát triển thị trường xuất khẩu Sau khi nghiên cứu và thăm dò thị trường, để phát triển thị trường xuất khẩu thì doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần có một chiến lược tiếp thị thích hợp Trước hết... được thị trường của mình Nhưng một doanh nghiệp mạnh không chỉ bảo vệ được thị trường của mình mà còn đảm bảo phát triển thị trường Việc phát triển thị trường được thể hiện qua ba phương thức sau: - Phát triển thị trường thông qua chuỗi sản phẩm Việc cải tiến sản phẩm, phát triển đường dây sản phẩm và tung sản phẩm vào thị trường ít nhất cũng cho thấy một phương diện hay một tính chất của thị trường. .. phục vụ kinh doanh: cơ sở hạ tầng, hệ thống thuế, tài chính và một số yếu tố khác Sự hấp dẫn của thị trường xuất khẩu được đo bởi các tiêu thức: - Chi phí và giá cả - Chất lượng sản phẩm - Kiến thức, kinh nghiệm của cán bộ kinh doanh của công ty trên từng thị trường 2 Các biện pháp chủ yếu nhằm phát triển thị trường Lựa chọn khả năng thích hợp để ổn định và phát triển thị trường là một việc làm tương đối... nghiệp xuất nhập khẩu, hoạt động của họ chủ yếu là bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài và mua hàng hoá từ thị trường nước ngoài vào Nhà nước ta luôn khuyến khích xuất khẩu, vừa tạo ra công ăn việc làm, giải quyết các vấn đề xã hội và vừa bảo trợ nền sản xuất trong nước bằng việc hạn chế nhập khẩu đồng thời làm tăng thêm ngoại tệ cho các doanh nghiệp này Vậy có thể nói việc mở rộng thị trường xuất khẩu. .. khả năng xuất khẩu của công ty vào thị trường đó - Nghiên cứu các hình thức và biện pháp tiêu thụ hàng để biết các điều kiện về chính trị, thương mại của quốc gia đó Các mối quan hệ và các điều kiện của hiệp định thương mại của Chính phủ nước đó với các quốc gia khác, hệ thống luật pháp và biện pháp điều hoà xuất nhập khẩu, hệ thống giấy phép và hạn ngạch, biểu thuế quan hàng xuất, hàng nhập khẩu Việc... qu¶n lý mở rộng được sản xuất cũng như không nâng cao chất lượng sản phẩm Do đó để sản xuất phát triển không ngừng, hàng hoá tiêu thụ được nhiều, thì buộc các doanh nghiệp phải mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa Ngày nay xu thế hoá quốc tế đời sống kinh tế thế giới đang diễn ra với tốc độ ngày càng cao và trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Do đó việc mở rộng thị trường xuất khẩu là một trong... cho thị trường mục tiêu đã lựa chọn + Tiếp cận thị trường trọng điểm phức tạp: Là việc doanh nghiệp chọn hai trong số các thị trường thành phần làm thị trường mục tiêu của doanh nghiệp sau đó xây dựng chiến lược Marketing riêng biệt cho từng thị trường mục tiêu đã lựa chọn +Tiếp cận thị trường trọng điểm hỗn tạp: Là việc doanh nghiệp chọn hai hoặc nhiều hơn trong số các thị trường thành phần làm thị trường . nhập khẩu Nam Hà Nội 71 II. CÁC BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI 73 1. Các biện pháp phát triển thị trường của công ty xuất nhập khẩu Nam Hà Nội 74 2. Các biện. qu¶n lý Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ChươngI: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG VÀVIỆC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA. thế, xuất phát từ tình hình thực tiễn và sau một thời gian thực tập ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội, em đã lựa chọn đề tài “ Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất

Ngày đăng: 29/07/2014, 13:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. “Báo cáo kiểm toán của công ty SIMEX” - Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kiểm toán của công ty SIMEX
1. Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội 1998 Khác
2. Đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch 1995, 1996, 1997,1998 công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội Khác
4. Tài liệu kế toán của công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội Khác
5. Đỗ Đức Bình (CB): Giáo trình Kinh doanh quốc tế; NXB Giáo dục, Hà Nội 1997 Khác
6. Bùi Anh Tuấn: Môi trường kinh doanh tác động đến việc xây dựng chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp Khác
7. Fred. R. David: Khái niệm về quản trị chiến lược (sách dịch); NXB Thống kê, 1995 Khác
8. Anthus Young: Cẩm nang quản trị doanh nghiệp (Sách dịch); NXB Thống kê, 1995 Khác
9. Trương Đình Chiến - Tăng Văn Bền: Marketing dưới góc độ quản trị doanh nghiệp; NXB Thống kê, Hà Nội 1997 Khác
10.Trần Minh Đạo (CB): Marketing; NXB Thống kê, Hà Nội 1998 Khác
11.Philip Kotler: Những nguyên lý tiếp thị (Sách dịch); NXB Thành phố Hồ Chí Minh, 1994.12 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w