Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ACB
Trang 1Trong quá trình thực tập tại chi ngân hàng ACB chi nhánh Bà Triệu,
em nhận thấy việc thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu bằng phương thức tíndụng chứng từ được sử dụng rất rộng rãi và có vai trò hết sức quan trọng Vớiphương thức thanh toán này cả người bán và người mua đều đảm bảo đượcquyền lợi của mình một cách tối đa nhất, người bán sẽ chắc chắn được thanhtoán và người mua đảm bảo nhận được hàng do có sự đảm bảo từ những điềukiện chặt chẽ của L/C Song trên thực tế hiệu quả sử dụng phương thức nàycòn hạn chế do chưa đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi của khách hàng Một mặt,bản thân Ngân hàng chưa đáp ứng được những yêu cầu có tính phức tạp củanghiệp vụ, do các thanh toán viên chưa nắm vững và vận dụng thành thạo tácnghiệp Mặt khác, về phía khách hàng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũngchưa hiểu biết thấu đáo về phương thức thanh toán này Dưới giác độ quản lí
vĩ mô, còn có nhiều vướng mắc liên quan đến cơ chế chính sách của Nhànước Do đó, hiệu quả sử dụng phương thức thanh toán này đã bị hạn chế rấtnhiều
Tìm kiếm giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán tíndụng chứng từ là một yêu cầu cấp bách cả về phương diện lý luận cũng nhưthực tiễn Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này và được sự chỉ bảo
Trang 2tận tình của Thầy giáo PGS.TS Nguyễn Thừa Lộc cũng như sự giúp đỡ củacác anh chị, cán bộ phòng thanh toán quốc tế chi nhánh ngân hàng ACB nên
em đã chọn đề tài: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ACB.
Mục đích nghiên cứu.
Qua cơ sở lí luận và thực tiễn về phương thức thanh toán tín dụngchứng từ tại chi nhánh ngân hàng ACB, đề xuất một số giải pháp nhằm hoànthiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàngACB
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
- Nghiên cứu thực trạng thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thứctín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ACB
Kết cấu của chuyên đề:
Ngoài phần Lời nói đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,chuyên đề gồm ba chương:
- Chương 1: Tổng quan về phương thức thanh toán tín dụng chứng từcủa Ngân hàng Thương mại
- Chương 2: Thực trạng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tạichi nhánh ngân hàng ACB
- Chương 3: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ tại chi nhánh ngân hàng ACB
Trang 3
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN QUỐC TẾ.
1.1 Ngân hàng thương mại và các nghiệp vụ chủ yếu của nó.
1.1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại.
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về NHTM, theo luật Ngân hàng củaPháp năm 1941 định nghĩa: “Ngân hàng được coi là những xí nghiệp hay cơ
sở hành nghề thường xuyên nhận của công chúng dưới hình thức ký thác hayhình thức khác những khoản tiền mà họ dùng cho chính họ vào các nghiệp vụchiết khấu, tín dụng hoặc nghiệp vụ tài chính” Theo luật Ngân hàng của ẤnĐộ: “Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay hay tài trợđầu tư” Ở Việt Nam, để tăng cường quản lý, hướng dẫn hoạt động của cácNgân hàng và Tổ chức tín dụng tạo thuận lợi cho sự phát triển nền kinh tếđồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân Điều 20, Luật các Tổ chứctín dụng Việt Nam có nêu: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp được thành lậptheo quyết định của luật này và các quy định khác của pháp luật để hoạt độngkinh doanh tiền tệ và làm dịch vụ Ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và
sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán”
Mặc dù, có nhiều cách thể hiện khác nhau nhưng khai thác nội dung ta
có thể nhận thấy các ngân hàng đều có chung một tính chất đó là việc nhậntiền ký thác, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn để sử dụng vào các nghiệp
vụ cho vay, chiết khấu và các nghiệp vụ kinh doanh khác của ngân hàng
1.1.2 Đặc trưng của Ngân hàng thương mại.
Trang 4Khác với doanh nghiệp, NHTM không trực tiếp tham gia vào quá trìnhsản xuất và lưu thông hàng hoá nhưng nó góp phần phát triển nền kinh tế xãhội thông qua việc cung ứng nguồn tín dụng cho nền kinh tế, thực hiện chứcnăng là trung gian thanh toán và dịch vụ Ngân hàng Đặc trưng hoạt động củaNHTM bao gồm:
- Là chủ thể thường xuyên nhận tiền và kinh doanh tiền gửi
- Hoạt động của NHTM gắn bó mật thiết với hệ thống lưu thông tiền tệ
và hoạt động thanh toán của mối quốc gia
- Hoạt động của NHTM đa dạng, phong phú và có phạm vi rộng lớn
1.1.3.Các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của NHTM.
Bên cạnh những nghiệp vụ truyền thống của một ngân hàng, NHTMcòn có những nghiệp vụ thanh toán quốc tế của một ngân hàng hiện đại:
- Nghiệp vụ thanh toán quốc tế trong ngoại thương
Thanh toán quốc tế trong ngoại thương là việc chi trả tiền, hàng hoá,dịch vụ đối với nước ngoài phát sinh từ các hoạt động trao đổi hàng hoá, dịch
vụ theo hệ thống giá cả quốc tế, được thực hiện theo những quy tắc nhất địnhhoặc theo tập quán thương mại quốc tế Các hoạt động thanh toán quốc tế đềuđược thực hiện thông qua các hình thức thanh toán cụ thể do các chủ thểthanh toán lựa chọn và có sự tham gia thanh toán của các ngân hàng ở cácnước
- Nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu và tín dụng quốc tế của NHTM Trong nền kinh tế thị trường, sản xuất ngày càng phát triển, nhu cầu
về thị trường tiêu thụ hàng hoá và thị trường đầu tư ngày càng mở rộng, xuấtnhập khẩu trở thành vấn đề đặc biệt quan trọng của mỗi một quốc gia Do khảnăng tài chính là có hạn nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không phải lúcnào cũng có đủ khả năng để thanh toán hàng nhập khẩu hoặc có đủ vốn để thu
Trang 5mua hàng xuất khẩu Từ đó nảy sinh hình thức tài trợ của ngân hàng đối vớihoạt động XNK.
