Đánh giá về biện pháp phát triển thị trường của công ty

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 72 - 77)

V. ĐÁNH GIÁ VỀ THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM

2. Đánh giá về biện pháp phát triển thị trường của công ty

Phát triển thị trường hiện đang là vấn đề được công ty rất chú trọng. Ngay từ khi được tổ chức lại hoạt động, công ty đã có hướng tìm kiếm những thị trường mới, tổ chức khai thác các mặt hàng mới trong nước, để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi quy mô hoạt động cũng như nguồn lực của công ty còn nhiều hạn chế nên công ty vẫn chưa xây dựng được các chiến lược kinh doanh tổng quát cũng như chiến lược để phát triển thị trường.

2.1. Công tác nghiên cứu thị trường

Hiện nay công ty chưa có phòng kinh doanh với nhiệm vụ đảm trách là lên kế hoạch, nghiên cứu thị trường, thực hiện các hoạt động đối ngoại, marketing cố vấn cho ban giám đốc. Phòng thường tiến hành các hoạt động nhằm nắm bắt khả năng sản xuất hàng nông sản trong nước, đưa ra các dự báo về tình hình hàng xuất khẩu và mức giá trong thời gian tới. Từ đó trên cơ sở để tiến hành giao dịch, buôn bán và đề ra các phương án kinh doanh phù hợp. Trong công tác nghiên cứu thị trường ngoài nước các thị trường về thị trường được phòng tổng hợp, phân tích từ các báo chuyên ngành kinh tế, nông nghiệp.v.v. các văn bản pháp quy của nhà nước và từ nguồn thông tin nội bộ công ty. Các nguồn thông tin này tuy có độ tin cậy cao song tính kịp thời vẫn chưa được đảm bảo. Chúng vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu về thông tin của công ty vì nó mới chỉ dừng lại ở mức đưa đến cho công ty một cách nhìn tổng quát về các thị trường. Những đặc điểm riêng về nhu cầu của từng thị trường về các loại sản phẩm vẫn chưa được phân tích và đề ra các chính sách cụ thể để giải quyết. Việc xác định thị trường và chủng loại kinh doanh được dựa chủ yếu vào kinh nghiệm của các trưởng phòng kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty vẫn chưa tổ chức được các cuộc khảo sát nghiên cứu thị

trường để phân tích đặc tính của khách hàng cũng như xác định được nhu cầu thực sự về sản phẩm của công ty.

2.2. Công tác phát triển sản phẩm

Hiện nay công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là một đơn vị kinh doanh trung gian chuyên mua hàng, sản phẩm trong nước và bán cho các đơn vị bán buôn ở nước ngoài. Phương thức hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty thường là kỹ kết hợp đồng bán hàng với khách rồi mới tổ chức thu mua. Hàng xuất khẩu của công ty là các sản phẩm nông hải sản, thủ công mỹ nghệ được mua từ nơi sản xuất và được giao cho những nhà bán buôn hay nhà sản xuất chế biến ở nước ngoài. Chính vì vậy, dù đã hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu song thương hiệu của công ty đã không được người tiêu dùng nước ngoài biết đến, nên rất khó khăn cho việc tạo dựng thị trường cho các sản phẩm chế biến của công ty. Hiện nay danh mục hàng xuất khẩu của công ty còn tương đối nhỏ, độ đa dạng của từng chủng loại hàng còn chưa cao. Tuy danh mục hàng xuất khẩu của công ty đã được mở rộng hàng năm song tính ổn định của các mặt hàng không cao và giá trị xuất khẩu của hàng mới khai thác cũng còn hạn chế: có những mặt hàng năm 1997 xuất khẩu được với giá trị khá cao như cà phê (13.056 nghìn USD), sang năm 1999 thì còn 9.450 nghìn USD. Các mặt hàng mới do công ty khai thác 2 năm gần đây như da thịt trăn, tơ các loại, hàng thêu ren cũng đạt giá trị xuất khẩu đáng kể (15961 nghìn USD).

Song giờ đây, công ty cũng đã nhận thức được tính cần thiết của công tác phát triển sản phẩm, ban giám đốc cùng phòng kinh doanh đang nghiên cứu các khả năng nhằm phát triển sản phẩm, tăng độ đa dạng trên từng chủng loại hàng, đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chế biến.v.v.

Hàng nông hải sản, thủ công mỹ nghệ được mua từ các thương lái hay người sản xuất chế biến nên giá cả không ổn định. Vì thế công ty chưa thể xác định được một chính sách giá cho các mặt hàng kinh doanh.

Khi giao dịch buôn bán hàng hoá trên thị trường quốc tế, do hàng của công ty đa phần là sản phẩm thô, hoặc mới chỉ qua sơ chế nên giá kinh doanh không cao. Số lượng hàng xuất đi nhiều nhưng trị giá lại thấp nên rất thiệt thòi cho người làm công tác xuất khẩu. Hơn nữa do hàng nông sản Việt Nam không có được thế chủ lực như Braxin, EU nên giá hàng bán thường bị phụ thuộc vào giá trên thị trường thế giới và hay bị người mua ép giá.

Hiện nay giá thành sản phẩm xuất khẩu của công ty được xác định trên mức giá mua hàng trong nước cộng thêm những chi phí phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng. Giá chào hàng hay ký hợp đồng lại dựa trên mức giá thị trường giao dịch quốc tế như giá ở thị trường Luân Đôn.

