1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london

118 570 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 118
Dung lượng 1,72 MB

Nội dung

Quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau 4 Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK.. Còn nếu dùng phươngthức thanh toán chuyển tiền trước thì người xuất kh

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO, do đó các hoạt động kinh doanh quốc tế sẽ ngày càng phát triển, các hoạt động kinh doanh ngày càng hội nhập sâu hơn và rộng hơn Các giao dịch buôn bán thương mại diễn ra với số lượng ngày càng nhiều Nhu cầu thanh toán quốc tế ngày càng cao Khi mua bán một lô hàng có giá trị lớn, người bán nên yêu cầu người mua, trong hợp đồng mua bán, thanh toán tiền hàng bằng phương thức nào: thư tín dụng không hủy ngang hay bằng phương thức nhờ thu, hay bằng phương thức chuyển tiền để có lợi cho mình.

Tuy nhiên, rủi ro trong thanh toán không chỉ do từ bản chất của các phương thức thanh toán, mà còn gây ra bởi nhiều lý do Đó có thể là do các nhà xuất, nhập khẩu thiếu kinh nghiệm trong việc sử dụng các phương thức thanh toán quốc tế, do cách làm việc của các ngân hàng, hoặc vô vàn những lý do khách quan khác.

Cho đến nay, dù rất cố gắng thì các cơ quan chức năng và ICC 1 vẫn chưa thực sự tìm ra được một phương thức thanh toán nào mà không hề có một rủi ro nào cho cả hai bên mua và bán Phương thức tín dụng chứng từ (thanh toán bằng L/C) được xem là phương thức có nhiều ưu việt hơn cả bởi nó giảm thiểu được nhiều rủi ro nhất cho cả hai bên xuất – nhập khẩu Nhưng L/C vẫn chưa phải là chìa khóa vạn năng trong thanh toán, nó chỉ đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua hơn các phương thức khác mà thôi.

Trong quá trình thực tập, nhận thấy sự cấp thiết phải phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty TNHH Nam of London –Tiền Giang, đồng thời để

có thêm kiến thức về thanh toán quốc tế, em đã quyết định chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty TNHH Nam of London” làm đồ án tốt nghiệp cho mình.

1 ICC: International chamber of comerce (Phòng thương mại quốc tế)

Trang 2

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động Thanh Toán Quốc Tế.

- Phân tích, đánh giá thực trạng Thanh Toán Quốc Tế và đề xuất các giải pháp hoàn thiện phương thức Thanh Toán Quốc Tế tại công ty TNHH Nam of London.

3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1.Đối tượng nghiên cứu.

- Hoạt động Thanh Toán Quốc Tế tại công ty TNHH Nam of London – Tiền

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 phần::

CHƯƠNG I : Cơ sở lý luận về phương thức thanh toán quốc tế.

CHƯƠNG II : Thực trạng phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại công ty

TNHH Nam of London – Tiền Giang.

CHƯƠNG III: Phương hướng và một số giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh

toán quốc tế tại công ty TNHH Nam of London – Tiền Giang.

Mặc dù đã rất cố gắng nhưng bài viết không thể tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em rất mong nhận được sự nhận xét, những ý kiến đóng góp hay phê bình của thầy cô để bài viết được hoàn chỉnh hơn.

Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thơ

Trang 3

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC

THANH TOÁN QUỐC TẾ

Trang 4

1 KHÁI NIỆM THANH TOÁN QUỐC TẾ

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện những nghĩa vụ tiền tệ dựa trên các cơ sở quan hệ quốc tế trong đó quan hệ kinh tế là cơ bản.

ở các nước

2 VAI TRÒ CỦA CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ

2.1 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế

 Thanh toán quốc tế là cơ sở tính toán cán cân thanh toán quốc tế, kiểm soáthồng ngoại tệ thông qua hệ thống ngân hàng để thực hiện các chính sách về tỷgiá hối đoái, tiền tệ, tăng quỹ dự trữ của quốc gia

 Thanh toán quốc tế cũng như thương mại quốc tế là cầu nối của hệ thống kinh

tế thế giới góp phần mở rộng quan hệ kinh tế, chính trị, xã hội với các nước

2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng thương mại

 Rút ngắn thời gian chu chuyển vốn

 Giảm bớt những rủi ro liên quan tới sự biến động của tiền tệ, tới khả năngthanh toán của con nợ

 Tạo điều kiện cho phát triển và mở rộng hoạt động ngoại thương

 Là khâu quan trọng trong quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa những

tổ chức, cá nhân, giữa các quốc gia khác nhau

 Là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động kinh tế

Trang 5

2.3 Vai trò của thanh toán quốc tế đối với các doanh nghiệp XNK

 Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh xuất nhậpkhẩu Nó quyết định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xuấtnhập khẩu

 Thanh toán quốc tế giúp doanh nghiệp thu hồi vốn, đồng thời quyết định vòngluân chuyển vốn của doanh nghiệp Nếu hoạt động thanh toán quốc tế hoạt động

có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp có vốn để thực hiện các nghiệp vụ tiếp theo

3 CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ

3.1 Hối phiếu (Bill of exchange)

3.1.1 Khái niệm

Hối phiếu là một lệnh viết vô điều kiện, được viết bởi một người (người ký phát) cho một người khác (người trả tiền hối phiếu) yêu cầu người này phải trả ngay hoặc tại một thời điểm đã được xác định trong tương lai hoặc tại một thời điểm

có thể được xác định trong tương lai, một số tiền nhất định, hoặc theo lệnh hoặc cho một người nào đó đã được xác định hoặc người cầm phiếu.

(Luật thống nhất hối phiếu ULB1930-sách NVNT)3.1.2 Đặc điểm của hối phiếu

Tính trừu tượng của hối phiếu: được thể hiện ở chỗ trên hối phiếu không cần

phải ghi nội dung quan hệ kinh tế hay nguyên nhân của việc trả tiền, mà chỉ cầnghi rõ số tiền, người thụ hưởng, thời gian thanh toán…

Tính bắt buộc trả tiền của hối phiếu: người trả tiền phải trả tiền đầy đủ đúng

theo yêu cầu của tờ hối phiếu Người trả tiền không được viện lý do riêng củabản thân đối với người ký phát hối phiếu, trừ trường hợp hối phiếu không phùhợp với đạo luật chi phối nó

Tính lưu thông của hối phiếu: hối phiếu có thể chuyển nhượng từ người này

sang người khác trong thời hạn của nó, người trả tiền sẽ thanh toán cho ngườicầm hối phiếu cho dù hợp đồng mua bán có thể không thực hiện hoàn chỉnh

2 XNK: Xuất nhập khẩu

Trang 6

3.1.3 Phân loại hối phiếu

Căn cứ vào thời hạn thanh toán

 Hối phiếu trả ngay

 Hối phiếu trả chậm

Căn cứ vào chứng từ thanh toán

 Hối phiếu trơn

 Hối phiếu kèm chứng từ (chứng từ D/P hoặc chứng từ D/A)

Căn cứ vào tính chất chuyển nhượng

 Hối phiếu đích danh

 Hối phiếu trả cho người cầm hối phiếu

 Hối phiếu theo lệnh

3.2 Séc (Cheuque/check)

3.2.1 Khái niệm

Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản tiền gửi, ra lệnh cho ngân hàng trích từ tài khoản của mình một số tiền nhất định để trả nợ cho người cầm séc, người có tên trên séc hoặc trả theo lệnh của người ấy.

