Lời mở đầu Trước sự sôi động của nền kinh tế thị trường thế giới, không có một quốc gia nào có thể tồn tại và phát triển lại không tham gia vào phân công lao động quốc tế và trao đổi hàng hóa cũng như các hoạt động kinh doanh quốc tế như sợi dây liên kết giữa các nước với nhau, đóng góp một phần quan trọng vào nền kinh tế quốc dân cũng như chiến lược phát triển kinh tế của một quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đại hội lần thứ VI đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước. Trong đó sự đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại có một vị trí hết sức quan trọng. Tiếp đến , Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII lần nữa lại khẳng định:“ mở rộng đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền bình đẳng cùng có lợi, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực từ bên trong“. Nền kinh tế từ trạng thái khép kín này chuyển sang hòa nhập với nền kinh tế thế giới trong sự cạnh tranh gay gắt
Trang 1Đại hội lần thứ VI đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, xóa bỏ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế nhiều thành phần mở cửa vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước Trong đó sự đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại có một vị trí hết sức quan trọng Tiếp đến , Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII lần nữa lại khẳng định:“ mở rộng đa dạng hóa và đa phương hóa quan hệ kinh tế đối ngoại, trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền bình đẳng cùng có lợi, thu hút nguồn lực từ bên ngoài để phát huy mạnh mẽ các lợi thế và nguồn lực từ bên trong“ Nền kinh tế từ trạng thái khépkín này chuyển sang hòa nhập với nền kinh tế thế giới trong sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh tế quốc tế ở các quốc gia khác nhau Thời cơ
và thách thức đang còn là một ẩn số đồi với các doanh nghiệp gia công quốc tế ở Việt Nam Vì vậy đòi hỏi các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp gia công xuất khẩu cần phải có các biện pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh hoạt động của mình một cách có hiệu quả theo định hướng công ngiệp hóa hiện đại hóa đất nước Hiệu quả gia công xuất khẩu phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: năng lực quản lý, tình hình thị trường, kỹ thuật sản xuất, khả năng tài chính của doanh nghiệp Ngoài ra, các chính sách, công cụ quản lý kinh tế của nhà nước cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy, nâng cao hiệu quả gia công xuất khẩu Xuất phát từnhững lý luận chung về gia công quốc tế và những hiểu biết về công ty TNHH Đỉnh Vàng tôi đã quyết định chọn đề tài:
“ Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu giầy
da tại công ty TNHH Đỉnh Vàng“
Trang 2Chương I: Khái quát về công ty TNHH Đỉnh Vàng
1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Đỉnh Vàng
Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Đỉnh Vàng
Tên giao dịch : Golden top company limited
Tên công ty viết tắt : Golden top co.,ltd
Địa chỉ: 1166 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, p.Đông Hải, q.Hải An,Tp.Hải Phòng
Điện thoại : 031.3769981
Fax : 031.3769987
Email : goldentop_hp@hn.vnn.vn
Thành lập tháng 2 năm 1995
Loại hình doanh nghiệp : Công ty TNHH
Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 046670 do Sở KH&ĐT Hải Phòngcấp ngày 17/02/1995
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Hải Phòng là một trong 4 trung tâm sản xuất giầy dép lớn của toàn quốc ngoài
Hà Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh Quá trình hoạt động của các doanhnghiệp sản xuất giầy dép đóng một phần không nhỏ vào sự phát triển của thànhphố Một trong những ý nghĩa mang tính chất kinh tế và xã hội là các doanh nghiệpthu hút được nhiều lao động phổ thông Với lợi thế về cảng biển, lực lượng laođộng dồi dào, trong những năm qua ngành giầy dép Hải Phòng không ngừng lớnmạnh và phát triển Hiện tại Hải Phòng có gần 30 cơ sở sản xuất giầy dép với sảnlượng xuất khẩu khoảng 20 triêu đôi/năm, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng20.000 người lao động Một trong những doang nghiệp đã góp phần không nhỏ vàovào sự phát triển của ngành da giầy Hải Phòng cũng như của cả nước đó chính làCông ty TNHH Đỉnh Vàng
Công ty TNHH Đỉnh Vàng là doanh nghiệp da giày đầu tiên tại Hải Phòng ápdụng tiêu chuẩn ISO 9001, là một trong những doanh nghiệp có tiềm năng nhấttrong khu vực phía Bắc
Trang 3Năm 1994 thành lập Xí nghiệp tư nhân Đỉnh Vàng
Tháng 02/1995 chuyển mô hình sản xuất sang Công ty TNHH Đỉnh Vàng
Năm 1997, công ty TNHH Đỉnh Vàng đã ký kết hợp đồng với công ty Cổ phầnthương mại Liên Cửu tại thành phố Đài Trung – Đài Loan, thành lập nhà máy giầyLiên Dinh cùng hợp tác kinh doanh sản xuất các loại giầy chất lượng cao tiêu thutrên toàn thế giới Công ty bắt đầu đầu tư sản xuất năm 1998 với tổng diện tích đấtđai có 50.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 35.080 m2 với 11 dây chuyềnsản xuất đều được lắp đặt hệ thống tự động hóa và bán tự động với thiết bị máymóc tiên tiến hiện đại, đảm bảo sản phẩm đủ sức cạnh tranh ở các thị trường trongtiến trình hội nhập thương mại quốc tế