- Các nghiệp vụ thanh toán khác
Ngoài hai nghiệp vụ thanh toán chủ yếu trên các ngân hàng còn thựchiện các nghiệp vụ thanh toán khác nhằm đa dạng hoá các hoạt động, phântán rủi ro, tăng lãi suất, tận dụng lợi thế là một trung gian tài chính Các hoạtđộng này được thực hiện trên thị trường hối đoái, thị trường chứng khoán vàtrong nhiều lĩnh vực khác
1.2 Phương thức thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm thanh toán quốc tế.
Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên
cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nướcnày với tổ chức cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc
tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng có liên hệ
1.2.2 Vai trò của thanh toán quốc tế.
Các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ không bao giờtách rời nhau mà chúng thường có mối quan hệ hữu cơ với nhau Xuất khẩu làhành vi nội tệ biến thành hàng nhập khẩu để lấy ngoại tệ và nhập khẩu lạihành vi ngoại tệ chuyển hoá thành hàng nhập khẩu Toàn bộ hoạt động kinhdoanh xuất nhập khẩu của một nước tạo thành một chu kỳ khép kín, chu kỳ códạng: “Nội tệ - Ngoại tệ - Hàng nhập khẩu” Đó là mối quan hệ giữa hàng hoáxuất khẩu và hàng hoá nhập khẩu, giữa nội tệ và ngoại tệ Các quan hệ hànghoá và tiền tệ nói trên chỉ có thể được thực hiên thông qua trao đổi quốc tế
Để đảm bảo việc thu chi ngoại tệ có kết quả tốt, các nhà kinh doanhđều phải thành thạo phương thức thanh toán quốc tế vì thanh toán quốc tế làviệc chi trả tiền tệ giữa các đối tác thuộc các nước khác nhau trong quan hệmua bán quốc tế
Trang 6Trong buôn bán, dù tồn tại dưới bất kì hình thức nào cũng luôn tồn tạimột mâu thuẫn đó là người nhập khẩu muốn nhận được hàng hoá trước khi trảtiền, còn người xuất khẩu lại muốn có tiền rồi mới giao hàng Vì vậy trongbuôn bán quốc tế cũng vậy việc giải quyết mâu thuẫn này càng cần thiết hơn
vì khoảng cách về địa lý, thông tin, không gian giữa người nhập khẩu vàngười xuất khẩu
Thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ còn có một ưu điểm
là cả các doanh nghiệp mới bước vào kinh doanh xuất nhập khẩu và cácdoanh nghiệp đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này đều có thể sử dụng mộtcách hiệu quả
1.2.3 Các phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu.
Trên thực tế có rất nhiều phương thức thanh toán quốc tế khác nhau.Dưới đây là một số phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu mà các NHTMViệt Nam đang áp dụng:
- Phương thức chuyển tiền - Remittance
Chuyển tiền là phương thức thanh toán quốc tế đơn giản nhất, thanhtoán trực tiếp giữa hai bên, ngân hàng đóng vai trò trung gian Đó là việcngười trả tiền yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyển một số tiền nhất địnhcho người nhận theo giấy ủy nhiệm Phương thức chuyển tiền bao gồm : Điệnbáo, thư chuyển tiền Hình thức thanh toán này có thời gian thực hiện và độ
an toàn khác nhau nên chi phí cũng khác nhau
Các bên tham gia trong hình thức chuyển tiền:
Người chuyển tiền là người yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyểntiền ra nước ngoài
Người thụ hưởng là người nhận tiền do người chuyển tiền chỉ định.Ngân hàng chuyển tiền là ngân hàng thực hiện yêu cầu chuyển tiền,thường là ngân hàng ở nước người chuyển tiền
Trang 7Ngân hàng trung gian (nếu có) là ngân hàng chỉ định giữa ngân hàngchuyển tiền và ngân hàng nhận tiền.
Ngân hàng nhận tiền là ngân hàng phục vụ người thụ hưởng
Nhược điểm của phương thức chuyển tiền là việc chi trả tiền cho ngườibán phụ thuộc hoàn toàn vào người mua.Do đó, quyền lợi của bên bán khôngđược bảo đảm Ngược lại, bên bán nhận được tiền trước thì bên mua lại phảichịu rủi ro là không nhận được hàng hoặc hàng không đúng theo hợp đồng Ởphương thức thanh toán này, ngân hàng chỉ là người trung gian thực hiện việcthanh toán để hưởng thủ tục phí (hoa hồng) và không bị ràng buộc gì cả.Người ta thường áp dụng phương thức thanh toán này trong thanh toán cáckhoản tương đối nhỏ như thanh toán chi phí có liên quan đến xuất nhập khẩu:chi phí vận chuyển, bảo hiểm, bồi thường thiệt hại hoặc trong thanh toán phimậu dịch, chuyển vốn, chuyển lợi nhuận đầu tư về nước
- Phương thức nhờ thu - Collection.
Phương thức nhờ thu là một phương thức thanh toán mà người bánhoàn thành xong nghĩa vụ giao hàng thì lập hối phiếu gửi đến ngân hàng nhờthu hộ số tiền ghi trên hối phiếu Trong trường hợp này ngân hàng đóng vaitrò trung gian giúp thu hộ tiền và được hưởng tỉ lệ phần trăm trên số tiền thuđược Có hai loại nhờ thu: nhờ thu phiếu trơn (Clean collection) và nhờ thukèm chứng từ (Documentary collection)
Nhờ thu trơn là phương pháp mà người bán nhờ ngân hàng thu hộ sốtiền hối phiếu ở người mua nhưng không kèm theo điều kiện gì cả Phươngthức này không đảm bảo quyền lợi cho bên bán bởi vì giữa việc nhận hàng vàthanh toán của người mua không có một sự ràng buộc nào Người mua có thểnhận hàng rồi không chịu thanh toán hoặc kéo dài thời gian thanh toán
Nhờ thu kèm chứng từ khác với nhờ thu trơn là phương thức thanh toán
mà người bán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập bộ chứng từ
Trang 8thanh toán nhờ thu (chứng từ gửi hàng và hối phiếu) và nhờ ngân hàng thu hộtiền tờ hối phiếu đó, với điều kiện là người mua trả tiền hoặc chấp nhận trảtiền thì ngân hàng mới trao toàn bộ chứng từ gủi hàng cho người mua để họnhận hàng, (nếu là phương thức D/P, Documentary against Payment - Trả tiềntrao chứng từ) hoặc ký chấp nhận trả tiền (nếu là phương thức D/A,Documentary against Acceptance - Chấp nhận trả tiền trao chứng từ) Nhưvậy, so với nhờ thu trơn, phương thức này đảm bảo quyền lợi cho bên bánhơn vì đã có sự ràng buộc chặt chẽ giữa việc thanh toán tiền và việc nhậnhàng của người mua.
