2.1. Tổng quan về sự phát triển dịch vụ giao nhận vận tải tại Việt Nam
2.2.1. Về thị trường
* Thị trường nội địa.
Với thị trường trong nước thì Công ty đã thiết lập hầu hết các chi nhánh ở các tỉnh, thành phố quan trọng là đầu mối để phát triển thị trường đó là: Hải Phòng, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện nay các chi nhánh đều đã tiến hành cổ phần hoá và quá trình kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải đã có hiệu quả cao. Hàng năm, ngoài văn phòng công ty thì các chi nhánh đã đóng góp khoảng 90% doanh thu. Trên thị trường nội địa thì Công ty là đơn vị hoạt động rất có hiệu quả trong việc giao nhận hàng hoá và Công ty có uy tín cao cũng như chất lượng dịch vụ nhưng doanh thu hàng năm theo ước tính thì cũng chỉ khoảng 30% trong tổng doanh thu thu được từ hoạt động giao nhận vận tải, điều này là do giá trị hợp đồng cũng như lợi nhuận của dịch vụ giao nhận vận tải trong nước là không lớn. Mặc dù vậy với sự tăng trưởng cao của nền kinh tế trong thời gian tới thì thị trường nội địa thực sự là một thị trường tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ giao nhận vận tải là rất cao.
Bảng 2.2: Doanh thu hoạt động giao nhận vận tải nội địa của công ty
Đơn vị: tỷ đồng
Năm 2004 2005 2006 2007
Tổng DT nội địa 40,99 49,57 62,41 81,14
DT từ giao nhận 26,23 31,72 39,94 51,929
DT từ vận tải 14,76 17,85 22,47 29,211
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu.
* Thị trường quốc tế là thị trường chính về dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty. Hiện nay Công ty đã có hoạt động giao nhận tại nhiều lãnh thổ và khu vực trên thế giới. Doanh thu hàng năm vào khoảng 70% trong tổng số doanh thu về dịch vụ giao nhận vận tải. Các thị trường chính của Công ty là:
+ Khu vực Đông Bắc Á với thị trường chính là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
+ Khu vực Nam Á với Ấn Độ và Pakistan. + Khu vực Tây Âu chủ yếu là các nước EU25. + Khu vực Đông Âu.
+ Khu vực Châu Mỹ có Hoa Kỳ, Cu Ba…
Bảng 2.3 : Cơ cấu Sản lượng giao nhận hàng hoá XNK của Vietrans theo khu vực thị trường. Đơn vị: Tấn 2005 2006 2007 Khu vực SL % SL % SL % Giao hàng ASEAN 15.139 27,4 18.859 28,1 22.721 28,6 Đông Bắc Á 9.890 17,9 10.571 15,7 14.459 18,2 Châu Âu 19.946 36,1 25.624 38,1 31.619 39,8 TT khác 10.278 18,6 12.272 18,1 10.328 13,4 Tổng xuất 55.253 100 67.326 100 79.445 100 Nhận hàng ASEAN 19.044 28,2 21.883 26,8 27.963 29,3 Đông Bắc Á 20.462 30,3 25.075 31,0 30.253 31,7 Châu Âu 16.410 24,3 20.458 25,1 25.959 27,2 TT khác 11.617 17,2 14.153 17,1 11.261 11,8 Tổng nhập 67.533 100 81.569 100 95.436 100 Tổng cộng 122.78 6 148.895 174.88 1
Nguồn: Phòng tổng hợp công ty Vietrans
Trong các thị trường mà Công ty tiến hành hoạt động giao nhận thì thị trường Asean, Đông Bắc Á, Châu âu là thị trường chủ yếu của Công ty, do các khu vực này có khoảng cách địa lý tương đối gần chúng ta, kim ngạch thương mại giữa nước ta về khu vực này là rất lớn, bên cạnh đó là các ưu đãi về thuế quan từ các hiệp định thương mại song phương nên doanh thu về dịch vụ giao nhận vận tải từ thị trường này là rất lớn chiếm tới khoảng hơn 80% trong doanh thu từ các thị trường quốc tế. Điều này cho thấy được tầm quan
trọng của thị trường này và lãnh đạo của Công ty rất chú trọng vào việc phát triển thị trường tại khu vực này. Trong thời gian qua Công ty đã mở thêm nhiều đại lý tại các nước Asean, Đông Bắc á và Châu âu, bên cạnh đó là tiến hành nhiều hoạt động quảng bá thương hiệu, tham gia các cuộc hội chợ, triển lãm nhằm giới thiệu về khả năng cung ứng dịch vụ tốt nhất cho các doanh nghiệp khi muốn xuất nhập khẩu hàng hoá vào nước ta. Tuy vậy thì sự phát triển thị trường tại khu vực này vẫn chưa thật sự tương xứng với sự phát triển thương mại. Trong giai đoạn 2001-2006 kim ngạch thương mại của nước ta với các nước Asean tăng 21,5% trong khi doanh thu từ việc kinh doanh của công ty trong cùng giai đoạn này chỉ tăng 10%, kim ngạch thương mại Việt Nam- EU dự kiến năm 2008 là 8,3 tỷ USD, tăng 22% so với năm 2007 nhưng tốc độ tăng trưởng thị trường của công ty năm 2007 so với 2006 chỉ là 15%. Chất lượng dịch vụ và năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường này còn yếu, khả năng phát triển thị trường sẽ gặp khó khăn do sự phát triển lâu đời cùng sự vượt trội về tài chính và kinh nghiệm của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao nhận vận tải.
Trong những năm gần đây thì kim ngạch thương mại của nước ta với Mỹ tăng mạnh nhưng tại thị trường này thì công ty chưa có nhiều hợp đồng vận chuyển và giao nhận. Mặc dù nhận thấy đây là thị trường rất lớn và khả năng thu lợi nhuận rất cao nếu tiếp cận và có được thị phần, nhưng do có khoảng cách địa lý tương đối xa và những cơ chế thủ tục của các nước về hoạt động giao nhận rất khắt khe nên rất khó cho các doanh nghiệp Việt Nam trong đó có công ty có thể tiếp cận và phát triển thị trường này. Ví dụ như ở Mỹ theo quy định của pháp luật nước này thì muốn kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải thì các công ty phải xin giấy phép của Bộ Hàng Hải ( FMC ), đặt cọc 150000USD, đăng ký vận đơn với FMC và phải xuất trình hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp…Do vậy tại thị trường Hoa Kỳ thì dịch vụ giao
nhận vận tải của công ty chưa thật sự phát triển, công ty mới chỉ dừng lại ở việc làm đại lý cho các doanh nghiệp của họ mà chưa thực sự cung cấp dịch vụ hoàn chỉnh.
Còn một số thị trường khác như Nam á, Châu úc, Nam Mỹ thì doanh thu của công ty về dịch vụ giao nhận vận tải là không cao, chiếm khoảng 15% doanh thu chủ yếu là các hợp đồng vận chuyển hàng hoá của Chính phủ, hàng viện trợ còn các hợp đồng thương mại thì vẫn hạn chế. Nhưng trong thời gian tới khi mà quan hệ kinh tế giữa nước ta và các khu vực này tăng lên thì đây là thị trường rất tiềm năng, sự phát triển của họ có nhiều nét tương đồng với nước ta nên việc thâm nhập thị trường của công ty sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Ban lãnh đạo công ty đang có nhiều chiến lược cũng như kế hoạch cụ thể để tập trung đầu tư cho phát triển các thị trường này.