III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘ
2. Kết quả thị trường xuất khẩu của công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Nam Hà Nộ
Nam Hà Nội
Trong kinh doanh nói chung và kinh doanh xuất khẩu nói riêng, việc tìm kiếm thị trường là một vấn đề rất quan trọng, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được liên tục, đạt hiệu quả cao. Do thị trường xuất khẩu vượt ra khỏi ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên vấn đề này ngày càng phức tạp. Đến nay công ty đã có quan hệ với bạn hàng ở 30 nước khác nhau trên thế giới.
Kết quả xuất khẩu trên từng thị trường của công ty
Kết quả xuất khẩu trên từng thị trường của công ty
Đơn vị: 1000 USD
Thị trường 1996 1997 1998 1999
xuất khẩu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Singapore 8297 36.2 16417.3 42.5 8007.2 33.4 8579.1 32.9 Thái Lan 2998.5 13.1 4900.8 12.7 752.3 3.2 764.3 3 Nhật Bản 1247.2 5.4 1949.1 5.05 976 4.07 1009.3 3.8 Hồng Kông 1408.1 6.1 618.9 1.6 581.2 2.4 591.4 2.3 Hàn Quốc 2105.8 9.2 2770.7 7.18 664.3 2.8 768.1 2.9 Pháp 1241.4 5.4 2081 5.4 1278 5.3 1379.1 5.2 Anh 512.6 1.3 56.3 0.23 Bỉ 342.3 1.5 95.4 0.2 Mỹ 342.2 1.5 2275.5 5.9 808.9 3.4 909.9 3.4 úc 124.3 0.5 99.3 0.25 1588.8 6.6 1789.2 6.9 Hà Lan 321 1.4 2492.4 6.45 266 1.1 346.1 1.3 Đức 447.1 1.9 1759.9 4.6 488.3 2 598.4 2.3 Đan Mạch 83 0.4 28.3 0.07 86.6 0.4 72.1 0.3 Ý 534 1.4 727.9 3 546 2 Ba Lan 74.8 0.19 Thụy Sĩ 450.7 1.2 Inđonexia 1100.2 4.8 400 1.04 510.1 1.9 Malaixia 231.2 1.01 265 0.7 495.2 1.9 Philipin 124.6 0.32 525.6 2.2 325.1 1.2 Lào 242.6 1.09 27.2 0.07 71.5 0.3 98.2 0.3 Ấn Độ Pakistan 16.3 0.04 Trung Quốc 2423.9 1.06 220.3 0.57 409.5 1.7 509.1 1.9
Tây Ban Nha 220 0.57 110 0.5 100.2 0.3
Nga 276 0.7 Đài Loan 4771.7 19.9 5200.3 20 Phần Lan 11.2 0.05 67 0.2 Mãlai 262.4 1.1 100 0.3 Tiệp Khắc 123.8 0.5 90 0.3 Thụy Điển 1221 5.1 1200.2 4.6 Tổng 22890 100% 38598.7 100% 23976.5 100% 26048.4 100%
Với số lượng đối tác ở 30 nước có quan hệ kinh tế với công ty, đã nổi lên phần nào chiều rộng thị trường của SIMEX. Trong thời gian vừa qua thị trường
xuất khẩu của công ty biến động sâu sắc, giá trị hàng xuất khẩu sang từng thị trường có sự biến đổi phức tạp do sự thay đổi của nhu cầu và mục đích kinh doanh.
Thị trường xuất khẩu đã được công ty chia thành thị trường truyền thống và thị trường mới. Nhưng trên hai thị trường này SIMEX đều xác định được thị trường trọng điểm, nơi doanh nghiệp tập trung mọi khả năng của mình vào kinh doanh.
Về thị trường truyền thống, nơi mà trị giá xuất khẩu sang thị trường này chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu, thị trường truyền thống của công ty bao gồm các nước Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.
Các nước này nằm trong vành đai Châu Á - Thái Bình Dương có sự gần gũi về văn hoá, truyền thống với dân tộc ta, đây là điểm thuận lợi để công ty có khả năng mở rộng thị phần của mình trên các thị trường này. Hiện nay các nước này khi còn tồn tại nhiều hậu quả bất lợi của cuộc khủng hoảng tài chính nhưng sức mua của thị trường này vẫn lớn và có sự thuận lợi về vận chuyển (khoảng cách địa lý gần với nước ta, chi phí vận chuyển thấp). Trong tương lai đây vẫn là thị trường truyền thống của công ty.
Trong thị trường truyền thống, trị giá xuất khẩu sang Singapore chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu với 36,2% năm 1996 tương ứng là 8297 nghìn USD. Đến năm 1997 kim ngạch xuất khẩu là 16417,3 nghìn USD tăng 1,97 lần nhưng sang năm 1998 giảm xuống 48,7%. Năm 1999 đạt 8579,1 nghìn USD có tăng chút ít so với năm 1998 nhưng không đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu giá cả mặt hàng xuất khẩu sang thị trường này giảm.