Thực hiện chủ trương của Thành ủy – HĐND – UBND Thành phố HảiPhòng chuyển dần các cơ sở sản xuất công nghiệp ở nội thành ra ngoại thành đểtừng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các huyện, giải quyết lao động nôngnhàn, đặc biệt là lao động trẻ , thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hố nông nghiệpnông thôn góp phần xóa đói giảm nghèo, đồng thời góp phần phát triển các ngànhkinh tế khác của thành phố như: sản xuất bao bì, vận tải hàng hóa, may mặc, cácloại dịch vụ khác…
Công ty TNHH Đỉnh Vàng đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô sảnxuất cải thiện nâng cao đời sống công nhân Năm 2002, công ty xây dựng thêm nhàmáy mũ giầy Vĩnh Bảo có nhiệm vụ chuyên may mũ giầy cung cấp cho nhà máyLiên Dinh.Năm 2005, công ty khánh thành nhà ăn cho công nhân và khánh thànhkhu ký túc xá 9 dãy 2 tầng phục vụ cho công nhân tỉnh ngoài, nhà xa
Hiện nay, tổ chức bộ máy của công ty bao gồm 4 nhà máy Nhà máy chínhnằm liền kề đường Phạm Văn Đồng (km 9,Đường Cầu Rào, Đồ Sơn) thuộcphường Hải Thành, quận Dương Kinh,cách trụ sở Văn phòng công ty 12km 2 nhàmáy thành viên tại huyện Vĩnh Bảo (1 tại thị trấn Vĩnh Bảo,1 tại xã Tam Cườngcách huyện lỵ Vĩnh Bảo 10km) và 1 xưởng tại thị trấn Diêm Điền,huyện TháiThụy, tỉnh Thái Bình
Tổng số cán bộ,công nhân lao động trong danh sách: 8.976 người (tính đến31/10/2010)
Trang 4Trong đó : Lao động nữ 7.432 người chiếm 82%
Kết cấu lao động :
Người Hải Phòng : 6.660 người
(trong đó người ngoại thành chiếm 68% )
Người ngoại tỉnh : 2.316 người
Trong suốt hơn 10 năm hoạt động và phát triển không ngừng , Công ty TNHHĐỉnh Vàng đã được tặng nhiều cờ, bằng khen của TW, Bộ Công Thương, Bộ CôngNghiệp, UBND Thành phố Hải Phòng, Sở Công Nghiệp Hải Phòng về kết quả sảnxuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, ủng hộ đồng bào bị thiên tai bão lụt, làm từthiện, nhân đạo mà tiêu biểu là các danh hiệu sau :
Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ tặng Công ty và Giám đốc
Cờ thi đua xuất sắc của UBND Thành phố Hải Phòng và Sở Công nghiệp HảiPhòng liên tục từ năm 1998 đến 2003
Giải thưởng Sao Đỏ năm 2000 dành cho Giám đốc đạt thành tích Doanh nghiệp trẻxuất sắc
Năm 2003 Chủ tịch nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng 3 cho giám đốcNguyễn Kim Thúy về thành tích xuất sắc từ năm 1998 đến 2002 và bằng khen củaUBND thành phố Hải Phòng tặng Giám đốc danh hiệu “ Giám đốc doanh nghiệptrẻ tiêu biểu của Thành phố Hải Phòng “
Năm 2008:
Bằng khen của Chủ tịch thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Chứng chỉ của Bộ Công thương về doanh nghiệp xuất khẩu uy tín
Bằng khen của của UBND thành phố về công tác PCCC 5 năm từ năm 2003 đếnnăm 2008
Ngoài ra , với đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn “ công ty đã tích cực đóng góp vàvận động CBCNLĐ tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo từ thiện đó là :
Ủng hộ đồng bào lũ lụt ở miền trung, Tây Nguyên …
Ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam
Ủng hộ Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Hải Phòng, quỹ vì ngườinghèo, Mái ấm công đoàn…
Trang 5Trong quá trình hoạt động Công ty TNHH Đỉnh Vàng đã trưởng thành và pháttriển hơn rất nhiều, không ngừng mở rộng qui mô trở thành Doanh nghiệp lớn, có
uy tín trên cả nước
1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Sản xuất, gia công hàng da, giả da, vải may mặc xuất khẩu Dịch vụ du lịch, khách sạn Xây dựng công trình công nghiệp và dân dụng
Kinh doanh hàng tư liệu sản xuất, vật tư, thiết bị điện máy Sản xuất gia công, và mua bán sản phẩm nhựa plastic
Kinh doanh hàng nông, hải sản, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp , máy công, nông nghiệp, vật tư nông nghiệp Vận tải hàng hóa đường bộ Đại lý bán vé máy bay Sản xuất bao bì giấy, carton, nhựa tơ dứa In lưới bao bì
Hoạt động đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn tại nước ngoài
Đầu tư xây dựng phát triển công nghiệp và nhà ở Kinh doanh bất động sản
Hoạt động dạy nghề, bổ túc nghề và hoạt động dịch vụ tư vấn về dạy nghề
Tư vấn đầu tư trong nước và nước ngoài
Trồng rừng và sản xuất xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Sản xuất, gia công sản phẩm cơ khí
Dịch vụ vận chuyển hàng hóa hàng không Phun sơn, in lụa Chạm khắc, cắt trên các chất liệu da, mica, gỗ, cao su, thủy tinh, nhựa Đại lý ký gửi mua bán ôtô, xe máy, phụ tùng thay thế và bảo dưỡng, sửa chữa
Đầu tư kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Sản xuất, gia công, mua bán keo dán tổng hợp Sản xuất gia công đế giầy (TPR), mousse xốp, băng keo dán các loại
Đại lý mua bán ký gửi sản phẩm da, phụ liệu ngành giầy Sản xuất kinh doanh, gia công sản phẩm hóa chất thông thường ( trừ hóa chất có tính độc hại mạnh )
Sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc, thiết bị
Trang 6 Hoạt động của các đại lí du lịch, kinh doanh tua du lịch và các dịch vụ hỗ trợ, liên quan đén quảng bá và tổ chức tua du lịch.