Nhược điểm của phương thức nhờ thu là người bán thông qua ngânhàng mới chỉ khống chế được quyền định đoạt hàng hoá của người mua chứchưa khống chế được việc trả tiền của người mua, người mua có thể kéo dàithời gian thanh toán bằng việc chưa nhận chứng từ sớm hoặc người mua gặpnhững khó khăn về tài chính chưa thể thanh toán ngay hoặc người mua có thểkhông trả tiền nếu tình hình thị trường bất lợi cho họ Ngoài ra, việc trả tiềncòn quá chậm, kể từ khi giao hàng đến khi được thanh toán có thể kéo dàihàng tháng, thậm chí hàng năm Ở phương thức thanh toán này, ngân hàng chỉđóng vai trò là người trung gian thu tiền hộ
- Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ - Documentary credit.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong
đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng(người yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số tiền nhất định cho một ngườikhác (người hưởng số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhận hối phiếu dongười này ký phát trong phạm vi số tiền đó, khi người này xuất trình choNgân hàng một bộ chứng từ thanh toán, phù hợp với những quy định đề ratrong thư tín dụng.( giáo trình kĩ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, KTQD)
Trang 9Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức phổ biếnnhất được các bên tham gia hợp đồng ngoại thương ưa chuộng vì đây làphương thức thanh toán đảm bảo quyền lợi cho cả người bán và người mua.Hiện nay ở Việt Nam và các nước đang phát triển, tỷ trọng thanh toán bằng L/
C chiếm khoảng 80% trong tổng kim ngạch hàng hoá XNK
2 NỘI DUNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA NHTM.
2.1 Khái niệm, đặc điểm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
2.1.1 Khái niệm.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận màtrong đó, một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của kháchhàng (người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định chomột người thứ ba (người hưởng lợi số tiền của thư tín dụng) hoặc chấp nhậnhối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ banày xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp những quyđịnh đề ra trong thư tín dụng.( giáo trình kĩ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu)
2.1.2 Đặc điểm.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (Documentary Credit - D/C)được thực hiện thông qua một công cụ hết sức quan trọng đó là thư tín dụng(Letter of Credit - L/C) nó quyết định đến sự ra đời tồn tại và phát triển củaphương thức thanh toán này Trong “Quy tắc và thống nhất về tín dụng chứngtừ” bản sửa đổi năm 2006 số 600 của Phòng thương mại quốc tế (UCP 600)L/C có những đặc điểm như sau:
- Hợp đồng mua bán là cơ sở để thiết lập thư tín dụng
- Sau khi ra đời, thư tín dụng hoàn toàn độc lập với hợp đồng mua bán
Các bên tham gia trong Phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ
Trang 10- Người xin mở thư tín dụng “The appicant for the credit” là nhà nhậpkhẩu, người mua.
- Người hưởng lợi thư tín dụng (the beneficiary) là người bán, ngườixuất khẩu do người xuất khẩu, người bán chỉ định
- Ngân hàng phát hành thư tín dụng (The Issuring Bank, The OpeningBank) là ngân hàng đại diện cho người nhập khẩu, cung cấp tín dụng chongười nhập khẩu Ngân hàng phát hành thường có địa điểm tại nước ngườinhập khẩu Nó chịu trách nhiệm phát hành L/C và chịu trách nhiệm trả tiềncho người thụ hưởng
- Ngân hàng thông báo thư tín dụng (The Advising Bank) là ngân hàng
ở tại nước người thụ hưởng Nó đảm bảo quyền lợi và đại diện quyền lợi chongười bán
Ngoài ra trong qúa trình thương lượng, phương thức thanh toán tíndụng chứng từ còn xuất hiện các bên:
+ Ngân hàng xác nhận L/C (The Confirming Bank) là ngân hàng đứng
ra xác nhận L/C do ngân hàng phát hành mở ra, xác nhận khả năng thanh toáncủa ngân hàng phát hành hoặc xác nhận theo yêu cầu của người bán
+ Ngân hàng thanh toán (The Paying Bank) xuất hiện khi ngân hàngphát hành uỷ quyền cho nó và trách nhiệm của ngân hàng này cũng giốngngân hàng phát hành
+ Ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ (The Negotiating Bank) là ngânhàng có thể được thoả thuận hoặc không trong L/C, có nhiệm vụ đứng ra chiếtkhấu hoặc mua lại tất cả các hối phiếu do người hưởng lợi ký phát
Trong thực tế, ngân hàng phát hành thường là ngân hàng thanh toán,ngân hàng thông báo thường cũng đảm nhận việc chiết khấu và xác nhận (nếu
có yêu cầu của người thụ hưởng thông qua Ngân hàng phát hành)
2.2 Phương tiện được sử dụng trong thanh toán tín dụng chứng từ.
Trang 112.2.1 Các loại thư tín dụng.
Dưới đây là một số L/C đang được sử dụng rộng rãi hiện nay:
* L/C có thể huỷ ngang: Là loại L/C mà người mở (nhà nhập khẩu) có
quyền đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung, hoặc huỷ bỏ bất cứ lúcnào mà không cần có sự chấp thuận và thông báo trước của người thụ hưởng(nhà xuất khẩu)
* L/C không thể huỷ ngang: Là loại L/C mà sau khi đã mở và nhà xuất
khẩu đã chấp nhận, thì ngân hàng phát hành không được sửa đổi, bổ sung hayhuỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thoả thuận khác của cácbên tham gia Hiện nay L/C được dùng rất phổ biến trên thế giới
* L/C không huỷ ngang có xác nhận: Là L/C không thể huỷ bỏ, được
một ngân hàng khác xác nhận đảm bảo trả tiền theo yêu cầu của ngân hàng
mở L/C Đối với loại L/C này người bán có thể ký phát hối phiếu đòi tiềnngân hàng xác nhận
* L/C không huỷ ngang và không có xác nhận (IrevocableL/C without
confirm): L/C không huỷ ngang được coi là không có xác nhận khi được
thông báo cho người hưởng lợi thông qua một ngân hàng khác và không có sựcam kết nào khác về phía Ngân hàng phát hành L/C
* L/C không huỷ ngang miễn truy đòi (Irrevocable without recourse L/ C): là loại L/C mà sau khi người hưởng lợi đã được trả tiền thì ngân hàng phát
hành L/C không có quyền được đòi lại tiền người hưởng lợi trong bất cứtrường hợp nào L/C này cũng được sử dụng rộng rãi trong thanh toán quốc tế
* L/C chuyển nhượng: Là L/C không huỷ ngang, trong đó người hưởng
lợi thứ nhất chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiện L/Ccũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợi thứhai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thương vụ
Trang 12* L/C giáp lưng: Là loại L/C mà sau khi nhận được L/C do người nhập
khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứ vào nội dung L/C này vàdùng đúng L/C này để thế chấp mở một L/C khác cho người khác hưởng vớinội dung gần giống như L/C ban đầu
* L/C tuần hoàn: Là L/C không thể huỷ ngang mà sau khi đã sử dụng
hết giá trị của nó hay đã hết thời hạn hiệu lực thì nó lại có giá trị như cũ vàtiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạn nhất định chođến khi tổng trị giá hợp đồng các bên được thực hiện
* L/C dự phòng: Là loại L/C được mở ra để bảo vệ quyền lợi của nhà
nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhận được L/C, tiền đặt cọc
và tiền ứng trước, nhưng lại không có khả năng giao hàng, hoặc khônghoàn thành nghĩa vụ giao hàng như đã quy định trong L/C, đòi hỏi ngânhàng phục vụ nhà xuất khẩu phát hành một L/C trong đó cam kết với nhànhập khẩu sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chi phí mở L/
C cho nhà nhập khẩu
* L/C đối ứng: Là loại L/C không thể huỷ ngang, chỉ bắt đầu có hiệu lực
khi L/C kia đối ứng với nó được mở ra Trong L/C ban đầu thường phải ghi “L/
C này chỉ có giá trị khi người hưởng lợi đã mở lại một L/C đối ứng với nó đểcho người mở L/C này hưởng” và trong L/C đối ứng phải ghi câu “L/C này đốiứng với L/C số mở ngày tại ngân hàng ” và thông báo cho người thụ hưởngbiết
* L/C điều khoản đỏ: Là loại L/C mà ngân hàng phát hành cho phép
ngân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá,nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng hoá theo đúng L/C đã mở L/C này gọi làđiều khoản đỏ vì trước đây được in bằng mực đỏ để tăng sự chú ý
* L/C trả chậm (Deferred payment L/C): là loại L/C không thể huỷ bỏ,
trong đú ngân hàng phát hành L/C hay là ngân hàng xác nhận L/C cam kết với
Trang 13người hưởng lợi sẽ thanh toán toàn bộ số tiền của L/C tại một hay những thờiđiểm xác định trong tương lai, những thời điểm này đã được xác định cụ thểtrong L/C.