Bên cạnh Singapore các thị trường Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông có tổng giá trị xuất khẩu sang các nước là 7759,6 nghìn USD vào năm 1996. Đến năm 1998 ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng mà giá trị xuất khẩu giảm
38,3% sang năm 1999 tăng 1,1%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phục hồi của những thị trường này.
Về thị trường mới bao gồm các nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu như Hà Lan, Pháp, Ý, Anh và các nước khác trên thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc, Philipin.v.v. trị giá hàng xuất khẩu sang thị trường này còn nhỏ chiếm tỷ trọng không lớn trong kim ngạch xuất khẩu của công ty. Nhưng với quy mô thị trường lớn như thị trường Trung Quốc, Ấn Độ và dung lượng thị trường cao như thị trường EU.v.v. Đây là những thị trường có ý nghĩa lớn với hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Để có hiểu biết và thâm nhập phát triển thị trường này đòi hỏi công ty phải mất nhiều thời gian và kinh phí cho hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến xuất khẩu.
Thị trường EU như Hà Lan, Pháp, Đức.v.v. trong những năm qua công ty vẫn giữ vững phát triển và liên tục mở rộng sang các nước như Tiệp Khắc, Ba Lan, Tây Ban Nha.v.v. Đây là những thị trường có sức mua lớn nhưng yêu cầu của khách hàng về chất lượng hàng hoá phải cao và tiện lợi. Ở thị trường Pháp, trị giá hàng xuất khẩu năm 1997 tăng tới 2082,1 nghìn USD tăng 67,6% so với năm 1996 nhưng sang năm 1998 tụt xuống còn 1278 nghìn USD, năm 1999 tăng hơn năm 1998 là 101 nghìn USD. Thị trường Ý tuy mới thâm nhập vào năm 1997 với giá trị hàng xuất khẩu là 534,0 nghìn USD đến năm 1998 tăng lên 36,3% là 727,9 nghìn USD. Với những hiệp định thương mại mới giữa nước ta và EU sẽ mở ra cho công ty nhiều cơ hội mới để xâm nhập, giữ vững và phát triển hơn nữa thị trường EU; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang thị trường này là cà phê, chè, hạt tiêu, hàng thủ công mỹ nghệ và dụng cụ thể thao.
Với thị trường Mỹ từ khi bình thường hoá quan hệ Việt Mỹ lệnh cấm vận được bãi bỏ, công ty đã tiến hành nghiên cứu thăm dò thị trường này và tìm khách hàng. Năm 1997 trị giá hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường này là 2275,5
nghìn USD tăng 6,6 lần so với năm 1996. Từ năm 1998, trị giá hàng xuất khẩu tăng đều qua các năm. Thị trường Mỹ là một thị trường khó tính nhưng người tiêu dùng ở thị trường này có thu nhập cao nên sức mua rất lớn, công ty có thể xuất khẩu được nhiều hàng sang thị trường này.
Các thị trường khác như Philipin, Tiệp Khắc, Thuỵ Điển... hứa hẹn rất nhiều triển vọng nâng trị giá hàng xuất khẩu của công ty sang thị trường này.
Qua sự phân tích về thị trường xuất khẩu của công ty ta thấy ở các năm sau công ty SIMEX đều có thêm thị trường mới và mặt hàng mới. Năm 1996 công ty thực hiện xuất khẩu sang 16 nước, đến năm 1998 công ty xuất hàng sang 23 nước. Có được kết quả như vậy là do công ty áp dụng các biện pháp xúc tiến xuất khẩu có hiệu quả cao như:
- Hàng năm công ty tổ chức các cuộc hội thảo để đánh giá các thị trường mục tiêu và các mặt hàng có khả năng thâm nhập các thị trường này và tiến hành dự báo về giá cả, nhu cầu, có nguồn cung ứng hàng hoá với sự tham gia của các nhà kinh doanh, các nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước.
- Trên mỗi thị trường mục tiêu (thị trường mà SIMEX hướng tới và sẽ tổ chức kinh doanh xuất khẩu sang thị trường này) công ty tiến hành bán thử sản phẩm ở các thị trường này nhằm mục đích tác động vào khách hàng vừa để khách hàng thấy rõ mặt mạnh, mặt yếu của sản phẩm và lôi kéo khách hàng.
- Công ty in nhiều catalo giới thiệu về dụng ích của sản phẩm bằng hình ảnh và lời thuyết minh sau đó phát hành ở các thị trường mới.
- SIMEX tham gia nhiều hội chợ thương mại về ngành nghề nông nghiệp và ngành nghề truyền thống để giới thiệu sản phẩm của công ty với khách hàng.
- Hàng năm công ty tổ chức hội nghị khách hàng có mới khách hàng mới để nhận sự phản ánh về ưu điểm của sản phẩm, yêu cầu của người tiêu dùng.v.v. từ đó lựa chọn mặt hàng xuất khẩu thích hợp hơn với thị trường.