Hoạt động thể thao, vui chơi, giải trí
Trong đó lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty là Sản xuất, gia cônghàng da, giả da, vải may mặc xuất khẩu
Chức năng nhiệm vụ của công ty
Công ty TNHH Đỉnh Vàng là doanh nghiệp chuyên sản xuất và gia công hànggiày dép, may mặc xuất khẩu Từ đầu tư sản xuất đến cung ứng, tiêu thụ sản phẩm,xuất nhập khẩu nguyên liệu phụ liệu thiết bị phụ tùng, sản phẩm và các hàng hoákhác liên quan đến da ,giả da, cao su, nhựa.Trong hoạt động kinh doanh công ty cónhiệm vụ cụ thể sau:
+Xây dựng kế hoạch phát triển, hàng năm phù hợp với nhu cầu thị trường,
ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng đã ký với đối tác
+Đổi mới hiện đại hoá công nghệ và phương thức quản lý, tiền thu từchuyển nhượng phải được tái đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ của công ty
+Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo qui định của bộ luậtlao động và luật công đoàn
+Thực hiện các qui định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường quốcphòng và an ninh quốc gia
+Thực hiện chế độ báo cáo thống kê , kế toán theo định kỳ theo qui định củacông ty và nhà nước,chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó
+Chịu sự kiểm tra của công ty, tuân thủ các qui định về thanh tra và của cơquan tài chính và nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật
Trang 7Phòng xuất nhập khẩu
Phòng
kế toán
Nhà máy
Bộ phận lao động sản xuất kinh doanh
Phòng nhân sựGiám đốc
Kho vật
tư Phòng
mẫu
Bộ phận pha cắt
Bộ phận đế
Bộ phận máy
Bộ phận thành hình
Cơ điện Phục vụ Bảo vệ
Phó giám đốc tài chính
Bộ phận lao động phục vụ
Trang 8Căn cứ vào yêu cầu của hoạt động sản xuất Công ty TNHH Đỉnh Vàng tổchức quản lý theo cơ cấu trực tuyến chức năng.
Chức năng nhiệm vụ các bộ phận
Giám đốc : là người chịu trách nhiệm về mọi lĩnh vực hoạt động sản
xuất của công ty; là người điều hành cao nhất trong công ty , phụ trách chung vàtrực tiếp chỉ đạo công tác kế hoạch, ký kết các hợp đồng lao động, hợp đồng kinh
tế Giám đốc trực tiếp chịu trách nhiệm với phía đối tác về kế hoạch sản xuất, kếhoạch bảo tồn và phát triển vốn Công ty
Phó giám đốc tài chính : phụ trách chỉ đạo phòng nhân sự, phòng kếtoán, phụ trách xây dựng cơ bản và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộtình hình tài chính Công ty Là người đưa ra các kế hoạch nâng hạ bậc lương, kỷluật, khen thưởng trình giám đốc xét duyệt Phụ trách quản lý bộ phận lao độngphục vụ
Các phòng ban chức năng
Phòng nghiệp vụ : quản lý và sắp xếp các đơn hàng từ Đài Loanchuyển sang.Theo dõi tiến độ sản xuất và đảm bảo yêu cầu phía Đài Loancung cấp đúng, kịp thời các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất theo tiến độ Chịutrách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ số lượng nguyên vật liệu cho sản xuất
Phòng quản lý sản xuất : lập tiến độ sản xuất cho toàn công ty trìnhgiám đốc và phó giám đôc sản xuát ký duyệt Cùng phòng nghiệp vụ chịu tráchnhiệm theo dõi cung cấp đủ nguyên vật liệu cho sản xuất theo đúng tiến độ
Phòng xuất nhập khẩu : chịu trách nhiệm về các chứng từ, thủtục hải quan, đảm bảo nhập khẩu hàng hóa nguyên vật liệu từ nước đối tác và
Trang 9xuất khẩu thành sản phẩm giầy dép đi các nước đặt hàng theo đùng thời gian, đúngqui định.
Phòng nhân sự - y tế : chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhân sự, bốtrí lao động , tuyển dụng và quản lý lao động cũng như các chế độ chính sách liênquan đến lao động Xây dựng kế hoạch lao động, tổ chức huấn luyện đào tạo côngnhân về chuyên môn nghiệp vụ và về luạt lao động, lập và tổ chức thực hiện kếhoạch hành chính sự nghiệp Quản lý, cấp phát thuốc men, chăm lo và bảo vệ sứckhỏe cho toàn bộ cán bộ công nhân công ty
Phòng kế toán : Mở sổ sách kế toán ghi chép phản ánh các nghiệp vụkinh tế phát sinh trong tháng, tổng hợp thành quyết toán định kỳ, theo dõi, quản lýtài sản cố định, thực hiện các chế độ báo cáo tài chính kế toán theo qui định củaNhà nước Làm lương và thanh toán lương cho công nhân
Mỗi nhà máy chia thành 2 bộ phận quản lý :
Bộ phận lao động sản xuất kinh doanh
Đó là các đợn vị trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của công ty.Phải nói đến đầu tiên là một đơn vị quan trọng – một yếu tố đầu vào không thểthiếu, không thể không hoàn thiện – đó là ho vật tư – nơi tiếp nhận, kiểm đếm vàcung cấp toàn bộ nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất Tiếp sau kho làmột loạt các đơn vị trực tiếp lao động sản xuất: Phòng mẫu, pha cắt, bộ phận đế,may, thành hình Đứng đầu các đơn vị là các chủ nhiệm chịu trách nhiệm trực tiếptrước giám đốc về mọi vấn đề thuộc khu vực hiện trường sản xuất, quản lý theo dõicác đơn hàng của bộ phận mình thực hiện
Dưới chủ nhiệm là các quản đốc phân xưởng chịu trách nhiệm về kỹthuật sản xuất sản phẩm phân xưởng mình, theo dõi đôn đốc các cán bộ dưới quyềnđảm bảo sản xuất đúng tiến độ,đúng yêu cầu của khách hàng cả về số lượng vàchất lượng Cán bộ cấp dưới là các tổ trưởng ca trưởng nhận sự chỉ đạo của quảnđốc trực tiếp quản lý điều hành công nhân làm ra sản phẩm Cuối cùng là các côngnhân kĩ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm , tất cả cùng làm việc dưới sựlãnh đạo quản lý chung của chủ nhiệm
Trang 10 Tổ phục vụ : chăm lo vấn đề cơm nước, cháo mùa hè cho toàn bộ cán
bộ công nhân viên ,đảm bảo giữ gìn vệ sinh sạch đẹp trong khuôn viên công ty,chăm sóc và trồng mới các loại cây cảnh xung quanh các phân xưởng sản xuất.Như vậy, cơ cấu tổ chức của công ty tương đối hoàn chỉnh, trách nhiệm vàquyền hạn các bộ phận, phòng ban được phân định rõ ràng, tạo điều kiện để họ cóthể phát huy sự năng động sáng tạo của mình, góp phần vào việc nâng cao hiệu quảkinh doanh
