1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans)

71 871 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 573 KB

Nội dung

Báo cáo thực tập: Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans)

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

Chương 1: Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và khái quát về công ty giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans 6

1.1 Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải 6

1.1.1 Phát triển thị trường dịch vụ 6

1.1.1.1 Phát triển thị trường dịch vụ và vai trò, ý nghĩa của việc phát triển thị trường dịch vụ 6

1.1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường dịch vụ của doanh nghiệp 8

1.1.2 Dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường giao nhận vận tải .9

1.1.2.1 Dịch vụ giao nhận vận tải 9

1.1.2.1.1 Dịch vụ vận tải 9

1.1.2.1.2 Dịch vụ giao nhận 10

1.1.2.1.3 Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận và vận tải 13

1.1.2.2 Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải 13

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của doanh nghiệp 15

1.1.3.1 Các nhân tố chủ quan 15

1.1.3.2 Các nhân tố khách quan 16

1.2 Khái quát về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans 20

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển 20

1.2.2 Chức năng- hoạt động 22

1.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức 27

1.2.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty 30

Trang 2

Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Công ty Vietrans 34 2.1 Tổng quan về sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam 34 2.2 Thực trạng thị trường và công tác phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Vietrans 41

2.2.1 Về thị trường 42 2.2.2 Về đối thủ và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường 45 2.2.3 Về thị phần và chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty trên thị trường 47

2.3 Đánh giá công tác phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Vietrans 48 Chương 3: Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương 51 3.1 Phương hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty trong giai đoạn tới 51

3.1.1 Phương hướng-nhiệm vụ 51 3.1.2 Mục tiêu 53

3.2 Biện pháp phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Vietrans 54

3.2.1 Giải pháp thị trường 54 3.2.1.1 Xây dựng chiến lược phát triển thị trường 54 3.2.1.2 Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng 55 3.2.1.3 Nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng cơ cấu giá hợp lý 56 3.2.1.4 Tìm hiểu, đánh giá và có chiến lược thích hợp với các đối thủ cạnh tranh 57 3.2.1.5 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 59

Trang 3

3.2.1.6 Xây dựng và hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh cho các đại lý, chi nhánh của Công ty trong và ngoài nước 60 3.2.1.7 Hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của tính thời vụ để tạo sự chủ động trong kinh doanh 61 3.2.2 Các giải pháp về quản lý, tài chính, nhân sự 62

3.3 Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển thị trường dịch

vụ giao nhận vận tải 66 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là quốc gia đang nổi lên với nền kinh tế phát triển năng động và

có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới Các tổ chức kinh tế, tài chính trên thếgiới đã đưa ra những đánh giá và sự báo rất khả quan về sự phát triển của nềnkinh tế nước ta trong thời gian tới Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trìnhchúng ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới Dấu mốc quantrọng cho quá trình này là nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150của tổ chức thương mại thế giới

Đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế có nhiều ngành kinhdoanh khác nhau Trong đó ngành dịch vụ giao nhận vận tải là một ngànhdịch vụ còn mới mẻ mới xuất hiện tại nước ta trong khoảng 20 năm trở lại đâynhưng đây là ngành dịch vụ được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng rất caotrong thời gian tới cùng với sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu.Bên cạnh đó dịch vụ giao nhận vận tải còn là ngành phù hợp với điều kiện củanước ta và có thể tận dụng ưu thế về vị trí địa lí để phát triển thành ngànhkinh tế có khả năng cạnh tranh cao và trên thị trường quốc tế và có đóng góplớn cho nền kinh tế quốc dân

Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giaonhận vận tải Trong đó công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)

là công ty hàng đầu của nước ta trong lĩnh vực này Trong thời gian trướcVIETRANS là công ty nhà nước độc quyền trong lĩnh vực giao nhận vận tảitại nước ta Nhưng trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của nềnkinh tế thị trường và quá trình mở của hội nhập kinh tế thì VIETRANS đã gặpnhiều khó khăn, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng quá trình pháttriển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của công ty còn chưa thật sự có hiệu

Trang 5

quả cao Với mong muốn có thể góp một phần vào quá trình phát triển thịtrường giao nhận vận tải tại công ty nói riêng và nước ta nói chung nên em đãchọn đề tài:

" Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công

ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)"

Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG - VIETRANS

Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETRANS)

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH

VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETRANS).

Trang 6

CHƯƠNG IMột số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và khái quát về công ty giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans 1.2 Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải.

 Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời;

 Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thểtách rời Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia;

 Tính chất không đồng nhất:không có chất lượng đồng nhất;

 Vô hình: không có hình hài rõ rệt Không thể thấy trước khi tiêudùng;

 Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được

Trang 7

đánh giá chính là doanh thu và lợi nhuận từ việc phát triển thị trường đem lạicho doanh nghiệp.

Chất lượng của sản phẩm dịch vụ và giá cả là hai yếu tố quan trọngtrong phát triển thị trường Khi muốn chiếm lĩnh thị trường thì doanh nghiệpphải có chất lượng sản phẩm tốt thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Trong nềnkinh tế thị trường khi có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh và cạnh tranhlẫn nhau thì khách hàng có nhiều sự lựa chọn, do vậy sự lựa chọn sẽ dành chosản phẩm nào có chất lượng tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn Bên cạnh đógiá cả cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường củadoanh nghiệp Giá cả sản phẩm sẽ được doanh nghiệp xây dựng phù hợp vớitừng giai đoạn phát triển Giá cả phải hợp lý, linh động phù hợp với sự thayđổi của thị trường đảm bảo cho sự phát triển trong dài hạn

Nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp có thểthâm nhập thị trường mới và phát triển tốt hơn trên thị trường hiện tại Khi màsản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp yếu kém thì khảnăng đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủkhác và việc phát triển thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Với một thị trường hàng hóa sản phẩm dịch vụ nào đó thì luôn tồn tạinhiều sản phẩm với thương hiệu khác nhau, người tiêu dùng sẽ chọn sảnphẩm có uy tín và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường Do vậy đểphát triển thị trường doanh nghiệp phải tạo dựng được thương hiệu và uy tíncho sản phẩm Điều này phải được khẳng định qua giá cả, chất lượng và sựthỏa mãn, hài lòng của người tiêu dùng trên thị trường

* Vai trò, ý nghĩa của phát triển thị trường dịch vụ

Trong quá trình sản xuất thì doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mìnhbiến đầu vào là nguyên nhiên vật liệu thành đầu ra chính là sản phẩm hànghóa dịch vụ Thị trường tiêu thụ chính là đầu ra cho sản phẩm đó, muốn tiêu

Trang 8

thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp cần có thị trường và phải tiến hành nhiềuchiến lược và biện pháp để phát triển thị trường.

Phát triển thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động tiêu thụsản phẩm Trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, mục đích của nhà sản xuấtkinh doanh và của người bán là bán được nhiều hàng hóa và thu lợi nhuận Vìvậy nền sản xuất càng phát triển thì việc bán hàng càng khó khăn hơn, khốilượng hàng hoá cần trao đổi ngày càng nhiều hơn và do đó cần thiết hơn cả làviệc phát triển một thị trường mở rộng về không gian lẫn thời gian Do đó làmtốt công tác phát triển thị trường là tiền đề then chốt để thúc đẩy sản xuất kinhdoanh và định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm

1.1.1.2 Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường dịch

vụ của doanh nghiệp.