2.2.2 Nội dung chủ yếu của một thư tín dụng
Số hiệu, địa điểm và ngày mở L/C.
- Mỗi L/C đều phải có số hiệu riêng Tác dụng của nó để trao đổi thư
từ, điện tín có liên quan đến L/C nhằm tạo điều kiện thuận tiện trong việc traođổi thông tin giữa các bên có liên quan trong quá trình giao dịch, thanh toán
Số hiệu của L/C còn được dùng để ghi vào các chứng từ liên quan trong bộchứng từ thanh toán
- Địa điểm mở L/C là nơi mà ngân hàng mở L/C viết cam kết trả tiềncho nhà xuất khẩu Địa điểm này có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọnluật pháp áp dụng để giải quyết những bất đồng xảy ra (nếu có)
- Ngày mở L/C là ngày bắt đầu phát sinh sự cam kết của ngân hàng mởL/C đối với người xuất khẩu là ngày ngân hàng mở chính thức chấp nhận đơnxin mở thư tín dụng của nhà nhập khẩu; là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lựccủa thư tín dụng và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem nhà nhậpkhẩu có thực hiện việc mở thư tín dụng đúng thời hạn như thoả thuận tronghợp đồng thương mại không
* Loại thư tín dụng :
Đây là điều khoản rất quan trọng có ảnh hưởng đến khả năng thanhtoán của L/C vì mỗi loại L/C có tính chất và nội dung khác nhau Do đó, khi
mở L/C, người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C cần mở
* Tên, địa chỉ các bên liên quan đến L/C.
Các bên liên quan đến L/C được chia làm hai bên:
+ Các thương nhân: người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C) và ngườixuất khẩu (người hưởng lợi)
Trang 14+ Các ngân hàng liên quan: Ngân hàng mở L/C, Ngân hàng thông báo,Ngân hàng xác nhận (nếu có).
* Số tiền của L/C:
+ Số tiền của L/C phải vừa phải được ghi bằng số vừa phải được ghibằng chữ và phải thống nhất với nhau
+ Tên của đơn vị tiền tệ phải được ghi rõ ràng, chính xác
+ Trị giá của L/C phải phản ánh trị giá của lô hàng giao theo hợp đồng.Tuy nhiên, một điểm cần phải chú ý đó là khả năng thực hiện việc giao hàng.Bởi lẽ, đối với một số mặt hàng rời như quặng, than, gỗ, thì số lượng hànggiao khó có thể chính xác như L/C đã qui định, vì vậy có thể ảnh hưởng đếnkhả năng thanh toán của lô hàng nên để tránh tình trạng này, một L/C có thểcho phép dung sai trong số tiền cũng như số lượng hàng giao
Tuy nhiên, UCP 600 đã tránh tình trạng này bằng việc quy định đối vớicác loại hàng rời, nếu L/C không quy định cụ thể thì số lượng hàng giao vẫnđược phép dung sai 5%, miễn là không vượt quá giá trị L/C
Do đó, một L/C nên ghi số tiền tối đa và cho phép dung sai của nó thìnhà xuất khẩu sẽ dễ dàng hơn trong việc thực hiện L/C
* Thời hạn hiệu lực, thời hạn xuất trình chứng từ, thời hạn trả tiền
và thời hạn giao hàng.
+ Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà Ngân hàng mở L/C cam kết
sẽ trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình đầy đủ bộ chứng từthanh toán trong thời hạn đó và phải phù hợp với điều kiện của L/C Thời hạnhiệu lực của L/C bắt đầu từ ngày mở L/C đến ngày hết hiệu lực của L/C
+ Thời hạn xuất trình bộ chứng từ là khoảng thời gian nhà xuất khẩuđược sử dụng để hoàn tất bộ chứng từ và gửi đi cho người mua thanh toán.Thông thường thời hạn này được tính cụ thể là một số ngày nhất định saungày giao hàng Việc xuất trình chứng từ của nhà xuất khẩu, không những
Trang 15phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C mà còn phải tuân theo đúng thời hạnxuất trình được cho phép.
+ Thời hạn trả tiền phụ thuộc vào qui định trong hợp đồng Nếu việcđòi tiền bằng hối phiếu thì thời hạn trả tiền được qui định ở yêu cầu ký pháthối phiếu Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C nếu làL/C trả ngay hoặc có thể nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nếu là L/C trảchậm Nhưng những hối phiếu có kỳ hạn vẫn phải được xuất trình để chấpnhận trong thời hạn hiệu lực của L/C
+ Thời hạn giao hàng cũng được qui định rõ trong L/C và do hợp đồngmua bán qui định Ngày giao hàng phải nằm trong thời hạn hiệu lực của L/C
và không đựơc trùng với ngày hết hạn hiệu lực của L/C Ngày mở L/C phảitrước ngày giao hàng một thời gian hợp lý, không được trùng vào ngày giaohàng
* Những nội dung về hàng hoá: Tên hàng hoá, số lượng, trọng lượng, qui
cách phẩm chất, giá cả, bao bì , kí hiệu cũng được qui định cụ thể trong L/C
* Những nội dung về vận tải giao nhận hàng hoá: Các điều kiện cơ
sở giao hàng (FOB, CIF,C&F ), nơi gửi hàng, cách vận chuyển, cách giaohàng cũng được qui định cụ thể trong L/C
* Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình
Đây là nội dung then chốt của L/C bởi vì bộ chứng từ thanh toán quiđịnh trong L/C là bằng chứng để nhà xuất khẩu chứng minh rằng mình đãhoàn thành đầy đủ nghĩa vụ giao hàng và làm theo đúng như điều kiện của L/
C Đó là căn cứ quan trọng để yêu cầu ngân hàng mở L/C thanh toán tiềnhàng Do đó, yêu cầu khắt khe của việc thực hiện thanh toán bằng phươngthức này là sự phù hợp hoàn toàn của các chứng từ với tất cả các điều kiệncủa L/C Chứng từ phải thoả mãn ba yêu cầu: số loại chứng từ, số lượng mỗi
Trang 16loại và yêu cầu về việc ký phát chứng từ đó như thế nào Thông thường một
bộ chứng từ bao gồm:
- Hối phiếu (Draft of Exchange)
- Hoá đơn (Commercial Invoice)
- Chứng từ vận tải (Bill of Lading)
- Hợp đồng bảo hiểm (Insurance Policy/ Certificate)
- Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Original)
- Bản khai đóng gói hàng (Packing list)
-Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng (Certificate of quantity/weight)
- Giấy chứng nhận chất lượng (Certificate of quality)
- Các giấy chứng nhận phân tích (Certificate(s) of analysis)
- Các giấy chứng nhận kiểm dịch, kiểm nghiệm
* Sự cam kết trả tiền của Ngân hàng mở L/C
Đây là điều khoản ràng buộc trách nhiệm của ngân hàng mở L/C đốivới L/C này
* Những điều khoản đặc biệt khác.
