Nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình phát triển với tốc độ tương đối nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế và được thế giới đánh giá rất cao, môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng hơn tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài. Trong sự phát triển chung của nền kinh tế, ngành dịch vụ giao nhận vận tải nước ta đã có bước tăng trưởng và phát triển khá tốt. Năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào khoảng 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006, vượt trên 3% so với kế hoạch Chính phủ đặt ra. Kim ngạch nhập khẩu của nước ta năm 2007 đạt 60 tỷ USD, tăng 26,7% so với năm 2006. Cùng với sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu thì khối lượng hàng hoá mà ngành giao nhận vận tải thực hiện được cũng tăng mạnh.
Bảng 2.1: Khối lượng hàng hoá ngành giao nhận vận tải Việt Nam thực hiện giai đoạn 2005-2007
Đơn vị: nghìn tấn
Chỉ tiêu 2005 2006 2007
Tổng khối lượng hàng hóa
đã thực hiện 263.980 295.495 317.309 Đường sắt 8.385 8.874 8.838 Đường bộ 172.798 195.996 212.263 Đường sông 55.259 59.196 62.984 Đường biển 27.449 31.332 33.118 Đường không 90 98 105 Nguồn: Tổng cục thống kê
Hiện nay nhiều hợp đồng giao nhận vận tải quan trọng và quy mô lớn, các doanh nghiệp Việt Nam đã đảm nhận và thực hiện rất tốt, uy tín cũng
được nâng cao trên thị trường thế giới. Biểu hiện cụ thể là nhiều quốc gia phát triển như Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Nhật…khi vận chuyển hàng hoá vào nước ta đã ưu tiên sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải do các doanh nghiệp trong nước đảm nhận. Triển vọng phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải trong thời gian tới là rất khả quan, đáp ứng nhu cầu vận chuyển và giao nhận hàng hoá của nền kinh tế.
Dịch vụ giao nhận vận tải là một loại hình kinh doanh còn tương đối mới mẻ, mới xuất hiện ở nước ta vào khoảng 20 năm trong khi trên thế giới thì dịch vụ này đã tồn tại và phát triển từ rất lâu. Tuy vậy nhưng trong thời gian gần đây dịch vụ này tại nước ta phát triển rất mạnh mẽ, đã có nhiều doanh nghiệp tham gia như: Vietrans, Giamatrans, Vinatransco, Vietrach…Chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, nghiệp vụ và phương thức giao nhận hiện đại theo xu hướng phát triển của thế giới. Các dịch vụ vận tải mới như giao nhận đa phương thức, giao nhận hàng hoá trọn gói “Door to Door”, phương tiện vận tải được trang bị hiện đại, đội ngũ nhân viên giao nhận chuyên nghiệp và được các doanh nghiệp nước ngoài thừa nhận là những minh chứng cho sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải tại nước ta.
Trong cơ cấu nền kinh tế quốc dân thì xu hướng ngành dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao. Nước ta là một quốc gia đang phát triển và trong chiến lược phát triển thì chúng ta cũng ưu tiên phát triển dịch vụ. Dịch vụ giao nhận vận tải là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế, khi phát triển không cần một nguồn vốn quá lớn và nó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn, cải thiện cán cân thanh toán quốc gia và đóng góp không nhỏ cho ngân sách. Do vậy mà hiện tại và trong tương lai chính phủ sẽ có đầu tư mạnh mẽ cho ngành này. Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải thì trong giai đoạn 2006-2010 tổng số vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông vận tải vào khoảng 200000 tỷ đồng
với tỷ trọng huy động vốn ngoài ngân sách tới ¼, tạo cơ hội lớn cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng giao thông.
Về đường bộ thì toàn bộ hệ thống quốc lộ và hầu hết tỉnh lộ phải được đưa vào đúng cấp kĩ thuật, mở rộng và xây dựng các quốc lộ có nhu cầu vận tải lớn, xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc trên hành lang vận tải quan trọng.