* Chỉ tiêu định lượng:

Chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong sự đánh giá phát triển thị trường củadoanh nghiệp đó chính là doanh thu và lợi nhuận từ việc phát triển thị trường

đó mang lại Mặc dù trong giai đoạn đầu phát triển thị trường doanh nghiệp sẽ

có lợi nhuận không cao thậm chí là phải bù lỗ nhưng khi xem xét đánh giátoàn bộ quá trình phát triển thị trường thì doanh thu và lợi nhuận tăng haygiảm thực sự thì doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của sự phát triểnthị trường đó

Kinh doanh dịch vụ có đặc thù, nó là một loại hàng hoá vô hình, rất khó

để có thể đo lường, định lượng được do vậy mà chỉ tiêu để đánh giá khốilượng tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đó chính là số lượng hợp đồng cung cấp dịch

vụ đã thực hiện thành công Khi tiêu dùng dịch vụ thì quá trình mua và bánluôn diễn ra đồng thời giữa người cung cấp và người tiêu dùng hay sản xuất

và tiêu dùng không tách rời nhau Số lượng dịch vụ đã tiêu dùng được đánhgiá và thống kê trên chứng từ và các hợp đồng cung cấp dịch vụ của doanh

Trang 9

nghiệp, nó phản ánh khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường của doanhnghiệp như thế nào.

Thị trường luôn tồn tại cạnh tranh và có nhiều nhà cung cấp, thị trườngdịch vụ cũng vậy, mỗi một loại hình dịch vụ sẽ có nhiều nhà cung cấp Để đolường sự phát triển của thị trường đến đâu thì chỉ tiêu thị phần cũng phản ánhtương đối rõ nét Khi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được đánh giá tốthơn các sản phẩm khác trên thị trường thì thị phần cho sản phẩm đó chắc chắn

là cao và khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là rất lớn

* Các chỉ tiêu định tính:

Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn và hài lòng củakhách hàng về dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp Do dịch vụ không có chỉtiêu cụ thể và chuẩn mực để đánh giá về chất lượng do vậy mà nó tốt khi đượcngười tiêu dùng cảm thấy hài lòng, đáp ứng được nhu cầu của họ đặt ra và họ

sẽ tiếp tục tiêu dùng lại dịch vụ đó khi có nhu cầu Ngược lại thì chất lượngdịch vụ đó là chưa tốt và doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và cần phải có điềuchỉnh để thoả mãn nhu cầu của họ

Uy tín và thương hiệu tuy khó định lượng và đánh giá nhưng nó là chỉtiêu rất quan trọng để đánh giá được sự phát triển thị trường của doanhnghiệp Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ngày nay, việc tạo dựng được uytín trên thị trường là tương đối khó và mất nhiều công sức Nhưng nó có thể

dự báo được khả năng đứng vững và thành công của doanh nghiệp trongtương lai Do vậy mà khi đánh giá khả năng phát triển thị trường của doanhnghiệp ta phải xem xét đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đó trên thịtrường là như thế nào

1.1.2 Dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường giao nhận vận tải.

1.1.2.1 Dịch vụ giao nhận vận tải.

1.1.2.1.1 Dịch vụ vận tải.

* Khái niệm: Vận tải được hiểu là hoạt động có mục đích của con ngườinhằm thay đổi vị trí của con người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Lịch

Trang 10

sử phát triển của vận tải gắn liền với hoạt động và sự phát triển của loàingười.

* Vai trò và ý nghĩa của vận tải đối với hoạt động kinh tế:

Trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Giao thông vận tải rất quan trọng, quan trọng với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống nhân dân.

Nó như mạch máu của con người Muốn chiến đấu tốt, muốn sản xuất tốt, muốn đời sống nhân dân bình thường thì giao thông vận tải phải làm tốt”

Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của giaothông vận tải ngày càng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triểncủa nền kinh tế

- Trong một quốc gia thì vận tải góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuấtphát triển, bên cạnh đó vận tải còn giúp cho việc lưu thông hàng hóa và đápứng nhu cầu sinh hoạt của xã hội

- Trong hoạt động kinh tế quốc tế:

Vận tải giúp cho việc phát triển và mở rộng thị trường buôn bán quốc tế,

mở rộng cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường

Vận tải quốc tế có thể bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân thanhtoán quốc tế với hai chức năng phục vụ và kinh doanh Mọi hoạt động buônbán quốc tế đều cần đến dịch vụ vận tải, nó có quan hệ hữu cơ và gắn chặt vớihoạt động kinh doanh quốc tế

1.1.2.1.2 Dịch vụ giao nhận.

* Khái niệm: Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua vàngười bán ở những địa điểm khác nhau Sau khi ký hợp đồng thì hàng hóađược vận chuyển liên quan đến nhiều khâu khác nhau như: lựa chọn bao bì,đóng gói lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu,chuyển tải, bốc dỡ hàng hóa và giao cho người nhận Những công việc đóđược gọi là dịch vụ giao nhận

Trang 11

Dịch vụ giao nhận (Freight Forwarding Service) theo “Quy tắc mẫu”của Hiệp hội giao nhận quốc tế FIATA thì dịch vụ giao nhận là bất kỳ loạihình dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp hayđóng gói, phân phối hàng hoá cũng như dịch vụ tư vấn có liên quan đến dịch

vụ kể trên

Theo Luật Thương Mại của Việt Nam thì giao nhận hàng hóa là hành vithương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa từ người gửi, tổchức vận chuyển lưu kho, lưu bãi làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác

có liên quan giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của người chủ hàng,của người vận tải hoặc người giao nhận khác

* Phân loại dịch vụ giao nhận vận tải:

- Căn cứ vào phạm vi hoạt động:

+ Giao nhận quốc tế

+ Giao nhận nội địa

- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:

+ Giao nhận thuần tuý: Là hoạt động chỉ bao gồm thuần tuý việc gửihàng đi hoặc nhận hàng đến

+ Giao nhận tổng hợp: Là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạtđộng như xếp dỡ, bảo quản, vận chuyển…

- Căn cứ vào tính chất giao nhận:

+ Giao nhận riêng: Là hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu tự tổ chức,không sử dụng lao vụ của dịch vụ giao nhận

+ Giao nhận chuyên nghiệp: Là hoạt động giao nhận của các tổ chứcchuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự uỷ thác của khách hàng

- Căn cứ vào phương thức giao nhận:

+ Giao nhận bằng đường biển

+ Giao nhận hàng không

Trang 12

+ Giao nhận đường thuỷ.