Ngoài những nội dung nêu trên, ngân hàng mở L/C và người nhập khẩu
có thể thêm những nội dung khác khi cần thiết như cho phép đòi hoàn trảbằng điện, qui định thêm về đóng gói Tuy nhiên, các ngân hàng mở L/Cđược khuyến cáo rằng, không nên mở một L/C quá phức tạp bằng cách ghithêm quá nhiều điều khoản phụ vào L/C Những điều khoản phụ được coi làcác điều khoản không chứng từ (non documents condition)
* Chữ ký trên L/C hay mã khoá.
L/C thực chất là cam kết trả tiền có điều kiện của ngân hàng mở L/C
Do đó, người ký L/C phải là một người có đủ năng lực hành vi, năng lực pháp
lý để tham gia và thực hiện một quan hệ dân luật Cho nên nếu L/C được mở
Trang 17và gửi cho người xuất khẩu bằng thư thì người ký nó phải là người có chữ ký
uỷ quyền Nếu L/C được gửi bằng điện telex thì L/C phải có mã khoá đúngvới qui định giữa hai bên thì L/C mới có giá trị thực hiện
2.3 Văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Khác với các phương thức thanh toán nội địa, trong phương thức thanhtoán quốc tế, không chỉ đòi hỏi các chủ thể phải tuân thủ những quy địnhpháp lý của mỗi quốc gia, mà còn phải tuân thủ cả những quy định pháp lý,các hiệp định, hiệp ước quốc tế, cũng như tập quán và thông lệ ở mỗi nước cóquan hệ đối tác Điều đó nhiều khi lại gây trở ngại cho thương mại quốc tế vìmỗi quốc gia lại có hệ thống pháp luật, tập quán riêng và thể chế chính trịkhác biệt Do đó cần phải có những qui định mang tính thống nhất cho tất cảcác quốc gia tham gia thanh toán tín dụng chứng từ
Bản “Qui tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòngthương mại quốc tế” (The Uniform customer and practice for documentarycredits, ICC) - UCP ra đời là sự tất yếu của sự phát triển thanh toán quốc tếbằng L/C UCP là tập quán quốc tế thống nhất điều chỉnh về tín dụng chứng
từ UCP không phải là luật quốc tế mà chỉ là những qui tắc được ấn hành bởiICC - một Tổ chức phi Chính phủ có ảnh hưởng sâu rộng, đặc biệt là tronglĩnh vực Thương mại - Tài chính - Ngân hàng trên thế giới Việc UCP đượcchấp nhận một cách rộng rãi trên thế giới đã cho thấy sự mô tả đầy sức thuyếtphục về khả năng của giới kinh doanh ở các nước có hệ thống pháp luật khácnhau có thể áp dụng các cơ chế thực tiễn của mình vào việc tiến hành muabán Kể từ ngày ra đời vào năm 1933 cho đến nay, UCP đã qua 6 lần sửa đổivào các năm 1951, 1962, 1974, 1983 và 1993,2006 với mục đích theo kịp sựphát triển chung của nền kinh tế, nền công nghiệp vận tải và truyền thông trênthế giới Hiện nay, hầu hết các nước đều sử dụng UCP ấn bản số 600 - năm
Trang 182006 (Gọi tắt là UCP 600).
Ở Việt Nam việc áp dụng UCP 600 trong các tổ chức tín dụng, ngânhàng được phép thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế của mình gần nhưtuyệt đối mà không phải gặp bất kỳ sự điều chỉnh nào, chỉ đến khi có các vụviệc phát sinh cụ thể thì toà án, trọng tài mới can thiệp Cho đến nay, nước tavẫn chưa có văn bản quy định nào, hướng dẫn áp dụng UCP và các thông lệkhác trong giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu bằng L/C để các NHTM ápdụng vào thực tế Các văn bản như vậy rất cần thiết không chỉ đối với ngânhàng mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ án tranhchấp giữa các đối tác trong giao dịch thanh toán tín dụng chứng từ
2.4 Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ.