Đường sắt sẽ được hoàn thành việc mở rộng, nâng cấp các cảng tổng hợp quốc gia chính, xây dựng cảng nước sâu ở 3 vùng kinh tế trọng điểm, phát triển cảng trung chuyển quốc tế tiếp nhận tàu trọng tải lớn, đáp ứng nhu cầu vận tải.
Các cảng hàng không, sân bay quốc tế có quy mô và tiêu chuẩn kỹ thuật cũng sẽ được đầu tư xây mới nâng cấp, mở rộng ngang tầm khu vực, sân bay nội địa cũng được đầu tư đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế.
Việc đầu tư nâng cấp cho hệ thống giao thông vận tải của chính phủ trong giai đoạn tới đã tạo động lực to lớn thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải. Chất lượng dịch vụ sẽ được nâng cao, hoạt động giao nhận hàng hóa sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, tiết kiệm và chính xác hơn.
Bên cạnh sự đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng cho dịch vụ giao nhận vận tải thì các phương tiện phục vụ cho kinh doanh dịch vụ này của nước ta đã có sự phát triển vượt bậc. Các phương tiện chuyên dụng phục vụ cho việc vận chuyển và bốc xếp hàng hoá như xe nâng, xe cẩu, xe kéo, băng chuyền vận tải… đã được các doanh nghiệp sử dụng với công nghệ hiện đại, đáp ứng mọi nhu cầu bốc xếp hàng hoá tại các cảng.
Đội tàu phục vụ cho giao nhận vận tải bằng đường biển ngày một phát triển và có thể cạnh tranh với các đội tàu nước ngoài. Chúng ta đã đóng được nhiều tàu có tải trọng lớn như tàu chở hàng, container 2000-3000 tấn, mới đây lần đầu tiên Việt Nam đã được các công ty nước ngoài đặt mua như tàu chở
hàng 5190 tấn và tàu container 3000 tấn mới đây đã được đóng mới theo hợp đồng xuất khẩu sang Canada, Đan Mạch và nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng với sự phát triển của ngành đóng tàu thì đội tàu quốc gia đã được đầu tư, trang bị hiện đại, đội ngũ thuyền viên ngày một chuyên nghiệp đáp ứng được đòi hỏi khắt khe của vận tải biển quốc tế, điều này đã góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải của ta và góp phần giúp cho hoạt động giao nhận thuận lợi hơn và giá trị mà chúng ta thu được sẽ lớn hơn.
Vận tải hàng không trong những năm gần đây phát triển rất mạnh mẽ. Theo Cục hàng không dân dụng Việt Nam thì hiện tại hãng hàng không trong nước đang không ngừng mở rộng và phát triển mạng bay và mở thêm nhiều đường bay mới quốc tế và nội địa, hiện tại các hãng hàng không này đang khai thác 18 đường bay trong nước và 38 đường bay quốc tế bao gồm Châu Âu, Châu Á, Châu Úc và Bắc Mỹ. Số lượng hành khách và khối lượng hàng hóa mà các hãng hàng không trong nước trong nước là Vietnam Airlines và Pacific Airlines thực hiện trong thời gian qua tăng mạnh và đạt kết quả rất tốt. Tính đến hết năm 2007 thì các hãng này đã vận chuyển được gần 6,8 triệu hành khách trong đó có khoảng 3,1 triệu hành khách trong các chuyến bay quốc tế và khoảng 3,7 triệu hành khách trên các chuyến bay nội địa, khối lượng hàng hoá vận chuyển vào khoảng 106 nghìn tấn. Các dịch vụ vận tải do các hãng hàng không của nước ta cung cấp được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao và đạt tiêu chuẩn của thế giới, minh chứng cho điều này là Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế IATA đã chính thức đưa hãng hàng không quốc gia Việt Nam vào là thành viên.
