1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)

71 288 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 588 KB

Nội dung

Chuyên đề thực tập MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chương 1: Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và khái quát về công ty giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans .6 1.1. Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải .6 1.1.1. Phát triển thị trường dịch vụ 6 1.1.1.1. Phát triển thị trường dịch vụ và vai trò, ý nghĩa của việc phát triển thị trường dịch vụ .6 1.1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường dịch vụ của doanh nghiệp 8 1.1.2 Dịch vụ giao nhận vận tảiphát triển thị trường giao nhận vận tải. 9 1.1.2.1. Dịch vụ giao nhận vận tải 9 1.1.2.1.1. Dịch vụ vận tải .9 1.1.2.1.2. Dịch vụ giao nhận 10 1.1.2.1.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ giao nhậnvận tải 13 1.1.2.2. Thị trường dịch vụ giao nhận vận tảiphát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải 13 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của doanh nghiệp 15 1.1.3.1 Các nhân tố chủ quan .15 1.1.3.2. Các nhân tố khách quan 16 1.2. Khái quát về công ty Giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans 20 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển 20 1.2.2. Chức năng- hoạt động .22 1.2.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức 27 1.2.4. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty .30 Hoàng Khánh Huân TMQT46 1 Chuyên đề thực tập Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Công ty Vietrans 34 2.1. Tổng quan về sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam.34 2.2. Thực trạng thị trườngcông tác phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Vietrans .41 2.2.1. Về thị trường .42 2.2.2. Về đối thủ và khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường 45 2.2.3. Về thị phần và chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty trên thị trường 47 2.3. Đánh giá công tác phát triển thị trường giao nhận vận tải tại Vietrans 48 Chương 3: Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Công ty Giao nhận kho vận ngoại thương .51 3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty trong giai đoạn tới .51 3.1.1. Phương hướng-nhiệm vụ 51 3.1.2. Mục tiêu .53 3.2. Biện pháp phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải tại Vietrans 54 3.2.1. Giải pháp thị trường 54 3.2.1.1. Xây dựng chiến lược phát triển thị trường 54 3.2.1.2. Đẩy mạnh nghiên cứu nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng .55 3.2.1.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ và xây dựng cơ cấu giá hợp lý 56 3.2.1.4. Tìm hiểu, đánh giá và có chiến lược thích hợp với các đối thủ cạnh tranh 57 3.2.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại 59 Hoàng Khánh Huân TMQT46 2 Chuyên đề thực tập 3.2.1.6. Xây dựng và hoàn thiện nghiệp vụ kinh doanh cho các đại lý, chi nhánh của Công ty trong và ngoài nước 60 3.2.1.7. Hạn chế đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của tính thời vụ để tạo sự chủ động trong kinh doanh 61 3.2.2. Các giải pháp về quản lý, tài chính, nhân sự .62 3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải 66 KẾT LUẬN 69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .70 Hoàng Khánh Huân TMQT46 3 Chuyên đề thực tập LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia đang nổi lên với nền kinh tế phát triển năng động và có tốc độ tăng trưởng cao thứ 2 thế giới. Các tổ chức kinh tế, tài chính trên thế giới đã đưa ra những đánh giá và sự báo rất khả quan về sự phát triển của nền kinh tế nước ta trong thời gian tới. Cùng với sự phát triển kinh tế là quá trình chúng ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Dấu mốc quan trọng cho quá trình này là nước ta đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới. Đóng góp cho sự phát triển chung của nền kinh tế có nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Trong đó ngành dịch vụ giao nhận vận tảimột ngành dịch vụ còn mới mẻ mới xuất hiện tại nước ta trong khoảng 20 năm trở lại đây nhưng đây là ngành dịch vụ được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng rất cao trong thời gian tới cùng với sự tăng trưởng của hoạt động xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó dịch vụ giao nhận vận tải còn là ngành phù hợp với điều kiện của nước ta và có thể tận dụng ưu thế về vị trí địa lí để phát triển thành ngành kinh tế có khả năng cạnh tranh cao và trên thị trường quốc tế và có đóng góp lớn cho nền kinh tế quốc dân. Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải. Trong đó công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)công ty hàng đầu của nước ta trong lĩnh vực này. Trong thời gian trước VIETRANS là công ty nhà nước độc quyền trong lĩnh vực giao nhận vận tải tại nước ta. Nhưng trong thời gian gần đây cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình mở của hội nhập kinh tế thì VIETRANS đã gặp nhiều khó khăn, mặc dù đã có nhiều nỗ lực và cố gắng nhưng quá trình phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải của công ty còn chưa thật sự có hiệu quả cao. Với mong muốn có thể góp một phần vào quá trình phát triển thị Hoàng Khánh Huân TMQT46 4 Chuyên đề thực tập trường giao nhận vận tải tại công ty nói riêng và nước ta nói chung nên em đã chọn đề tài: "Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)" Chuyên đề được kết cấu thành 3 chương: Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI VÀ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG - VIETRANS Chương 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETRANS) Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI TẠI CÔNG TY GIAO NHẬN KHO VẬN NGOẠI THƯƠNG (VIETRANS). Hoàng Khánh Huân TMQT46 5 Chuyên đề thực tập CHƯƠNG I Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải và khái quát về công ty giao nhận kho vận ngoại thương- Vietrans. 1.2. Một số vấn đề về phát triển thị trường dịch vụ giao nhận vận tải. 1.1.1. Phát triển thị trường dịch vụ. 1.1.1.1. Phát triển thị trường dịch vụ và vai trò, ý nghĩa của việc phát triển thị trường dịch vụ. * Dịch vụ: Dịch vụ, trong kinh tế học, được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là phi vật chất. Dịch vụ có các đặc tính sau: • Tính đồng thời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời; • Tính không thể tách rời: sản xuất và tiêu dùng dịch vụ không thể tách rời. Thiếu mặt này thì sẽ không có mặt kia; • Tính chất không đồng nhất:không có chất lượng đồng nhất; • Vô hình: không có hình hài rõ rệt. Không thể thấy trước khi tiêu dùng; • Không lưu trữ được: không lập kho để lưu trữ như hàng hóa được. * Thị trường dịch vụ: Thị trường dịch vụ có thể hiểu là chỉ địa điểm hay không gian của trao đổi cung ứng dịch vụ, đó là nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán các dịch vụ. * Phát triển thị trường: Phát triển thị trường với mục tiêu quan trọng hàng đầu của doanh nghiệp là làm tăng doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có chiến lược để phát triển thị trường thì doanh nghiệp luôn phải tính đến hiệu quả của việc phát triển thị trường đó mang lại, thước đo đầu tiên để Hoàng Khánh Huân TMQT46 6 Chuyên đề thực tập đánh giá chính là doanh thu và lợi nhuận từ việc phát triển thị trường đem lại cho doanh nghiệp. Chất lượng của sản phẩm dịch vụ và giá cả là hai yếu tố quan trọng trong phát triển thị trường. Khi muốn chiếm lĩnh thị trường thì doanh nghiệp phải có chất lượng sản phẩm tốt thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Trong nền kinh tế thị trường khi có nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh và cạnh tranh lẫn nhau thì khách hàng có nhiều sự lựa chọn, do vậy sự lựa chọn sẽ dành cho sản phẩm nào có chất lượng tốt hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn. Bên cạnh đó giá cả cũng là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển thị trường của doanh nghiệp. Giá cả sản phẩm sẽ được doanh nghiệp xây dựng phù hợp với từng giai đoạn phát triển. Giá cả phải hợp lý, linh động phù hợp với sự thay đổi của thị trường đảm bảo cho sự phát triển trong dài hạn. Nâng cao năng lực cạnh tranh cũng là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể thâm nhập thị trường mới và phát triển tốt hơn trên thị trường hiện tại. Khi mà sản phẩm cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp yếu kém thì khả năng đứng vững trên thị trường trước sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ khác và việc phát triển thị trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với một thị trường hàng hóa sản phẩm dịch vụ nào đó thì luôn tồn tại nhiều sản phẩm với thương hiệu khác nhau, người