Để đảm bảo cho việc kinh doanh, phòng kinh doanh của công ty lập các phương án kinh doanh trước mỗi thương vụ tham khảo ý kiến của phòng tổng hợp, tính độ chênh lệch giữa giá thành và giá bán của hàng xuất khẩu để đạt mức lợi nhuận của mỗi thương vụ đạt khoảng 1% tổng trị giá lô hàng. Hiện nay công ty thường bán hàng theo giá FOB và thanh toán bằng tín dụng thư (L/C) là hình thức thuận lợi độ rủi ro hầu như không có nên hầu hết các thương vụ của công ty đều được thanh toán bằng hình thức này. Phương thức thanh toán bằng điện tín chỉ áp dụng với những khách hàng quen thuộc của công ty.

2.4. Công tác xúc tiến

Trong hoạt động kinh doanh, công ty dựa vào mức chỉ tiêu đề ra hàng năm về xuất khẩu. Vì thế các hoạt động nhằm mở rộng thị trường kinh doanh của công ty vẫn chỉ dừng ở mức chào hàng, gửi quảng cáo.v.v. Công ty chưa đủ điều kiện để đặt các văn phòng đại diện ở nước ngoài. Chiến lược chung để phát triển thị trường của cả công ty vẫn chưa được hình thành và nó cũng làm hạn chế đến hiệu

quả kinh doanh. Các thị trường xuất khẩu của công ty không có, tính ổn định cao từ chủng loại hàng, số lượng hàng xuất khẩu đến thị trường tiêu thụ. Độ biến động của kim ngạch, hang hoá trên thị trường rất lớn. Công ty mới chỉ có được một số thị trường truyền thống song khách hàng truyền thống thì lại rất hạn chế.

Tuy nhiên trong những nỗ lực để phát triển thị trường, gần đây các phòng ban trong công ty đang tổ chức một số hoạt động:

Phòng kinh doanh:

Phòng đã và đang tiếp tục xây dựng các quan hệ với các phòng thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Để tìm kiếm các cơ hội kinh doanh, tự giới thiệu bản thân công ty qua các Catalog các chương trình quảng cáo, tham dự hội chợ, gia nhập các hiệp hội kinh doanh.v.v. Phòng cũng duy trì được khá nhiều các mối quan hệ bạn hàng từ trước của công ty tạo nên cơ sở để ký kết các hợp đồng mới. Ngoài ra, phòng kinh doanh cũng đã tổ chức nghiên cứu, đánh giá tình hình thị trường trong nước, khu vực và thế giới giúp cho các phòng ban thuận lợi hơn khi ký kết, thực hiện hợp đồng.

Các phòng xuất nhập khẩu:

Mặc dù chưa có nhiều chiến lược để phát triển thị trường cụ thể để sang xuất khẩu từ mức kim ngạch do công ty giao, các phòng xuất nhập khẩu đã tích cực tự tìm kiếm các thị trường, đối tác kinh doanh bên cạnh hoạt động của phòng kinh doanh. Đội ngũ nhân viên của phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu cũng khai thác , thu mua được nhiều loại hàng hoá từ nhiều nguồn hàng khác nhau nên giảm được giá xuất khẩu của công ty.

Đánh giá chung:

Xuất phát từ phương châm của ban lãnh đạo công ty là cố gắng giữ thị trường đã có và mở rộng thị trường tìm kiếm những khách hàng mới cho sản phẩm của doanh nghiệp nên trong ba năm gần đây hoạt động kinh doanh của công ty đã phát triển được thị trường theo chiều rộng. Công ty đang cố gắng mở rộng ngày càng

lớn danh mục các nước tiêu thụ sản phẩm của mình theo vùng địa lý theo hướng xâm nhập thị trường, phát triển thị trường.

Việc tăng thị phần của công ty được thực hiện thông qua việc duy trì mức mua của khách hàng bằng các biện pháp về giá, về dịch vụ, mở các thị trường mới trên các địa bàn mới. Song do đặc điểm của phương thức kinh doanh cũng như loại sản phẩm kinh doanh nên công ty chưa có được cách cải tiến về sản phẩm, xây dựng các chính sách về giá cạnh tranh hơn các đối thủ trong cùng ngành.

Hơn nữa công ty chỉ mới có các chính sách, biện pháp nhằm đối phó với các biến động trước mắt nên cho dù các thị trường mới của công ty tuy được mở rộng hàng năm song trị giá hàng, chủng loại hàng xuất khẩu vào thị trường còn thấp. Chẳng hạn như năm 1997 công ty đã vào được thị trường Ý, Ba Lan, Thụy Sỹ, năm 1999 vào được thị trường Thụy Điển, Tiệp Khắc, Phần Lan nhưng giá trị dao động thấp. Khách hàng mới chưa nhiều và hàng tập trung vào một nhóm đối tác nhỏ nên việc xuất khẩu hàng còn bị phụ thuộc.

Tóm lại, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội (SIMEX) khi đứng trước sự đổi mới của nền kinh tế cũng gặp khá nhiều khó khăn trong kinh doanh. Các hoạt động về thị trường của công ty đã phải trải qua một quá trình biến đổi mạnh mẽ từ chỗ gần như không phải quan tâm đến việc tìm thị trường đến việc phải tự xây dựng thị trường đầu vào, điều kiện khách quan, công tác phát triểnt thị trường đã gặp nhiều hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của công ty. Song từ nỗ lực không ngừng của ban giám đốc, cán bộ công nhân viên trong công ty nên thị trường của công ty đã được mở rộng và bước đầu đạt được một số kết quả kinh doanh đáng khích lệ.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w