+ Giao nhận đường sắt

+ Giao nhận ô tô

+ Giao nhận bưu điện

+ Giao nhận đường ống

+ Giao nhận vận tải liên hợp, vận tải đa phương thức

* Vai trò và sự cần thiết của dịch vụ giao nhận:

Giao nhận vận tải là ngành dịch vụ được chuyên môn hoá ngày càng cao,được tổ chức theo quy mô quốc gia và quốc tế Nó có vai trò rất quan trọngtrong hoạt động thương mại quốc tế

Dịch vụ giao nhận có vai trò bảo vệ quyền lợi của khách hàng và giảmchi phí vận tải Khi việc chuyên chở hàng hoá được thực hiện thì trên cơ sởchuyên môn hoá sâu sắc nên người giao nhận biết rõ xu hướng của thị trườngcùng giá cước, thông thạo các điều khoản trong hợp đồng và nắm vững cáctập quán thương mại quốc tế… Những vấn đề này do phải tập trung vào kinhdoanh nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể gặp phải vướng mắc trongvận chuyển quốc tế và nhiều khi gây ra tổn thất rất lớn

Mặc khác do nắm chắc nghiệp vụ gom hàng nên người giao nhận tậndụng được dung tích tải trọng của công cụ, phương tiện vận tải nhờ đó giảmđược chi phí vận tải cho người gửi hàng

Dịch vụ giao nhận còn tạo điều kiện cho các nhà xuất nhập khẩu hoạtđộng có hiệu quả hơn Khi người giao nhận thực hiện công việc dựa trên sự

uỷ thác của khách hàng, họ sẽ sử dụng kho của mình hoặc cho thuê kho củangười giao nhận khác và sử dụng đội ngũ cán bộ nghiệp vụ của mình Nhờ đó

mà người kinh doanh sẽ tiết kiệm được chi phí xây dựng kho và chi phí đàotạo nhân công Do giảm được chi phí này và thời gian nên các nhà xuất nhậpkhẩu sẽ giảm được giá thành sản phẩm, tập trung vào hoạt động kinh doanh

Trang 13

và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.

1.1.2.1.3 Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhận và vận tải.

Trong kinh doanh buôn bán quốc tế thì khi tiến hành dịch vụ giao nhậnthì người giao nhận phải sử dụng phương tiện vận tải để chuyên chở hànghoá Hai loại hình dịch vụ này luôn gắn liền với nhau và nhiều lúc bao hàmlẫn nhau Trong dịch vụ giao nhận nhiều lúc đã bao gồm cả dịch vụ vận tảiluôn trong đó do người giao nhận cung cấp Sự bổ sung cho nhau của dịch vụgiao nhận vận tải góp phần thực hiện buôn bán, kinh doanh quốc tế hiệu quả hơn

Đối với công tác vận tải thì với kinh nghiệm cũng như hiểu biết củangười giao nhận về thị trường và các thủ tục cần thiết do vậy sẽ giúp chongười vận tải thực hiện công việc tốt hơn, tiết kiệm chi phí về kho bãi, bốcxếp…và công việc sẽ được thực hiện hiệu quả hơn Người giao nhận được coi

là kiến trúc sư của vận tải

Khi dịch vụ vận tải được tiến hành đúng thời gian và hiệu quả cao thì

nó sẽ giúp dịch vụ giao nhận hoàn thành việc giao nhận hàng hoá nhanhchóng, chính xác và ít phát sinh chi phí do việc chậm trễ của vận tải đem lại

Tóm lại dịch vụ giao nhận và vận tải có mối quan hệ hữu cơ gắn bó vớinhau tác động qua lại lẫn nhau giúp cho việc thông thương hàng hoá trên toànthế giới Do vậy khi tiến hành kinh doanh thì các doanh nghiệp thường tiếnhành cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải cùng nhau, hỗ trợ nhau thực hiệnviệc vận chuyển hàng hoá với hiệu quả cao hơn

1.1.2.2 Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải.

Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải là thị trường về hàng hoá dịch vụ,đây là sản phẩm vô hình nên thị trường cũng sẽ có những đặc điểm của hànghoá dịch vụ Chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải rất khó đo lường chính xácđược mà nó phụ thuộc vào sự thoả mãn của người tiêu dùng trên thị trường

Trang 14

Mặt khác cung trên thị trường dịch vụ giao nhận vận tải không ổn định vì cáchợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhiều khi gặp khó khăn về thờigian và phương tiện vận chuyển do khả năng cung ứng của doanh nghiệpnhiều khi bị quá tải Cầu của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải mang tínhthời vụ, vào những thời điểm mà hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra mạnh mẽ

và tăng mạnh trong năm thì nhu cầu về vận chuyển và giao nhận hàng hoátăng mạnh

Sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải phụ thuộc chặtchẽ vào sự phát triển của nền kinh tế Khi mà nền kinh tế phát triển với tốc độcao, hoạt động kinh tế đối ngoại diễn ra mạnh mẽ, hoạt động trao đổi, buônbán hàng hoá cũng tăng theo và dịch vụ giao nhận vận tải cũng sẽ phát triển,thị trường cũng sẽ phát triển để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế Nếu hoạtđộng kinh tế quốc tế gặp khó khăn và cản trở vì nhiều lý do khác nhau sẽ dẫnđến sự suy giảm của thị trường do nhu cầu vận chuyển và giao nhận giảmxuống

Nếu xét về quy mô thị trường dịch vụ giao nhận vận tải thì đây là thịtrường tương đối rộng lớn và có tính chất quốc tế cao Do khoảng cách về địa

lý nên vận chuyển hàng hoá và giao nhận có vị trí rất quan trọng trong buônbán quốc tế Yêu cầu đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần phải cóquy mô và nguồn khách hàng là các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩucũng như uy tín trên thị trường Do vậy mà trên thị trường thường hình thànhcác công ty lớn, tập đoàn với kinh nghiệm, tính chuyên nghiệp, cơ sở vật chấthùng hậu có các chi nhánh, đại lý trên khắp thế giới Sự phát triển của thịtrường cũng chịu ảnh hưởng lớn của các tập đoàn này Các doanh nghiệp có

xu hướng liên doanh liên kết với nhau để có thể cung cấp dịch vụ giao nhậnvận tải tốt hơn và có khả năng cạnh tranh cao hơn trên thị trường

Trang 15

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của doanh nghiệp.

1.1.3.1 Các nhân tố chủ quan.

* Đội ngũ nhân lực của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đối với bất cứ doanh nghiệp dịch vụ nào cũng đều làyếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp đó trên thương trường Độingũ nhân lực phải đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng thì doanhnghiệp mới có thể làm tốt công tác phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vậntải, nếu chỉ đáp ứng được về quân số mà không đảm bảo được trình độ củanguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải thì doanh nghiệpcũng không thể đứng vững trên thương trường đầy tính cạnh tranh gay gắt.Bên cạnh đó nếu không đáp ứng được số lượng cán bộ công nhân viên đảmtrách thì doanh nghiệp cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinhdoanh như là không thể bao quát hết khối lượng công việc do thiếu nhân sự,không đảm bảo tiến độ công việc nếu như thiếu nhân công…Do vậy cần mộtđội ngũ nhân lực đủ về số lượng và chất lượng cho công tác phát triển thịtrường dịch vụ giao nhận vận tải của doanh nghiệp Một nguồn nguồn nhânlực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ củadoanh nghiệp trong điều kiện hội nhập WTO, cần có những giải pháp cụ thểcho nguồn nhân lực trong doanh nghiệp để thúc đẩy sự phát triển thị trườngdịch vụ giao nhận vận tải trước những khó khăn thách thức trong thời gian tới

* Nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ giao nhận vận tải

Nguồn vốn luôn là yếu tố đầu tiên, quan trọng, có thể nói là điều kiệncần của một doanh nghiệp Nguồn vốn nhỏ, không thể đáp ứng được việc mởrộng hoạt động, phát triển doanh nghiệp, ngay cả việc duy trì hoạt động cũngcần phải có một lượng vốn nhất định Đối với dịch vụ giao nhận vận tải,nguồn vồn đầu tư cho phát triển dịch vụ sẽ là điều kiện tiền đề cho phát triển

Trang 16

dịch vụ vận tải cả về quy mô và chất lượng Từ nguồn vốn đầu tư cho pháttriển để mua sắm trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyển dụng thêm laođộng để mở rộng các dịch vụ giao nhận vận tải hiện tại, khai thác thêm cácdịch vụ khác Nguồn vốn đầu tư cho phát triển dịch vụ giao nhận vận tải nàycòn là chi phí cho điều tra thị trường, tổ chức các chương trình thu hút kháchhàng, khuyến khích nhân viên làm việc Ngoài ra nguồn vốn đầu tư cho pháttriển dịch vụ giao nhận vận tải còn là yếu tố mang tính đảm bảo về khả năngtài chính, tạo lập sự tin tưởng của khách hàng vào công ty để tác động đếnviệc quyết định của khách hàng giao việc giao nhận vận tải cho công ty.

* Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận chuyên trách

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phân chuyên trách tác độngtrực tiếp đến từng khâu, từng bộ phận của các quá trình, các phần công việctrong việc phát triển thị trường dịch vụ giao nhận Trình độ chuyên mônnghiệp vụ của bộ phận chuyên trách quyết định chất lượng công việc của cáckhâu, quyết định tính chính xác của các kết quả phân tích thị trường, tínhchính xác của các chiến dịch mở rộng dịch vụ, tiếp cận khách hàng từ đó màtác động lên việc phát triển thị trường dịch vụ Các cán bộ chuyên trách cóchuyên môn tốt giúp giảm thiểu các rủi ro từ việc quyết định, thực hiện sai kếhoạch phát triển thị trường, mở rộng dịch vụ, nâng cao hiệu quả thực hiệncông việc của các khâu, tiết kiệm chi phí, xây dựng uy tín cho doanh nghiệpNgoài ra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bộ phận chuyên trách còn giúprút ngắn thời gian thực hiện các công việc và quyết định tính kịp thời của cácquyết định, các kế hoạch phát triển thị trường dịch vụ giao nhận

1.1.3.2 Các nhân tố khách quan.

* Nhân tố kinh tế

Dịch vụ giao nhận vận tải nhằm vận chuyển hàng hoá phục vụ sản xuấtkinh doanh, khi mà nền kinh tế có sự tăng trưởng cao hoặc chững lại sẽ ảnh

Trang 17

hưởng đến sự phát triển của thị trường Tăng trưởng kinh tế sẽ mở rộng quy

mô của sản xuất kinh doanh Khối lượng hàng hoá cần vận chuyển và lưuthông cũng sẽ tăng và thúc đẩy hoạt động giao nhận vận tải

Do đặc thù của dịch vụ giao nhận vận tải liên quan chặt chẽ đến cơ sở

hạ tầng cùng hệ thống kho tàng bến bãi của ngành vận tải nên sự phát triển thịtrường của dịch vụ này chịu ảnh hưởng của sự phát triển ngành vận tải Hànghóa muốn vận chuyển thông suốt, nhanh chóng thì hệ thống giao thông phảiđảm bảo trong một quốc gia và trên thế giới Khu vực nào hay quốc gia nàotrên thế giới mà có hệ thống đường xá và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngànhgiao thông tốt thì thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại đó sẽ có cơ hội pháttriển cao và hiệu quả Ngược lại nếu thực hiện đẩy mạnh phát triển dịch vụgiao nhận vận tải mà sự đồng bộ của hệ thống giao thông vận tải không caothì sẽ gặp rất nhiều khó khăn

Trên thế giới đang diễn ra xu thế lớn là toàn cầu hoá và tự do hoáthương mại Sự phát triển của mỗi quốc gia cũng sẽ chịu ảnh hưởng của sựphát triển của sự phát triển kinh tế thế giới Dịch vụ giao nhận vận tải phụthuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh buôn bán quốc tế Do vậy mà sự pháttriển của thị trường phụ thuộc rất lớn vào sự tăng trưởng của thương mại quốc

tế Quan hệ kinh tế quốc tế giữa các quốc gia với nhau sẽ thúc đẩy kim ngạchxuất nhập khẩu tăng lên, những ưu đãi về thuế quan và nhiều ưu đãi khác sẽtạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải

Đối với sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải thì đòihỏi phải có sự đầu tư tương đối lớn và đồng bộ, do quy mô hoạt động của thịtrường là rất lớn và rộng trên phạm vi thế giới cần kỹ thuật nghiệp vụ cao theokịp với xu thế giao nhận vận tải của thế giới Mặt khác muốn phát triển thịtrường tốt thì các doanh nghiệp lại phải có cơ sở vật chất kỹ thuất tương đốitốt cùng với hệ thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển chuyên dụng

Trang 18

để kinh doanh Với quy mô đầu tư lớn như vậy thì ít có doanh nghiệp có đủkhả năng đầu tư Do vậy sự phát triển của thị trường phụ thuộc rất lớn vào sựđầu tư của Nhà nước về hệ thống cơ sở vật chất như cảng biển, cảng hàngkhông, nâng cấp các kho tàng, bến bãi cùng nhiều ưu đãi để tạo điều kiệnthuận lợi cho sự phát triển của thị trường.

Sự phát triển của thị trường còn phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từcác doanh nghiệp lớn trên thế giới cùng cung cấp dịch vụ Đó hầu hết là cácdoanh nghiệp lớn hoạt động lâu đời và có rất nhiều kinh nghiệm trong giaonhận vận tải quốc tế, bên cạnh là họ có đội ngũ thực hiện giao nhận rấtchuyên nghiệp Điều này sẽ tạo nhiều khó khăn cho doanh nghiệp đi saumuốn phát triển thị trường dịch vụ này

* Nhân tố chính trị, luật pháp

Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng là thị trường hàng hoá trongnền kinh tế quốc dân nên sẽ chịu ảnh hưởng bởi đường lối phát triển thịtrường và cơ chế thị trường của Nhà nước Mỗi quốc gia có đường lối pháttriển kinh tế khác nhau, thể chế chính trị khác nhau và do vậy quan điểm vềphát triển, định hướng thị trường sẽ có những điểm khác nhau và trong đó nó

sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải

Đặc điểm của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải là mang tính quốc tếcao Muốn phát triển thị trường có hiệu quả thì cần có mối quan hệ tốt vềchính trị và kinh tế Thực tế thì các quốc gia có quan hệ chính trị và ngoạigiao tốt thì sự thuận lợi trong giao nhận và vận tải là điều dễ nhận thấy Bêncạnh đó các quốc gia này còn giành cho nhau những ưu đãi để thúc đẩy mốiquan hệ và thị trường dịch vụ giao nhận vận tải sẽ phát triển cả về quy mô lẫnchất lượng Nếu quan hệ chính trị của hai quốc gia và khu vực không được tốtthì nó sẽ cản trở hoạt động buôn bán và thị trường dịch vụ giao nhận vận tảicũng khó mà phát triển được

Trang 19

Nhân tố luật pháp cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thịtrường dịch vụ giao nhận vận tải, mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêngbiệt Trong xu thế hiện nay tuy luật pháp các quốc gia thường tuân thủ cácquy tắc buôn bán quốc tế nhưng trong các quy định, hệ thống luật pháp vẫn cónhững bảo hộ hay những ưu đãi cho sự phát triển kinh tế của các quốc gia đó.

