Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu giầy da tại công ty TNHH đỉnh vàng (Trang 34 - 39)

- Về con người:

b.Thực hiện hợp đồng gia công xuất khẩu

- Bước 1: Xin phép thực hiện hợp đồng gia công

Sau khi kí hợp đồng nguyên tắc với phía nước ngoài Công ty làm luận chứng kinh tế trình lên Bộ thương mại để xin giấy phép cho thực hiện hợp đồng gia công. Luận chứng kinh tế này phải thể hiện được khả năng thực hiện hợp đồng của công ty, phải tính được các lợi ích thu được khi thực hiện hợp đồng, kế hoạch thực hiện theo thời gian.

- Bước 2: Xin hạn ngạch

Nếu là thị trường cần hạn ngạch thì phải đệ đơn lên Bộ ngoại thương để xin hạn ngạch

- Bước 3: Xin phép nhập khẩu nguyên phụ liệu.

Căn cứ vào số liệu bảng định mức tiêu hao nguyên phụ liệu Công ty sẽ tiến hành xin phép nhập khẩu nguyên phụ liệu cho từng hợp đồng.

- Bước 4: Làm thủ tục nhận nguyên vật liệu

Hàng gia công là hàng miễn thuế nhập khẩu hoàn toàn nhập nguyên phụ liệu bởi khi tiến hành gia công xong sẽ xuất ngược trở lại hoàn toàn không tiêu dùng trong nước. Do vậy một trong những khâu quan trọng là hoàn thành thue tục hải quan. Cơ quan hải quan có nhiệm vụ giám sát quá trình nhập nguyên phụ liệu và xuất thành phẩm, nguyên phụ liệu thừa ra nước ngoài.

Cùng với công văn cho phép nhập khẩu nguyên phụ liệu bộ chứng từ do bên B gửi sang Công ty sẽ làm thue tục hải quan. Bộ hồ sơ gồm:

+ Công văn Bộ thương mại cho phép nhập nguyên phụ liệu

+ Hợp đông giữa công ty và phía nước ngoài, có đính kèm phụ lục cho mã hàng. + Vận đơn

+ Hóa đơn thương mại + Phiếu đóng gói

+ Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu + Hạn ngạch( nếu có)

+ Tờ khai hải quan

Hải quan sau khi xem xét hồ sơ sẽ đóng dấu tiếp nhận tờ khai. Bộ hồ sơ này lưu lại hải quan. Nguyên liệu có thể kiểm tra tại khu cảng hoặc đưa ra khỏi cảng để kiểm tra. Sau mỗi lần nhận hàng, công ty và hải quan sẽ ghi số nguyên liệu vào số gia công do công ty và hải quan cùng giữ.

- Bước 5: Nhận hàng với tàu

Khi nhận được thông báo của hãng tàu hay đại lý hàng hải là tàu đã về đến cảng , công ty sẽ xuất trình bộ vận đơn gốc cho hãng tàu để nhận lệnh giao hàng, nhân viên của công ty tại Hải Phòng ra cảng nhận hàng.

- Bước 6: Gia công sản xuất

Sau khi nhận nguyên phụ liệu công ty chuyển nguyên phụ liệu về thẳng công ty để gia công. Tổ chức gia công cùng các kĩ thuật viên nước ngoài hướng dẫn giám sát, kiểm tra chất lượng.

Sau khi thực hiện gia công xong công ty sẽ tiến hành giao hàng cho phía nước ngoài.

- Bước 7: Làm thủ tục hải quan giao thành phẩm

Công ty lập tờ khai hải quan chi tiết về số lượng, bao bì, kí mã hiệu, thành phẩm xuất, nước nhập, đơn vị nhận hàng, người giao hàng. Bộ hồ sơ gồm:

+ Tờ khai hải quan + Vận đơn

+ Phiếu đóng gói

+ Hóa đơn thương mại( chi tiết phí gia công)

+ Bản định mức nguyên phụ liệu do đơn vị gia công lập và hải quan kiểm tra.