1.4 Tình hình tài sản của công ty.
Công ty TNHH Đỉnh Vàng là công ty tư nhân lên nguồn vốn của công ty chủ yếu
là vốn tự có và vốn vay Do là doanh nghiệp tư nhân cho nên công ty luôn chủ động lập ra kết hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm để có phương án huy động vốn một cách thích hợp tránh lãng phí
Bảng 1: cơ cấu nguồn vốn của công ty.
1 Vốn chủ sơ hữu 6.825.317.789 6.878.716.674
(Nguồn: phòng tài chính kế toán của công tyTNHH Đỉnh Vàng)
Nhìn vào bảng trên ta thấy nguồn vốn của công ty tăng nhẹ qua các năm Do Công
ty đang trong qua trình mở rộng sản xuất nên việc bảo toàn vốn là mục tiêu rất
Trang 11quan trọng của Công ty trong giai đoạn hiện nay Vốn vay có chiều hướng giảm xuống.
1.5 Tình hình nhân lực của công ty.
Nhân tố con người là nhân tố quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, do
đó, Công ty đã xác định: Lao động là yếu tố hàng đầu của quá trình sản xuất kinhdoanh Do đó, trong những năm qua, Công ty đã không ngừng chú trọng tới việcphát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng
Bảng 2: phân loại lao động
STT Chức danh người TS Nữ
Độ tu ổi Trình độ
<30 30~50 >50 ĐH CĐ
1 Nhân viên văn phòng 180 137 155 18 7 167 13
2 Nhân viên quản lý phân xưởng 210 186 179 31 36 45 3
Nhân viên kỹ thuật (cơ điện ,
Trang 12Bảng phân loại lao động cho ta thấy trình độ lực lượng lao động Công tyTNHH Đỉnh Vàng là khá phong phú Với lượng lao động dưới 30 tuổi chiếm 87%,
từ 30 – 50 tuổi chiếm 12.6%, và ngoài 50 tuổi chiếm có 0.3% trên tổng số cán bộcông nhân viên Như vậy lượng lao động của công ty phần lớn lao động trẻ Tổng
số cán bộ công nhân viên công ty là 8.976 người với số công nhân trực tiếp sảnxuất là 8.416 (94%), số lượng nhân viên gián tiếp là 560 người Là một công tychuyên về sản xuất giày dép, đặc thù của công ty không đòi hỏi trình độ học vẫncao trong mỗi công nhân Tuy nhiên ở một cơ sở sản xuất lớn với 8.976 công nhânviên, lao động nữ chiếm đông đảo (82%) mà tỷ lệ cán bộ công nhân viên có trình
độ Đại học (2,4%), cao đẳng (1,08%) là còn thấp,lại chủ yếu thuộc đơn vị vănphòng (180 người ), số cán bộ quản lý phân xưởng chỉ có 36 người tốt nghiệp Đạihọc, 45 người tốt nghiệp Cao đẳng trong số 210 người là rất ít để có thể phát huykhả năng sáng tạo, năng lực trong cung cách quản lý Hơn nữa số lao động chưalành nghề (950 người) của công ty tập trung chủ yếu ở bộ phận may và thành hình– đây là 2 bộ phận tương đối quan trọng trong dây chuyền sản xuất của công ty.Điều đó ảnh hưởng nhiều đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm
Vì thế công ty cần có kế hoạch chiến lược đào tạo trình độ cho công nhânviên cao hơn nữa để đáp ứng được những yêu cầu về kĩ thuật , máy móc ngày càngtối tân hiện đại Có như thế mới ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, nângcao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty
1.6 Khái quát kết quả kinh doanh của công ty năm 2012- 2013.
Trong một vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp hoạt ddộng trong ngành giày dép gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất và kinh doanh Tuy đã rất cố gắngsong hiệu quả hoạt động của Công Ty trong thời gian gần đây vẫn chưa cao lắm
1.6.1 Kết quả kinh doanh chung
Trang 13Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của công tyTNHH Đỉnh Vàng
lệch
So sánh(%)
Nhận xét: Nhìn vào bảng trên ta thấy
Tổng doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2012 là 12,58% tương ứng giảm
25493 triệu đồng.Trong khi đó mặc dù doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của công
ty năm 2013 tăng so với năm 2012 là 11,41% nhưng doanh thu từ các nguồn kháccủa công ty năm 2013 lai giảm so với năm 2012 là 23,29% việc giảm này là do cácmặt hàng khác của công phải cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh không chỉ ở thịtrường trong nước mà còn ở cả nước ngoài Tình hình khủng hoảng kinh kế do đókhách hàng chỉ quan tâm đến các mặt hàng thiết yếu như giày dép, may mặc , cònnhững mặt hàng khác thì họ không mấy quan tâm do đó sức mua đối với các mặthàng khác bị giảm.Đặc biệt công ty còn cho thuê một số nhà xưởng để sản xuấtnhưng thị trường này đang đóng băng một số doanh nghiệp trả lại xưởng sản xuất
do bị phá sản.Dẫn đến doanh thu của công ty giảm => lợi nhuận của toàn công tycũng giảm xuông 13,11% tương ứng giảm 1051 triệu đồng
Trang 141.6.2 Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu giầy dép của công ty.
