Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 33 - 38)

III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC MỞ RỘNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP

2. Nhóm nhân tố khách quan

Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp không chỉ bao gồm môi trường bên trong doanh nghiệp mà nó còn bao gồm môi trường bên ngoài doanh nghiệp. Mở rộng thị trường sản phẩm của doanh nghiệp ngoài việc phải chịu sự tác động của môi trường bên trong nó còn chịu ảnh hưởng của nhóm yếu tố không thuộc về doanh nghiệp.

2.1. Sức mua của dân cư

Sức mua của dân cư có thể coi là một trong những nhân tố khách quan quan trọng nhất, nó cho phép doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp thị trường. Sức mua của dân cư tác động một cách trực tiếp đến thị trường, hay nói cách khác nó làm thay đổi hẳn cầu trong thị trường.

Mức thu nhập dân cư và sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân có ảnh hưởng tới quy mô và cơ cấu thị trường. Khi nền kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, thu nhập của dân cư sẽ tăng lên làm tăng khả năng thanh toán của họ, tăng sức mua của xã hội. Thu nhập cao còn làm đa dạng hoá nhu cầu và thay đổi cơ cấu thị trường.

Như ta đã biết đường cầu là một hàm số phụ thuộc nhiều nhân tố: Qx = f(Px, Y, N, Py,T)

Trong đó:

Qx: Lượng cầu đối với một loại hàng hoá X. Px: Giá hàng hoá X.

Y: Thu nhập.

N: Số người tiêu dùng.

T: Tập quán (thị hiếu) của người tiêu dùng.

Như vậy, sức mua của thị trường có thể coi như là sự tập hợp của hai nhân tố Y (Thu nhập) và N (Số người tiêu dùng), nhân tố này nói lên quy mô tiềm năng của thị trường đối với loại hàng hoá X. Nếu sức mua của thị trường còn lớn trong khi doanh nghiệp mới chỉ chiếm một thị phần nhỏ trên thị trường đó thì doanh nghiệp vẫn còn cơ hội để mở rộng hoạt động, tăng doanh thu và lợi nhuận. Ngược lại, sức mua của thị trường nhỏ trong khi đó doanh nghiệp vẫn cứ cố gắng mở rộng thị trường thì quả là vô ích và sẽ không thể đem lại cơ hội thành công.

2.2. Tập quán tiêu dùng

Tập quán tiêu dùng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu của người tiêu dùng, tập quán là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hàng hoá và dịch vụ. Ví dụ như ở một số nước Hồi giáo người ta không bao giờ sử dụng thịt bò, nếu một doanh nghiệp nào xuất khẩu thịt bò sang những nước này thì chắc chắn sẽ thất bại. Vì vậy, trong kinh doanh quốc tế, quan tâm đến tập quán tiêu dùng là một việc làm rất cần thiết cho công tác hoạch định chiến lược thị trường của doanh nghiệp.

Tập quán tiêu dùng không thể quan sát trực tiếp được, các nhà kinh tế cho rằng tập quán tiêu dùng không thể thay đổi hoặc thay đổi rất chậm. Ngày nay tập quán tiêu dùng được các doanh nghiệp hết sức quan tâm và tìm mọi cách khai thác triệt để. Đây có thể coi là rào cản buộc các doanh nghiệp phải bước qua trên con đường thâm nhập vào thị trường mới.

2.3. Giá cả hàng hoá có liên quan

Cầu đối với một loại hàng hoá trên thị trường không chỉ phụ thuộc vào giá hàng hoá đó mà còn phụ thuộc vào giá của các loại hàng hoá khác có liên quan. Các loại hàng hoá có liên quan được chia làm hai loại: Hàng hoá thay thế và hàng hoá bổ sung.

Hàng hoá thay thế là hàng hoá có thể sử dụng thay cho hàng hoá khác. Ví dụ than Antranxit có thể sử dụng thay cho than cốc trong một số lĩnh vực như: luyện thép, vật liệu xây dựng, sưởi ấm.Vậy một doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường thì doanh nghiệp đó phải đánh được khả năng mà sản phẩm của doanh nghiệp có thể thay thế được sản phẩm nào trên thị trường đó, mặt khác cũng phải xác định được khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thay thế khác đối với sản phẩm của mình.

Hàng hoá bổ sung là hàng hoá được sử dụng đồng thời với hàng hoá khác. Thí dụ như ở các nước Châu Âu người ta thường uống chè đường và ở đây thì chè với đường là hàng hoá bổ sung. Đối với loại hàng hoá bổ sung khi giá của một loại hàng hoá tăng lên thì cầu đối với hàng hoá bổ sung kia sẽ giảm đi. Vậy, doanh nghiệp cũng phải xác định chính xác những thay đổi của hàng hoá bổ sung với hàng hoá của doanh nghiệp thị trường tại một số thị trường doanh nghiệp định mở rộng.

