KHẨU NAM HÀ NỘI ĐÃ THỰC HIỆN NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
Thị trường công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội luôn phát triển và ngày càng mở rộng hơn nữa trên trường quốc tế là do công ty đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau cụ thể:
• Singapore --- • Mỹ --- • Đức, Pháp --- Thụy Sỹ, Anh • Hà Lan, Ý ---
• Thái Lan ----• Ba Lan--- ****************
• Hàn Quốc ----•Tây Ban Nha, Bỉ **************** ---**************** ---**************** --- ***************** **************** ---****************** **************** ---***************** **************** ---****************** **************** --- -- *********** *********** Thấp
1. Các hoạt động, biện pháp liên quan về hàng hoá
1.1. Chất lượng
Khi nhắc đến hàng hoá cái được chú ý đầu tiên đó là chất lượng hàng hoá. Đây là nhân tố quan trọng để duy trì và phát triển thị trường của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Nhận thức rõ điều này, trong nhiều năm công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội luôn phấn đấu tăng chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã, bao bì sao cho phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với sản phẩm của công ty, chất lượng sản phẩm liên quan đến giống cây trồng, kỹ thuật canh tác và biện pháp xử lý. Giống cây tốt, phong phú nhiều chủng loại phù hợp với bất cứ mùa vụ nào trong năm và kỹ thuật canh tác thích hợp là điều kiện quan trọng để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao. Đối với sản phẩm hải sản yêu cầu cần phải có biện pháp xử lý thích hợp tạo ra sản phẩm yêu cầu từ chất lượng cao. Gia công chế biến tuỳ thuộc vào từng chủng loại mặt hàng. Do vậy công ty đã thực hiện đầu tư vốn cho những hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã có quan hệ trao đổi về kỹ thuật. Công ty còn cử các cán bộ kỹ thuật đi tập huấn kỹ thuật phổ biến kiến thức về chăm sóc giống cây trồng. Bên cạnh đó trong khâu thu mua đầu vào, công ty đã đưa ra yêu cầu về chất lượng sản phẩm cao, kiểm tra chặt chẽ nhằm ngăn chặn những sản phẩm kém chất lượng và mẫu mã.
Đối với bao bì nhãn hiệu sản phẩm. Nhãn hiệu sản phẩm công ty luôn đặc biệt chú trọng. Nhãn hiệu luôn cải tiến phù hợp với từng yêu cầu của thị trường, đồng thời tạo ra sự tiện lợi trong quá trình vận chuyển, sử dụng.
Về quá trình sơ chế và bảo quản luôn được công ty chú trọng quan tâm. Công ty thực hiện đổi mới công nghệ, mua sắm thêm các máy móc, thiết bị mới tân tiến phù hợp để chế biến, bảo quản sản phẩm được tốt hơn.
1.2. Giá cả
Giá cả là một yếu tố quan trọng để thực hiện cạnh tranh trên thị trường. Do giá cả sản phẩm công ty phụ thuộc vào khí hậu thời tiết và tính chất mùa vụ cây
trồng nên việc tính giá cả xuất khẩu là khó khăn. Để có một mức giá ổn định tránh lỗ vốn trong kinh doanh công ty đã thực hiện việc nghiên cứu kỹ lưỡng về giá mua, chi phí, mua, vận chuyển, bốc xếp, lưu kho, chi phí bán hàng.v.v. trên cơ sở đó đưa ra một giá bán thích hợp đảm bảo có lãi (phù hợp với thị trường không cao hơn giá của các đối thủ cạnh tranh).
Ngoài ra, công ty cũng thực hiện được chiết khẩu giảm giá bán đối với những khu vực mới để thu hút khách hàng. Thực hiện giá với từng thị trường trong từng trường hợp.
1.3. Các điều kiện khác
Bên cạnh chất lượng, giá cả hàng hoá còn liên quan đến việc vận chuyển, cơ cấu tổ chức của cán bộ.v.v.