Các dịch vụ vận tải bằng đường bộ và đường sắt và một số loại hình vận tải hiện đại khác đang có sự phát triển tốt và ngày càng được hiện đại hoá để đáp ứng nhu cầu của giao nhận vận tải và theo kịp sự phát triển của nền kinh tế.
Mặc dù đã có bước phát triển tương đối tốt trong thời gian gần đây nhưng dịch vụ giao nhận vận tải tại nước ta vẫn được các chuyên gia kinh tế đánh giá là mới chỉ ở mức tiềm năng, và vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém và bất cập cả từ phía Nhà nước và doanh nghiệp.
Nếu so sánh chất lượng của dịch vụ giao nhận vận tải của các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp vận tải nước ngoài thì chúng ta còn thua kém cả về phương tiện giao nhận và tính chuyên nghiệp của đội ngũ giao nhận vận tải. Khả năng chiếm lĩnh và phát triển thị trường tại nước ngoài của các doanh nghiệp nước ta còn yếu và chậm. Do là ngành mới phát triển tại nước ta nên các doanh nghiệp của ta chưa có được sự kinh nghiệm cùng nguồn lực cần thiết khác để phát triển thị trường quốc tế. Chúng ta chưa có nhiều các chi nhánh tại nước ngoài để thực hiện giao dịch và cung cấp các dịch vụ giao nhận trọn gói để thu được lợi nhuận là cao nhất.
Trong khi thị phần của các doanh nghiệp nước ngoài chưa cao thì tại thị trường trong nước chúng ta vẫn chưa thật sự khai thác tốt, nhiều hợp đồng vận chuyển vẫn để các doanh nghiệp nước ngoài đảm nhận. Hiện nay giá cước vận tải đường biển đối với hàng hoá xuất nhập khẩu thì các doanh nghiệp nước ngoài vẫn nắm khả năng chi phối cao chiếm tới hơn 80% thị phần vận tải. Đây thực sự là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước để có thể cạnh tranh và giành lấy thị phần trên thị trường.
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại nước ta thì các doanh nghiệp thường mua theo giá CIF và bán với giá FOB. Đây thực sự là một thói quen mua bán rất không có lợi cho ngành giao nhận vận tải. Mặc dù nhiều hợp đồng xuất nhập khẩu các doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng đảm nhận nhưng sự tin tưởng vào các doanh nghiệp giao nhận trong nước là chưa lớn, uy tín của các doanh nghiệp này trong giao nhận quốc tế chưa đủ để tạo dựng lòng tin và cũng do có sự liên kết và hợp tác giữa các doanh nghiệp
trong nước thực sự là chưa tốt. Chính điều này đã giúp cho các doanh nghiệp nước ngoài thu được lợi nhuận rất cao, nhiều hợp đồng giao nhận vận tải có giá trị lớn đều thuộc về tay họ và gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong nước và là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải nước ta.
Theo tính toán của hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế FIATA thì giá cước vận chuyển quốc tế thường chiếm 10-15% giá hợp đồng thương mại. Do vậy mà khi tiến hành ký kết các hợp đồng thì doanh nghiệp thường rất quan tâm đến điều khoản giao nhận hàng hoá và mức giá cước dịch vụ. Giá cước vận tải của nước ta nhìn chung vẫn còn cao hơn so với khu vực và thế giới làm giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp do vẫn độc quyền trong việc cung cấp dịch vụ về cảng biển và bốc xếp hàng hoá đã cố tình ép giá các chủ tàu và người giao nhận đẩy mức giá lên cao và mất uy tín trong kinh doanh.
