ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘ

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 77 - 81)

KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU NAM HÀ NỘI

I. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨUNAM HÀ NỘI NAM HÀ NỘI

1. Một số chỉ tiêu định hướng phát triển

1.1. Mục tiêu phấn đấu năm 2001

Kim ngạch xuất khẩu đạt: 46287,6 nghìn USD. Lợi nhuận đạt: 2106,3 nghìn USD.

Số người lao động trong công ty: 35 người.

1.2. Nhiệm vụ

Trước những mục tiêu đề ra như vậy, công ty đã đề ra những nhiệm vụ cần làm như sau:

- Một là, giữ vững thị trường đã được xác lập đặc biệt chú trọng thị trường có kim ngạch lớn như Singapore, Nhật Bản, Thái Lan, Hồng Kông.v.v. đồng thời thực hiện tốt phương châm: “ năng nhặt chặt bị”.

- Hai là, riêng thị trường Mỹ cần phải thâm nhập vào đó. Hiện nay chúng ta gặp phải khó khăn là: Hàng rào thuế quan vào Mỹ, đặc biệt có sự cạnh tranh gay gắt của Thái Lan chúng ta phải kiên trì chờ đợi hiệp định thương mại được ký kết với Mỹ để mở rộng thị trường này.

- Ba là, đối với thị trường Châu Âu là thị trường tiêu thụ lớn ta đã thâm nhập được đáng kể. Trong thời gian tới chúng ta xây dựng kế hoạch mở rộng thị trường này.

- Bốn là, đối với thị trường Trung Quốc, năm qua kim ngạch xuất khẩu có tăng nhưng không nhiều. Ta phải coi đây là thị trường quan trọng cần xây dựng kế hoạch cụ thể để mở rộng thị trường này một cách vững chắc.

2. Đánh giá về lợi thế và hạn chế của công ty cổ phấn xuất nhập khẩuNam Hà Nội Nam Hà Nội

2.1 Lợi thế

Khi nhắc đến lợi thế của công ty ta hiểu lợi thế là những ưu điểm ở bên ngoài và bên trong của công ty. Những ưu điểm này sẽ góp phần vào việc thúc đẩy hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty một cách có hiệu quả, công ty có những lợi thế sau:

+ Nước ta là một nước nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất phù hợp với các mặt hàng là công ty kinh doanh. Tiềm năng về đất đai khí hậu, con người Việt Nam tạo ra điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao phong phú về chủng loại.

+ Các chính sách của Đảng và Nhà nước rất coi trọng nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, việc sản xuất chế biến và xuất khẩu cũng được nhà nước chú trọng quan tâm. Việc ưu đãi đầu tư trong nước và nước ngoài vào các lĩnh vực sản xuất, xuất khẩu… tạo động lực cho phát triển ngành này. Rồi việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và sản xuất sản phẩm nói chung cũng tạo ra bước đột phá.

+ Nền kinh tế nước ta đang phát triển khá vững vàng theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhà nước quan tâm đến việc chế biến sản phẩm. Đây là cơ hội thuận lợi để cho công ty vừa đầu tư mới vừa cải tạo đầu tư chiều sâu vào các cơ sở cũ thiết bị lạc hậu.

+ Trong kinh doanh, công ty luôn đạt chất lượng hàng xuất khẩu lên hàng đầu, như biểu hiện của “chữ tín” với khách hàng. Mặt khác công ty luôn nỗ lực trong việc đa dạng hoá chủng loại hàng hoá xuất khẩu.

+ Về công tác quản lý tiền hàng, công ty đã ban hành và thực hiện các quy chế mua bán, phương thức thanh toán, quản lý chi tiêu, quy định chức trách nhiệm vụ của cán bộ, nhân viên và mối quan hệ giữa các phòng nên đã đề cao được tinh thần trách nhiệm, tự giác làm tốt công việc, ít có sai sót, góp phần đưa công ty quản lý và nền nếp có hiệu quả thiết thực.

+ Công tác bảo vệ kho hàng hoá, nơi làm việc, phòng chống cháy nổ được công ty quan tâm thường xuyên nên đảm bảo an toàn tuyệt đối, chưa để xảy ra mất mát, thất thoát, tài sản tiền bạc, không có hiện tượng sách nhiễu đòi hỏi, gây khó khăn cho khách hàng và tham nhũng công quỹ.

+ Lãnh đạo công ty đã tìm ra được hướng đi đúng là đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá thị trường để tăng kim ngạch xuất khẩu, chia sẻ và phân tán rủi ro trong kinh doanh.

