0
Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

Giới thiệu chung:

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ VÀ LẬP BÁO THUẾ (Trang 33 -41 )

- Công văn 1729/TCTCS về chính sách miễn giảm tiền sử dụng đất đối với thân nhân liệt sĩ.

1. Giới thiệu chung:

Tổng Công Ty Cổ Phần Dệt May Hoà Thọ là một thành viên của Tập Đoàn Dệt May Việt Nam có trụ sở chính đặt tại số 36 - Ông Ích Đường – Phường Hòa Thọ Đông - Quận Cẩm Lệ - Thành Phố Đà Nẵng, cách sân bay quốc tế Đà Nẵng và Cảng Đà Nẵng khoảng 15km.

Sản phẩm Dệt May Hoà Thọ đã có mặt ở hầu hết các thị trường trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Đông, Nam Mỹ,…thông qua các nhà nhập khẩu lớn tại nhiều nước.

Với gần 7.000 lao động là cán bộ quản lý, các nhà thiết kế, kỹ thuật và công nhân may có tay nghề cao cùng với việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại, đã sản xuất khoảng 10 triệu sản phẩm trên năm.

Dệt May Hoà Thọ đã thực sự trở thành một trong nhưng doanh nghiệp may lớn nhất của ngành Dệt May Việt Nam.

2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty:Năm 1962: Năm 1962:

Được thành lập từ năm 1962, tiền thân có tên là Nhà máy Dệt Hoà Thọ (SICOVINA) thuộc Công ty Kỹ nghệ Bông vải Việt Nam. Năm 1975, khi thành phố Đà Nẵng được giải phóng, Nhà máy Dệt Hoà Thọ được chính quyền tiếp quản và đi vào hoạt động trở lại vào ngày 21/04/1975.

Năm 1993:

Đổi tên thành lập doanh nghiệp Nhà nước: Công ty Dệt Hoà Thọ theo quyết định thành lập số 241/TCLĐ ngày 24/03/1993 của Bộ Công nghiệp nhẹ.

Năm 1997:

Đổi tên thành Công ty Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 433/QĐ-TCLĐ của Tổng Công ty Dệt May Việt Nam.

Năm 2005:

Chuyển thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 200/2005/QĐ-TTg ngày 08/08/2005 của Thủ tướng Chính phủ.

Năm 2006:

Ngày 15/11/2006 chuyển thành Tổng Công ty Cổ phần Dệt May Hoà Thọ theo quyết định số 3252/QĐ-BCN của Bộ Công nghiệp, và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 01 tháng 02 năm 2007.

II.Tổ chức bộ máy quản lý: 1.Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty:

2.Nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban:

Phòng giám đốc : ( 1 người )

Tóm tắt công việc của vị trí giám đốc sản xuất: Giám đốc sản xuất là người chịu trách nhiệm cho hoạt động sản xuất diễn ra đúng kế hoạch, dựa trên năng lực sản xuất hiện tại của công ty & các đối tác trong chuỗi cung ứng, đáp ứng đúng yêu cầu về chất lượng sản phẩm. Quản lý tất cả các lao động trực tiếp, các phòng ban liên quan để thực hiện đúng theo yêu cầu sản xuất.

- Xây dựng và duy trì năng lực sản xuất.

- Cam kết sản phẩm đạt chất lượng đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật. - Cam kết kế hoạch sản xuất đúng tiến độ.

- Tối ưu hóa dây chuyển sản xuất, giảm thời gian phi sản xuất.

- Sửa đổi, cải tiến, cập nhật những phương pháp mới trong sản xuất, quản lý sản xuất. - Kiểm soát hàng tồn kho, hàng đang trong quá trình chờ sản xuất (WIP – Work In Process).

- Tối ưu hóa việc sử dụng máy móc, nguyên liệu, nhân lực để giảm thiểu sự thất thoát do sử dụng không đúng cách nguồn lực.

- Phối hợp cùng với bộ phận kinh doanh để trực tiếp đi gặp các khách hàng lớn để thương thuyết hợp đồng, giải quyết những vấn đề liên quan đến sản phẩm của khách hàng.

- Phối hợp với các bộ phận liên quan, đặc biệt là ban Văn Hóa Doanh Nghiệp để tạo nên một môi trường làm việc mà ở đó nhân viên được làm việc với một sự hài lòng & hạnh phúc cao nhất.

- Tham gia vào các công việc khác của công ty khi được yêu cầu.  Phòng kế toán ( 10 người )

Kế toán tồng hợp sẽ lo phần hành về việc hạch toán Thuế GTGT vào cuối kỳ 1.Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các đơn vị nội bộ, dữ liệu chi tiết và tổng hợp. 2. Kiểm tra các định khoản các nghiệp vụ phát sinh.

3.Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu kế toán chi tiết và tổng hợp.

4.Kiểm tra số dư cuối kỳ có hợp lý và Khớp đúng với các báo cáo chi tiết.

5.Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT và báo cáo thuế khối văn phòng CT, lập quyết toán văn phòng công ty.

