III. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NHẰM MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘ
1. Kết quả thị trường xuất khẩu theo mặt hàng
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Nam Hà Nội là doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu trong thời gian qua nhờ phát huy được lợi thế của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế đồng thời dựa vào tiềm năng, năng lực của mình. Công ty đã tiến hành hoạt động kinh doanh xuất khẩu và thu được những kết quả đáng tự hào.
Kết quả thị trường xuất khẩu theo mặt hàng 1996 -1999
1996 1997 1998 1999
Mặt hàng xuất khẩu Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Cà phê 8327 36.4 13056 33.8 9310 38.8 9450 36.2 Hạt điều thô 450 1.9 Hạt điều nhân 2733 11.9 246.5 0.7 422.2 1.8 532.9 2.04 Hạt tiêu 1270 5.5 11579 30 5358 22.3 5468 21 Đậu các loại 504.8 2.2 420.3 1.9 107.3 0.4 307.7 1.1 Mực, tôm khô 4735 20.7 5911 15.5 3155 13.2 4297 16.4 Cá đông các loại 549.4 2.4 737.5 1.92 Da trâu bò muối 878.2 3.8 754.9 2 472.7 2 401.9 1.5 Hàng thủ công mỹ nghệ 654.4 2.8 127.9 0.3 692.5 2.9 907.2 3.5 Trà các loại 753.4 3.3 945.5 2.5 899.4 3.8 950.6 3.6 Dược liệu 66.3 0.3 Bắp 244.9 1 Gỗ thành phẩm 1776 7.8 1958 5.1 2309 9.6 2009 7.7 Dụng cụ thể thao 32 0.08 99.1 0.4 80.2 0.31 Củ hành khô 413.2 1.1 71.9 0.3 97.1 0.37 Thành phẩm chế biến 318.2 1.3 454.9 1.7 Da, thịt trăn 132.7 0.5
Tơ các loại, hàng thêu ren
468.2 1.9 595.2 2.2
Hàng khác 197.9 0.8 495.9 2
Từ số liệu ở bảng trên ta thấy, thị trường xuất khẩu của công ty giai đoạn 1996 -1999 biến đổi liên tục. Năm 1996 là 22889,9 nghìnUSD, sang năm 1997 lên tới 38589,7 nghìn USD gấp 1,6 lần nhưng sang đến năm 1998 chỉ có 23976,4 nghìn USD bằng 62,1% so với năm 1997 nhưng vẫn cao hơn 4,7% so với năm 1996. Năm 1999 có chiều hướng tăng nhưng không nhiều, tăng 1,08 lần so với năm 1998. Như vậy kết quả năm 1998 thu được như vậy là do tốc độ phát triển kinh tế thế giới và khu vực tăng chậm, thậm chí có nước tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế còn giảm xuống, nhất là khi cuộc khủng hoảng tài chính ở một số nước trong vành đai Châu Á Thái Bình Dương làm cho nhu cầu giảm, khách hàng của công ty giao dịch và mua bán ít và cầm chừng nên doanh số đạt thấp. Song song với nó là giá cả một số mặt hàng chủ yếu như cà phê, hạt tiêu trên thị trường thế giới giảm nhiều nên ảnh hưởng đến giá cả trong nước, gây khó khăn cho thu mua và chế biến. Như vậy có thể nói hoạt động thị trường trong giai đoạn 1996 –1999 của công ty đạt đỉnh cao vào năm 1997, đã góp phần đưa tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên rất nhiều. Trong một mặt hàng, cũng có sự thay đổi qua các năm, cụ thể :
Mặt hàng cà phê chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá trị toàn bộ thị trường. Tỷ trọng cà phê có giảm qua các năm nhưng giá trị cà phế xuất khẩu vẫn tăng, năm sau cao hơn năm trước, trừ năm 1998 thấp hơn 40,2% so với năm 1997. Thị trường cà phê lớn hơn tất cả các mặt hàng xuất khẩu của công ty bởi vì cà phê có điều kiện thu mua trong nước thuận lợi do sản lượng cà phê thu hoạch hàng năm của cả nước rất lớn. SIMEX có thị trường đầu ra với sức mua lớn và công ty luôn cố gắng đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Năm 1996 thị trường cà phê xuất khẩu là 8327,3 nghìn USD, tỷ trọng chiếm 36,4% trong toàn bộ thị trường xuất khẩu của công ty, sang năm 1997 lên tới 13055,7 nghìn USD tăng hơn năm 1996 là 56,8% chiếm tỷ trọng là 33,8%, đây là một tiến bộ vượt bậc nhưng vào năm 1998 thị trường cà phê giảm sút chỉ còn 9310,4 nghìn USD, do vào năm đó giá cà phê
trên thị trường mới và sản lượng vụ cà phê của nước ta giảm, sang năm 1999 có tăng về giá trị nhưng tỷ trọng thị trường trong thị trường xuất khẩu của công ty không tăng.
