Lựa chọn khả năng thích hợp để ổn định và phát triển thị trường là một việc làm tương đối khó. Lựa chọn đúng sẽ giúp cho doanh nghiệp có những bước đi đúng hướng. Nhưng ngược lại, nó sẽ gây ra những hậu quả không lường nổi. Tuy nhiên, lựa chọn đúng mới chỉ là bước đầu của sự thành công. Muốn có kết quả cuối cùng, doanh nghiệp phải tìm ra cho mình một hệ thống các biện pháp tác động vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh những tiềm năng sẵn có doanh nghiệp phải có những biện pháp đúng đắn tác động đến khách hàng và các đối thủ cạnh tranh nhằm khai thác thị phần của doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khác nhau, tuỳ từng khả năng và điều kiện mà có những biện pháp khác nhau. Song nhìn chung, chúng ta có thể đưa ra một số biện pháp nhằm khai thác và phát triển thị trường một doanh nghiệp như sau:
- Đối với khách hàng:
Các doanh nghiệp phải coi khách hàng là trung tâm, mục tiêu của sự kinh doanh là người trả tiền và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu không có họ thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không tồn tại và phát triển. Chính khách hàng sẽ hình thành nên thị trường tiêu thụ mà doanh nghiệp cần quan tâm.
Muốn đưa ra những biện pháp có hiệu quả tác động đến khách hàng, thu hút thêm khách hàng đến với doanh nghiệp, trước tiên các nhà doanh nghiệp phải nắm được đặc điểm, vai trò, vị trí của khách hàng và sau đó thu hút khách hàng.
Từ những đặc điểm của khách hàng, doanh nghiệp có thể có các phương pháp áp dụng đối với các khách hàng như sau:
Phương pháp xã hội học. Phương pháp dự đoán. Phương pháp tâm lý. Phương pháp Marketing - Đối với các đối thủ cạnh tranh:
Cơ chế thị trường luôn tồn tại sự cạnh tranh, do vậy các doanh nghiệp phải thường xuyên đối phó với các đối thủ cạnh tranh để giành thắng lợi trên thương trường. Các đối thủ cạnh tranh đó có thể là:
+ Các xí nghiệp cùng một thành phần kinh tế (như các xí nghiệp quốc doanh, các tổ chức kinh tế tập thể).
+ Các đối thủ là các công ty nước ngoài có chung thị trường và muốn lấn át đối phương để chiếm được vị trí chủ đạo.
Với mỗi loại đối thủ, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp cạnh tranh khác nhau mục tiêu là tạo ra lợi thế và chiến thắng.
Đó là:
Phương pháp liên kết. Phương pháp dung hoà. Phương pháp khứ bỏ. Phương pháp né tránh.
- Đối với bản thân doanh nghiệp:
Khách hàng và đối thủ cạnh tranh - đó là đối tượng nghiên cứu chủ yếu của doanh nghiệp. Để không ngừng khai thác và mở rộng thị trường, ngoài các biện
pháp áp dụng đối với khách hàng và đối thủ cạnh tranh thì các biện pháp áp dụng với bản thân doanh nghiệp cũng hết sức quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm nếu như muốn có vị trí xứng đáng trên thị trường. Các biện pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng là:
+ Thu hút, đào tạo, thuê mướn nhân tài.
+ Tạo lập sự tín nhiệm trên thị trường bao gồm tín nhiệm về: chất lượng sản phẩm, tác phong kinh doanh, sự phục vụ trong kinh doanh.
+Tạo lập mối quan hệ công cộng cầu nối tiêu thụ sản phẩm.
Vậy doanh nghiệp phải tạo dựng mối quan hệ nhiều mặt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Nghĩa là doanh nghiệp phải có mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác có liên quan trực tiếp và các đoàn thể xã hội, các đơn vị hành chính sự nghiệp có liên quan gián tiếp tới mình. Tuy nhiên doanh nghiệp phải biết căn cứ vào đặc điểm của mình để đặt trọng điểm giải quyết các mối quan hệ công