tiêu dùng sẽ chọn sản phẩm có uy tín và thương hiệu đã được khẳng định trên thị trường. Do vậy để phát triển thị trường doanh nghiệp phải tạo dựng được thương hiệu và uy tín cho sản phẩm. Điều này phải được khẳng định qua giá cả, chất lượng và sự thỏa mãn, hài lòng của người tiêu dùng trên thị trường. * Vai trò, ý nghĩa của phát triển thị trường dịch vụ. Trong quá trình sản xuất thì doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình biến đầu vào là nguyên nhiên vật liệu thành đầu ra chính là sản phẩm hàng hóa dịch vụ. Thị trường tiêu thụ chính là đầu ra cho sản phẩm đó, muốn tiêu Hoàng Khánh Huân TMQT46 7 Chuyên đề thực tập thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp cần có thị trường và phải tiến hành nhiều chiến lược và biện pháp để phát triển thị trường. Phát triển thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Trong sản xuất kinh doanh hàng hóa, mục đích của nhà sản xuất kinh doanh và của người bán là bán được nhiều hàng hóa và thu lợi nhuận. Vì vậy nền sản xuất càng phát triển thì việc bán hàng càng khó khăn hơn, khối lượng hàng hoá cần trao đổi ngày càng nhiều hơn và do đó cần thiết hơn cả là việc phát triển một thị trường mở rộng về không gian lẫn thời gian. Do đó làm tốt công tác phát triển thị trường là tiền đề then chốt để thúc đẩy sản xuất kinh doanh và định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 1.1.1.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của thị trường dịch vụ của doanh nghiệp. * Chỉ tiêu định lượng: Chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong sự đánh giá phát triển thị trường của doanh nghiệp đó chính là doanh thu và lợi nhuận từ việc phát triển thị trường đó mang lại. Mặc dù trong giai đoạn đầu phát triển thị trường doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận không cao thậm chí là phải bù lỗ nhưng khi xem xét đánh giá toàn bộ quá trình phát triển thị trường thì doanh thu và lợi nhuận tăng hay giảm thực sự thì doanh nghiệp có thể đánh giá được hiệu quả của sự phát triển thị trường đó. Kinh doanh dịch vụ có đặc thù, nó là một loại hàng hoá vô hình, rất khó để có thể đo lường, định lượng được do vậy mà chỉ tiêu để đánh giá khối lượng tiêu thụ hàng hoá dịch vụ đó chính là số lượng hợp đồng cung cấp dịch vụ đã thực hiện thành công. Khi tiêu dùng dịch vụ thì quá trình mua và bán luôn diễn ra đồng thời giữa người cung cấp và người tiêu dùng hay sản xuất và tiêu dùng không tách rời nhau. Số lượng dịch vụ đã tiêu dùng được đánh giá và thống kê trên chứng từ và các hợp đồng cung cấp dịch vụ của doanh Hoàng Khánh Huân TMQT46 8 Chuyên đề thực tập nghiệp, nó phản ánh khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường của doanh nghiệp như thế nào. Thị trường luôn tồn tại cạnh tranh và có nhiều nhà cung cấp, thị trường dịch vụ cũng vậy, mỗi một loại hình dịch vụ sẽ có nhiều nhà cung cấp. Để đo lường sự phát triển của thị trường đến đâu thì chỉ tiêu thị phần cũng phản ánh tương đối rõ nét. Khi sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp được đánh giá tốt hơn các sản phẩm khác trên thị trường thì thị phần cho sản phẩm đó chắc chắn là cao và khả năng chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp là rất lớn. * Các chỉ tiêu định tính: Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng dịch vụ là sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng về dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp. Do dịch vụ không có chỉ tiêu cụ thể và chuẩn mực để đánh giá về chất lượng do vậy mà nó tốt khi được người tiêu dùng cảm thấy hài lòng, đáp ứng được nhu cầu của họ đặt ra và họ sẽ tiếp tục tiêu dùng lại dịch vụ đó khi có nhu cầu. Ngược lại thì chất lượng dịch vụ đó là chưa tốt và doanh nghiệp sẽ mất khách hàng và cần phải có điều chỉnh để thoả mãn nhu cầu của họ. Uy tín và thương hiệu tuy khó định lượng và đánh giá nhưng nó là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá được sự phát triển thị trường của doanh nghiệp. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường ngày nay, việc tạo dựng được uy tín trên thị trường là tương đối khó và mất nhiều công sức. Nhưng nó có thể dự báo được khả năng đứng vững và thành công của doanh nghiệp trong tương lai. Do vậy mà khi đánh giá khả năng phát triển thị trường của doanh nghiệp ta phải xem xét đến uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp đó trên thị trường là như thế nào. 1.1.2 Dịch vụ giao nhận vận tảiphát triển thị trường giao nhận vận tải. 1.1.2.1. Dịch vụ giao nhận vận tải. 1.1.2.1.1. Dịch vụ vận tải. * Khái niệm: Vận tải được hiểu là hoạt động có mục đích của con người nhằm thay đổi vị trí của con người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác. Lịch Hoàng Khánh Huân TMQT46 9 Chuyên đề thực tập sử phát triển của vận tải gắn liền với hoạt động và sự phát triển của loài người. * Vai trò và ý nghĩa của vận tải đối với hoạt động kinh tế: Trích lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Giao thông vận tải rất quan trọng, quan trọng với chiến đấu, đối với sản xuất, đối với đời sống nhân dân. Nó như mạch máu của con người. Muốn chiến đấu tốt, muốn sản xuất tốt, muốn đời sống nhân dân bình thường thì giao thông vận tải phải làm tốt”. Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì vai trò của giao thông vận tải ngày càng quan trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. - Trong một quốc gia thì vận tải góp phần phục vụ và thúc đẩy sản xuất phát triển, bên cạnh đó vận tải còn giúp cho việc lưu thông hàng hóa và đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của xã hội. - Trong hoạt động kinh tế quốc tế: Vận tải giúp cho việc phát triển và mở rộng thị trường buôn bán quốc tế, mở rộng cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường. Vận tải quốc tế có thể bảo vệ tích cực hoặc làm xấu đi cán cân thanh toán quốc tế với hai chức năng phục vụ và kinh doanh. Mọi hoạt động buôn bán quốc tế đều cần đến dịch vụ vận tải, nó có quan hệ hữu cơ và gắn chặt với hoạt động kinh doanh quốc tế. 1.1.2.1.2. Dịch vụ giao nhận. * Khái niệm: Đặc điểm nổi bật của buôn bán quốc tế là người mua và người bán ở những địa điểm khác nhau. Sau khi ký hợp đồng thì hàng hóa được vận chuyển liên quan đến nhiều khâu khác nhau như: lựa chọn bao bì, đóng gói lưu kho, đưa hàng ra cảng, làm thủ tục gửi hàng, xếp hàng lên tàu, chuyển tải, bốc dỡ hàng hóa và giao cho người nhận .Những công việc đó được gọi là dịch vụ giao nhận. Hoàng Khánh Huân TMQT46 10

Ngày đăng: 26/12/2013, 13:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo tổng kết công tác kinh doanh năm 2004, 2005, 2006, 2007 của VIETRANS Khác
2. Giáo trình Marketing căn bản Trường ĐH Kinh tế quốc dân năm 2002 3. Tài liệu kho vận ngoại thương – Trường đại học Kinh tế quốc dân Khác
5. Nghiệp vụ giao nhận vận tải quốc tế- Phạm Mạnh Hiền Nxb Thống kê 2004 Khác
6. Quá trình hình thành và phát triển công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS) Khác
7. Website của bộ thương mại: www.mot.gov.vn Khác
8. Website của hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam VIFFAS: www.viffas.org Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 31)
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Trang 31)
Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam  thực hiện giai đoạn 2005-2007 - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 2.1 Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam thực hiện giai đoạn 2005-2007 (Trang 34)
Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam  thực hiện giai đoạn 2005-2007 - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 2.1 Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam thực hiện giai đoạn 2005-2007 (Trang 34)
Bảng 2. 3: Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo khu vực thị trường. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 2. 3: Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo khu vực thị trường (Trang 43)
Bảng 2.3 : Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo  khu vực thị trường. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 2.3 Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo khu vực thị trường (Trang 43)
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế của công ty. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 2.5 Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế của công ty (Trang 48)
Bảng 2.5: Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế của công ty. - Một số biện pháp nhằm phát triển thị trường giao nhận vận tải tại công ty giao nhận kho vận ngoại thương (VIETRANS)
Bảng 2.5 Doanh thu từ hoạt động giao nhận vận tải quốc tế của công ty (Trang 48)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w