Sự phát triển của thị trường dịch vụ giao nhận vận tải cũng chịu ảnh hưởngbởi những quy định đó Thông thường các quốc gia có quy định rất chặt chẽ

về thủ tục hải quan, quá cảnh hàng hóa tạo ra một số khó khăn cho các công

ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải Trừ một số quốc giatrong cùng khu vực hoặc các khối liên kết như Asean, EU…sẽ giành cho nhaumột số ưu đãi, tạo thuận lợi cho giao thương giữa các quốc gia Do vậy màkhi tiến hành các biện pháp phát triển thị trường thì các doanh nghiệp phảitính đến yếu tố luật pháp để có chiến lược phát triển cho phù hợp

* Nhân tố văn hóa, xã hội

Trong buôn bán quốc tế luôn tồn tại các tập quán khác nhau ở các khuvực khác nhau Châu Mỹ sẽ có phong tục tập quán khác Châu Phi, khác với Trung Đông, và khác với Châu Á… Đó chính là các quy định bất thành văncủa các thương nhân nhưng chúng có ảnh hưởng không nhỏ tới việc buôn bán

và trao đổi hàng hoá và sự phát triển của thị trường giao nhận vận tải Mặc dùhiện nay các quy định buôn bán quốc tế được tổ chức thành các quy địnhtrong Incoterms nhưng tập quán buôn bán vẫn là một phần trong các quy địnhbuôn bán quốc tế Nó sẽ có những ảnh hưởng tích cực nếu các doanh nghiệphiểu và có những điều chỉnh để phát triển thị trường, ngược lại nếu các doanhnghiệp thiếu hiểu biết hoặc tìm hiểu chưa sâu thì sẽ gặp phải những khó khăntrong việc phát triển thị trường

Trên thế giới tồn tại nhiều nền văn hoá khác nhau, với mỗi nền văn hoá

có những ngôn ngữ phong tục khác nhau, cách thức sinh hoạt cũng sẽ khác

Trang 20

nhau Khi một doanh nghiệp giao nhận vận tải muốn kinh doanh như mở đại

lý, chi nhánh thì phải tính đến yếu tố văn hoá của nước sở tại, thái độ củangười dân địa phương đối với hoạt động của doanh nghiệp, bên cạnh đó là cáctập quán sinh hoạt của họ cùng thiện cảm của họ về quốc gia có doanh nghiệpkinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận vận tải

Như vậy ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường có nhiều nhân tố.Mỗi nhân tố có những ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau nhưng khi pháttriển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải thì các doanh nghiệp cần phân tíchcác nhân tố này để có những chiến lược cùng các biện pháp để có thể pháttriển thị trường mang lại hiệu quả cao nhất

1.2 Khái quát về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans.

1.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển.

Công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương là một doanh nghiệp Nhànước trực thuộc Bộ Thương Mại Tiền thân của Công ty là Cục kho vận kiêmTổng Công ty Giao Nhận Kho Vận Ngoại Thương – đây là tổ chức giao nhậnđầu tiên ở Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 554/BNT ngày13/8/1970 của Bộ Thương Mại

Hiện nay tên chính thức của Công ty là “Công ty Giao Nhận Kho VậnNgoại Thương”, tên tiếng anh là Viet Nam Foreign Trade Forwarding AndWerehousing Corporation Tên giao dịch đối ngoại viết tắt là VIETRANS, trụ

sở chính được đặt tại 13 Lý Nam Đế, Quận Ba Đình, Hà Nội và được thànhlập theo quyết định số 337/TM/TCCB ngày 31/3/1993 của Bộ Thương Mại Trước năm 1986, do chính sách nhà nước độc quyền ngoại thương nênVietrans là đơn vị duy nhất hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận ngoạithương phục vụ tất cả các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cả nước, nhưvậy hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận ngoại thương được tập trung vào

Trang 21

một đầu mối để tiếp nối quá trình lưu thông hàng hóa xuất nhập khẩu trong và

cả ngoài nước do Bộ Ngoại Thương chỉ đạo, Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch Trong cơ chế thị trường hiện nay đã có rất nhiều đơn vị tham gia kinhdoanh lĩnh vực giao nhận kho vận ngoại thương Nhiều ngành, nhiều địaphương tự đảm nhận lấy công việc giao nhận hàng hóa của mình Vietransmất thế độc quyền và phải bước vào một cuộc cạnh tranh gay gắt với cácdoanh nghiệp khác hoạt động trong lĩnh vực giao nhận kho vận Để thích ứngvới môi trường hoạt động kinh doanh mới, công ty đã tiến hành đổi mới chiếnlược, phương thức hoạt động, cách thức tổ chức và điều hành Với chínhnhững nỗ lực trong nội tại cũng như uy tín của doanh nghiệp mà hiện nayVietrans đã đạt được thành tựu và kết quả kinh doanh rất tốt, khả năng cạnhtranh và chất lượng dịch vụ được nâng cao, giữ vững vị trí là đơn vị hàng đầu

về giao nhận kho vận ngoại thương tại Việt Nam

Lịch sử phát triển của công ty kể từ khi thành lập cho đến nay:

Năm Lịch sử phát triển

13/8/1970 Vietrans được thành lập với trụ sở ở Hải Phòng.

1975 Mở chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh.

1976 Chuyển trụ sở chính ra Hà Nội.

1976 Thành lập các chi nhánh ở Hải Phòng, Đà Nẵng, Quy Nhơn và văn

phòng đại diện ở Bến Thủy-Nghệ An và Nha Trang.

1987 Trở thành thành viên của VCCI (Phòng Thương mại và Công nghiệp

Việt Nam).

1988 Trở thành thành viên của FIATA.

1989 Thành lập xí nghiệp dịch vụ xây dựng.

1991 Liên doanh với Blasco (Ucraine) thành lập Công ty liên doanh Bông

Sen, xây dựng và vận hành cảng Bông Sen ở TP Hồ Chí Minh.

1993 Đại lý hàng hóa cho Vietnam Airlines.

1994 Thành viên sang lập của VIFFAS (Hiệp hội giao nhận kho vận Việt

Nam).

1994 Là công ty đầu tiên kinh doanh kho ngoại quan ở Việt Nam.

1994 Thành lập văn phòng đại diện ở Oddessa –Ukaraine.

1995 Thương hiệu và logo của Vietrans được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Trang 22

Việt Nam.

1995 Liên doanh với GD Express Worldwide (Hà Lan) thành lập Liên doanh

chuyển phát nhanh TNT – Vietrans (Việt Nam) cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh.

1995 Thành lập văn phòng đại diện ở Vladivostock.

1997 Đại lý hàng hóa cho IATA.

2/1999 Cung cấp dịch vụ môi giới hải quan.

2001 Văn phòng đại diện ở Nha Trang trở thành chi nhánh Vietrans Nha

Trang.

2003 Văn phòng đại diện ở Bến Thủy trở thành chi nhánh Vietrans Nghệ

An.