Bảng 4 : Kết quả hoạt động gia công xuất khẩu giầy dép của công ty TNHH
Doanh thu Triệu đồng 418.076 416.007 99,5
Sản lượng xuất khẩu Đôi 6.036.861 5.677.966 94,05
Kim ngạch xuất khẩu USD 75.059.841 71.515.706 95,27
(nguồn Phó giám đốc kinh doanh)
Qua số liệu trên ta thấy tổng doanh thu năm 2013 giảm so với năm 2012một lượng tuyệt đối là 2069 triệu đồng tỷ lệ giảm tương ứng là 99,5%
Bên cạnh đó kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2012 là 75.059.841 USDsang năm 2013 là 71.515.706 USD , giảm 3.544.135 USD tương ứng với tỷ lệgiảm là 95.27% Trong đó thì sản lượng xuất khẩu năm 2013 là 5.677.966 đôi,năm 2012 là 6.036.861 đôi, giảm 358.895 đôi tương ứng với tỷ lệ giảm 94.05%.Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2013 là 361.668 triêu đồng giảm 23.175 triệuđồng so với năm 2012 là 384.843 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 93.99%.Trình độ công nghệ của công ty còn đang ở mức trung bình và trung bình khá, khá
lệ thuộc vào nước ngoài về trang bị máy móc Khả năng đầu tư và chuyển giaocông nghệ mới phụ thuộc vào nguồn tài chính hạn hẹp, đội ngũ chuyên gia hiểubiết sâu và cập nhật công nghệ còn quá ít và chưa đáp ứng được nhu cầu phát triểncủa doanh nghiệp, kinh nghiệm và khả năng đàm phán, ký kết hợp đồng về côngnghệ còn hạn chế Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm sản lượng xuấtkhẩu và giá trị sản xuất công nghiệp
Chương 2: Thực trạng hoạt động xuất khẩu giầy da
tại công ty TNHH Đỉnh Vàng
Trang 152.1 Một số vấn đề lý thuyết về hoạt động gia công xuất khẩu.
2.1.1 Hoạt động gia công xuất khẩu
a .Khái niệm, đặc điểm và vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu.
- Khái niệm: Gia công là hoạt động theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần
hoặc toàn bộ nguyên vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiềucông đoạn trong quá trình sản xuất Khi hoạt động gia công vượt khỏi phạm viquốc gia thì được gọi là gia công quốc tế
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch trong đó một bên được gọi là người đặtgia công sẽ giao nguyên vật liệu, mẫu mã, máy móc thiết bị cho bên kia ,đượcgọi là bên nhận gia công, đẻ sản xuất thành dạng thành phẩm hoàn chỉnh hơn rồigiao lại cho bên đặt gia công nhằm nhận khoản thù lao gọi là phí gia công
Gia công quốc tế nảy sinh do sự phát triển kinh tế của các nước không đồng đều,bên cạnh các nước có tiềm lực kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuật phát triển, thu nhậpbình quân đầu người cao, cũng còn nhiều nước nghèo chậm phát triển, thu nhậpbình quân đầu người thấp nên hình thức gia công xuất khẩu được sử dụng rộng rãi.Hoạt động gia công xuất khẩu nảy sinh từ nhu cầu của hai bên Một bên cần laođộng với tiền lương thấp, một bên có sẵn lao động giá rẻ nhưng lại thiếu vốn, thiếucông nghệ kỹ thuật, chưa có thị trường tiêu thụ Vì vậy, có xu hướng chuyển dịchviệc sản xuất những mặt hàng cần nhiều lao động từ các nước phát triển sang cácnước đang phát triển
- Đặc điểm: Trong gia công quốc tế hoạt động xuất nhập khẩu gắn liền với
hoạt động sản xuất
+ Mối quan hệ giữa bên đặt gia công với bên nhận gia công được xác định trong hợp đồng gia công Trong quan hệ hợp đồng gia công, bên nhận gia công chịu mọi chi phí và rủi ro của quá trình sản xuất gia công
+ Trong quan hệ gia công bên nhận gia công sẽ thu được một khoản tiền gọi là phígia công còn bên đặt gia công sẽ mua lại toàn bộ thành phẩm được sản xuất ra trong quá trình gia công
Trang 16+Gia công quốc tế thường sủ dụng trong những ngành hàng sử dụng nhiều laođộng
+ Về thực chất, gia công quốc tế là một hình thức xuất khẩu lao động nhưng làlao động được sử dụng, được thể hiện trong hàng hoá chứ không phải là xuất khẩulao động trực tiếp
- Vai trò của hoạt động gia công xuất khẩu.
+ Đối với bên đặt gia công: Việc thuê nước ngoài gia công cho mình có thể tìmkiếm được nguồn lao động giá rẻ cho sản xuất thay thế cho nguồn lao động giá caotrong nước, có thể phát triển được sản xuất, thu được lợi nhuận, chuyển giao đượccông nghệ sang các nước kém phát triển
+ Đối với các nước nhận gia công: Nhận gia công thuê cho nước ngoài trước hết giải quyết được vấn đề việc làm cho người lao động đặc biệt là lao động phổ thônggiúp giảm bớt vấn đề thất nghiệp Bên cạnh đó các nước này có thể tiếp thu được kinh nghiệm trong sản xuất cũng như việc tiếp cận thị trường, là bước đầu giúp cácdoanh nghiệp còn chưa đủ điều kiện tiến hành sản xuất xuất khẩu
b Các chủ thể tham gia.