(Công ước Geneve, sách NVNT)3.2.2 Những điều kiện thành lập séc

 Người phát hành séc phải có tiền gởi trong tài khoản mở tại ngân hàng Sốtiền trên tờ séc không được vượt quá số dư có trên tài khoản tại ngân hàng Nếukhông có tiền, người phát hành séc phải vay của ngân hàng

 Séc có giá trị thanh toán như tiền tệ, cho nên séc được làm bằng các văn bản

và có đầy đủ những sự ghi chú bắt buộc theo luật định Thông thường, séc được

in mẫu sẵn, người phát hành séc chỉ phải điền vào những dòng trống những yêucầu của mình bằng bút mực không phai, tốt nhất là bằng đánh chữ

 Người hưởng lợi séc có thể là một người và cũng có thể là nhiều người

Trang 7

Căn cứ vào cách thức thanh toán

 Séc tiền mặt: séc chuyên dùng để rút tiền mặt tại ngân hàng

 Séc du lịch: loại séc do ngân hàng phát hành và được trả tiền tại bất cứ chinhánh hay đại lý của ngân hàng đó ở trong hay ngoài nước Vì vậy, séc dùng chongười đi du lịch trong và ngoài nước rất thuận tiện

 Séc chuyển khoản: loại séc mà ngân hàng phải trích tiền từ tài khoản của con

nợ chuyển sang tài khoản của chủ nợ Séc chuyển khoản không thể chuyểnnhượng và không lấy được tiền mặt

 Séc xác nhận/séc bảo chi: là loại séc được ngân hàng xác nhận việc trả tiền.Mục đích của việc xác nhận là nhằm bảo đảm khả năng chi trả của tờ séc vàchống lại việc phát hành tờ séc khống

 Séc gạch chéo: là loại séc mà trên mặt trước của nó có hai gạch chéo songsong với nhau từ góc này sang góc kia của tờ séc Mục đích của gạch chéo là đểkhông rút được tiền mặt, dùng để chuyển khoản qua ngân hàng Có hai loại sécgạch chéo:

+ Gạch chéo không ghi tên hay gạch chéo thường: tức là giữa 2 gạch chéo songsong không ghi tên ngân hàng lĩnh hộ tiền Với các gạch chéo này thì ngân hàngnào cũng có thể lĩnh hộ tiền cho người hưởng lợi

+ Gạch chéo ghi tên hay gạch chéo đặc biệt: giữa 2 gạch chéo song song ghi tênngân hàng lĩnh hộ tiền cho người hưởng lợi và chỉ có ngân hàng này mới đượclĩnh

Trang 8

4 CÁC PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ HIỆN NAY

4.1 Phương thức chuyển tiền (Remittance)

4.1.1 Khái niệm

Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó khách hàng (người trả tiền, người mua, người nhập khẩu…) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người xuất khẩu, người cung ứng dịch vụ…) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do khách hàng yêu cầu.

( trang 38 sách NVNT)

Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất Phương thức chuyển tiền làthanh toán trực tiếp giữa người chuyển tiền và người nhận tiền Ngân hàng khithực hiện việc chuyển tiền và trả tiền chỉ đóng vai trò trung gian thanh toán theo

ủy nhiệm để được hưởng hoa hồng và không bị ràng buộc gì cả đối với ngườimua và cả người bán

Việc chuyển tiền xem như hoàn thành khi thanh toán hết số tiền chongười thụ hưởng; trước thời điểm này, số tiền trong tài khoản vẫn thuộc quyền

sở hữu của người chuyển tiền và người này có thể hủy bỏ lệnh chuyển tiền, màngười thụ hưởng không thể khiếu nại với ngân hàng Vậy việc trả tiền phụ thuộcvào thiện chí của người mua, quyền lợi của người xuất khẩu không đảm bảo

Trong quan hệ mua bán, thanh toán quốc tế, phương thức chuyển tiền chỉđược chọn làm phương tiện thanh toán đối với các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu, cung ứng dịch vụ có liên quan mật thiết, tin cậy lẫn nhau hay trong cáckhoản tương đối nhỏ như thanh toán các chi phí liên quan đến xuất nhập khẩu:chi phí vận chuyển, bảo hiểm, mậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư vềnước… vì khâu thanh toán này dễ làm nảy sinh việc chiếm dụng vốn của ngườibán, nếu bên mua cố tình dây dưa, kéo dài việc ra lệnh thanh toán

Trang 9

Có hai hình thức chuyển tiền:

Chuyển tiền bằng thư (M/T): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền viếtthư (lệnh trả hoặc giấy báo ghi có) ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trảtiền cho người nhận

Chuyển tiền bằng điện báo (T/T): Ngân hàng thực hiện việc chuyển tiềnđiện ra lệnh cho ngân hàng đại lý ở nước ngoài trả tiền cho người nhận

Ngân hàng chuyển tiền thông thường qua ngân hàng đại lý của mình ở nướcngoài hưởng lợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền

4.1.2 Quy trình thanh toán

Hình 1.1 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau

4

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người NK Bước 2: Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình

chuyển tiền cho người thụ hưởng

Bước 3: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng

thông qua ngân hàng đại lý

Bước 4: Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người nhập khẩu.

Bước 5 : Ngân hàng chuyển tiền báo nợ cho người nhập khẩu

Ngân hàng đại lý

NH chuyển tiền

Người thụ hưởng Người chuyển tiền

1 3

Trang 10

Hình 1.2 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả trước

Bước 1: Người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình

chuyển tiền cho người thụ hưởng

Bước 2: Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu chuyển tiền cho người thụ hưởng

thông qua ngân hàng đại lý

Bước 3: Ngân hàng đại lý ghi có và báo có cho người xuất khẩu.

Bước 4: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập

khẩu để người nhập khẩu có thể nhận hàng

Bước 5: Ngân hàng chuyển tiền, sau ghi nợ, báo nợ cho người nhập khẩu.

4.1.3 Ưu nhược điểm

và người xuất khẩu khó đảm bảo Nếu sử dụng hình thức chuyển tiền trả sau thì

vì một lý do gì đó người nhập khẩu lập lệnh chuyển tiền gởi cho ngân hàng thì

4 2

Trang 11

người xuất khẩu sẽ chậm nhận được tiền thanh toán mặc dù hàng hóa đã chuyển

đi Trong trường hợp này người xuất khẩu bị thiệt hại Còn nếu dùng phươngthức thanh toán chuyển tiền trước thì người xuất khẩu đã nhận được tiền trướckhi giao hàng nên không sợ bị thiệt hại do chậm trả hay bị người nhập khẩuchiếm dụng hàng hóa nhưng lại gây bất lợi cho người nhập khẩu ở chỗ ngườinhập khẩu đã chuyển tiền đi thanh toán cho người xuất khẩu rồi nhưng chưanhận được hàng Vì vậy, một lý do nào đó khiến người xuất khẩu nhận chậm trễgiao hàng, người nhập khẩu sẽ bị thiệt hại

4.2 Phương thức nhờ thu (Collection of payment)

4.2.1 Khái niệm

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu dựa trên cơ sở hối phiếu hoặc chứng

từ do người xuất khẩu lập ra.

{điều 2a – URC 522}

 Nhờ thu là phương thức thanh toán được sử dụng nhiều trong mua bán hànghóa quốc tế Thủ tục thanh toán đơn giản, phí thanh toán thấp là những điểm nổibật của nhờ thu

 Tuy nhiên, khi sử dụng nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ, người xuấtkhẩu có thể gặp rủi ro như:

- Không được thanh toán hoặc thanh toán chậm Không được thanh toánkhi Hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận đến hạn thanh toán mặc dù đã thựchiện việc giao hàng hóa và giao quyền sở hữu hàng hóa đúng như quy định tronghợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Không nhận được hàng hóa đúng quy định trong hợp đồng mua bán hànghóa quốc tế mặc dù đã thực hiện thanh toán hối phiếu hoặc ký chấp nhận thanhtoán hối phiếu…

Trang 12

Do vậy, nhờ thu chỉ nên sử dụng khi người xuất khẩu và người nhập khẩuthực sự tin tưởng nhau, cụ thể là người xuất khẩu phải có thiện chí giao hàng vàngười nhập khẩu phải có thiện chí thanh toán.