2005 Bắt đầu tiến hành cổ phần hóa mốt số chi nhánh.

2006 Hoàn thành cổ phần hóa Vietrans Quy Nhơn và TP Hồ Chí Minh.

2006 Khánh thành Vietrans centre tại TP Hồ Chí Minh.

2007 Hoàn thành cổ phần hóa Chi nhánh Vietrans Hải Phòng và Đà Nẵng.

2007 Khánh thành Trung tâm điện máy Vietrans Yên Viên.

1.2.2 Chức năng- hoạt động.

* Chức năng:

Vietrans là một công ty làm nhiệm vụ quốc tế vận chuyển, giao nhận, xuấtnhập khẩu hàng hóa, tư vấn, đại lý cho các doanh nghiệp trong và ngoài nướchoạt động trên lĩnh vực vận chuyên, giao nhận và xuất nhập khẩu hàng hóa Theo điều lệ của công ty có các điều khoản sau:

Tiến hành các dịch vụ giao nhận, vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, hànghóa quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam và ngược lại bằng các phương tiệnchuyên chở của mình hoặc thông qua các phương tiện chuyên chở của ngườikhác

Tổ chức phối hợp với các tổ chức khác trong và ngoài nước để tổ chức vàchuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng hóa quá cảnh, hàng ngoại giao,hàng hội chợ, hàng triển lãm, tài liệu, chứng từ liên quan, chứng từ chuyểnphát nhanh

Trang 23

Nhận ủy thác về dịch vụ về kho vận, giao nhận, thuê và cho thuê kho bãi,lưu cước các phương tiện vận tải (tàu biển, ô tô, máy bay, sà lan, container,

…) bằng các hợp đồng từ “cửa tới cửa” và thực hiện các hoạt động khác cóliên quan tới hàng hóa nói trên như việc gom hàng, chia sẻ hàng, làm thủ tụcnhập khẩu, làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm hàng hóa và giao nhận hànghóa đó cho người chuyên chở để chuyển tiếp tới nơi quy định

Nhận ủy thác nhập khẩu hoặc kinh doanh nhập khẩu trực tiếp hàng hóatrên cơ sở giấy phép nhập khẩu của Bộ Thương Mại cấp cho công ty

Thực hiện kế hoạch vận tải công cộng phù hợp với quy định hiện hànhcủa Nhà nước Liên doanh, liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoàinước trong các lĩnh vực giao nhận, vận chuyển, thuê tàu Kinh doanh du lịch(dịch vụ khách sạn, vận chuyển, hướng dẫn khách du lịch), kinh doanh chothuê văn phòng nhà ở

Làm đại lý cho các hãng tàu nước ngoài và làm công tác phục vụ chotàu biển của nước ngoài vào cảng Việt Nam

Trang 24

* Nhiệm vụ của công ty :

Cùng với các chức năng trên, Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương cónhững nhiệm vụ chủ yếu sau:

Xây dựng kế hoạch và tổ chức các dịch vụ kinh doanh của công ty theoquy chế hiện hành nhằm thực hiện mục đích chức năng của công ty

Thông qua các liên doanh, liên kết, trong và ngoài nước để thực hiệnviệc giao nhận, chuyên chở hàng hóa bằng các phương tiện tiên tiến, hợp lý,

an toàn trên các tuyến vận tải, cải tiến việc chuyên chở đảm bảo hàng hóa antoàn trong phạm vi trách nhiệm của công ty

Bảo đảm việc an toàn và bổ sung trên cơ sở tự tạo nguồn vốn, bảo đảm

tự chủ về tài chính, sử dụng hợp lý, theo đúng chế độ, sử dụng có hiệu quảcác nguồn vốn, làm trọn nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

Nghiên cứu tình hình thị trường dịch vụ kho vận, giao nhận, kiến nghịcải tiến biểu giá cước của các tổ chức vận tải có liên quan theo quy định hiệnhành và nâng cao vị thế của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế

. Mua sắm, xây dựng bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nângcấp các phương tiện của công ty

Thực hiện nghiêm chỉnh chế độ quản lý tài chính, tài sản, các chế độ,chính sách cán bộ và quyền lợi của người lao động theo cơ chế tự chủ, gắnviệc trả công với hiệu quả lao động bằng các hình thức khoán, chăm lo đờisống, chăm lo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, nghiệp vụ chuyên môn,ngoại ngữ cho các cán bộ, công nhân viên của công ty để đáp ứng được yêucầu, nhiệm vụ kinh doanh ngày càng cao

Trang 25

Tổ chức quản lý, chỉ đạo hoạt động kinh doanh của các đơn vị trựcthuộc theo cơ chế hiện hành nhằm phát huy cao nhất hiệu quả kinh doanh củacông ty.

* Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của Công ty

- Kinh doanh kho tàng và kho ngoại quan.

Kinh doanh kho vận là nghiệp vụ truyền thống của Công ty, do có sựnâng cấp cơ sở vật chất, hoạt động kinh doanh kho trong thời gian qua đã thuđược những kết quả nhất định Các hợp đồng thuê kho để và bảo quản hànghoá tăng mạnh, các kho của Công ty luôn trong tình trạng hoạt động hết côngsuất Hiện nay VIETRANS đang có hệ thống kho bãi tại Hải Phòng và ĐàNẵng và Công ty đang chuyển một số diện tích kho sang làm kho ngoại quannhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của các doanh nghiệp trong và ngoàinước

Hiện nay tại một số địa phương đã áp dụng những quy định mới về thuế

sử dụng đất, có những nơi thuế đất tăng gấp mười lần Đây là khó khăn củatoàn ngành và đặc biệt ảnh hưởng tới các đơn vị mà kinh doanh kho là nghiệp

vụ đem lại nguồn thu nhập chính như VIETRANS Hải Phòng, VIETRANSQuy Nhơn Lãnh đạo Công ty đang nghiên cứu chuyển đổi mục đích sử dụngkho để mang lại hiệu quả cao hơn, tiêu biểu là chi nhánh Tp Hồ Chí Minh đãmang lại lợi nhuận trên 3.5 tỷ đồng trong năm qua cho Công ty

- Dịch vụ giao nhận vận tải

Mặc dù trên thị trường giao nhận Công ty đang phải đối mặt với sự cạnhtranh gay gắt của nhiều doanh nghiệp khác nhưng hoạt động kinh doanh vẫn

có những chuyển biến tốt và mang lại doanh thu chính cho Công ty

Hiện nay VIETRANS đang thực hiện đa dạng hoá các loại hình vậnchuyển như vận tải đa phương thức, tiến hành cung cấp dịch vụ giao nhận

Trang 26

trọn gói “door to door” Đây là những loại hình kinh doanh vận tải còn mới tạinước ta nhưng là xu hướng phát triển trên thế giới và mang lại lợi nhuận cao Bên cạnh đó, Công ty đang tích cực mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồnkhách hàng trong và ngoài nước Hiện Công ty đang tiến hành đàm phán và

ký kết hợp đồng liên doanh, liên kết với các đối tác Nhật Bản, Trung Quốc,Mỹ…Triển vọng kinh doanh giao nhận vận tải trong thời gian tới là rất khảquan

- Nghiệp vụ chuyển phát nhanh TNT, dịch vụ xuất khẩu và các hoạt động khác.