- Đối với bên đặt gia công
+ Nghĩa vụ: Giao toàn bộ hoặc một phần nguyên vật liệu để gia công theo thỏa thuận tại hợp đồng gia công.Nhận và đưa toàn bộ sản phẩm gia công, máy móc, thiết bị cho thuê hoạc mượn , nguyên liệu , phụ liệu vật tư, phế liệu sau khi thanh
lý hợp đồng gia công Được cử chuyên gia đến việt namđẻ hướng dãn kỹ thuật sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm gia công theo thỏa thuận hợp đồng gia
công.Chịu trách nhiệm về quyền sủ dụng nhãn hiệu và xuất xứ hàng hóa Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam có liên quan đến hoạt động gia công và các điều khoản của hợp đồng ia công đã ký kết
+ Quyền: Nhận sản phẩm gia công theo đúng phương thức , thời hạn, địa điểm thỏa thuận.Đơn phương đình chỉ hợp đồngvà yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận gia công vi pham hợp đồng Có quyền cử đại diện kiểm tra giám sát việc gia công tại nơi nhận đặt gia công theo thỏa thuận giữa các bên
Trang 17- Đối vớ bên nhận gia công.
+ Nghĩa vụ: bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp Báo cho bên đặt gia công biết nếu nguyên vật liệu đó không đảm bảo chất lượng, từ chối thực hiện gia công nếu sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo gia sản phẩm gây nguy hại cho xã hội nếu không báo hoạc từ chối sẽ phải chịu trách nhiệm về sản phẩm tạo
ra Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận giữ bí maatj về quy rình gia công và tạo sản phẩm chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm nếu thực hiện bằng công việc của mình
+ Quyền: yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số
lượng , thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia coongneeus thấy chỉ dẫn có thể làm giảm chất lượng sản phẩm yêu cầubên đặt gia công tra đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thỏa
thuận
2.1.2 Các hình thức gia công xuất khẩu.
Có nhiều tiêu thức để phân loại gia công quốc tế như phân loại theo quyền sở hữunguyên vật liệu trong quá trình gia công, phân loại theo giá cả gia công hoặc phânloại theo công đoạn sản xuất
* Xét về mặt quyền sở hữu nguyên liệu:được chia thành 3 loại.
+ Nhận nguyên vật liệu, giao thành phẩm
Đây là phương thức sơ khai của hoạt động gia công xuất khẩu Trong phương thứcnày, bên đặt gia công giao cho bên nhận gia công nguyên vật liệu, có khi cả cácthiết bị máy móc kỹ thuật phục vụ cho quá trình gia công Bên nhận gia công tiếnhành sản xuất gia công theo yêu cầu và giao thành phẩm, nhận phí gia công Trongquá trình sản xuất gia công, không có sự chuyển đổi quyền sở hữu về nguyên vậtliệu Tức là bên đặt gia công vẫn có quyền sở hữu về nguyên vật liệu của mình
Ở nước ta, hầu hết là đang áp dụng phương thức này Do trình độ kỹ thuật máymóc trang thiết bị của ta còn lạc hậu, chưa đủ điều kiện để cung cấp nguyên vậtliệu, thiết kế mẫu mã nên việc phụ thuộc vào nước ngoài là điều không thể tránh
Trang 18khỏi trong những bước đi đầu tiên của gia công xuất khẩu Phương thức này cókiểu dạng một vài điểm trong thực tế Đó là bên đặt gia công có thể chỉ giao mộtphần nguyên liệu còn lại họ giao cho phía nhận gia công tự đặt mua tại các nhàcung cấp mà họ đã chỉ định sẵn trong hợp đồng.
có sự chuyển giao quyền sở hữu về nguyên vật liệu từ phía đặt gia công sang phíanhận gia công Sự chuyển đổi này làm tăng quyền chủ động cho phía nhận giacông trong quá trình sản xuất và định giá sản phẩm gia công Ngoài ra, việc tựcung cấp một phần nguyên liệu phụ của bên nhận gia công đã làm tăng giá trị xuấtkhẩu trong hàng hoá xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động gia công
+ Kết hợp.
Đây là phương thức phát triển cao nhất của hoạt động gia công xuất khẩu được ápdụng khi trình độ kỹ thuật, thiết kế mẫu mã của ta đã phát triển cao Khi đó bên đặtgia công chỉ giao mẫu mã và các thông số kỹ thuật của sản phẩm Còn bên nhậngia công tự lo nguyên vật liệu, tự tổ chức quá trình sản xuất gia công theo yêu cầucủa bên đặt gia công Trong phương thức này, bên nhận gia công hầu như chủđộng hoàn toàn trong quá trình gia công sản phẩm, phát huy được lợi thế về nhâncông cũng như công nghệ sản xuất nguyên phụ liệu trong nước Phương thức này
là tiền đề cho công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu phát triển
* Xét về giá gia công: Người ta chia việc gia công thành 2 hình thức
+ Hợp đồng thực thi, thực thanh.
Trong phương thức này người ta qui định bên nhận gia công thanh toán với bênđặt gia công toàn bộ những chi phí thực tế của mình cộng với tiền thù lao gia công
Trang 19Đây là phương thức gia công mà người nhận gia công được quyền chủ động trongviệc tìm các nhà cung cấp nguyên phụ liệu cho mình.
+ Hợp đồng khoán.
Trong phương thức này, người ta xác định một giá định mức cho mỗi sản phẩm,bao gồm chi phí định mức và thù lao định mức Dù chi phí thực tế của bên nhậngia công là bao nhiêu đi nữa, hai bên vẫn thanh toán với nhau theo giá định mức
đó Đây là phương thức gia công mà bên nhận phải tính toán một cách chi tiết cácchi phí sản xuất về nguyên phụ liệu nếu không sẽ dẫn đến thua thiệt
* Xét về số bên tham gia: người ta chia thành 2 loại gia công
+ Gia công hai bên
Trong phương thức này, hoạt động gia công chỉ bao gồm bên đạt gia công và bênnhận gia công Mọi công việc liên quan đến hoạt động sản xuất đều do một nhậngia công làm còn bên đặt gia công có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ phí gia công chobên nhận gia công
+ Gia công nhiều bên.