Công ty luôn có một đội xe vận tải để cho việc vận chuyển giao hàng được cơ động, kịp thời tránh rủi ro trong quá trình luân chuyển bốc dỡ, đảm bảo giao hàng đúng thời hạn.
Mặt khác vì công ty chủ yếu hoạt động trong khâu lưu thông nên liên quan đến cán bộ quản lý, cắt giảm chi phí lưu thông. Công ty thực hiện cắt giảm biên chế nhằm tạo ra một bộ máy quản lý gọn nhẹ, hợp lý, phân công cán bộ tiến hành công việc phù hợp đúng khả năng. Do vậy giảm bớt được chi phí không cần thiết.
2. Các hoạt động và biện pháp đối với thị trường
2.1. Thị trường truyền thống
Như ta biết kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường truyền thống (Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản.v.v.) luôn luôn tăng trong những năm gần đây. Nguyên nhân do công ty luôn thực hiện phương châm duy trì, bảo vệ thị trường truyền thống, phát triển mở rộng sang các thị trường mới. Trước đây, giữa công ty và các thị trường chưa có một cơ chế thanh toán hợp lý. Việc thanh toán không trả trực tiếp bằng L/C mà thực hiện trả tiền hàng, hàng đổi hàng trực tiếp trao tay luôn. Do vậy rất bấp bênh trong thanh toán (gây rủi ro như lấy hàng,
không trả tiền). Để khắc phục hiện tượng này công ty đã tiến hành một cơ chế thanh toán mới, thanh toán bằng L/C, mặt khác công ty cũng thực hiện hàng đổi hàng, đặt văn phòng đại diện ở một số thị trường để công viêc giao dịch được thuận lợi.
2.2. Thị trường mới
Việc thâm nhập thị trường là rất khó khăn, do vậy sản phẩm của công ty là mới mẻ và không phù hợp về chất lượng, giá cả, mặt khác trình độ sản xuất ở trong nước còn thấp, kỹ thuật chưa cao, phong tục tập quán canh tác còn lạc hậu. phương thức đánh bắt lối mòn dựa trên kinh nghiệm. Khắc phục khó khăn này đòi hỏi một quá trình lâu dài, nhiều nỗ lực và công sức. Tuy nhiên, đối với công ty dù khó khăn đến mấy cũng không chùn bước. Công ty có từng giải pháp phù hợp để thâm nhập vào các thị trường mới. Trước hết, công ty thực hiện ưu tiên mở rộng thị trường sang các nước cùng khu vực châu Á, cùng khu vực nên mức thu nhập bình quân không cao, khoảng cách địa lý gần, phong tục tập quán, thị hiếu sản phẩm được thuận lợi. Việt Nam gia nhập ASEAN đươc hưởng nhiều ưu đãi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu. Để thâm nhập được công ty xác định những mặt hàng nào có thể duy trì, phát triển được bằng cách tiến hành thăm dò thu nhập thông tin, cử cán bộ nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu hàng hoá về số lượng, chất lượng. Chẳng hạn người Đài Loan có nhu cầu về hàng thủ công, người Singapore có nhu cầu về tỏi, công ty đã thực hiện kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng này theo đúng nhu cầu. Đối với Nhật Bản, là một nước có đòi hỏi rất cao về chất lượng về khâu tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch. Ví dụ một lô hàng cà phê xuất khẩu nếu một bao có hạt mốc thì sẽ loại ngay cả lô hàng đó. Do vậy khi xuất khẩu sang thị trường này công ty rất chú trọng đến chất lượng, khâu kiểm dịch hàng hoá.
Tiếp theo công ty tiến hành thâm nhập sang thị trường khác bên ngoài khu vực Châu Á như Tây Âu, các nước Trung Đông, khu vực châu Phi.v.v. Đối với các nước khu vực Tây Âu, Bắc Mỹ và Mỹ là một thị trường phát triển cao, tiêu chí về tiêu dùng quy cách chất lượng sản phẩm rất cao, công ty xác định phải thâm nhập sâu hơn nữa về thị trường này vì xu thế thế giới để theo kịp xu hướng phát triển chung, đồng thời phát triển lâu dài theo xu thế hiện đại để từ đó tác động đến sản xuất trong nước, nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ sản xuất. Bên cạnh đó vì thị trường này có khoảng cách địa lý rất xa nên công ty tập trung xuất khẩu vào loại hàng thủ công, gia vị.