4.2.2 Phân loại

Nhờ thu trơn (Clean Collection)

Nhờ thu hối phiếu trơn là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu ủy tháccho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu căn cứ vào hối phiếu do mình lập

ra còn chứng từ hàng hóa thì gởi thẳng cho người nhập khẩu, không gởi chongân hàng

Nhờ thu kèm chứng từ (Documentary Collection)

Là phương thức nhờ thu trong đó người xuất khẩu sau khi đã hoàn thành nghĩa

vụ giao hàng hay cung ứng dịch vụ tiến hành ủy thác cho ngân hàng phục vụmình thu hộ tiền ở người nhập khẩu không chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn

cứ vào bộ chứng từ hàng hóa gởi kèm theo với điều kiện nếu người nhập khẩuthanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ chongười nhập khẩu nhận hàng hóa

Có 3 loại nhờ thu kèm chứng từ:

 Nhờ thu kèm chứng từ DP (Documents against payment): ngân hàng thu hộchỉ được phép giao chứng từ cho người nhập khẩu đã thanh toán giá trị Hốiphiếu và phí thanh toán (nếu có)

 Nhờ thu kèm chứng từ DA (Documents against acceptance): ngân hàng thu hộchỉ được phép giao chứng từ cho người nhập khẩu đã ký chấp nhận thanh toángiá trị hối phiếu và phí thanh toán (nếu có)

 Nhờ thu kèm chứng từ DOT (Documents against other terms and conditions):ngân hàng thu hộ chỉ được phép giao chứng từ cho người nhập khẩu đã đượcthực hiện các điều kiện và điều khoản mà người xuất khẩu đặt ra

Trang 13

4.2.3 Quy trình thanh toán

Hình 1.3 Quy trình thanh toán nhờ thu trơn

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng và bộ chứng từ hàng hóa cho người nhập

khẩu

Bước 2: Người xuất khẩu lập chỉ thị nhờ thu và hối phiếu nộp vào ngân hàng đề

ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu

Bước 3: Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu và hối phiếu ngân hàng

đại lý để thông báo cho người nhập khẩu biết

Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu cho người nhập khẩu để yêu cầu

chấp nhận thanh toán Nếu hợp đồng thỏa thuận điều kiện thanh toán D/A ngườinhập khẩu chỉ cần chấp nhận thanh toán, nếu là D/P người nhập khẩu phải thanhtoán ngay cho người xuất khẩu

Bước 5: Người xuất khẩu thông báo đồng ý trả tiền hay từ chối thanh toán.

Bước 6: Ngân hàng đại lý trích tiền từ tài khoản của người nhập khẩu chuyển

sang ngân hàng ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu trong trường hợpngười nhập khẩu đồng ý trả tiền hoặc thông báo cho ngân hàng ủy thác thu biếttrong trường hợp người nhập khẩu từ chối trả tiền

Bước 7: Ngân hàng ủy thác thu ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông

báo cho người nhập khẩu biết về việc người nhập khẩu từ chối trả tiền

Trang 14

Hình 1.4 Quy trình thanh toán nhờ thu kèm chứng từ

Giải thích:

Bước 1: Người xuất khẩu giao hàng cho người nhập khẩu nhưng không giao bộ

chứng từ hàng hóa

Bước 2: Người xuất khẩu gởi chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ chứng từ hàng hóa

đên ngân hàng nhận ủy thác để nhờ thu hộ tiền ở người nhập khẩu

Bước3: Ngân hàng nhận ủy thác chuyển chỉ thị nhờ thu, hối phiếu và bộ phận

chứng từ sang ngân hàng đại lý để thông báo cho người nhập khẩu

Bước 4: Ngân hàng đại lý chuyển hối phiếu đến người nhập khẩu yêu cầu trả tiền

hoặc chấp nhận trả tiền

Bước 5: Người nhập khẩu trả tiền trong trường hợp D/P hay ký chấp nhận trả

tiền trong trường hợp D/A

Bước 6: Ngân hàng đại lý trao bộ chứng từ để người nhập khẩu nhận hàng.

Bước 7: Ngân hàng đại lý trích tài khoản người nhập khẩu chuyển tiền sang ngân

hàng nhận ủy thác thu để ghi có cho người xuất khẩu hoặc là thông báo việc từchối trả tiền của người nhập khẩu

Bước 8: Ngân hàng nhận ủy thác báo có hoặc thông báo việc từ chối trả tiền cho

Trang 15

4.2.4 Rủi ro trong phương thức nhờ thu đối với các nhà kinh doanh xuất nhậpkhẩu

Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:

 Trái chỉ thị nhờ thu, ngân hàng thu hộ giao chứng từ cho nhà nhập khẩu trướckhi người này thanh toán

* Nhờ thu chứng từ D/A:

 Người nhập khẩu từ chối chấp nhận hối phiếu

 Chữ ký chấp nhận có thể bị giả mạo hoặc người ký chấp nhận không đủ thẩmquyền hoặc chưa đăng ký mẫu chữ ký

 Ngay cả khi người nhập khẩu đã chấp nhận thanh toán hối phiếu, người nhậpkhẩu vẫn có thể từ chối thanh toán vào ngày đáo hạn vì:

Trang 16

 Người NK nhận thấy hàng hóa không phải là hàng hóa mình muốn mua.

 Người nhập khẩu không thể bán được số hàng hóa đó

 Người nhập khẩu dự định lừa nhà xuất khẩu

Trong những trường hợp này, người xuất khẩu có thể kháng nghị hối phiếu vàkiện người nhập khẩu Tuy nhiên, việc này có thể rất tốn kém

Trang 17

4.3 Phương thức tín dụng chứng từ (Documentary Credits)

4.3.1 Khái niệm

Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quy định

đề ra trong thư tín dụng.

(trang 49, sách NVNT)

4.3.2 Quy trình thanh toán

Hình 1.5 : Quy trình thanh toán L/C

Giải thích:

Bước 1: Hai bên xuất khẩu và nhập khẩu ký hợp đồng thương mại.

Bước 2: Người nhập khẩu làm thủ tục theo yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C

cho người xuất khẩu thụ hưởng

2

11 11 1

Trang 18

Bước 3: Ngân hàng mở L/C mở L/C theo yêu cầu của người nhập khẩu và

chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người xuất khẩu biết

Bước 4: Ngân hàng thông báo L/C thông báo cho người xuất khẩu biết rằng L/C

đã mở

Bước 5: Dựa vào nội dung của L/C, người xuất khẩu giao hàng cho người nhập

khẩu

Bước 6: Người xuất khẩu sau khi giao hàng lập bộ chứng từ thanh toán gởi vào

ngân hàng thông báo để được thanh toán

Bước 7: Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ thanh toán sang để ngân hàng

mở L/C xem xét trả tiền

Bước 8: Ngân hàng mở L/C sau khi kiểm tra chứng từ nếu thấy phù hợp thì trích

tiền chuyển sang ngân hàng thông báo để ghi có cho người thụ hưởng Nếukhông phù hợp thì từ chối thanh toán

Bước 9: Ngân hàng thông báo ghi có và báo có cho người xuất khẩu.