Trong thời gian qua hoạt động chuyển phát nhanh tại các đơn vị vẫn duytrì được tốc độ phát triển ổn định Song đây là lĩnh vực ngày càng vấp phải sựcạnh tranh mạnh mẽ từ các hãng chuyển phát nhanh lớn trên thế giới, cácCông ty của Bộ Bưu chính viễn thông trong nước Do vậy mà hiệu quả kinhdoanh chưa cao, mặc dù đã có sự hỗ trợ về giá cả liên doanh cho TNT-VIETRANS và nguy cơ bị thu hẹp thị trường là hiện hữu Để khắc phục nguy

cơ mất thị trường, một số chi nhánh đại lý chuyển phát nhanh tại các đơn vịnhư Hải Phòng và khu vực Miền Trung đã được chuyển giao sang công tyliên doanh, vì thế đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh tại một số đơn vị,nhưng đây là xu hướng tất yếu sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn cho Công tytrong thời gian tới

Kinh doanh XNK cũng đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận Một

số đơn vị như văn phòng Công ty, chi nhánh Nghệ An, chi nhánh Tp Hồ ChíMinh đã khai thác tốt dịch vụ này và đem lại lợi nhuận cao Việc phát triển tốtdịch vụ XNK đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển dịch vụ giao nhậnvận tải

Mảng kinh doanh dịch vụ xây dựng không những giữ được những kháchhàng truyền thống còn đạt được thêm nhiều hợp đồng xây mới có giá trị cao

Trang 27

Công ty đã thực hiện xây dựng nhiều công trình lớn như: khu ký túc xá vàgiảng đường Học viện báo chí và tuyền truyền, khu nhà ở Học viện Chính trịQuốc gia Hồ Chí Minh, xây dựng trụ sở làm việc cho VIETRANS Tp Hồ ChíMinh… đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng mang lại uy tín cho đơn vị.

Kinh doanh vận tải ô tô trong thời gian qua là lĩnh vực chịu nhiều ảnhhưởng của việc tăng giá xăng dầu và chính sách về giao thông vận tải Tuynhiên các đơn vị đã khắc phục được khó khăn, nâng cao năng lực cạnh tranhkhai thác nguồn hàng kinh doanh và có lãi

1.2.3 Cơ cấu bộ máy tổ chức.

* Đứng đầu Công ty là Tổng giám đốc Công ty do Bộ trưởng BộThương mại bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Tổng giám đốc tổ chức điều hànhmọi hoạt động của Công ty, chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật và các

cơ quan quản lý Nhà nước về mọi hoạt động của Công ty

Cơ cấu tổ chức của Công ty tuân theo chế độ một thủ trưởng có quyềnhạn và nghĩa vụ theo quy định tại số 217/HĐBT và quy định của Bộ về phâncấp toàn diện của công ty

Giúp việc cho giám đốc còn có hai phó giám đốc, các phó giám đốc dogiám đốc đề nghị và được thủ trưởng cơ quan chủ quản là Bộ Thương mại bổnhiệm hoặc bãi nhiệm

Mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách một hoặc một số lĩnh vựccủa công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được giao.Trong trường hợp Tổng giám đốc vắng mặt thì phó giám đốc thứ nhất làngười thay mặt Tổng giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty

Giữa các phòng ban trong công ty có mối quan hệ mật thiết, hỗ trợ lẫnnhau để thực hiện công việc một cách hài hòa và có hiệu quả Ngoài ra, công

ty còn có xí nghiệp dịch vụ xây dựng, đội xe và hệ thống kho bãi trực thuộccùng phối hợp hoạt động kinh doanh

Trang 28

* Chức năng, nhiệm vụ của một số phòng ban.

- Phòng xuất nhập khẩu: Tham mưu giúp việc cho Giám đốc trong lĩnhvực kinh doanh thương mại, có các chức năng nhiệm vụ sau:

+ Chủ động tìm kiếm thị trường, khai thác đơn hàng kinh doanh trong

và ngoài nước theo lĩnh vực được phân công

+ Nghiên cứu thị trường, làm tốt công tác marketing trong và ngoàinước nhằm tạo những mặt hàng chiến lược, ổn định và có hiệu quả

+ Tổ chức thực hiện kinh doanh xuất nhập khẩu

+ Soạn thảo hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng

+ Hướng dẫn, quản lý và kiểm tra các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vựckinh doanh thương mại theo đúng luật của Nhà nước và các quy định củaCông ty

+ Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan đến kinh doanh thươngmại và Giám đốc Công ty giao

- Phòng kế toán tài vụ:

+ Thực hiện hạch toán kế toán, báo cáo tài chính của Công ty, xây dựngquy chế quản lý tài chính, kế hoạch tài chính của toàn công ty và chỉ đạo cácđơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm

+ Quản lý, giám sát và hướng dẫn thực hiện các kế hoạch; tổ chức hoạtđộng kinh tế của công ty và chỉ đạo các phòng kế toán đơn vị trực thuộc phântích hoạt động kinh tế của đơn vị

+ Theo dõi, quản lý các nguồn vốn, tài sản của công ty đồng thời xâydựng các biện pháp sử dụng vốn để kinh doanh có hiệu quả

+ Hướng dẫn, kiểm tra nghiệp vụ hạch toán kế toán, tài chính, thống kê

và các báo cáo quyết toán của các đơn vị trực thuộc

+ Kiểm tra định kỳ, đề xuất biện pháp xử lý, quản lý tài sản của côngty; bảo quản lưu trữ tài liệu, chứng từ sổ sách kế toán theo Luật kế toán và

Trang 29

quy định của công ty.

+ Báo cáo kế toán tài chính, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh…theo định kỳ, đúng hạn về các lĩnh vực công tác của phòng mình

+ Thanh tra giá mua sắm vật tư thiết bị, phụ tùng thay thế và đơn giáquyết toán công trình xây dựng cơ bản trước khi trình giám đốc duyệt

+ Công tác khác có liên quan đến công tác tài chính kế toán

Trang 30

1.2.4 Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty.

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua đãđạt được kết quả tương đối tốt Qua bảng số liệu cho thấy doanh thu của công

ty tăng đều qua các năm, chỉ tiêu lợi nhuận cũng tăng cho thấy công ty đang

có sự phát triển tương đối tốt

Công ty liên doanh

1.Lotus joint venture co.Ltd.

2.TNT- Vietrans Express Worldwide Vietnam Ltd.

Khối quản lý

1.Phòng kế toán-tài vụ.

2.Phòng tổ chức cán bộ.

3.Phòng tổng hợp.

4.Phòng hành chính

Các chi nhánh trực thuộc

1.Vietrans Hải Phòng.

2.Vietrans Nghệ An.

3.Vietrans Đà Nẵng.

4.Vietrans Nha Trang.

5.Vietrans Quy Nhơn.

6.Vietrans TP

Hồ Chí Minh.

CÁC VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN Ở

NƯỚC NGOÀI 1.ODSA

Trang 31

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Đơn vị: Tỷ VNĐ

Các chỉ

tiêu

Năm2002

Năm2003

Năm2004

Năm2005

Năm 2006

Năm2007Doanh số 176,095 206,918 251,315 296,204 365,303 456,63Lợi nhuận 49,234 59,676 52,457 55,020 58,102 72,63Nộp ngân

sách 21,233 27,854 30,689 53,153 43,156 45,30Thu nhập

bình

quân(Tr đ)

(Nguồn: Phòng tổng hợp công ty Vietrans)

Doanh thu từ năm 2002 là 176,095 tỷ, đến năm 2007 là 456,63 tỷ , tănghơn 2,5 lần Lợi nhuận của công ty cũng tăng đều từ năm 2002 là 49,234 tỷthì đến năm 2007 là 72,63 tỷ Đây thực sự là con số rất ấn tượng bởi trước sựcạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường, có nhiều công ty tham gia kinhdoanh giao nhận vận tải bao gồm cả nhiều doanh nghiệp nước ngoài nhưngdoanh thu và lợi nhuận của công ty vẫn tăng, với quy mô hoạt động ngàycàng được mở rộng Trong hệ thống các doanh nghiệp của Bộ Thương Mại thìcông ty được đánh giá là có sự phát triển rất tốt, tình hình tài chính minhbạch, không có nợ xấu, nợ khó đòi Năm 2007 nộp ngân sách của công ty đạt45,3 tỷ và là một trong những doanh nghiệp nộp ngân sách lớn của BộThương Mại Với đà tăng trưởng và phát triển như vậy, công ty đang có chiếnlược mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, tiến hành cổ phần hóa và xây

Trang 32

dựng mô hình kinh doanh công ty mẹ công ty con, trong tương lai sẽ pháttriển thành tập đoàn kinh doanh mạnh của nước ta.