Sơ đồ : Quy trình nghiệp vụ thanh toán tín dụng chứng từ
Bước 1: Nhà nhập khẩu viết đơn xin mở thư tín dụng rồi gửi tới ngân
hàng phục vụ mình yêu cầu mở một thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng
Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở thư tín dụng,
ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu sẽ lập một L/C và thông báo qua ngân hàngđại lý của mình ở nước ngoài để thông báo việc mở thư tín dụng và chuyểnthư tín dụng đến cho nhà xuất khẩu
(6) (5) (3) (8) (7) (1)
(6 )) ))) )))
Ngân hàng thông báo
Người xuấtKhẩu
Ngân hàng
mở L/C
Người nhậpKhẩu
(2) (5)
(4) HĐTM
Trang 19Bước 3: Khi nhận được thông báo của ngân hàng mở thư tín dụng,
ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu của mình toàn bộ nộidung thông báo về việc mở thư tín dụng đó Khi nhận được bản gốc L/C dongân hàng mở chuyển đến, nếu L/C được mở bằng mail thì trước hết ngânhàng thông báo phải kiểm tra mẫu chữ ký xác thực, nếu đúng thì chuyển L/Ccho người xuất khẩu; nếu L/C được mở bằng điện thì ngân hàng thông báophải kiểm tra mã điện, sau đó khẩn trương chuyển L/C đó thông báo cho nhàxuất khẩu
Bước 4: Nhà xuất khẩu kiểm tra kỹ nội dung của L/C xem các điều
khoản đó có phù hợp với nội dung của hợp đồng đã ký kết hay không Nếuphù hợp thì nhà xuất khẩu tiến hành làm thủ tục giao hàng cho nhà nhập khẩu
Bước 5: Sau khi tiến hành giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ
đầy đủ theo quy định và gửi tới ngân hàng phục vụ mình để đề nghị thanhtoán Bộ chứng từ phải được gửi đến ngân hàng trong thời gian quy định
Bước 6: Ngân hàng thông báo kiểm tra sơ bộ bộ chứng từ, nếu phát
hiện có sai sót thì yêu cầu nhà xuất khẩu khẩn trương sửa lại Nếu bộ chứng
từ phù hợp thì ngân hàng lập lệnh đòi tiền đồng thời gửi kèm bộ chứng từ đếnngân hàng mở L/C
Bước 7: Ngân hàng phát hành L/C sau khi thanh toán cho nhà xuất
khẩu sẽ thông báo cho nhà nhập khẩu biết là bộ chứng từ đã đến để người nàyđến ngân hàng nhận bộ chứng từ để đi nhận hàng
Bước 8: Nhà nhập khẩu sẽ xem xét bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì
thanh toán cho ngân hàng hoặc chấp nhận thanh toán và nhận lại bộ chứng từ
để đi nhận hàng Nếu phát hiện bộ chứng từ có sai sót thì lúc này nhà nhậpkhẩu vẫn có quyền từ chối thanh toán cho ngân hàng
Trang 202.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoàn thiện thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của NHTM.
2.5.1 Những nhân tố chủ quan
a) Năng lực và đạo đức kinh doanh của các nhà xuất nhập khẩu.
Năng lực và đạo đức kinh doanh của các bên có ảnh hưởng nhiều đếnchất lượng thanh toán tín dụng chứng từ Nếu người mua và người bán cókiến thức và kinh nghiệm trong thương mại quốc tế thì quy trình thanh toántrở nên nhanh chóng và thuận lợi hơn Ngược lại, nếu một trong hai bên hoặc
cả hai đều không có kinh nghiệm thì dễ bị đối phương lừa đảo hoặc dễ viphạm các quy định trong thanh toán tín dụng chứng từ, dẫn đến làm cản trở cảquy trình thanh toán Vì vậy, sự hiểu biết rộng, có kinh nghiệm và làm việcnghiêm túc của cả người xuất khẩu và người nhập khẩu là những yêu cầu cầnthiết để thúc đẩy nhanh quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng
từ
b) Trình độ của cán bộ Ngân hàng.
Có thể nói bản thân các ngân hàng tham gia có ảnh hưởng lớn đến sựnhanh chậm của quá trình thanh toán trong đó trình độ chuyên môn nghiệp vụcũng như phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ ngân hàng là yếu tốquyết định Đây là yếu tố phản ánh rõ nét nhất và ảnh hưởng sâu sắc nhất đếnchất lượng của dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng
c) Quan hệ đại lý của Ngân hàng.
Nếu ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu và ngân hàng phục vụ nhà xuấtkhẩu có quan hệ đại lý với nhau thì sẽ giao dịch trực tiếp với nhau Điều này
sẽ giúp tiết kiệm chi phí cho khách hàng và rút ngắn thời gian trong thanhtoán Ngược lại, nếu các ngân hàng không có quan hệ đại lý với nhau sẽ dẫnđến kéo dài thời gian thanh toán, làm tăng chi phí hoạt động Như vậy, nếucác ngân hàng thiết lập được mối quan hệ đại lý rộng rãi thì chất lượng thanh
Trang 21toán tín dụng chứng từ sẽ được cải thiện và được nâng cao.
d) Công nghệ thanh toán Ngân hàng.
Trong xu hướng hiện nay, các ngân hàng chủ yếu thanh toán qua mạngviễn thông liên ngân hàng quốc tế SWIFT Chính vì vậy mà việc mở vàthông báo L/C bằng SWIFT có tác dụng rút ngắn tối đa khoảng thời gian,tránh thất thoát tài liệu và đảm bảo thông tin được truyền đi một cách đầy đủ,chính xác Trong khi đó, việc mở rộng và thông báo L/C bằng thư tuy có ưuđiểm như chi phí thấp nhưng lại kéo dài thời gian của quy trình thanh toán vàkhả năng thất lạc thư từ là điều có thể xảy ra
2.5.2 Những nhân tố khách quan
a) Trình độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Trình độ phát triển của một quốc gia cho biết sức mạnh và tầm cỡ củaquốc gia đó trên trường quốc tế là như thế nào Các nước phát triển là nhữngnước có khối lượng giao dịch ngoại thương lớn Do đó những nhà xuất khẩu
và các ngân hàng ở các nước này có nhiều kinh nghiệm nhất trong lĩnh vựcthanh toán quốc tế, ngoài ra các ngân hàng lại được trang bị những thiết bịhiện đại tối tân nhất Đương nhiên trong điều kiện như vậy thì chất lượngthanh toán tín dụng chứng từ sẽ được nâng cao hơn hẳn so với những nướckém phát triển vì vậy trong thực tế, các vụ tranh chấp kiện tụng trong thanhtoán tín dụng chứng từ chủ yếu xảy ra đối với những nước có trình độ pháttriển và sức cạnh tranh của nền kinh tế thấp
b) Các nhân tố vĩ mô và các nhân tố bất khả kháng.
Các yếu tố như chính trị, xã hội, môi trường kinh tế, tình hình an ninh,các chính sách kinh tế cũng như các chính sách quản lý của từng quốc gia đều
có tác động mạnh mẽ, chẳng hạn như việc ban bố chính sách hạn chế nhậpkhẩu hay chính sách kiểm soát ngoại hối thắt chặt sẽ có tác động làm ảnhhưởng lớn đến quá trình thanh toán
Trang 22Ngoài ra, phương thức tín dụng chứng từ còn bị ảnh hưởng bởi các yếu
tố bất khả kháng như bất kỳ một quan hệ kinh tế nào Các hiện tượng như:chiến tranh, đình công, khủng bố, thiên tai, các vụ tấn công nhà băng
2.6 Các rủi ro thường gặp trong phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
* Đối với nhà nhập khẩu
- Việc thanh toán của ngân hàng cho người thụ hưởng chỉ căn cứ vào bộchứng từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra hàng hoá, do đó sẽ không
có sự đảm bảo nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng hoá sẽ không bị hư hại gì đồngthời nhà nhập khẩu vẫn phải trả tiền đầy đủ cho ngân hàng phát hành
- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu vànhà nhập khẩu phải được tiến hành làm thủ tục sửa đổi bổ sung L/C làm kéodài thời gian giao dịch, tăng chi phí
- Ngân hàng xác nhận hoặc một ngân hàng chỉ định khác có thể mắc sailầm khi đã thanh toán cho một bộ chứng từ có sai sót, có ghi nợ ngân hàngphát hành
- Nhà nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ cho đến khi hàng đã cậpcảng vì vậy để được bảo lãnh nhận hàng nhà nhập khảu phải trả một khoảnchi phí cho ngân hàng
- Nếu không quy định bộ vận đơn đầy đủ thì một người khác có thể lấyđược hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần bộ vận đơn mà nhà nhập khẩu
đã trả tiền
* Đối với người xuất khẩu
- Những thay đổi trong hợp đồng ngoại thương giữa nhà xuất khẩu, nhànhập khẩu phải tiến hành làm thủ tục sửa đổi bổ sung L/C
- L/C huỷ ngang có thể được ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hayhuỷ bỏ bất cứ khi nào trước khi nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ, màkhông cần có sự đồng ý của nhà xuất khẩu
Trang 23- Nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ không phù hợp với L/C thìmọi khoản thanh toán có thể bị từ chối và nhà xuất khẩu phải tự xử lý hànghoá như tháo dỡ hàng, lưu kho cho đến khi các vấn đề được giải quyết đầy đủ.