+ Giấy chứng nhận xuất xứ(Công ty phải xin giấy tại Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam)

+ Giấy chứng nhận về nguyên phụ liệu + Công văn cho phép thực hiện hợp đồng. + Hợp đồng gia công

+ Hạn ngạch

Trên cơ sở vận đơn được cấp Công ty lập bộ chứng từ gửi hàng ( Đồng thời là chứng từ thanh toán) gồm:

+ Vận đơn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phiếu đóng gói

+ Hóa đơn thương mại. + Giấy chứng nhận xuất xứ. + Giấy xác nhận nguyên phụ liệu + Hạn ngạch

Phía nước ngoài nhận bộ chứng từ này và tiến hành nhận hàng, đồng thời phải thanh toán tiền phí cho công ty.

- Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Phần lớn các hợp đồng gia công, công ty yêu cầu cho phía nước ngoài dùng luật Việt nam và tranh chấp phát sinh giải quyết tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam theo những nguyên tắc tố tụng của trung tâm này.

2.3. Đánh giá nhận xét:

Hoạt động gia công có vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh, sản xuất của Công Ty bởi gia công cung cấp việc làm cho người lao động và thu được lợi nhuận cho Công Ty. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động gia công rất dễ phát sinh rủi ro gây thiệt hại cho Công Ty về tài chính, uy tín. Nhận biết được vai trò của hoạt động gia công cũng như công tác ngăn ngừa rủi ro, trong nhiều năm qua Công Ty đã hạn chế được nhiều rủi ro, tổn thất phát sinh. Tuy vậy, quá trình thực hiện của Công Ty vẫn còn hạn chế làm cho một số hợp đồng chưa thành công.

2.3.1 Những mặt đã làm tốt

Mặc dù còn gặp rát nhiều khó khăn và trở ngại nhưng Công ty đã có những cố gắng rất lớn để trụ vững, ổn định và tạo hường đi lên nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu và kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty tích cực khai thác thị trường, chủ động đi tìm nguồn hàng , tìm khách hàng ngoài nước, trong nước, tranh thue sự giúp đỡ của UBND Thành phố Hải Phòng,...để nhận hạn ngạch trả nợ theo nghị định thư, tích cực tìm đầu mối nhận ủy thác xuất nhập khẩu để hạn chế số tiền phải bồi thường, đồng thời rút kinh nghiệm về phía mình như phẩm chất hàng hóa, số lượng đóng gói, thời hạn giao hàng...

Để duy trì sự tồn tại và phát triển của ngành hàng, Công ty đã đẩy mạnh nhập khẩu các mặt hàng nguyên phụ liệu phục vụ cho sản xuất từ Trung Quốc, Hồng Koong, Nhật, Triều Tiên như chỉ thêu, vải carton, da, giả da và nhập khẩu các mặt hàng dân dụng mà trong nước chưa sản xuất được nhưng còn thiếu để phục vụ cho nhu cầu phát triển của đất nước. Qua hoạt động nhập khẩu này, thu nhập của cán bộ công nhân viên trong công ty được tăng lên, lợi nhuận cho doanh nghiệp cũng được tăng lên.

Khi thị trường chính của Công ty bị thu hẹp, Công ty đã phát huy được tính tự chủ trong việc sản xuất và kinh doanh, năng động sáng tạo, mở rộng được các mối quan hệ của mình với khách hàng ở các nước tư bản phương Tây và một số nước trong vùng, sản phẩm cuat công ty đã được người tiêu dùng trên thị trường chấp nhận. Điều này đã góp phần không nhỏ vào việc duy trì tốt hoạt động này

trong tương lai. Công ty đã bỏ qua được khấu trung gian mà trực tiếp tìm kiếm và kí kết hợp đồng gia công với khách hàng.

Ngoài việc nhận gia công xuất khẩu, Công ty còn đẩy mạnh các hoạt động sản xuất trực tiếp(xuất khẩu trực tiếp) cho khách hàng nước ngoài, tạo thêm được việc làm, cải thiện đời sống cho nhân viên trong công ty, và thu mua hàng xuất khẩu, hoạt động này làm tăng tổng giá trị xuất khẩu đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Công ty.