Bước 10: Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người nhập khẩu Bước 11: Người nhập khẩu xem xét chấp nhận trả tiền và ngân hàng mở L/C trao

bộ chứng từ để người nhập khẩu có thể nhận hàng

4.3.3 Phân loại thư tín dụng

Căn cứ vào tính chất

Thư tín dụng có thể hủy ngang: là một cam kết không ràng buộc trách nhiệm,

nó đem lại cho nhà nhập khẩu sự linh hoạt tối đa Có nghĩa là ngân hàng pháthành có thể bổ sung, tu chỉnh hoặc hủy bỏ bất cứ lúc nào mà không cần phảithông báo trước cho người thụ hưởng Trừ phi nhà xuất khẩu đã xuất trình chứng

từ cho ngân hàng phát hành và việc thanh toán hoặc chấp nhận và thanh toán hốiphiếu do người thụ hưởng ký phát đã được thực hiện

Trang 19

Thư tín dụng không thể hủy ngang: nó ràng buộc trách nhiệm pháp lý của

ngân hàng phát hành đối với cam kết thanh toán có điều kiện do chính nó đưa racho người thụ hưởng Thư tín dụng không thể hủy ngang không thể được tuchỉnh hoặc hủy bỏ nếu không có sự ưng thuận của người thụ hưởng, ngân hàngphát hành và ngân hàng xác nhận (nếu có)

Căn cứ vào thời hạn thanh toán

Thư tín dụng chứng từ trả ngay: loại thư tín dụng này cho phép thanh toán

ngay khi xuất trình hối phiếu và/hoặc chứng từ tại ngân hàng được chỉ địnhthanh toán Ngân hàng này sẽ thực hiện thanh toán với điều kiện các chứng từxuất trình phù hợp với những điều khoản, điều kiện quy định trong thư tín dụng.Ngân hàng thanh toán sẽ được bồi hoàn bởi ngân hàng phát hành bằng cách ghi

nợ tài khoản của nó mở tại ngân hàng thanh toán, nếu không có quan hệ tàikhoản với nhau thì sẽ được thực hiện thông qua ngân hàng đại lý đóng vai trò làngân hàng bồi hoàn.Đối với thư tín dụng chứng từ không có xác nhận, ngân hàngthông báo/thanh toán chỉ thanh toán cho người thụ hưởng khi nào có vốn quỹ.Còn tín dụng thư có xác nhận sẽ phải thanh toán ngay, không trì hoãn cho ngườithụ hưởng mà không có quyền truy đòi bồi hoàn khi ngân hàng phát hành từ chốithanh toán

Thư tín dụng chứng từ chấp nhận: Loại tín dụng chứng từ này có chỉ định

ngân hàng chấp nhận Theo đó người thụ hưởng sẽ xuất trình bộ chứng từ kèmtheo một hối phiếu trả chậm ký phát cho ngân hàng chấp nhận với kỳ hạn cụ thể

Kỳ hạn này do các bên mua bán thỏa thuận khi kí hợp đồng mua bán và có ghi rõtrong thư tín dụng Khi chúng được xuất trình phù hợp với các quy định của tíndụng chứng từ, ngân hàng chấp nhận sẽ chấp nhận hối phiếu trả chậm và trảchấp phiếu về cho người thụ hưởng để chờ đến hạn sẽ được thanh toán Đếnngày đáo hạn, ngân hàng chấp nhận sẽ thanh toán giá trị hối phiếu cho người thụhưởng bất kể tín dụng chứng từ có được xác nhận hay không và bất kể ngânhàng phát hành có bồi hoàn hay không

Trang 20

Tín dụng chứng từ trả chậm: loại thư tín dụng này quy định việc thanh toán

được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai, nhưng không đòi hỏingười thụ hưởng phải ký phát hối phiếu trả chậm Khi chỉ định một ngân hàngthanh toán chậm trả (ngân hàng được chỉ định) trong tín dụng chứng từ, ngânhàng phát hành cho phép ngân hàng đó thực hiện thanh toán cho bộ chứng từxuất trình phù hợp với quy định của thư tín dụng vào một thời điểm tương laixác định có nêu trong thư tín dụng và ngân hàng phát hành cam kết bồi hoàn chongân hàng đó đúng hạn

Căn cứ vào cách thanh toán

Tín dụng chứng từ không hủy ngang có xác nhận: là loại thư tín dụng theoyêu cầu xác nhận của ngân hàng phát hành trong L/C, một ngân hàng xác nhận

sẽ xác nhận L/C Sự xác nhận này tạo nên một cam kết chắc chắn của ngân hàngxác nhận cùng với cam kết của ngân hàng phát hành về việc sẽ thanh toán hoặcchấp nhận thanh toán và thanh toán Hối phiếu do người thụ hưởng phát hành,miễn rằng các chứng từ xuất trình phù hợp với những điều khoản, điều kiện quyđịnh trong thư tín dụng Loại thư tín dụng này dành cho người thụ hưởng mộtcam kết kép, cam kết có hiệu lực pháp lý ngang nhau của ngân hàng phát hành

và cam kết của ngân hàng xác nhận

Thư tín dụng không thể hủy ngang miễn truy đòi: là loại thư tín dụng không

thể hủy ngang và sau khi đã tiền cho người thụ hưởng thì ngân hàng được chỉđịnh không có quyền đòi lại tiền từ người này, kể cả trong trường hợp ngân hàngphát hành không hoàn tiền cho ngân hàng được chỉ định

Thư tín dụng không hủy ngang có giá trị trực tiếp: là loại thư tín dụng không

hủy ngang, trong đó duy nhất chỉ có ngân hàng phát có nghĩa vụ thanh toán giátrị hối phiếu hoặc chứng từ của người thụ hưởng Ngân hàng phát hành cũngkhông thực hiện bất cứ một cam kết hay nghĩa vụ nào của mình đối với bất cứ aingoài người thụ hưởng Loại thư tín dụng này thường hết hạn hiệu lực tại ngânhàng phát hành

Trang 21

Thư tín dụng không hủy ngang cho phép chiết khấu: là loại thư tín dụng không

hủy ngang cho phép chiết khấu ở ngân hàng được chỉ định Ngân hàng phát hànhcam kết thanh toán giá trị hối phiếu hoặc chứng từ cho bất kỳ ai đã chiết khấuchúng, miễn rằng điều khoản, điều kiện của tín dụng chứng từ được đáp ứng phùhợp Loại thư tín này thường hết hạn hiệu lực tại ngân hàng chiết khấu Có 2 loạitín dụng không hủy ngang cho phép chiết khấu

+ Thư tín dụng không hủy ngang cho phép chiết khấu hạn chế

+ Thư tín dụng không hủy ngang cho phép chiết khấu tự do

Các loại L/C đặc biệt

Thư tín dụng tuần hoàn: là loại L/C không hủy ngang, trong đó quy định

rằng khi L/C được sử dụng hết kim ngạch hoặc sau khi hết hiệu lực của L/C thì

nó lại tự động có giá trị như cũ, và cứ như vậy, L/C tuần hoàn cho đến khi nàohoàn tất giá trị của hợp đồng L/C tuần hoàn được áp dụng trong trường hợp haibên xuất khẩu và nhập khẩu có quan hệ thường xuyên và đối tượng thanh toánkhông thay đổi Khi áp dụng L/C tuần hoàn, tổ chức nhập khẩu có 2 lợi điểm:+ Không bị ứ đọng vốn

+ Giảm được phí tổn do việc mở L/C

L/C tuần hoàn chia làm 2 loại:

L/C tuần hoàn có tích lũy: là loại L/C cho phép chuyển kim ngạch đợtgiao hàng trước vào đợt giao hàng sau, nếu đợt giao hàng trước chưa hết và cứnhư vậy cho đến đợt giao hàng cuối cùng

L/C tuần hoàn không tích lũy: là loại L/C tuần hoàn không cho phépchuyển số dư của đợt giao hàng trước vào đợt giao hàng sau

L/C điều khoản đỏ: cho phép người hưởng lợi có một khoản tiền ứng trướckhi giao hàng Trước kia, điều khoản này trong thư tín dụng được viết bằng mực

đỏ để lưu ý bản chất của L/C vì vậy gọi là L/C điều khoản đỏ

Trang 22

Có 2 loại L/C điều khoản đỏ:

L/C điều khoản đỏ có đảm bảo: điều kiện về chứng từ xuất trình khi thanhtoán là người thụ hưởng phải xuất tring chứng từ “Phiếu xuất kho” hoặc chứng

từ tương tự “Cam kết xuất trình BL có liên quan ngay khi giao hàng”

L/C điều khoản đỏ không có đảm bảo: điều kiện về chứng từ xuất trìnhkhi thanh toán là người thụ hưởng chỉ phải xuất trình Hối phiếu hoàn hảo ký phátcho ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng được chỉ định