2.2. Hạn chế

Bên cạnh những lợi thế trên, công ty còn gặp rất nhiều hạn chế sau:

+ Trình độ sản xuất của nước ta còn quá thấp, lạc hậu so với các nước khác trên thế giới, do vậy và năng suất sản phẩm chất lượng chưa cao, tạo ra một mức cạnh tranh thấp.

+Công ty đang cố gắng mở rộng phát triển thị trường nhưng thực tế thị trường vẫn còn manh mún, bị xé nhỏ bởi nhiều đối thủ cạnh tranh khác. Công ty nghiên cứu thị trường của công ty gặp nhiều khó khăn do khả năng tài chính và nhân lực hạn hẹp, chưa có điều kiện nghiên cứu chi tiết các thị trường đó thông qua phiếu điều tra hoặc phỏng vấn trực tiếp. Công ty chưa đề cập đến vấn đề phân đoạn, đặc biệt là đoạn thị trường trọng tâm làm giảm hiệu quả các chính sách marketing.

+ Hoạt động xuất khẩu của công ty tuy có tăng về kim ngạch nhưng nhìn chung phương thức kinh doanh còn mang tính “phi vụ”, “chộp giật” là chính hàng xuất khẩu của công ty manh mún và nhỏ lẻ. Công ty chưa thiết lập được kế hoạch dài hạn chưa có phương hướng cụ thể để đối phó những biến động thất thường của thị trường có thể xảy ra.

+ Chất lượng hàng của công ty không ổn định, phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, tỷ trọng hàng thô vẫn còn chiếm khá lớn, chưa tối đa hoá được giá trị lô hàng xuất khẩu.

+ Thị trường hàng tiêu thụ của công ty tuy có được mở rộng, song vẫn chưa ổn định, chênh lệch tỷ trọng trên cùng một thị trường qua các năm khác nhau còn khá lớn. Đa số các bạn hàng của công ty chỉ tiêu thụ theo kiểu mùa vụ, hợp đồng ngắn hạn. Có một số bạn hàng chưa đủ tin cậy để làm ăn lớn và có một số thị trường còn gián đoạn không quan hệ với công ty nữa.

+ Trong hoạt động tạo nguồn hàng, công ty chưa thiết lập được mối quan hệ với các cơ sở đơn vị sản xuất kinh doanh. Thu mua hàng của công ty phần nhiều còn theo kiều gom hàng nhỏ lẻ nên chất lượng không đồng đều, số lượng không ổn định. Công ty chỉ thực hiện các hoạt động tạo nguồn hàng khi khách hàng có nhu cầu. Vì vậy trong nhiều trường hợp, công ty bị động về nguồn hàng hoặc việc tạo hàng không đảm bảo chất lượng, nhiều khi do không chủ động nguồn hàng nên dễ bị mất thị trường.

+ Do nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp, công ty phải tự cân đối, giữ uy tín với ngân hàng, thanh toán sòng phẳng, nhưng vẫn còn khó khăn bị động. Công ty chưa đầu tư được cơ sở vật chất, trụ sở làm việc, kho hàng, phương tiện vận tải.v.v. đều phải thuê mướn giá cả càng ngày tăng thêm làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Công ty không có vốn để đầu tư cơ sở vật chất cho sản xuất gia công, chế biến nên rất bị động về chân hàng.

+ Hơn nữa trình độ kinh doanh nghiệp vụ, ngoại ngữ, tuổi tác của người lao động của công ty lại chưa đáp ứng được yêu cầu. Đó là một thách thức lớn đối với công ty trước cơ chế thị trường mở rộng cạnh tranh gay gắt. Đòi hỏi hàng hoá xuất nhập khẩu phải đạt tầm cao hơn về chủng loại, số lượng, giá thành, mẫu mã… Vì vậy yêu cầu mọi người trong công ty phải nỗ lực rất nhiều mới có thể vượt qua và vươn lên được.

Cuối cùng là ảnh hưởng của tình hình thế giới đến công ty. Mấy năm gần đây nền kinh tế thế giới biến động liên tục làm giảm công tác xuất khẩu của nước ta nói chung cũng như của công ty nói riêng.

Như vậy, bên cạnh những lợi thế có được, công ty còn tồn tại rất nhiều hạn chế ảnh hưởng đến quá trình phát triển của công ty. Để khắc phục những hạn chế này thì không còn cách nào khác là công ty phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu, thích hợp nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà thế giới đang tiến vào một kỷ nguyên mới với nhiều sự kiện xảy ra không lường trước được.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w