2.4. Nhân tố chính trị, pháp luật

Những phong tục tập quán, lối sống, thói quen tiêu dùng và thị hiếu của các tầng lớp dân cư có ảnh hưởng sâu sắc đến quy mô, cơ cấu nhu cầu thị trường, tức là tác động trực tiếp đến cầu từng loại mặt hàng và thị trường sản phẩm của doanh nghiệp, khiến cho công tác mở rộng thị trường sản phẩm phải chịu sự chi phối của yếu tố này.

2.5. Môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế có vai trò quan trọng tác động trực tiếp đến thị trường của doanh nghiệp. Quan hệ cung cầu trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường của doanh nghiệp thông qua biến động của giá cả. Khi cầu lớn hơn cung thì việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp dễ dàng hơn.

Quy luật cạnh tranh là cơ chế vận động của thị trường, tồn tại tất yếu trong nền kinh tế hàng hoá được biểu hiện thông qua sự cạnh tranh giữa người bán và người bán, giữa người mua và người mua, giữa người mua và người bán.

Các yếu tố như thuế, tỷ giá hối đoái, chính sách xuất nhập khẩu… cũng ảnh hưởng nhiều tới quan hệ cung cầu, từ đó ảnh hưởng nhiều đến thị trường và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

2.6. Cơ sở hạ tầng xã hội

Một nhân tố có ảnh hưởng gián tiếp đến thị trường sản phẩm của doanh nghiệp đó là cơ sở kỹ thuật hạ tầng xã hội như: Đường xá, cầu cống, phương tiện giao thông, phương tiện thông tin liên lạc. Mở rộng thị trường sản phẩm mà không có một cơ sở hạ tầng đầy đủ thì không thể thực hiện được.

2.7. Thị trường nước ngoài

Thị trường nước ngoài đa dạng và phong phú hơn nhiều với thị trường nội địa. Mặc dù có xu hướng trên thế giới là tự do hoá mậu dịch và các nỗ lực chung để giảm bớt hàng rào ngăn cản đối với kinh doanh quốc tế. Các nhà kinh doanh luôn phải đối diện với các hạn chế thương mại khác nhau. Phổ biến là thuế quan, một loại thuế do chính phủ nước ngoài đánh vào những sản phẩm nhập khẩu.

Nhà sản xuất cũng có thể đối diện với hạn ngạch (Quota) là việc đề ra những giới hạn về khối lượng hàng hoá mà nước nhập khẩu phải chấp nhận đối với loại sản phẩm nào đó. Một sự cấm vận là hình thức cao nhất của hạn ngạch, trong đó việc nhập khẩu các loại sản phẩm trong danh mục cấm vận bị cấm hoàn toàn.

Thị trường nước ngoài cũng có thể bị hạn chế do việc kiểm soát ngoại hối là việc điều tiết lượng ngoại tệ hiện có và tỷ giá hối đoái so với đồng tiền khác. Các nhà kinh doanh cũng có thể phải đối diện với một loạt hàng rào phi thuế quan như giấy phép nhập khẩu những sự quản lý, điều tiết định hình như phân biệt đối xử các nhà đấu thầu nước ngoài, các tiêu chuẩn sản phẩm mang tính phân biệt đối xử với hàng nước ngoài.

Mặt khác, có những nỗ lực để khuyến khích thương mại tự do giữa các nước hay ít ra một số nước với nhau. Hiệp định chung về thương mại và thuế quan (nay là tổ chức thương mại thế giới) đã có những nỗ lực quan trọng để đi đến những hiệp định giải tỏa mức độ thuế quan và các hàng rào phi thuế quan trên khắp thế giới.

Ở nhiều khu vực trên thế giới đã hình thành các liên minh kinh tế ở những mức độ khác nhau (EU, NAFTA, ASEAN..) nhằm mục đích giảm bớt thuế quan đối với các nước trong khối liên kết, giảm giá cả, khuyến khích đầu tư và giải quyết việc làm, đồng thời cũng áp dụng một mức thuế quan thống nhất đối với các nước ngoài khối. Sự phát triển của các liên kết này tác động đến các công ty xuất nhập khẩu theo hai hướng:

Một mặt nó tạo nên môi trường cạnh tranh lợi thế cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở trong khối so với doanh nghiệp ở ngoài khối khi muốn xâm nhập vào thị trường của khối đó.

Mặt khác những khó khăn do quá trình thâm nhập có thể lại được bù đắp bằng doanh số và lợi nhuận vì một thị trường tổng thể lớn hơn và thuần nhất hơn được xác lập sẽ kéo theo sự gia tăng kinh tế, tăng thu nhập và mức tiêu dùng các sản phẩm ngoại nhập.

Như vậy các liên kết kinh tế vừa tạo ra những cơ hội song đồng thời cũng tạo ra những thách thức đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong việc nghiên cứu, xem xét thị trường nước ngoài.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG VÀ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Một phần của tài liệu một số biện pháp nhằm phát triển thị trường ở công ty xuất nhập khẩu nam hà nội (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w