L/C chuyển nhượng: là loại L/C không thể hủy ngang, trong đó quy định

quyền được chuyển nhượng toàn bộ hay một phần số tiền của L/C cho một haynhiều người theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên, nhưng chỉ được phépchuyển nhượng một lần mà thôi Chi phí chuyển nhượng do người hưởng lợi trả

L/C giáp lưng: là thư tín dụng được mở theo yêu cầu của người hưởng lợi của

một L/C ban đầu Các điều khoản của thư tín dụng giáp lưng thường giống hệtcác điều khoản của L/C ban đầu và có thể khác L/C ban đầu ở các điều khoảnsau:

+ Giá trị của L/C giáp lưng nhỏ hơn giá trị của L/C ban đầu

+ Thời hạn giao hàng và ngày hết hiệu lực của L/C giáp lưng sớm hơn sovới quy định trong L/C ban đầu

+ Thời hạn xuất trình chứng từ ngắn hơn so với L/C ban đầu

Loại L/C này thường được áp dụng đồi với trường hợp mua bán trung gian

Thư tín dụng dự phòng: là loại thư tín dụng trong đó ngân hàng phát hành

cam kết với người thụ hưởng sẽ thanh toán cho người này nếu xuất trình đượccác bằng chứng về việc đối tác liên quan không thực hiện các nghĩa vụ đã thỏathuận

L/C đối ứng: là loại L/C được quy định là chỉ có giá trị hiệu lực khi L/C khác

đối ứng với nó được mở ra Có nghĩa là khi người xuất khẩu nhận được L/C dongười nhập khẩu mở cho mình thì mình phải mở lại một L/C tương ứng thì nómới có giá trị

Trang 23

Thư tín dụng điện tử (eLC): Khi eLC được dẫn chiếu trong LC thì LC này

gọi là eLC eLC cho phép người thụ hưởng chọn việc xuất trình chứng từ bằngvăn bản hoặc chứng từ điện tử

Lợi ích của khách hàng khi sử dụng eLC:

+ Sử dụng eLC sẽ làm giảm bớt sự tham gia và làm thay đổi vai trò củanhiều ngân hàng theo chiều hướng thuận lợi hơn

+ Giảm được bất hợp lệ, tranh chấp, chậm trễ thanh toán

+ Tiết kiệm được thời gian và chi phí giao dịch

+ Giảm được rủi ro, gian lận trong giao dịch

Lợi ích của ngân hàng khi sử dụng eLC

+ Giảm được chi phí giấy tờ, chi phí nhân sự

+ Rủi ro gian lận sẽ được hạn chế

+ Nâng cao khả năng cạnh tranhh cho ngân hàng

4.3.4 Ưu nhược điểm

Ưu điểm:

- Đối với người xuất khẩu:

 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ cho phép người xuất khẩu nhậnđược lời cam kết chắc chắn thanh toán của ngân hàng (nếu L/C là loại không hủyngang), không lệ thuộc vào các thiện chí của người mua

 Người mua không được quyền từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì nếu bộchứng từ xuất trình hoàn toàn phù hợp với quy định L/C

 Bộ chứng từ được ngân hàng khống chế nên không sợ mất quyền sở hữu hànghóa khi chưa nhận được tiền

 Có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ cho xuất khẩu, người bánnhận được tiền thanh toán trước khi hàng hóa đến cảng đến

 Liên lạc giữa người mua và người bán đơn giản và ít hơn khi L/C đã được mở

Trang 24

- Đối với người nhập khẩu:

 Người nhập khẩu có thể nhận được các thông tin về tình hình tài chính và sựtrung thực của người xuất khẩu thông qua các ngân hàng và các đại lý ngân hàng

ở nước ngoài trước khi ký hợp đồng ngoại thương hoặc trước khi mở L/C

 Được ngân hàng kiểm tra dùm toàn bộ chứng từ, đảm bảo được (trên giấy tờ)đúng loại hàng hóa mà mình đã ký hợp đồng mua về số lượng, chất lượng vàthời gian giao hàng

 Khi nhà xuất khẩu giao hàng và xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với cácđiều kiện của L/C thì người mua có quyền từ chối thanh toán Vì vậy, người mua

sẽ cảm thấy yên tâm rằng người bán sẽ tuân thủ những điều khoản theo quy địnhcủa L/C

- Đối với ngân hàng:

 Ngân hàng chỉ kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt giữa chứng từ xuất trình vàquy định trên L/C mà thôi, ngân hàng không chịu trách nhiệm về chất lượng,trọng lượng của hàng hoá thực tế được giao

 Ngân hàng không chịu trách nhiệm với các chứng từ giả mạo hay nguỵ tạo,cũng không chịu trách nhiệm về việc chậm trễ hay mất mát của việc chuyển giữthư từ, các chứng từ …

 Tăng thu nhập cho ngân hàng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chonhân viên thanh toán quốc tế, giúp đỡ cho khách hàng xuất nhập khẩu được hànghoá của họ dễ dàng và an toàn hơn, đồng thời cũng nhờ đó mà phát triển hoạtđộng thanh toán quốc tế

 Phương thức tín dụng chứng từ còn giúp cho ngân hàng mở rộng quan hệ củamình trên thương trường quốc tế, dần dần nâng cao kỹ thuật, nghiệp vụ theo yêucầu tiến bộ khoa học, từ đó nâng cao uy tín của mình trên trường quốc tế

Trang 25

 Nhược điểm:

- Đối với người xuất khẩu:

 Nếu các chứng từ trong bộ chứng từ không phù hợp lẫn nhau theo yêu cầucủa L/C, việc thanh toán tiền có thể bị hoãn lại, thậm chí có thể bị từ chối thanhtoán

 Nếu người xuất khẩu không tuân theo bất cứ điều khoản nào của L/C, L/C

có thể bị mất giá trị thương mại

- Đối với người nhập khẩu:

 Người mua chắc chắn sẽ nhận được bộ chứng từ mà anh ta cần, chứkhông chắc chắn là sẽ nhận được hàng hoá do có thể người bán gian lận lập bộchứng từ khống để thanh toán

 Chi phí cho phương thức thanh toán này cao hơn các phương thức thanhtoán khác vì nhà nhập khẩu phải ký quỹ một số tiền khá lớn để được mở L/C, vànếu người bán không giao hàng, người mua phải gánh chịu phí tổn mở L/C vàmột số chi phí khác

- Đối với ngân hàng:

 Khi ngân hàng phát hành thư tín dụng, có nghĩa là ngân hàng cam kếtthanh toán cho nhà xuất khẩu, nếu nhà xuất khẩu thực hiện đúng các điều khoảncủa L/C ngay trên cả khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán cho ngânhàng

 Phương thức tín dụng chứng từ đòi hỏi ngân hàng phải có kiến thứcchuyên môn và kinh nghiệm trong việc điều hành L/C

4.4 Một số phương thức thanh toán khác

4.4.1 Phương thức ghi sổ (Open account)

Phương thức ghi sổ là phương thức thanh toán mà trong đó tổ chức xuất khẩu (người bán) sẽ mở một tài khoản đơn biên ghi nợ cho khách hàng (nhà nhập khẩu) sau mỗi lần giao hàng Sau một tháng, một quý, nửa năm hoặc một năm nhà xuất khẩu sẽ viết một hóa đơn thương mại để đòi tiền.

Trang 26

4.4.2 Phương thức giao hàng trả tiền ngay (cash on delivery – COD)

Là giao hàng thanh toán ngay thường được nhà xuất khẩu sử dụng kí dưới hiệu COD hoặc là giao hàng thanh toán tiền ngay Như trên gọi, COD có nghĩa là chỉ giao hàng khi thanh toán tiền Người vận chuyển hàng cuối cùng (ngoài việc vận chuyển) đảm nhận luôn việc thu tiền hàng Do vậy, đây là một phương thức rất tốt đối với người xuất khẩu.