Về mặt hàng điều thô, thì công ty có xuất sang các thị trường vào các năm 1995 và 1996 nhưng từ năm 1997 tới nay SIMEX không xuất khẩu mặt hàng này nữa mà chuyển sang xuất khẩu mặt hàng hạt điều nhân và hạt điều chế biến. Nên năm 1996 đạt mức 2732,8 nghìn USD với tỷ trọng 11,9%; năm 1997 bằng 9,68% so với năm 1996.Đến năm 1998 còn là 422,2 nghìn USD và 1999 là 532,9 nghìn USD với tỷ trọng 2,04 có xu hướng tăng. Năm 1998 giảm do nước ta bị ảnh hưởng của hiện tượng Enino nên sản lượng hạt điều giảm do đó công tác thu mua là rất khó khăn. Với việc xuất khẩu hạt điều qua chế biến, ngừng xuất khẩu hạt điều thô, có thể nói đây là một sự chuyển hướng tốt trong kinh doanh của công ty
Về các mặt hàng hạt tiêu, mực tôm khô, gỗ thành phẩm có thị trường xuất khẩu tương đối lớn chỉ sau cà phê. Thị trường hạt tiêu xuất khẩu trong năm 1997 đạt 11579,4 nghìn USD chiếm tỷ trọng 30,0% vào năm 1998 là 22,3% sang năm giá trị thị trường có tăng từ 5358,2 nghìn USD lên 5468,3 nghìn USD có được kết quả như vậy là do công ty mở rộng được thị trường sang các nước EU và một số nước khác.
Thị trường gỗ thành phẩm có ít biến động nhất và tăng đều qua các năm, ngoại trừ năm 1999 giảm 0,14% so với năm 1998. Năm 1996 là 1775,9 nghìn USD sang năm 1997 tăng hơn năm 1996 một mức 10,2%. Khác với các thị trường khác, năm 1998 thị trường gỗ thành phẩm ở mức cao nhất trong thời gian qua là 2309,2 nghìn USD tăng 17,9% so với năm 1997 và chiếm tỷ trọng 9,6%.
Mực, tôm khô có tỷ trọng trung bình qua các năm chiếm 16,45% trong thị trường xuất khẩu của công ty.
Trong bối cảnh trên, ta thấy các thị trường cà phê, điều, hạt tiêu, mực, tôm khô, gỗ thành phẩm có tỷ trọng cao như vào năm 1996 là 81%; sang năm 1997 đạt
86,3%; năm 1998 được 85,9% và cuối năm 1999 là 83,34%. Có thể nói sản phẩm này là thị trường xuất khẩu chủ lực của SIMEX, chúng có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường của công ty và đem lại 80% tổng thị trường của SIMEX.
Bên cạnh các thị trường mặt hàng chủ lực, công ty cũng không ngừng mở rộng danh mục thị trường xuất khẩu như trà các loại, da trâu bò muối, dụng cụ thể thao, hàng thủ công, mỹ nghệ… đặc biệt từ năm 1998, SIMEX thực hiện xuất khẩu nhiều mặt hàng mới mà các năm trước chưa xuất khẩu bao giờ như thực phẩm chế biến, tơ các loại, hàng thêu… Các mặt hàng này tuy tỷ phần thị trường không lớn nhưng chúng góp phần quan trọng và có ý nghĩa lớn trong kim ngạch xuất khẩu và chiến lược phát triển thị trường của SIMEX. Trong tương lai với sự biến đổi của thị trường và có các biện phát xúc tiến xuất khẩu các mặt hàng này đều có triển vọng trở thành mặt hàng chủ lực.