6. Theo dõi công nợ khối văn phòng công ty, quản lý tổng quát công nợ toàn công ty. 7. In sổ chi tiết và tổng hợp khối văn phòng, tổng hợp công ty theo qui định.

8. Lập báo cáo tài chính theo từng quí, 6 tháng, năm và các báo cáo giải trình chi tiết trình Kế toán trưởng.

9. Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán.

10. Tham gia phối hợp công tác kiểm tra, kiểm kê tại các đơn vị cơ sở. 11. Cải tiến phương pháp hạch toán và chế độ báo cáo.

12. Thống kê và tổng hợp số liệu kế toán khi có yêu cầu.

13. Cung cấp số liệu Cho Ban Tổng Giám Đốc hoặc các đơn vị chức năng khi có yêu cầu.

14. Giải trình số liệu và cung cấp hồ sơ, số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu của phụ trách phòng TC-KT.

15. Kiến nghị và đề xuất biện pháp khắc phục cải tiến. 16. Lưu trữ dữ liệu kế toán theo qui định.

Quan hệ công việc:

Quan hệ nội bộ:

-Tất cả nhân viên, phòng ban trong công ty  Quan hệ bên ngoài:

- Cơ quan thuế - Ngân hàng -Khách hàng - Nhà cung cấp

Phòng vật tư ( 10 người )

• Công tác quản lý Vật tư – Thiết bị:

-Chịu trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, đôn đốc và tham mưu giúp Giám đốc về lĩnh vực quản lý, sử dụng phương tiện, máy móc, thiết bị, vật tư trong toàn Công ty.

- Phối hợp với các phòng ban trong việc xây dựng đơn giá cho thuê phương tiện, thiết bị

-Chủ trì trong việc xây dựng Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị và công tác bảo hiểm cho phương tiện, thiết bị.

-Tham mưu công tác điều động các phương tiện, thiết bị, vật tư giữa các đơn vị trong công ty. Hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị thành viên trong công tác quản lý vật tư thiết bị như lập báo cáo quyết toán ca máy, vật tư, nhiên liệu ..vv

-Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tham mưu cho Giám đốc về thanh lý tài sản cố định.

Công tác quản lý Kỹ thuật – Chất lượng – Khối lượng:

-Tham mưu cho Giám đốc hồ sơ thiết kế thi công các dự án phù hợp với năng lực của công ty.

-Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn phù hợp mà Công ty chọn. Duy trì hệ thống quản lý chất lượng có hiệu quả. Tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và cải tiến hệ thống.

-Giám sát, theo dõi kiểm tra phát hiện kịp thời những sự cố kỹ thuật trong quá trình làm việc và đề xuất các phương án xử lý trình Giám đốc phê duyệt cho các đơn vị thực hiện.

-Chủ động quan hệ với các đơn vị tư vấn, các cơ quan khoa học kỹ thuật của ngành của địa phương để nắm bắt những thông tin về khoa học và kỹ thuật mới áp dụng vào tình hình thực tế tại Công ty. Tham mưu cho Giám đốc về việc tổ chức quản lý, chỉ đạo công tác khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đầu tư phương tiện, thiết bị.

-Phối hợp cùng các phòng ban nghiệp vụ, đơn vị trực thuộc trong công tác tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, công tác thi nâng bậc công nhân hàng năm.

-Tổng hợp báo cáo kịp thời về công tác chuyên môn theo quy định. -Thực hiện các nhiệm vụ khác khi Lãnh đạo yêu cầu.

Phòng kinh doanh (10 người):

Công tác kế hoạch:

-Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai đoạn;

-Chủ trì lập kế hoạch SXKD của Công ty trong từng tháng, quý, năm và kế hoạch ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo yêu cầu của lãnh đạo Công ty;

-Thống kê, tổng hợp tình hình thực hiện các công việc sản xuất kinh doanh của Công ty và các công tác khác được phân công theo quy định;

-Hướng dẫn cho các đơn vị trực thuộc xây dựng kế hoạch năm của mỗi đơn vị. Tổng hợp các số liệu và lấy ý kiến của các phòng nghiệp vụ, các đơn vị thành viên để lập kế hoạch của Công ty.

-Phân tích đánh giá kết quả việc thực hiện kế hoạch tháng, quý, năm. Trên cơ sở đó dự thảo báo cáo tổng kết kế hoạch quý, năm, rút ra những mặt mạnh, yếu, tìm nguyên nhân để phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.

Công tác lập dự toán:

-Chủ trì lập dự toán, dự toán mua sắm vật tư thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

-Soát xét hồ sơ Tham mưu cho Giám đốc thẩm duyệt về dự toán, thanh quyết toán khối lượng thực hiện hoạt động công ích, sản xuất- thương mại - dịch vụ, các dự án đầu tư, mua sắm thiết bị để trình cấp có thẩm quyền duyệt.

-Chủ trì soạn thảo và quản lý các hợp đồng kinh tế, phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ kiểm tra theo dõi các công tác liên quan đến việc thực hiện các hợp đồng kinh tế -Tham mưu về Hợp đồng mua sắm phương tiện, thiết bị, vật tư nhiên liệu, hợp đồng sửa chữa phương tiện thiết bị và những hợp đồng trên các lĩnh vực khác theo quy định hiện hành. Phối hợp cùng các phòng ban thực hiện công tác nghiệm thu, thanh toán, quyết toán.