Phương thức này còn gọi là gia công chuyển tiếp, trong đó bên nhận gia công làmột số doanh nghiệp mà sản phẩm gia công của đơn vị trước là đối tượng gia côngcủa đơn vị sau, còn bên đặt gia công vẫn chỉ là một Phương thức này chỉ thích hợpvới trường hợp gia công mà sản phẩm gia công phải sản xuất qua nhiều công đoạn.Đây là phương thức gia công tương đối phức tạp mà các bên nhận gia công cầnphải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau thì mới bảo đảm được tiến độ mà các bên đãthoả thuận trong hợp đồng gia công
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động gia công quốc tế
* Yếu tố khách quan.
+ Xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại.
Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá và tự do hoá thương mại tạo ra sự thâm nhập thịtrường thuận lợi hơn cho các nước đang phát triển Hơn nữa, sự hoạt động của các
Trang 20tổ chức kinh tế thương mại khu vực,thế giới như AFTA,WTO Có vai trò thúcđẩy cho hệ thống tự do hoá thương mại.
Mặt khác, sự tăng trưởng Ngoại Thương nhanh của các nước đang phát triển trongvài thập kỷ qua trong khi thị trường đã có dấu hiệu bão hoà đang tăng mức độ cạnhtranh giữa các nước xuất khẩu có cơ cấu xuất khẩu giống nhau.Có một số nguyênnhân chính làm suy giảm xuất khẩu và cũng là yếu tố làm sự cạnh tranh trở lên sâusắc hơn,đó là:
Sự suy giảm tăng trưởng xuất khẩu gần đây do sự hội tụ bất thường của những yếu
tố tiêu cực có tính chu kỳ trong nền kinh tế thế giới và cả trong nền kinh tế khu vựcnhư: Sự suy giảm nhu cầu nhập khẩu do sự giảm sút tăng trưởng ở Nhật,Tây âu và
Mỹ Sự lên giá của tỷ giá thực ở một số nước Đông Á làm giảm xuất khẩu ở khuvực này
Đối tượng cạnh tranh thay đổi do chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu:các nước Châu Á
có xu hướng cạnh tranh mạnh với nhau hơn là các đối thủ xuất khẩu trên thế giới
do tính tương đồng ngày càng cao trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu Các đối thủcạnh tranh dựa vào mức chi phí thấp hơn nhờ xuất khẩu các mặt hàng có tỷ lệ laođộng cao như gia công xuất khẩu may mặc đang chịu sức ép lớn do sự tham gianhanh của Trung quốc vào thị trường thế giới
+ Pháp luật : Hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ gia công quốc tế bao gồm hệ
thống luật thương mại quốc gia, luật quốc tế và các tập quán thương mại quốc tế
Hệ thống pháp luật của một quốc gia có tác dụng khuyến khích hoặc hạn chế côngtác xuất khẩu thông qua luật thuế, các mức thuế cụ thể, quy định về phân bổ hạnngạch, các thủ tục hải quan…
+ Nhân tố về công nghệ :Hiện nay khoa học công nghệ trong các lĩnh vực của
ngành kinh tế rất được chú trọng bởi các lợi ích mà nó mang lại Nhờ sự phát triểncủa hệ thống bưu chính viễn thông các doanh nghiệp có thể đàm thoại trực tiếp vớikhách hàng qua telex, fax, telephone, internet…thu hẹp khoảng cách về không gian
và thời gian để giảm bớt chi phí Bên cạnh đó, yếu tố công nghệ còn tác động đến
Trang 21quá trình sản xuất, gia công chế biến hàng xuất khẩu, khoa học công nghệ còn tácđộng đến các lĩnh vực như vận tải, dịch vụ ngân hàng… đó cũng là yếu tố tácđộng đến công tác xuất khẩu.
+ Các yếu tố khác.
- Giá cả: vấn đề giá cả hàng hóa trong cơ chế thị trường rất phức tạp vì mỗi thị
trường có một mức giá khác nhau với cùng một loại hàng hóa Do vậy các doanhnghiệp cần phải phán đoán để lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu sao cho phù hợpvới thị trường về giá cả và sở thích
- Dịch vụ : thương mại rất cần thiết đối với sự phát triển của sản xuất hàng hóa
ngày càng đa dạng và phong phú Dịch vụ xuất hiện ở mọi giai đoạn của hoạtđộng bán hàng Nó hỗ trợ trước, trong và sau bán hàng Dịch vụ trước khi bánhàng nhằm chuẩn bị cho thị trường tiêu thụ, khuếch trương, thu hút sự chú ý củakhách hàng Dịch vụ trong quá trình bán hàng nhằm tạo dựng niềm tin cho kháchhàng Còn trong dịch vụ sau khi bán hàng nhằm tái tạo lại nhu cầu của kháchhàng Ngày nay các dịch vụ thương mại rất quan trọng nó thúc đẩy quá trình hoạtđộng của công tác xuất khẩu, các dịch vụ thương mại quan trọng như dịch vụ vậntải, dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ tài chính tín dụng…
* Những yếu tố chủ quan.
- Về con người:
Vấn đề về con người trong hoạt động kinh doanh là rất quan trọng Lãnh đạo quản
lý cần có những biện pháp kỷ luật khen thưởng rõ ràng để giữ vững kỷ cương,ngăn chặn kịp thời những khuynh hướng xấu Lãnh đạo công ty phải luôn luôn bồidưỡng đào tạo để nâng cao trình độ quản lý, nâng cao trình độ tay nghề cho từngcán bộ công nhân viên của mình, tuyển dụng, bố trí sử dụng và đào thải người laođộng có hiệu quả.Đào tạo chuyên môn và năng lực công tác là vấn đề quan trọngtrong hoạt động kinh doanh Trong công tác xuất khẩu từ khâu tìm hiểu thị trường,khách hàng đến ký hợp đồng xuất khẩu đòi hỏi cán bộ phải nắm vững chuyên môn
Trang 22và hết sức năng động Đây là yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sự thàng công củakinh doanh, để tạo ra hiệu quả cao nhất.
- Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty.
Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty quyết định quy mô sản xuất gia công vàkhả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường Năng lực sản xuất kinh doanh của công
ty thể hiện ở quy mô vốn, máy móc thiết bị, chất lượng đội ngũ công nhân và trình
độ quản lý của doanh nghiệp Ngày nay, khi muốn thâm nhập vào các thị trườnglớn thì các doanh nghiệp phải có khả năng đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn và
có thời gian giao hàng nhanh
-Về marketing :
Marketing ảnh hưởng rất lớn đến triển vọng phát triển và hiệu quả hoạt động củadoanh nghiệp làm hàng gia công Các nhân tố marketing bao gồm khả năng nắmbắt thông tin thị trường, mạng lưới bán hàng và các hoạt động quảng cáo khuếchtrương của doanh nghiệp
2.1.4 Nội dung của gia công xuất khẩu
a Nghiên cứu, tiếp cận thị trường gia công và tìm đối tác
Nghiên cứu thị trường gia công xuất khẩu là một trong các thủ tục và kĩ thuật đượcđưa ra để giúp các nhà kinh doanh làm gia công xuất khẩu có đầy đủ thông tin cầnthiết và từ đó đưa ra các kết luận chính xác nhằm tìm kiếm điểm đặt hàng gia côngxuất khẩu trong nước và quốc tế Để tìm kiếm đầu vào cho hoạt động kinh doanhcủa mình, các doanh nghiệp làm gia công xuất khẩu cần thực hiện các công việcchủ yếu sau:
* Nghiên cứu thị trường đặt gia công xuất khẩu
Mục đích của việc nghiên cứu này là tìm kiếm nhu cầu đặt gia công xuất khẩutrong và ngoài nước để lo đầu vào cho doanh nghiệp phù hợp với năng lực và loạisản phẩm làm gia công của doanh nghiệp Công tác nghiên cứu này cần phải trả lờiđược các vấn đề.:
Trang 23- Quy mô, cơ cấu và chiều hướng phát triển của thị trường gia công xuất khẩutrong và ngoài nước.
- Tình hình hoạt động làm gia công xuất khẩu của các doanh nghiệp hoạt độnggia công xuất khẩu trong nước
- Các giá gia công và chiều hướng biến động giá gia công trong nước và ở cácthị trường nhận gia công trong khu vực và thế giới
- Các điều kiện ràng buộc đặt ra của các hãng, các Công ty đặt gia công trong
và ngoài nước/
- Quy mô và thị phần sản xuất gia công quốc tế của các nước nhận gia côngtrong khu vực, tính chất và mức độ cạnh tranh giữa những nhà đặt gia công vànhững nhà nhận gia công và giữa hai loại đối tượng trên với nhau
* Nhận biết sản phẩm gia công xuất khẩu
Mục đích của việc nghiên cứu nhận biết sản phẩm gia công xuất khẩu nhằm lựachọn mặt hàng gia công xuất khẩu có lợi hơn cả Muốn vậy doanh nghiệp cần trảlời được các câu hỏi:
- Thị trường gia công đang diễn ra ở các mặt hàng nào?
- Tình hình gia công mặt hàng đó như thế nào?
- Mặt hàng gia công đó đang ở giai đoạn nào của chu kì nào sống?
- Sự tiến bộ về mặt công nghệ sản xuất ra mặt hàng gia công xuất khẩu diaanx
ra như thế nào?
* Lựa chọn đối tác đặt hàng gia công xuất khẩu
Mục đích chọn khách hàng đặt gia công là tìm đối tác đặt gia công mang lại nhiều
ưu đãi, sự cộng tác an toàn và thu phí gia công nhiều nhất
Việc lựa chọn đối tác đặt hàng gia công phải dựa trên cơ sở nghiên cứu về:
- Quan điểm đặt hàng và gia công của đối tác đó
- Uy tín và quan hệ bạn hàng trong gia công xuất khẩu
Trang 24- Các điều kiện mà bên đặt gia công đưa ra
- Lĩnh vực và phạm vi kinh doanh của đối tác
- Khả năng về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật
- Các ưu đãi do bên đặt gia công đưa ra
- Mức độ gặp rủi ro của đối tác
b Đàm phán, kí kết hợp đồng gia công xuất khẩu.
Đây là nội dung quan trọng của hoạt động gia công xuất khẩu mà kết quả thựchiện có ý nghĩa quyết định đến số lượng và sản lượng đầu vào của doanh nghiệplàm gia công xuất khẩu Ở đây có 3 công việc thực hiện:
- Thành lập tổ giao dịch ,đàm phán hợp đồng.
Đàm phán với các đối tác đặt gia công xuất khẩu đã được xác định, doanh nghiệpphải tổ chức ra một tổ, nhóm để thực hiện được chức năng giao dịch và đàm phánvới các đối tác đạt gia công
Cụ thể đàm phán dưới các hình thức khác nhau:
- Đàm phán qua hình thức thư tín
- Đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp
Việc đàm phán thương lượng được tiến hành qua các bước:
- Chào hàng của người đặt hàng gia công và người nhận gia công Người đặtgia công thể hiện rõ ý định của mình về việc đặt gia công xuất khẩu một hoặcmột số mặt hàng nào đó, người nhận gia công thể hiện rõ ý định sẽ nhận giacông xuất khẩu các mặt hàng mà bên đặt gia công nêu ra Trong chào hàng cóthể là: chào hàng cố định hay chào hàng tự do
- Hoàn giá: khi doanh nghiệp làm gia công xuất khẩu không chấp nhận hoàntoàn các điều kiện của người chào hàng mà đưa ra đề nghị mới thì đề nghị mớinày gọi là hoàn giá Mỗi lần đàm phán phải trải qua nhiều lần hoàn gia mới kếtthúc