4.4.3 Phương thức đổi chứng từ trả tiền (Cash against document – CAD)

4.4.3.1 Khái niệm

CAD là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản ký thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.

(trang 47, sách NVNT)

4.4.3.2 Quy trình thanh toán

Hình 1.6 : Quy trình thanh toán CAD

Ngân hàng ở nước xuất khẩu

nhập khẩu ở nước xuất khẩu

3

Trang 27

Giải thích:

Bước 1: Nhà nhập khẩu đến ngân hàng ở nước người xuất khẩu ký một bản ghi

nhớ, đồng thời thực hiện ký quỹ 100% trị giá của thương vụ để lập tài khoản kýthác

Bước 2: Ngân hàng báo cáo cho nhà xuất khẩu rằng nhà nhập khẩu đã ký quỹ, tài

khoản ký thác đã bắt đầu hoạt động

Bước 3: Nhà xuất khẩu giao hàng cho nhà nhập khẩu dưới sự kiểm soát của đại

diện nhà nhập khẩu tại nước người xuất khẩu

Bước 4: Nhà xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu

đã yêu cầu để rút tiền

Bước 5: Ngân hàng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ và trả tiền cho nhà xuất

khẩu

Bước 6: Ngân hàng giao bộ chứng từ cho người đại diện của nhà nhập khẩu.

4.4.3.3 Ưu điểm của phương thức thanh toán CAD

Nhà xuất khẩu thanh toán bằng phương thức này rất có lợi:

 Giao hàng xong là lấy được tiền ngay vì chỉ khi nhà nhập khẩu chuyển đủtiền ký quỹ thì ngân hàng mới thông báo cho nhà xuất khẩu để nhà xuất khẩutiến hành giao hàng

 Bộ chứng từ xuất trình đơn giản vì ngân hàng thanh toán cho nhà xuất khẩuchủ yếu căn cứ vào loại chứng từ phải xuất trình chứ không kiểm tra từng nộidung của chứng từ như trong phương thức L/C

4.4.3.4 Điều kiện áp dụng phương thức CAD

 Người mua và người bán có quan hệ mua bán tốt, tin tưởng lẫn nhau

 Mua bán những mặt hàng khan hiếm, bán chạy, thị trường ở bên người xuấtkhẩu

 Phương thức trả tiền ngay, không áp dụng cho phương thức trả chậm

Trang 29

I KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH NAM OF LONDON – TIỀN GIANG

1 SƠ LƯỢC VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

1.1 Quá trình thành lập công ty

 Tên công ty: Công ty TNHH Nam of London

 Địa chỉ: Khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang, Việt Nam

 Tên viết tắt: N.O.L

 Chủ sở hữu: Phạm Minh Nam

 Người điều hành: Hà Huyền Vũ

Cổng vào công ty Nam of London

Trang 30

1.2 Giới thiệu chung

 Nam of London là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và là một thành viêncủa tập đoàn New World Fashion – London, Anh Quốc

 Nam of London chuyên sản xuất các mặt hàng thời trang cao cấp và hầu hếtđược xuất khẩu sang các nước EU

 Nhân sự trung bình: 5.600 người

 Năng lực sản xuất: 400.000 – 500.000 sản phẩm các loại/tháng

 Diện tích nhà máy: 26.849.900 m2

 Diện tích xây dựng: 13.938.000 m2

 Diện tích sử dụng: 19.658.000 m2

1.3 Cấu trúc nhà máy:

Cổng chính ra vào công ty: công ty nằm ở hướng đông trên trục lộ đi vào cảng

Mỹ Tho Phía đông giáp công ty VBL, phía tây giáp công ty Việt Nguyên, phíaNam giáp Cảng Mỹ Tho, phía bắc giáp tỉnh lộ 864 Các loại xe, container đều cóthể lưu thông trên tuyến đường vào công ty

Văn phòng công ty: gồm một tầng trệt và một tầng lầu Tầng trệt là vănphòng, bao gồm: Phòng tổ chức hành chính, Phòng xuất nhập khẩu Tầng lầu làphòng tiếp khách, Phòng Kế toán, và Phòng của Tổng Giám đốc Văn phòng làmviệc được trang bị đầy đủ thiết bị phục vụ cho công tác nghiệp vụ Gồm: quầytiếp tân và văn phòng làm việc

Phòng kế hoạch tổng hợp: bao gồm các bộ phận thực hiện công việc chuẩn bịcho sản xuất, như:

 Bộ phận theo dõi khách hàng; bộ phận kế hoạch

 Bộ phận kho phụ liệu: có gắn bảng chi tiết lịch sản xuất để theo dõi lệnh cấpphát được chính xác và đầy đủ, kịp thời

 Bộ phận kho nguyên liệu: Hàng hoá được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, cóbảng hiệu, ghi chú chi tiết các dữ liệu NPL Có máy kiểm vải và hệ thống soimàu

Trang 31

 Bộ phận cắt: được trang bị máy cắt tự động – nâng cao năng suất sản xuất.Được phân chia khu vực làm riêng biệt, dễ kiểm tra, kiểm soát Công nhân cắtđược trang bị gang tay sắt nhằm đảm bảo an toàn lao động.

 Xưởng sản xuất gồm:

 Văn phòng làm việc của xí nghiệp

 Có 3 xí nghiệp riêng biệt với 41 dây chuyền trực tiếp sản xuất Mỗi chuyềnđược biên chế gồm: 36 CN; 2 CN KCS (cuối chuyền và thành phẩm); 2 CBQL

 Chuyền may được thiết kế theo dây chuyền hình chữ U với hệ thốngswittrack tiện ích cho việc đẩy hàng và kiểm tra số lượng hàng vào, ra từng giờ

 Hệ thống máy móc hiện đại, tuân thủ đúng các nguyên tắc an toàn lao động

Có máy mổ túi tự động, máy tầm soát kim, có khu vực tẩy hàng riêng biệt và sửdụng bằng máy chuyên dụng

Bộ phận ủi thành phẩm: được trang bị hệ thống ủi Macpi dùng cho các chủngloại hàng đòi hỏi kỹ thuật cao – Macpi dùng cho jacket Có trên 100 bàn ủi vớinhiều tính năng được thiết kế thuận lợi cho việc lấy hàng ủi và chuyển hàng ủi.Năng suất đạt trung bình 12.000 – 14.000 sản phẩm/ ngày

KCS: mỗi chuyền sản xuất có 02 CN KCS cuối chuyền và thành phẩm Mỗi

xí nghiệp sản xuất có 01 CB KCS quản lý chung KCS thành phẩm kiểm tra lầncuối 100% tất cả các công đoạn của sản phẩm trước khi cho vào kho đóng gói.Ngoài ra còn có 03 chuyên gia người nước ngoài phụ trách kiểm soát chất lượngsản phẩm – là tổ QA của tập đoàn – kiểm tra trong chuyền và sản phẩm hoànchỉnh chờ xuất

Bộ phận đóng gói thành phẩm: được thiết kế hệ thống reo để chuyển hàng ranơi đóng gói tập trung và chuyển hàng vào kho lưu tiện lợi và năng suất làm việccao Hàng hoá được sắp xếp gọn gàng, theo từng chủng loại riêng biệt có bảngghi tên và phân size, phân lô,… Hàng hoá lên container cũng được chuyển bằng

hệ thống reo giúp giảm tối đa sức người

Trang 32

Trạm y tế: được trang bị thuốc và dụng cụ y tế đầy đủ theo yêu cầu, thườngxuyên được kiểm tra và bổ sung cơ số thuốc Y tế công ty đã xây dựng đội sơcấp cứu công ty, tổ chức tập huấn và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận.