- Trong trường hợp L/C không có xác nhận nếu ngân hàng phát hànhmất khả năng thanh toán thì cho dù bộ chứng từ xuất trình là hoàn hảo cũngkhông được thanh toán tức là nhà xuất khẩu luôn chịu rủi ro về hệ số tínnhiệm của ngân hàng phát hành, cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro cơ chếchính sách của nước người nhập khẩu
- Nếu nhà xuất khẩu nhận được một L/C trực tiếp từ ngân hàng pháthành thì có thể là một L/C giả
* Đối với ngân hàng phát hành
- Rủi ro về hệ số tín nhiệm của người mở: Ngân hàng phát hành phảithanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C ngay cả trong trườnghợp nhà nhập khẩu chủ định không hoàn trả hoặc không có khả năng hoàn trả
- Rủi ro nghiệp vụ: Khi L/C không có xác nhận ngân hàng chỉ định cóthể yêu cầu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng
mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ Ở trường hợp này nếu không có sự chấpthuận trước của người nhập khẩu về việc hoàn trả thì ngân hàng phát hành sẽgặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót thì nhà nhập khẩu không chấp nhận trảtiền cho ngân hàng
- Rủi ro từ tính chất của hàng hoá: Ngân hàng cần phải xem xét xemliệu ngân hàng có thu được một phần hay toàn bộ số tiền đã thanh toán từ việcbán hàng hay không nếu nhà nhập khẩu bị phá sản
- Rủi ro do chủ quan: Nếu ngân hàng phát hành chấp nhận thanh toánhối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách chính xác bộ chứng từ để
bộ chứng từ có lỗi thì không thể đòi tiền nhà nhập khẩu được
Trang 24* Đối với ngân hàng thông báo, ngân hàng chỉ định,ngân hàng xácnhận.
- Đối với ngân hàng thông báo: Phải chịu trách nhiệm về độ chân thậtcủa L/C bao gồm cả việc xác minh chính xác chữ ký, khoá mã, mẫu điệntrước khi gửi thông báo cho nhà xuất khẩu
- Đối với ngân hàng chỉ định: Thường ứng trước cho nhà xuất khẩu vớiđiều kiện truy đòi nên ngân hàng này phải tự chịu rủi ro tín dụng đối với ngânhàng phát hành hoặc nhà xuất khẩu
- Đối với ngân hàng xác nhận: Nếu bộ chứng từ là hoàn hảo thì ngânhàng xác nhận phải trả tiền cho nhà xuất khẩu bất luận là có truy hoàn được từngân hàng phát hành hay không vì vâyn mà ngân hành xác nhận chịu rủi rotín dụng đối với ngân hàng phát hành cũng như rủi ro chính trị và rủi ro cơchế của nước ngân hàng phát hành Nếu ngân hàng xác nhận trả tiền hay chấpnhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách chínhxác bộ chứng từ để bộ chứng từ có lỗi, ngân hàng phát hành không chấp nhậnthì không thể đòi tiền ngân hàng phát hành
Trang 25
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG Á CHÂU
184-186 BÀ TRIỆU
1 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH ACB.
1.1 Sự hình thành và phát triển của chi nhánh ACB.
Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xãtín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạodựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam Trong bối cảnh
đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số
0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/0032/NH-GP-UB do Ủy banNhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 Ngày 04/06/1993, ACBchính thức đi vào hoạt động
Vốn điều lệ của ACB ban đầu là 20 tỷ đồng, đến 30/9/2006 đã đạt trên1.100 tỷ đồng, tăng hơn 55 lần so với ngày thành lập Tổng tài sản năm 1994
là 312 tỷ đồng, đến nay đã đạt gần 40.000 tỷ đồng, tăng 122 lần, dư nợ chovay cuối năm 1994 là 164 tỷ đồng, cuối tháng 9/2006 đạt 14.464 tỷ đồng, tăng
88 lần Lợi nhuận trước thuế cuối năm 1994 là 7,4 tỷ đồng, đến cuối tháng 9năm 2006 hơn 457 tỷ, tăng hơn 61 lần
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ được khách hàng đánh giá là mộttrong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú nhất,dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại ACB vừa tăng trưởng nhanh vừathực hiện quản lý rủi ro hiệu quả Trong môi trường kinh doanh nhiều khókhăn thử thách, ACB luôn giữ vững vị thế của một ngân hàng bán lẻ hàngđầu Sự hoàn hảo là điều ACB luôn nhắm đến: ACB hướng tới là nhà cungcấp sản phẩm dịch vụ tài chính hoàn hảo cho khách hàng, danh mục đầu tư
Trang 26hoàn hảo của cổ đông, nơi tạo dựng nghề nghiệp hoàn hảo cho nhân viên, làmột thành viên hoàn hảo của cộng đồng xã hội “Sự hoàn hảo” là ước muốn
mà mọi hoạt động của ACB luôn nhằm thực hiện
Cùng với việc tăng nhanh quy mô vốn tự có và vốn hoạt động, ACBđặc biệt quan tâm đến việc mở rộng địa bàn hoạt động Hiện nay, Trụ sởchính của ACB đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, TP HCM Tínhđến ngày 31/12/2007, ACB gồm 111 chi nhánh và phòng giao dịch tại nhữngvùng kinh tế phát triển trên toàn quốc
Đối tượng của ACB thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, chủ yếu
là thuộc các lĩnh vực: Công nghiệp, Thương nghiệp, Dịch vụ, Giao thông vậntải, Xây dựng, nhằm để phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá và ổn địnhtiền tệ
* Ngành nghề kinh doanh:
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiềngửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển củacác tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, tráiphiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;
- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huyđộng các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệvới nước ngoài khi được NHNN cho phép;
- Hoạt động bao thanh toán
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế là nghiệp vụ đóng vai trò chủ đạo tronghoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng Trong đó, phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ đang được mở rộng và phát triển
Với tập thể lãnh đạo đầy tâm huyết và đội ngũ nhân viên trẻ trung, ham
Trang 27học hỏi, phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình kể từ khi đi vào hoạt động đến nayACB đã và đang dần khẳng định vai trò một NHTMCP hàng đầu Việt Nam.