Đối với ngành hàng, Công ty đã lựa chọn một chiến lược sản phẩm đúng đắn cho từng loại thị trường gia công cũng như khu vực thị trường. Sản phẩm được đa dạng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Việc mở roongjt hị trường sang các nước EU đã làm tăng số lượng xuất khẩu các loại giầy. Thu hút được khách hàng trong nước lẫn khách hàng nước ngoài đặc biệt là những khách hàng Tây Âu chứng tỏ uy tín của Công ty ngày càng được củng cố, Công ty đã tạo được niềm tin đối với khách hàng. Các hãng đặt gia công cho Công ty cũng có tiếng trên thế giới như NIKE (Mỹ), ACS(Đức),...sản phẩm gia công đã được bán váo những thị trường có thể cho là khắt khe như Đức, Ý , Pháp, Mỹ..từ đó có thế thấy được chất lượng sản phẩm của Công ty làm ra là đạt tiêu chuẩn cao, được người tiêu dùng nước ngoài chấp nhận, đã có thể cạnh tranh được trên thị trường quốc tế và đó cũng là nhờ Công ty đã có được một đội ngũ tay nghề cao, thành thạo và chuyên nghiệp.

Trong công tác thanh toán thì Công ty đã áp dụng nhiếu hình thức thanh toán khác nhau như mở thư tín dụng thương mại( thư tín dụng xuất nhập khẩu), phương thức trả tiền trước...sao cho đáp ứng, phù hợp với yêu cầu của khách hàng đông thời đảm bảo lợi ích cho Công ty.

2.3.2 Những tồn tại chủ yếu và nguyên nhân cơ bản.a. Những tồn tại chủ yếu a. Những tồn tại chủ yếu

* Công ty chỉ chú trọng mở rộng thị trường gia công mà chưa chú trọng đến những nhân tố quan trọng nội tại

Trong công tác mở rộng thị trường gia công xuất khẩu Công ty đã đạt nhiều kết quả(thâm nhập được các thị trường mới) tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:

Song song với việc mở rộng thị trường gia công mới thì Công ty đã không củng cố thị trường gia công truyền thống, đã làm cho khu vực thị trường này mai một đi, thậm chí có những thị trường không có kim ngạch xuất khẩu và hợp đồng gia công xuất khẩu ở một số thị trường Châu Á như Nhật Bản, Đài Loan,...Công ty đã không có biện pháp để vừa ổn định củng cố thị trường gia công cũ, vừa mở rộng thâm nhập thị trường gia công mới, nhất là thị trường nội địa như của khách hàng Bộ Quốc phòng, khu vực mỏ than, gang thép Thái Nguyên..để trang bị trang phục về bảo hiểm lao động cho các đơn vị này.

Chưa có tổ chức phân tích thị trường gia công quốc tế nên khi đàm phán kí kết hợp đồng thường bị ép giá phí gia công.

Trong chiến lược lựa chọn thị trường gia công nước ngoài thì Công ty đã chọn chiến lược tạp trung mà lẽ ra đối với đặc điểm của hàng giầy thì không nên sử dụng chiến lược này. Do đó khi Liên Xô và Đông Âu tan rã đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty.

* Chính sách hàng hóa xuất khẩu và chi phí gia công chưa được sử dụng như một công cụ cạnh tranh để bảo vệ thị phần của Công ty.

Thông thường Công ty chỉ căn cứ vào các thông tin thị trường để lập ra một khung giá cho từng loại sản phẩm. Mức giá hàng hóa xuất khẩu phụ thuộc vào sự biến động của thị trường và khả năng tiêu thụ, mức hàng hóa tồn đọng và yêu cầu bán hàng của Công ty với các khách hàng.

Chủ yếu áp dụng chính sách định giá thị trường đặc biệt đối với khách hàng lớn và quen thuộc.

Đôi khi áp dụng chính sách định giá thấp để tiêu thụ sản phẩm tồn đọng hay áp dụng chính sách giá cao với những khách hàng mua lẻ, không thường xuyên.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu giầy da tại công ty TNHH đỉnh vàng (Trang 34 - 39)