Bếp ăn tập thể: được thiết kế đủ phục vụ cho 900 người/lượt

Bãi đậu xe container: có khả năng chứa được 3 container cùng lúc, ngoài racòn có hệ thống đường nhựa nội bộ rộng rãi, có thể chứa thêm nhiều xecontainer để lên xuống hàng hoặc chờ đợi

Nhà giữ xe của CB – CNV: có diện tích khoảng 1.000 m2 đủ sức chứa toàn bộphương tiện của CB – CNV trong công ty

Bộ phận cơ điện: quản lý toàn bộ máy móc thiết bị của nhà máy, hệ thốngđiện, và hệ thống phòng cháy chữa cháy Thành viên đội phòng cháy chữa cháyđược huấn luyện chuyên môn và được cơ quan có thẩm quyền cấp chứng nhận.Các trang thiết bị điện đều được gắn biển cảnh báo, vệ sinh và bảo trì định kỳ

Một số hình ảnh về công ty

Văn phòng công ty Xí nghiệp sản xuất

Trang 33

2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY

 Công ty chủ động linh hoạt trong sản xuất kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầungày càng cao của khách hàng, nâng cao uy tín trên thị trường, thường xuyêntheo dõi thị trường để có kế hoạch thiết kế mẫu mã mới cho phù hợp với yêu cầucủa khách hàng

 Công ty có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình đối với nhànước Lợi nhuận của công ty một phần được để lại xây dựng tái đầu tư, phần cònlại góp vào ngân sách nhà nước

 Công ty có trách nhiệm báo cáo và nộp thuế đầy đủ cho nhà nước, chấp hàngnghiêm chỉnh các chính sách và luật pháp của nhà nước Thường xuyên chăm lođời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty, tham giavào các hoạt động đoàn thể xã hội như cứu trợ đồng bào gặp khó khăn, giữ gìntrật tự an toàn xã hội và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa

Trang 34

 Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.

3 CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ VÀ SẢN XUẤT

3.1 Cơ cấu quản lý

Cơ cấu bộ máy quản lý là tổng hợp các bộ phận khách nhau có mối liên

hệ với nhau, được chuyên môn hóa và có quyền hạn nhất định, được bố trí theo từng cấp bậc nhằm đảm bảo chức năng quản lý của bộ máy lãnh đạo.

Một bộ máy quản lý và sản xuất gọn nhẹ, mọi việc đều có người điềuhành và chịu trách nhiệm, đảm bảo sử dụng lao động hiệu quả sẽ giúp cho hoạtđộng sản xuất kinh doanh diễn ra trôi chảy, không bị gián đoạn, tránh đượcnhững thiệt hại xảy ra trong sản xuất, góp phần ổn định và hạ giá thành sảnphẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ngược lại, một bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kồng kềnh, quyền hạn

và trách nhiệm chồng chéo nhau, lao động sử dụng không hiệu quả sẽ dẫn đếnnhững thiệt hại đáng tiếc như ngừng sản xuất kinh doanh, cán bộ công nhânviên làm việc không hết mình, thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc…

Trang 35

Điều này làm tăng chi phí sản xuất, giảm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp.Đặc biệt đối với ngành may thì bộ máy tổ chức và

quản lý càng phải được quan tâm hơn, để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn

ra liên tục, không bị gián đoạn nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ nguyên

liệu đầu vào Vì vậy, đòi hỏi công tác tổ chức quản lý và sản xuất có sự phù

hợp với nhau, năng động nhạy bén để đưa ra quyết định đúng đắn kịp thời

Sơ đồ 2.1 : BỘ MÁY QUẢN LÝ

- Chịu trách nhiệm: phê duyệt các dự án đầu tư, phương án giá, các hợp đồng

xuất nhập khẩu, các chi phí ngoài quy chế

- Phụ trách ký: Ký các dự án đầu tư, các hợp đồng mua bán tín dụng, các khế

ước ngân hàng

Tổng Giám đốc

Phó TGĐ kinh doanhPhó TGĐ sản xuất

PhòngKếtoán

PhòngXuấtnhậpkhẩu

Phòng

Kếhoạch

tổnghợp

PhòngKinhdoanh

Trang 36

Phó tổng giám đốc kinh doanh:

- Giữ nhiệm vụ: Phụ trách công tác tài chính, lao động tiền lương, xây dựng cơ

bản Chủ tịch các hội đồng giá, hội đồng xét duyệt lương, hội đồng thi đua kỹthuật, hội đồng thanh lý tài sản của công ty Trưởng ban đổi mới doanh nghiệp,tiếp cán bộ công nhân viên

- Chịu trách nhiệm: Phê duyệt mua sắm các loại máy móc thiết bị hành chính,

duyệt các loại vật tư hàng hoá xuất ra ngoài công ty Duyệt mua các loại vật tưcung ứng cho sản xuất (có uỷ quyền cụ thể)

- Phụ trách ký: Ký các hợp đồng lao động, các hợp đồng xuất nhập khẩu, các

hợp đồng mua bán vật tư, các uỷ nhiệm chi, các phiếu thu chi, các hoá đơn tàichính VAT, các bảng lương, L/C

Phó tổng giám đốc sản xuất:

- Giữ nhiệm vụ: Phụ trách công tác sản xuất, xuất nhập khẩu, cơ điện, trưởng

ban khoa học kỹ thuật

- Chịu trách nhiệm: phê duyệt các chi phí phục vụ sản xuất, các sửa chữa nhỏ

về cơ điện, định mức lao động, định mức vật tư, duyệt mua một số thiết bị vật tưcho sản xuất (có giấy uỷ quyền cụ thể), duyệt các bảng giá thành sản phẩm kinhdoanh xuất khẩu Duyệt các đề xuất lập hợp đồng xuất nhập khẩu

- Phụ trách ký: các hợp đồng gia công trong nước, lệnh cấp phát vật tư ngoài

định mức và vật tư bổ sung, lệnh điều động và các chứng từ đề xuất nhập khẩu

Trang 37

- Chuẩn bị mẫu mã, nguyên liệu phù hợp với thị hiếu của khách hàng ở từngthời kỳ khác nhau.

- Tổ chức cung cấp nguyên phụ liệu theo đúng kế hoạch sản xuất cho các xínghiệp

- Giải quyết vấn đề phát sinh về số lượng và chất lượng nguyên phụ liệu vớinhà cung cấp

- Phụ trách các vấn đề về hội chợ, triển lãm, tiếp thị hàng hoá, marketing,thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm của công ty tại thị trường nội địa

- Xúc tiến thương mại và tổ chức khuyến mãi, đề xuất cải tiến các vấn đề phụtrách để đảm bảo phát triển thị trường một cách bền vững

Phòng xuất nhập khẩu:

Chức năng:

Tham mưu cho ban giám đốc về công tác đối ngoại, các luật quốc tế về thươngmại, thanh toán, bảo hiểm, vận tải, pháp chế, chính sách khách hàng và thịtrường quốc tế

Nhiệm vụ:

- Nghiên cứu tham mưu thực hiện các chính sách, chế độ quản lý xuất nhậpkhẩu, thuế quan, hạn ngạch, chính sách khu vực, các chính sách xuất nhập khẩucủa Nhà nước

- Tổ chức hệ thống xuất nhập khẩu theo quy chế và quy định của công ty

- Tổ chức khai báo hải quan xuất nhập khẩu trên cơ sở phiếu đề xuất lập hợpđồng đã được tổng giám đốc duyệt

- Thanh lý nguyên phụ kiện với hải quan

- Đăng ký sở hữu nhãn hiệu trên thị trường quốc tế

Phòng kế toán:

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán, xử lý các chứng từ cho toàn công ty

- Xác định kết quả hoạt động kinh doanh của công ty và từng bộ phận để đánhgiá tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh

- Thực hiện báo cáo thuế theo đúng quy định

Trang 38

- Quản lý và điều động phương tiện vận chuyển phục vụ sản xuất và công tác.

