Một số biện pháp giảm rủi ro

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 99 - 102)

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC

3. Một số biện pháp giảm rủi ro

Trong quá trình thực hiện hoạt động xuất khẩu, công ty thường gặp những rủi ro nhất định như: bạn hàng không đủ khả năng thanh toán hoặc việc thanh toán chậm, hàng trong quá trình xuất khẩu bị mất, hư hại, việc chuẩn bị các loại chứng từ cũng có thể thiếu sót.v.v. Những điều này có thể dẫn đến các tranh chấp, khiếu nại đáng tiếp xảy ra, làm ảnh hưởng đến hiệu quả xuất khẩu trước mắt cũng như mối quan hệ lâu dài.

Vậy nên, công ty phải tìm cách tránh những rủi ro đó. Có thể giải quyết điều này theo các cách thức sau:

- Tránh toàn bộ rủi ro: Công ty có thể quyết định không bán ở thị trường có nhiều rủi ro, không chấp nhận đơn hàng của khách hàng có nhiều nghi hoặc về khâu tín dụng. Không bán sản phẩm đối với những nước có nhiều luật lệ quá nghiêm ngặt đối với độ tin cậy của sản phẩm công ty. Công ty có thể sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế những rủi ro về xuất khẩu xuống mức có thể chấp nhận được.

Ví dụ : Bán hàng theo thình thức thư tín dụng đã được xác nhận và không thể huỷ ngang, cải tiến chất lượng sản phẩm và giám sát chất lượng phải được đảm bảo tốt hơn trước những lời phàn nàn về độ tin cậy đối với sản phẩm đó. Xúc tiến nhanh quá trình giao hàng tránh hàng chờ đợi ở kho cảng làm hàng giảm chất

lượng, bảo vệ kiểm tra hàng hoá cho đến khi giao và ký, xác nhận đầy đủ số lượng với bạn hàng.

- Chi sẻ rủi ro: nếu vận chuyển tất cả những quả trứng trong một giỏ sẽ là điều nguy hiểm. Có thể tránh được bằng cách:

+ Đảm bảo hàng xuất khẩu của công ty không phải tập trung tất cả vào một thị trường mà mỗi sản phẩm vào mỗi kênh phân phối.

+ Luôn luôn tìm kiếm những thị trường mới và tìm cách đưa ra những sản phẩm mới. Phải thấy được những điểm mạnh của nhiều kênh phân phối khác nhau ở mỗi thị trường.

- Giải quyết rủi ro qua bảo hiểm:

+ Bảo hiểm tín dụng xã hội: Chịu trách nhiệm về những rủi ro có tính thương mại của hàng hoá theo hình thức cấp thư tín dụng xuất khẩu.

+ Bảo hiểm về độ tin cậy: Bảo hiểm trong trường hợp có sự kiện cáo về độ tin cậy của mặt hàng đến người sản xuất.

Có hai nguyên tắc cơ bản để xử lý rủi ro trong công tác xuất khẩu:

+Trước hết khai thác tất cả những khả năng có thể giảm bớt được hoặc tránh nguy hiểm bằng cách tránh rủi ro hạn chế rủi ro, san sẻ hoặc chuyển rủi ro sang chỗ khác.

+ Nếu rủi ro đã xảy ra rồi thì cố gắng đến mức tối đa thực hiện những bảo hiểm có thể được. Đối với những rủi ro lớn nhất thiết phải có bảo hiểm thì tốt nhất nên có những lời mời chào của nhà bảo hiểm và phải có sự so sánh thận trọng để chọn được những lời chào hàng tối ưu nhất. Các đơn vị kinh doanh ngoại thương thường mua bảo hiểm tại tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt).

Sự lưu tâm phòng ngừa các tai hoạ bất ngờ xảy ra đối với công ty, kiềm chế và kiểm soát được sự rủi ro, đó chính là bảo hiểm kinh doanh cho công ty. Việc xây dựng một doanh nghiệp ngoại thương thật là khó khăn nếu như không tính toán chặt chẽ đến các yếu tố tai hoạ không bảo hiểm. Kinh doanh mà không có

bảo hiểm thì không phải là làm kinh tế mà chỉ là một cuộc đánh bại. Không thể coi đồng tiền bảo hiểm như là một thứ có thể cắt xoá đi được. Sai lầm lớn nhất là đề ra một giới hạn cho bảo hiểm tuỳ tiện cho các khoản chi bảo hiểm. Tính toán mức chi bảo hiểm là tối đa của công ty. Đối với bất kỳ một khả năng rủi ro lớn nào cũng phải có khoản bù đắp thế chân. Điều này tuyệt đối cần thiết, bởi vì công ty còn phải kinh doanh về lâu dài.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế thị trường, để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thuận lợi và đạt kết quả cao các doanh nghiệp thường phải quan tâm rất nhiều đến công tác thị trường. Phát triển thị trường là một trong những nhân tố góp phần giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu trong kinh doanh như: doanh thu, lợi nhuận, vị thế, an toàn.v.v.

Quá trình học tập ở nhà trường với những kiến thức còn mang tính lý thuyết kết hợp với thực tập ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã cung cấp

cho sinh viên có thêm kiến thức thực tế, những kinh nghiệm thực tiễn của công ty về quá trình hoạt động phát triển.

Xuất phát từ thực tế trên của công ty và tình hình thị trường chung, em đã làm luận văn nghiên cứu về tình hình phát triển thị trường ở các doanh nghiệp nói chung và công tác phát triển thị trường ở công ty nói riêng, cùng với một số ý kiến đề xuất của bản thân về một số biện pháp nhằm phát triển thị trường.

Do trình độ bản thân còn hạn chế nên nội dung đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong có sự góp ý của thày cô giáo, các cán bộ cơ sở cũng như các bạn quan tâm đến vấn đề này nhằm bổ sung hoàn thiện đề tài ngày càng một tốt hơn.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thày giáo TS. Mai Văn Bưu người đã trực tiếp hướng dẫn em thực hiện chuyên đề này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn các phòng ban công ty và sự quan tâm đặc biệt của Giám đốc Đỗ Xuân Thuý.

Xin chân thành cảm ơn. Hà Nội, tháng 5 - 2000.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w