Thị trường dịch vụ giao nhận vận tải phát triển phụ thuộc rất lớn vào sự quản lý cũng như cơ chế chính sách của Nhà nước. Mặc dù Nhà nước đã có sự đầu tư mạnh mẽ và đổi mới phương pháp quản lý nhưng vẫn còn một số tồn tại và bất cập ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ này. Khi hàng hoá xuất nhập khẩu vào nước ta thì hải quan là cơ quan quản lý và kiểm soát. Nhưng thủ tục hải quan còn phức tạp cùng đó là sự chậm trễ trong việc thông quan đã gây thiệt hại cho doanh nghiệp do phải lưu kho, lưu bãi hàng hoá, và phát sinh nhiều chi phí khác. Bên cạnh đó hầu hết các doanh nghiệp lớn hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải là các doanh nghiệp Nhà nước như Vinatransco, Gimatrans, Vietrans…nên sự kiểm soát của cơ quan chủ quản và các quy định về hoạt động các doanh nghiệp nhà nước đã tạo những sức ép
nên hoạt động kinh doanh và nhiều lúc đã làm mất cơ hội cũng như chưa phát huy hết được tiềm năng của các doanh nghiệp.
Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, ngoài những lợi ích mang lại cho phát triển kinh tế thì thách thức chúng ta gặp phải cũng không phải là nhỏ. Chúng ta phải thực hiện cam kết về mở cửa thị trường hàng hoá và thực hiện tự do hoá thương mại, các quốc gia yêu cầu chúng ta mở cửa mạnh nhất là thị trường dịch vụ trong đó có dịch vụ giao nhận vận tải. Đây thực sự là thách thức đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Nếu khi trước khi vào WTO thì các doanh nghiệp có thể độc quyền trong khai thác các hệ thống giao thông vận tải và cảng biển thì như một lợi thế thì nay các lợi ích đó sẽ phải chia sẻ và doanh nghiệp nào hoạt động tốt hơn sẽ có doanh thu và lợi nhuận cao hơn. Mới đây công ty Maersk A/S (Đan Mạch) đã được cấp phép và trở thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải với số vố điều lệ là 1 triệu USD, sự kiện này đã đánh dấu sự thâm nhập của các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải vào nước ta tạo nên sự cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường. Bên cạnh những quy định chặt chẽ của WTO về hỗ trợ và trợ cấp sẽ tạo cho các doanh nghiệp những khó khăn khi cần sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Nhưng nó cũng là động lực để thúc đẩy các doanh nghiệp nỗ lực phấn đấu mạnh hơn nữa để tồn tại và phát triển được trong môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Trên thế giới thì các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải thường có xu hướng liên kết và hợp nhất nhằm tạo ra tập đoàn có quy mô hoạt động rộng lớn, tăng khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường. Nhưng tại nước ta thì chưa có những liên minh, liên kết hợp tác giữa các doanh nghiệp để cùng kinh doanh, chia sẻ thị phần và cùng xây dựng chiến lược phát triển ra thị trường nước ngoài nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp
nước ngoài, tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên toàn thế giới. Đây cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp trong nước trước ngưỡng cửa của hội nhập. Kết luận: Nhìn chung cùng với sự phát triển của nền kinh tế, dịch vụ giao nhận vận tải nước ta đã có sự phát triển vượt bậc trong giai đoạn vừa qua và triển vọng trong tương lai là rất tốt. Mặc dù còn tồn tại một số yếu kém về chất lượng dịch vụ, giá cả còn chưa hợp lý, khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài còn yếu, cơ sở vật chất hệ thống giao thông vận tải tuy được đầu tư nâng cấp nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của dịch vụ giao nhận vận tải. Thị phần cũng như khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp nước ta còn thấp, lợi ích mà chúng ta thu được từ hoạt động giao nhận còn chưa cao, chưa thật sự tương xứng với tiềm năng của nước ta về khả năng phát triển dịch vụ này. Khó khăn trong đó còn phải nói đến sự cạnh tranh mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài khi chúng ta đã là thành viên của WTO nhưng nếu biết tận dụng cơ hội, vượt qua khó khăn cùng với sự khuyến khích và đầu tư hợp lý của Nhà nước trong tương lai các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải sẽ phát triển tốt, theo kịp sự phát triển của thế giới và đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển của nền kinh tế quốc dân và có đóng góp lớn cho ngân sách Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế đất