Nhóm nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 29 - 33)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

1. Nhóm nhân tố chủ quan

Các nhân tố chủ quan phản ánh những điều kiện hiện có, sự nỗ lực chủ quan của doanh nghiệp, những chiến lược, giải pháp mà doanh nghiệp sử dụng trong kinh doanh nhằm phát triển thị trường.

Mỗi doanh nghiệp đều có tiềm năng riêng của mình, phản ánh thực lực của doanh nghiệp trên thị trường. Khi có một cách đánh giá đúng đắn về tiềm năng của doanh nghiệp sẽ cho phép doanh nghiệp xây dựng chiến lược, kế hoạch kinh doanh, tận dụng thời cơ và chi phí thấp để mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Sức mạnh về tài chính: Khi doanh nghiệp có một khả năng và nguồn lực về tài chính thì doanh nghiệp sẽ có nhiều thuận lợi trong việc sản xuất ra sản phẩm và tổ chức tiêu thụ một cách tốt nhất. Khả năng về tài chính sẽ giúp cho doanh nghiệp vững vàng hơn trước các biến động bất ngờ của thị trường và là cơ sở cho việc phát triển thị trường sản phẩm của doanh nghiệp.

- Trình độ và kỹ năng lao động: Bộ máy quản lý khoa học sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh tế thị trường. Trình độ nhận thức chấp hành kỷ luật lao động ở mức độ tinh thông nghiệp vụ của đội ngũ công nhân viên chức là yếu tố cơ bản quyết định chất lượng giá thành sản phẩm.

- Trình độ kỹ thuật công nghệ: Trình độ kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp được thể hiện ở công nghệ doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất sản phẩm, mức độ trang bị máy móc, thiết bị, cơ giới hoá, tự động hoá. Điều này phản ánh tiềm năng của doanh nghiệp. Có trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại mới có điều kiện nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

- Uy tín của doanh nghiệp và mục tiêu kinh doanh: Mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay đều luôn luôn xây dựng và tạo một chữ tín tốt đối với khách hàng và bạn hàng. Với một chữ tín tốt đẹp về một doanh nghiệp cũng như về sản phẩm của doanh nghiệp thì chắc chắn rằng người tiêu dùng sẽ đón nhận hàng hoá của doanh nghiệp một cách nhiệt tình hơn và doanh nghiệp cũng sẽ tạo được ưu thế về sản phẩm so với các sản phẩm của doanh nghiệp khác, việc phát triển thị trường của doanh nghiệp cũng sẽ thuận lợi rất nhiều.

Mục đích hiện nay là mở rộng thị trường sản phẩm do vậy sản phẩm doanh nghiệp sản xuất ra có ý nghĩa quyết định. Chỉ có những sản phẩm bảo đảm cả về số lượng, chất lượng và mẫu mã mà được thị trường chấp nhận thì mới có khả năng mở rộng thị trường.

Cũng phải kể tới những sản phẩm mới, bởi vì lúc này người tiêu dùng chưa biết đến nó có nên khả năng mở rộng thị trường sản phẩm này là rất cao.

- Chất lượng sản phẩm: Ngày nay người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến chất lượng sản phẩm. Do vậy các doanh nghiệp cũng luôn quan tâm để củng cố chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất để người tiêu dùng dễ chấp nhận. Từ đó tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng thị trường.

Về lâu dài sản phẩm có chất lượng cao sẽ luôn được khách hàng ưa chuộng, khách hàng sẽ có ấn tượng tốt về sản phẩm. Khi sản phẩm có chất lượng cao được chấp nhận trên thị trường thì việc phát triển thị trường không còn là mục tiêu của doanh nghiệp nữa mà lúc bấy giờ nó là yêu cầu và đòi hỏi của khách hàng. Chất lượng sản phẩm có tỷ lệ thuận với khả năng mở rộng thị trường, chất lượng sản phẩm càng cao thì khả năng mở rộng thị trường càng lớn.

- Mẫu mã sản phẩm: Hình thức bên ngoài, mẫu mã sản phẩm sẽ tạo điều kiện và là nhân tố thúc đẩy hành vi tiêu dùng của khách hàng. Bởi vì mới đầu người tiêu dùng chỉ biết đến sản phẩm thông qua mẫu mã. Chính nó tạo cho khách hàng một sự chú ý về sản phẩm. Một sản phẩm với mẫu mã thích hợp sẽ tạo khả năng cuốn hút khách hàng, mở ra một thị trường ngày càng lớn hơn.

- Giá sản phẩm: Doanh nghiệp có thể quyết định giá thành sản phẩm dựa vào các chi phí cho quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên, mức giá còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố không thuộc doanh nghiệp.

Giá cả là một yếu tố cạnh tranh cơ bản, sản phẩm có chất lượng cao và giá thành hạ sẽ đánh bại các đối thủ cạnh tranh, khi giá giảm xuống sẽ kích thích nhu

cầu tăng lên. Vì vậy, để duy trì phần thị trường hiện có và chiếm lĩnh một phần thị trường mới đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách mới phù hợp.

1.3. Hoạt động marketing của doanh nghiệp

Quảng cáo nhằm vào việc thúc đẩy sản phẩm của người bán thông qua các phương tiện in ấn và phương tiện truyền tin điện tử. Điều này đã được chứng minh về cơ bản là các bản tin có thể tới số lượng lớn người lớn để thông báo, thuyết phục và lưu tâm họ về các đề nghị của công ty. Theo quan điểm quản lý, quảng cáo là một phương sách có tính chất chiến lược để đạt được hoặc duy trì một lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng như nhà sản xuất, các ngân sách cho quảng cáo, khuyến mại là một yếu tố to lớn và đang lên trong chi phí marketing các hàng hoá xuất khẩu và dịch vụ.

Trong dài hạn và nhất là trong ngắn hạn, quảng cáo được điều chỉnh dựa trên kết quả hoạt động thị trường của công ty. Điều quan trọng ở đây là mục đích cuối cùng của quảng cáo, khuyến mại là lượng hàng xuất khẩu và lợi nhuận của công ty đạt được.

Quyết định ngân sách cho quảng cáo, khuyến mại phụ thuộc vào: - Quy mô của ngân sách quảng cáo.

+ Tỷ lệ doanh số bán hàng.

+ Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm. + Sự cạnh tranh của đối thủ.

- Phân bổ ngân sách quảng cáo. Giải quyết vấn đề quyết định cách chi tiêu ngân sách quảng cáo hiệu quả nhất.

Thông tin, quảng cáo, khuyến mại là những hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp tác động lên thị trường và người tiêu dùng. Doanh nghiệp có thể hoàn toàn trong hoạt động quảng cáo, khuyến mại nhằm tăng khối lượng hàng hoá bán ra, khuyếch trương danh thế và tạo ấn tượng về sản phẩm. Hoạt động khuyến mại sẽ giúp cho người tiêu dùng có thời gian tiếp xúc và làm quen với hàng hoá, từ đó

làm cơ sở cho việc thâm nhập sâu hơn và mở rộng thị trường. Quảng cáo và khuyến mại là những yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Muốn mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp thì không thể bỏ qua hoạt động quảng cáo, khuyến mại.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w