VIETRANS là một doanh nghiệp Nhà nước do vậy hàng năm ngoài chỉtiêu doanh thu và lợi nhuận thì Công ty còn phải tính đến chỉ tiêu nộp ngânsách Nhà nước Từ những chỉ tiêu về doanh thu, lợi nhuận … có thể nhậnthấy Vietrans là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả, đóng góptích cực vào ngân sách Nhà nước hàng năm Giai đoạn 2002-2007 là giai đoạn

mà Vietrans có những thay đổi lớn và được coi là mốc son trong chặng đườngphát triển của Công ty Vietrans đã vượt qua được những khó khăn và khủnghoảng, đạt được những thành tựu lớn trong toàn bộ hoạt động kinh doanh.Doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách trong giai đoạn này đều đạt chỉ tiêu vàtăng với số lượng tương đối lớn nhờ đó đời sống cán bộ công nhân viên đượccải thiện và nâng cao, cụ thể thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viênhiện nay vào khoảng hơn 4,5 triệu đồng/tháng Để có được những thành tựu

đó Công ty đã phải xây dựng những chiến lược kinh doanh khoa học, hợp lý

để chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh luôn biến động

Công ty luôn coi trọng mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhậnvận tải quốc tế, đồng thời đa dạng hóa các loại hình dịch vụ trên cơ sở khaithác triệt để các thế mạnh vốn có của Vietrans như hệ thống cơ sở vật chất kỹthuật về kho tàng, bến bãi, cầu cảng, đất đai, thương hiệu và đội ngũ nhânviên được đào tạo cơ bản và giàu kinh nghiệm

Vietrans cũng không ngừng tiến hành mở rộng hoạt động gia công hànghóa xuất nhập khẩu, đa dạng hóa ngành nghề, đa dạng hóa quan hệ, tổ chứctốt việc chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước Trong các loại hình kinhdoanh dịch vụ của Công ty thì kinh doanh giao nhận vận tải chiếm vị trí lớnnhất Dịch vụ giao nhận vận tải luôn là dịch vụ mang lại doanh thu chính choCông ty, hàng năm thường chiếm khoảng 80-90% doanh thu Nhưng trong

Trang 33

thời gian gần đây, trước sự mở cửa của thị trường dịch vụ giao nhận thì sựcạnh tranh sẽ rất khốc liệt và cơ hội cũng sẽ mở ra Do vậy mà lãnh đạo công

ty đang có chiến lược và biện pháp nhằm củng cố thị trường và phát triển thịtrường dịch vụ giao nhận vận tải để có thể biến khó khăn thách thức thành cơhội để phát triển

Bên cạnh những nỗ lực của chính công ty thì sự phát triển của nền kinh tếnước ta trong giai đoạn 2002-2007 cũng có những tác động tích cực tới hoạtđộng của Vietrans Kinh tế đối ngoại phát triển tạo điều kiện cho xuất nhậpkhẩu diễn ra mạnh mẽ, đây chính là cơ hội cho Công ty đẩy mạnh hoạt độnggiao nhận vận tải quốc tế mang lại doanh thu và lợi nhuận cao

Trang 34

CHƯƠNG IIThực trạng phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải

tại Công ty Vietrans 2.1 Tổng quan về sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam

Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển với tốc độ tươngđối nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đạihoá Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế vàđược thế giới đánh giá rất cao, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơntạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài Trong sự phát triển chung của nềnkinh tế, ngành dịch vụ giao nhận vận tải nước ta đã có bước tăng trưởng vàphát triển khá tốt Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khoảng 48

tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt trên 3% so với kế hoạch Chínhphủ đặt ra Kim ngạch nhập khẩu của nước ta năm 2007 đạt 60 tỷ USD, tăng26,7% so với năm 2006 Cùng với sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu thì khốilượng hàng hoá mà ngành giao nhận vận tải thực hiện được cũng tăng mạnh

Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam

thực hiện giai đoạn 2005-2007

Trang 35

được nâng cao trên thị trường thế giới Biểu hiện cụ thể là nhiều quốc gia pháttriển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật…khi vận chuyển hàng hoá vào nước ta

đã ưu tiên sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải do các doanh nghiệp trong nướcđảm nhận Triển vọng phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải trong thời giantới là rất khả quan, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và giao nhận hàng hoá củanền kinh tế

Dịch vụ giao nhận vận tải là một loại hình kinh doanh còn tương đối mới

mẻ, mới xuất hiện ở nước ta vào khoảng 20 năm trong khi trên thế giới thìdịch vụ này đã tồn tại và phát triển từ rất lâu Tuy vậy nhưng trong thời giangần đây dịch vụ này tại nước ta phát triển rất mạnh mẽ, đã có nhiều doanhnghiệp tham gia như: Vietrans, Giamatrans, Vinatransco, Vietrach…Chấtlượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, nghiệp vụ và phương thức giao nhậnhiện đại theo xu hướng phát triển của thế giới Các dịch vụ vận tải mới nhưgiao nhận đa phương thức, giao nhận hàng hoá trọn gói “Door to Door”,phương tiện vận tải được trang bị hiện đại, đội ngũ nhân viên giao nhậnchuyên nghiệp và được các doanh nghiệp nước ngoài thừa nhận là nhữngminh chứng cho sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải tại nước ta

Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân thì xu hướng ngành dịch vụ ngàycàng chiếm tỷ trọng cao Nước ta là một quốc gia đang phát triển và trongchiến lược phát triển thì chúng ta cũng ưu tiên phát triển dịch vụ Dịch vụgiao nhận vận tải là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, khi phát triểnkhông cần một nguồn vốn quá lớn và nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cảithiện cán cân thanh toán quốc gia và đóng góp không nhỏ cho ngân sách Dovậy mà hiện tại và trong tương lai chính phủ sẽ có đầu tư mạnh mẽ cho ngànhnày Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải thì trong giai đoạn 2006-2010tổng số vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải vào khoảng 200000 tỷ đồng

Ngày đăng: 15/12/2012, 10:26

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2004, 2005, 2006, 2007 của VIETRANS Khác
2. Giáo trình Marketing căn bản Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2002 3. Tài liệu kho vận ngoại thương – Trường đại học Kinh tế quốc dân Khác
5. Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế- Phạm Mạnh Hiền Nxb Thống kê 2004 Khác
6. Quá trình hình thành và phát triển công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Khác
7. Website của bộ thương mại: www.mot.gov.vn Khác
8. Website của hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS: www.viffas.org Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans)
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 31)
Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam  thực hiện giai đoạn 2005-2007 - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans)
Bảng 2.1 Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam thực hiện giai đoạn 2005-2007 (Trang 34)
Bảng 2.3 : Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo  khu vực thị trường. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương (Vietrans)
Bảng 2.3 Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo khu vực thị trường (Trang 43)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w