Phát triển kênh phân phối hợp lý

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu giầy da tại công ty TNHH đỉnh vàng (Trang 45 - 49)

- Về con người:

cPhát triển kênh phân phối hợp lý

Xây dựng kênh phân phối hợp lý là con đường ngắn nhất để xâm nhập thị trường các nước. Và việc lựa chọn đúng đắn hình thức xuất khẩu sẽ giúp công ty nhanh chóng khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường đó. Công ty nên đưa ra các chiến lược xuất khẩu trực tiếp nhằm kiểm soát toàn bộ quá trình xuất khẩu, thiết lập mối quan hệ trực tiếp với mạng lưới phân phối và người tiêu dùng. Khi đã có quan hệ bạn hàng tốt, công ty nên thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại các quốc gia đó để thường xuyên nắm bắt và theo kịp những thay đổi trên thị trường. Nhằm xây dựng các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, công ty có thể tận dụng lượng Việt Kiều tại các quốc gia đó để phát triển hệ thống phân phối riêng của mình. Hoặc công ty có thể phát triển hình thức liên doanh, liên kết và dưới nhãn hiệu của các doanh nghiệp đã có sẵn hệ thống kênh tiêu thụ tại các thị trường này trong đó có chính các công ty bản xứ để xâm nhập vào các thị trường dễ dàng hơn.

Cùng với sự phát triển đi lên của công ty, các hoạt động tiếp thị, nghiệp vụ Marketing và mở rộng kênh phân phối để tiêu thụ sản phẩm ngày càng được đẩy mạnh và có hiệu quả hơn. Để duy trì và phát triển các thị trường hiện có cả về chiều rộng lẫn chiều sâu đồng thời từng bước xâm nhập vào những thị trường mới, công ty đã xây dựng được một mạng lưới phân phối trong khắp cả nước. Công ty xây dựng hệ thống 4 kênh phân phối sản phẩm. Trên mỗi kênh đều có đặc điểm riêng và khối lượng tiêu thụ trên mỗi kênh cũng khác nhau .

d.Tìm hiểu các quy định thủ tục nhập khẩu vào thị trường các nước

Ngoài việc được cung cấp thông tin từ phía Chính phủ, công ty nên tự mình năng động tìm hiểu các quy định, thủ tục nhập khẩu vào thị trường riêng biệt qua các kênh thông tin khác nhau. Mỗi thị trường, mỗi quốc gia đều có hệ thống pháp luật khác nhau, để hiểu được các quy định này là một điều không đơn giản. Chính vì vậy công ty cần phải nỗ lực cố gắng tìm hiểu kỹ về các quy định, thủ tục của họ trước khi đưa hàng hoá vào. Bên cạnh đó, mỗi nước có những nền văn minh, phong tục tập quán riêng, không nước nào giống nước nào. Vì vậy, công ty cũng cần tìm hiểu, nắm bắt để tìm ra thị hiếu người tiêu dùng, từ đó có kế hoạch xuất khẩu phù hợp, để nâng cao kim ngạch xuất khẩu của công ty vào các thị trường này.

3.2.3 Củng cố quan hệ truyền thống, phát triển quan hệ mới

Khi thực hiện gia công Công ty có các đối tác trong nước là các xí nghiệp cùng ngành và phía nước ngoài là Công ty trung gian và người đặt gia công. Các mối quan hệ này là một mặt tạo điều kiện cho việc tiến hành gia công tiện hơn, một mặt có ảnh hưởng tới hiệu quả gia công của Công ty.

- Quan hệ trực tiếp với người đặt gia công bỏ qua công ty trung gian.

Trước đây, do còn chưa có nhiều mối quan hệ bạn hàng, kinh nghiệm cũng như nghiên cứu về thị trường thì các hợp đồng Công ty đều phải kí qua các Công ty trung gian nước ngoài dẫn tới lợi nhuận bị chia sẻ, kết quả lợi ích kinh tế của Công ty bị hạn chế. Các Công ty trung gian có vai trò là người cung cấp tài liệu kỹ thuật, các mẫu hàng, máy móc trang thiết bị để phía Công ty tiến hành gia công. Ví dụ: giầy leo núi sau khi gia công xuất theo định giá của nước ngoài điều kiện xuất tại Hải Phòng:

- Giá một đôi giầy: 15 USD - Nguyên phụ liệu: 9 USD - Phí gia công: 1,5 USD

Từ đó thấy khoản chênh lệch là 4,5 USD mà Công ty trung gian được hưởng. nếu tiến hành trực tiếp với khách hàng đặt gia công thì ssos tiền thực tế sẽ thu được là 6 USD. Do hiểu được điều đó nên Công ty đã cố gắng độc lập, phát

huy tính tự chủ, tự tìm kiếm, quan hệ trực tiếp với khách hàng đặt gia công mà bỏ qua khâu trung gian( thông qua một số hội chợ, triển lãm công nghiệp). để tiến hành quan hệ trực tiếp với khách hàng ngoài ác giải pháp về sản xuất Công ty còn phải thêm những yếu tố:

- Tiến hành tạo mốt, mẫu mã riêng của Công ty, khi đã tạo được kiểu dãng thích hợp đẹp, sẽ là cơ sở để phía nước ngoài quyết định đặt gia công.

- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức gia công như tổ chức nhaaph nguyên vật liệu chính, mua thêm phụ liệu và tiến tới giao hàng.

- Quan hệ với các xí nghiệp giầy trong nước.

Một mặt phát triển thêm quan hệ gia công của Công ty đã có từ trước một mặt là sự liên kết về kĩ thuật, nó bao gồm:

- Cùng giúp đỡ nhau về vấn đề tạo mẫu:

+ Giúp đỡ nhau về đào tạo tuyển chọn công nhân.

+ Trao đổi về những kinh nghiệm sản xuất và tổ chức sản xuất.

-Mở rộng quan hệ với khách hàng gia công mới.

Việc mở rộng quan hệ bạn hàng có thể thông qua: -Khách đặt gia công.

- Thông qua Bộ thương mại, cơ quan trong ngành.

- Thông qua các khách hàng đã có quan hệ mua bán những mặt hàng khác với Công ty.

-Tích cực tìm kiếm bạn hàng làm gia công xuất khẩu.

Hiện nay quan hệ Việt Nam _Mỹ đang được cải thiện đáng kể sau khi kí kết hiệp định thương mại Việt Mỹ. điều này sẽ có lợi cho cá doanh nghiệp kinh doanh sản xuất hàng xuất khẩu sang Mỹ ở Việt Nam. Nhận định tình hình trên Công ty đang tích cực tìm kiếm các Công ty Mỹ có tiếng để làm gia công cho họ với mục đích nâng cao hiệu quả gia công của Công ty. Thực vậy với việc miễn giảm thuế nhập khẩu đối với hàng xuất xứ từ Việt Nam do vậy sẽ giảm chi phí tính vào gia thành sản phẩm, mặt khác giá bán tại thị trường Mỹ không được hạ giá qua mức cho phép để cạnh tranh trên thị trường công bằng, nó sẽ là cơ sở để Công ty có thể nâng cao gia gia công đem lại hiệu quả kinh tế lớn hơn.

- Quan hệ với người cung cấp nguyên phụ liệu.

Trong hoạt động giá công thì khách hàng đặt gia công giao một phần hoặc toàn bộ nguyên vật liệu, có khi chỉ là máy móc thiết bị dây chuyền sản xuất còn Công ty sẽ tự lo nguyên vật liệu tùy vào từng hợp đồng. Trước đây, về đầu vào của nguyên vật liệu Công ty thường mua lại của các nhà nhập khẩu tại Hải Phòng, thực chất chỉ là mua hộ. do vậy thực tế Công ty chỉ thu được phí gia công gồm công may, công cắt, gò..khoản doanh thu này được phát sinh ra từ lao động sống của người công nhân do vậy lợi nhuận Công ty thu được không đáng là bao. Để hoạt động gia công đem lại hiệu quả lớn hơn Công ty đang từng bước đảm nhận thêm khâu cung cấp phụ liệu. Một mặt hoạt động này tạo thêm công ăn việc làm cho Công ty, một mặt sẽ sinh lợi nhuận từ giá mua vào và giá bán ra.

Kết luận

Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói chung và ngành công nghiệp giày da nói riêng, hiện nay là một trong những ngành công nghiệp có tầm quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường hiện nay để đứng vững, đầu tư và phát triển được là một vấn đề hết sức khó khăn đối với các doanh nghiệp gia công xuất khẩu giầy da trong đó có công ty TNHH Đỉnh Vàng. Vì vậy các doanh nghiệp phải chú trọng đầu tư đổi mới về mọi mặt, nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, hợp với thị trường người tiêu dùng. Công ty đã nhận thức được điều đó hơn bao giờ hết nên đã có những kế hoạch sản xuất kinh doanh, những quyết định đầu tư đúng đắn, nhất là đầu tư về vốn, cơ sở vật chất kĩ thuật.

Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động thực tế của công ty trong thời gian thực tập kết hợp với chủ trương , chính sách phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, mục tiêu chiến lược phát triển của ngành giày da Việt Nam và công ty, tôi đã mạnh dạn đề ra một số biện pháp với hy vọng góp phần hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu giầy da ở công ty TNHH Đỉnh Vàng.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động gia công xuất khẩu giầy da tại công ty TNHH đỉnh vàng (Trang 45 - 49)