Đối với các nước Trung Đông, Nam Á công ty vận dụng lợi thế tuyệt đối tức là có những sản phẩm họ không có trong nước mà mình có để xuất khẩu các mặt hàng ví dụ như xuất khẩu tiêu.
Như vậy, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã để chính sách xuất khẩu phù hợp đối với từng loại thị trường. Công ty luôn xác định mở rộng thị trường, đa dạng hoá kinh doanh thì cần phải thâm nhập trên các khu vực, ở mọi quốc gia khác nhau và phải thâm nhập cho phù hợp. Ngoài ra công ty cũng phát triển các mặt hàng: hồi, quế, tiêu, lâm hải sản, hoa quả đóng hộp.v.v. Vì muốn phát triển các mặt hàng nông sản khác, không thể lấy ngắn nuôi dài vì xu hướng kinh doanh đa dạng hoá, các sản phẩm nào xuất khẩu được thì xuất khẩu.
3. Các biện pháp và hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Công ty đã tiến hành các hoạt động khuyếch trương, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện, hình thức khác nhau. Với mỗi đợt quảng cáo được tiến hành từ 3 đến 5 ngày trên đài báo hoặc loại hình quảng cáo thường xuyên hơn là trên bao bì, nhãn mác sản phẩm hàng hoá.
Một loại hình quảng cáo khác có hiệu quả hơn đối với xuất khẩu là thông qua các hội chợ, triển lãm trong nước và ngoài nước. Hàng năm tại triển lãm Giảng Võ có mở các cuộc triển lãm, hội chợ thương mại. Công ty đã tham gia và trưng bày
giới thiệu hàng hóa của mình. Công ty cũng tổ chức bán hàng ở đó với mục đích chủ yếu là tìm kiếm khách hàng, nhằm tìm kiếm những thị trường xuất khẩu mới. Ngoài ra, công ty còn tổ chức các cuộc hội nghị khách hàng để một mặt tiếp thu ý kiến từ phía người tiêu dùng, một mặt qua đó nhấn mạnh sự có mặt của công ty trên thị trường công ty cũng sử dụng hình thức chào hàng trực tiếp với khách hàng.
4. Các biện pháp về liên doanh liên kết
Trong nền kinh tế thị trường phân lao động phát triển rất mạnh mẽ, sâu rộng. Mỗi doanh nghiệp đều đi sâu vào sản xuất kinh doanh trên một hoặc vài lĩnh vực. Do vậy tất yếu phải có sự liên kết kinh tế giữa các doanh nghiệp nhằm giúp đỡ nhau cùng sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một đơn vị chuyên doanh xuất nhập khẩu nên tất yếu phải liên kết nới các đơn vị sản xuất trong nước để thu gom hàng tạo ra nguồn đầu vào và liên doanh với các doanh nghiệp nước ngoài để kêu gọi đầu tư. Hiện nay công ty đã và đang liên kết với các cơ sở sản xuất chế biến, ngư trường, nông trường, hợp tác xã như:
- Xí nghiệp đánh bắt và thu mua hải sản Kiên Giang. - Xí nghiệp nuôi tôm Minh Hải.
- Trạm gia công chế biến hàng xuất khẩu Thành phố Hồ Chí Minh. - Xí nghiệp liên doanh đánh bắt hải sản.
- Trạm thu mua Đắc Lắc.
- Nông trường Đồng Giao, vùng Thường Tín, Hưng Yên, Vĩnh Phúc.v.v. Trên đây là các biện pháp mà Công ty cổ phẩn xuất nhập khẩu Nam Hà Nội đã áp dụng và đã phần nào thu được những thành công đáng kể trong kinh doanh xuất nhập khẩu và phát triển thị trường xuất khẩu.