-Chủ trì trong công tác các định mức, quy chế khoán.  Phòng nhân sự (10 người):

-Xây dựng chiến lược nguồn nhân lực, chính sách nhân sự và lập ngân sách hoạt động nhân sự hàng năm

-Định kỳ thực hiện công tác khảo sát sự hài lòng của cán bộ, nhân viên về chính sách nhân sự của Công ty để tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo về các hoạt động nhân sự của Công ty.

-Lập sơ đồ cơ cấu tổ chức của các phòng/ban theo định kỳ. Lập kế hoạch nhân sự, hệ thống chức danh cho cả năm và điều chỉnh theo từng thời kỳ.

-Tham mưu và tổ chức thực hiện việc quy hoạch nhân sự để có lộ trình phát triển, bố trí nhân sự cho tương lai.

-Tham mưu và tổ chức thực hiện việc bổ nhiệm, điều chuyển, sắp xếp nhân sự phù hợp với mục tiêu phát triển của Công ty từng thời kỳ.

-Tham mưu và tổ chức thực hiện việc thêm, tách, gộp các bộ phận, phòng/ban trong Công ty theo mục tiêu phát triển của Công ty từng thời kỳ.

-Xây dựng hệ thống đánh giá thực hiện công việc của Công ty. Tổ chức công tác lập mục tiêu hàng quý đối với tập thể, cá nhân trong Công ty.

-Tổ chức thi đua, khen thưởng định kỳ và đột xuất -Tổ chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực

-Tổ chức tuyển dụng

-Thực hiện các chế độ quyền lợi: tiền lương công việc, lương đánh giá, BHXH, phúc lợi,…

-Tổ chức theo dõi, giám sát việc tuân thủ nội quy, quy định, thực hiện kỷ luật lao động theo quy định

-Thực hiện cập nhật, theo dõi và quản lý hồ sơ, thông tin nhân sự, giải quyết nghỉ việc,…

Phòng sản xuất (10 người):

-Lập kế hoạch sản xuất, điều độ sản xuất.

-Kiểm tra, đánh giá chất lượng nguyên vật liệu đầu vào.

-Kiểm tra sản phẩm trước khi nhập kho, xử lý sản phẩm không phù hợp. -Quản lý trang thiết bị sản xuất, và giám sát dụng cụ, thiết bị đo lường.

-Lập kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý. Tổ chức, sắp xếp, điều động nhân lực phù hợp để kiểm tra chất lượng nguyện vật liệu đầu vào. Phân loại, đánh giá nguyên vật liệu đầu vào, đánh giá nhà cung ứng phù hợp với yêu cầu của thực tế sản xuất.

-Tổ chức công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, kiểm soát quá trình sản xuất và chất lượng sản phẩm khi xuất xưởng. Lập kế hoạch bảo dưỡng định kỳ trang thiết bị của công ty. Phát hiện và đề xuất phương án xử lý kịp thời các hỏng hóc đột xuất trong quá trình sản xuất.

3.Luân chuyển chứng từ giữa các phòng ban:

Hiện công ty đang áp dụng hình thức ké toán “Nhật ký chung”. Các chứng từ phát sinh hàng ngày đều được cập nhật và ghi vào báo cáo bán hàng. Hàng ngày hoặc định kỳ 3-5 ngày, kế toán cửa hàng gửi bản báo cáo bán hàng kèm chứng từ gốc về phòng kế toán công ty.

Trình tự luân chuyển chứng từ:

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, các bộ phận đề xuất Ban lãnh đạo duyệt mua nguyên phụ liệu, công cụ dụng cụ dùng để sàn xuất sản phẩm, khi được duyệt sẽ tiến hành mua. Khi nhận hàng về sẽ đưa vào kho (viết phiếu nhập kho) sau đó xuất sử dụng theo yêu cầu sản xuất, hóa đôn chuyển bộ phận kế toán kiểm tra. Nếu là công cụ dụng cụ thì sẽ làm phiếu xuất kho ngay phục vụ co nhu cầu của công ty.

Kế toán thanh toán kiểm tra toàn bộ chứng từ thanh toán hợp lệ, sau đó tiến hành lập phiếu chi chuyển thủ quỹ chi tiền. Nếu thanh toán qua ngân hàng thì lập ủy nhiệm chi.

Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán sẽ vào bảng kê chi tiết từng tài khoản cho tất cả các nghiệp vụ phát sinh. Cuối tháng kế toán tổng hợp vào sổ các tài khoản. Đồng thời cuối tháng, từ bảng kê chi tiết sẽ lên bảng tổng hợp chi tiết.

Cuối kì, kế toán sẽ đối chiếu số liệu giữa bảng tổng hợp chi tiết và sổ cái các tài khoản liên quan. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh và lập báo cáo tài chính.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN THUẾ VÀ LẬP BÁO THUẾ (Trang 33 -41 )

×