- Quản lý, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ lao động, thực hiện các chínhsách và nghĩa vụ đối với người lao động theo đúng luật định

- Lập phương án phân phối các quỹ lương và trả lương sản phẩm, tính toán quỹlương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên trong công ty

- Quản lý con dấu của công ty

Trang 39

- Tổ chức quản lý lao động tiền lương, tổ chức lưu trữ hồ sơ, tài liệu và thựchiện các văn bản cấp trên giao phó.

- Giải quyết trực tiếp với người lao động về các vướng mắc trong quá trìnhtuyển dụng lao động sản xuất

- Tổ chức công tác đời sống, y tế, giáo dục cho các cán bộ công nhân viên trongcông ty

Nhận xét:

Bộ máy của công ty được tinh giảm gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo khảnăng điều hành tốt công ty, đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiết kiệmđược chi phí quản lý, giảm chi phí kinh doanh

Tuy nhiên, công ty vẫn chưa có phòng Marketing chuyên nghiên cứu thịtrường và khách hàng mà công việc này được thực hiện bởi phòng kinh doanhxuất nhập khẩu, dẫn đến hạn chế khả năng phát triển thị trường của công ty trongthời gian qua

3.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty:

Sơ đồ 2.2: CƠ CẤU TỔ CHỨC SẢN XUẤT

Nguồn: Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Phó TGĐ SảnXuất

BộphậnKCS

Khothànhphẩm

PXcơđiện

Trang 40

Cơ cấu tổ chức sản xuất là tập hợp tất cả các bộ phận sản xuất, hình thức

tổ chức các bộ phận đó, sự phân bổ về không gian và mối quan hệ sản xuất giữa chúng với nhau.

Chức năng từng bộ phận trong cơ cấu sản xuất của công ty:

- Bộ phận kỹ thuật: Chịu trách nhiệm với giám đốc điều hành về kỹ thuật sản

xuất, đo, cắt,… máy móc thiết bị của công ty

- Bộ phận KCS: Chịu trách nhiệm với giám đốc điều hành về quản lý chất

lượng hàng hoá, quy cách sản phẩm có đúng yêu cầu, có đầy đủ các thành phẩmtrong sản xuất, sản phẩm có lỗi khi sản xuất Quản lý mức tiêu hao nguyên phụliệu, định mức kỹ thuật kịp thời, đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh

- Khu sản xuất: Chia ra làm 3 xí nghiệp: XN 1, XN 2 và XN 3.

- Cơ điện: Chịu trách nhiệm mua các loại phụ tùng, bảo trì, bảo dưỡng vận

hành máy móc của Công ty Quản lý trực tiếp hệ thống điện của công ty Thườngxuyên kiểm tra đo lường và thử nghiệm hệ thống máy phát điện khi có sự cốtrong công ty, đặc biệt trong khu sản xuất hàng hoá

- Kho thành phẩm: Sau khi sản xuất xong hàng hoá được bảo quản chuyển đến

kho thành phẩm, là nơi dự trữ các loại hàng hoá Nếu hàng hoá được bảo quản bị

ẩm ướt, hư thì bộ phận trong kho phải chịu trách nhiệm

- Xí nghiệp: Có 3 xí nghiệp riêng biệt với 41 dây chuyền trực tiếp sản xuất sản

phẩm Mỗi chuyền được biên chế gồm: 36 công nhân; 2 công nhân KCS (cuốichuyền và thành phẩm); 2 cán bộ quản lý

Như vậy, tất cả các bộ phận sản xuất của công ty đều có nhiệm vụ rõràng, mỗi bộ phận có trách nhiệm hoàn thành tốt chức năng của mình song bêncạnh đó để hoàn thành được nhiệm vụ của mình giữa các bộ phận phải có mốiquan hệ mật thiết với nhau, các bộ phận hoạt động nhịp nhàng, bởi lẽ kết quả của

bộ phận này lại là cơ sở cho các bộ phận khác hoàn thành công việc của mình.Mặt khác, tất cả các bộ phận đều hoạt động cùng một mục đích là hoàn thành sảnphẩm đúng thời hạn quy định, chất lượng cao, đem lại hiệu quả sản xuất cao,tăng thu nhập, tạo sự phát triển ổn định cho Công ty, đảm bảo công ăn việc làmthường xuyên cho người lao động

Ngày đăng: 27/07/2014, 20:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Hình 1.1. Quy trình thanh toán chuyển tiền trả sau (Trang 9)
Hình 1.3. Quy trình thanh toán nhờ thu trơn - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Hình 1.3. Quy trình thanh toán nhờ thu trơn (Trang 13)
Hình 1.5 : Quy trình thanh toán L/C - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Hình 1.5 Quy trình thanh toán L/C (Trang 17)
Hình 1.6. : Quy trình thanh toán CAD - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Hình 1.6. Quy trình thanh toán CAD (Trang 26)
Sơ đồ 2.3: Tổng quát quy trình sản xuất sản phẩm - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Sơ đồ 2.3 Tổng quát quy trình sản xuất sản phẩm (Trang 41)
Sơ đồ 2.4: Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Sơ đồ 2.4 Tổ chức nhân sự trong phòng kế toán (Trang 42)
Sơ đồ 2.5 : Tổ chức bộ máy tập trung của công ty - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Sơ đồ 2.5 Tổ chức bộ máy tập trung của công ty (Trang 44)
Bảng 4.1: TÌNH HÌNH VỐN - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.1 TÌNH HÌNH VỐN (Trang 53)
Bảng 4.2: CƠ CẤU VỐN NĂM 2009 - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.2 CƠ CẤU VỐN NĂM 2009 (Trang 54)
Bảng 4.3 : CƠ CẤU NGUỒN NĂM 2009 - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.3 CƠ CẤU NGUỒN NĂM 2009 (Trang 55)
Bảng 4.4: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.4 CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY (Trang 56)
Bảng 4.5 : THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÔNG NHÂN - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.5 THU NHẬP BÌNH QUÂN CỦA CÔNG NHÂN (Trang 58)
Bảng 4.6: THIẾT BỊ MÁY MểC CỦA CễNG TY - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.6 THIẾT BỊ MÁY MểC CỦA CễNG TY (Trang 60)
Bảng 4.7: Tình hình xuất khẩu theo thị trường (từ 2007-2009) - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.7 Tình hình xuất khẩu theo thị trường (từ 2007-2009) (Trang 61)
Bảng 4.8: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.8 Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu (Trang 64)
Bảng 4.9 : Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của  công ty - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.9 Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty (Trang 66)
Bảng 4.10: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.10 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 70)
Bảng 4.11: Hiệu quả sử dụng vốn cố định - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.11 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (Trang 71)
Bảng 4.12: Hiệu quả sử dụng CP BH và CP QLDN - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.12 Hiệu quả sử dụng CP BH và CP QLDN (Trang 73)
Bảng 1.15: Khả năng sinh lợi - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 1.15 Khả năng sinh lợi (Trang 77)
Bảng 4.16:Phương thức thanh toán đề nghị theo uy tín của đối tác - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.16 Phương thức thanh toán đề nghị theo uy tín của đối tác (Trang 89)
Hình 1.7: Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ D/P tại công ty: - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Hình 1.7 Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ D/P tại công ty: (Trang 93)
Hình 1.8: Quy trình thanh toán chuyển tiền T/T  khi công ty là nhà xuất khẩu: - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Hình 1.8 Quy trình thanh toán chuyển tiền T/T khi công ty là nhà xuất khẩu: (Trang 95)
Hình 1.9: Quy trình thanh toán chuyển tiền T/T  khi công ty là nhà nhập khẩu: - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Hình 1.9 Quy trình thanh toán chuyển tiền T/T khi công ty là nhà nhập khẩu: (Trang 96)
Bảng 4.17 : Tóm tắt phân loại khách hàng để áp dụng các phương thức thanh toán - một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london
Bảng 4.17 Tóm tắt phân loại khách hàng để áp dụng các phương thức thanh toán (Trang 107)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w