1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngân hàng Á Châu ACB trong thời gian qua
Với chính sách sản phẩm, phát triển kênh phân phối và hệ thống quản
lý rủi ro hiệu quả trên nền công nghệ hiện đại ACB đã đáp ứng được các nhucầu cần thiết của khách hàng và đạt được sự tăng trưởng nhanh về cả bề rộnglẫn chiều sâu một cách bền vững và an toàn tạo tiền đề cho các bước tăngtrưởng mạnh mẽ trong tương lai và chiếm giữ thị phần ngày càng lớn
1.2.1 Tình hình huy động vốn
Nguồn vốn huy động của ACB các năm qua tăng cao, tính đến cuốinăm 2005 là 14.353.766 nghìn đồng, đến 2006 là 22.341.236 nghìn đồng.Tính đến thời điểm 2007, tổng vốn huy động đạt 31.670.517 nghìn đồng Tốc
độ tăng trưởng vốn huy động duy trì ở mức cao, đạt 46,52% trong năm 2005;55,65% trong năm 2006 và đạt 41,76 % trong năm 2007
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh ACB qua các năm
ĐVT: 1.000 đồngChỉ tiêu Năm2005 2006Năm Giá trị2007Tỷ trọng
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ACB năm 2005, 2006,2007
Trong đó:
- Tiền vay từ NHNN: Đến 2007, vay từ NHNN là 49 tỷ đồng thôngqua kênh thị trường mở, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng vốn huy động
Trang 28(0,15%) Tiền vay từ NHNN trong năm 2007 giảm nhiều (gần 20 lần) so vớinăm 2006 và thấp hơn so với năm 2005.
- Tiền gửi các tổ chức tín dụng trong nước: Đến 2007, nguồn vốn huyđộng từ các TCTD trong nước đạt 2.131.696 nghìn đồng, chiếm 6,73% tổngnguồn vốn huy động của chi nhánh ACB Tiền gửi và tiền vay từ các TCTDtrong nước tăng lên qua các năm, năm 2006 có tăng nhưng không đáng kể sovới năm 2005 nhưng 2007 đã tăng lên gần gấp đôi so với năm 2006
- Tiền gửi của khách hàng: Tiền gửi của khách hàng trong nước đến 2007 là29.229.109 nghìn đồng, chiếm tỷ trọng 92,3% trong nguồn vốn huy động củachi nhánh ACB, trong đó chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm chiếm đến 76,8% trongtổng nguồn, còn lại là tiền gửi thanh toán và tiền gửi ký quỹ
Bảng 2 Nguồn vốn phân theo kì hạn và cơ cấu
VT: 1000 ngĐVT: 1000 đồng đồng
Tỷ trọng
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ACB năm 2005, 2006 và 2007
Nguồn vốn huy động phân theo kỳ hạn chủ yếu là do huy động ngắnhạn, Năm 2005 chiếm 77,8%, năm 2006 chiếm 79,5% và Năm 2007 chiếm78,6% trong tổng nguồn huy động
Nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu chủ yếu là do huy động từ tiềngửi của khách hàng, năm 2005 chiếm tỷ trọng 90,8%, năm 2006 chiếm 89,4%
Trang 29và Năm 2007 chiếm tỷ trọng 92,3% và tăng nhanh qua các năm Tốc độ tăng
trưởng ở mức cao, năm 2006 đạt 53,25%, đến Năm 2007 đạt 46,26%
1.2.2 Tình hình sử dụng vốn.
Chi nhánh ACB thực hiện chính sách tín dụng thận trọng và phân tánrủi ro Tổng dư nợ cho vay đến 2007 chỉ chiếm tỷ lệ 45,67% tổng nguồn vốnhuy động Phần nguồn vốn còn lại được gửi tại các TCTD dụng trong vàngoài nước
Hoạt động tín dụng.
Trong các năm qua, hoạt động tín dụng của chi nhánh ACB luôn đạtmức tăng trưởng tốt Tính đến 2007, dư nợ cho vay đạt 14.464 triệu đồng, tăng51,25% so với cuối năm 2006 Các sản phẩm của ACB đáp ứng nhu cầu đadạng của mọi thành phần kinh tế, cung cấp nhiều sản phẩm tín dụng như chovay bổ sung vốn lưu động, tài trợ và đồng tài trợ các dự án đầu tư, cho vay sinhhoạt tiêu dùng, cho vay sửa chữa nhà, cho vay mua nhà, cho vay du học, chovay cán bộ công nhân viên, tài trợ xuất nhập khẩu, bao thanh toán v.v.…
Bảng 3: Thống kê tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng
VT: 1000 ng ĐVT: 1000 đồng đồng
Tổ chức tín dụng (*) 61.238 - 181.681 196,68% 43.654 -75,97% Khách hàng 6.698.437 - 9.381.517 40,06% 14.420.673 53,71%
Tổng dư nợ tín dụng 6.759.675 25,27% 9.563.198 41,47% 14.464.327 51,25%
Nguồn: Báo cáo tài chính của chi nhánh ACB năm 2005, 2006 và năm 2007
1.2.3 Tình hình thanh toán quốc tế.
Từ khi mới thành lập, ACB đã tiến hành các giao dịch ngoại tệ nhưnghoạt động lúc đó chỉ lẻ tẻ tại các phòng giao dịch và chủ yếu giao dịch muabán ngoại tệ, làm đại lý chi trả kiều hối Đến năm 1995, nghiệp vụ thanh
Trang 30toán quốc tế mới thực sự đi vào hoạt động nhưng cũng chỉ thực sự phát triển
từ năm 2000 đến nay Những năm đầu, do nguồn ngoại tệ còn hạn chế, kháchhàng chưa tin tưởng nên khối lượng thanh toán còn nhỏ lẻ Công tác thanhtoán quốc tế của ACB trong những năm gần đây đã được mở rộng cả vềchủng loại và chất lượng như: chuyển tiền, tín dụng chứng từ, bảo lãnh, chitrả kiều hối, mua bán ngoại tệ với nước ngoài, đầu cơ trên thị trường tiền tệ Phí thu được từ các hoạt động này đã góp phần không nhỏ vào kết quả kinhdoanh của toàn hệ thống của ACB Chất lượng thanh toán quốc tế cũng ngàyđược nâng cao, các nghĩa vụ cam kết với khách hàng ngày càng được quantâm và thực hiện đầy đủ, do đó góp phần làm uy tín của Ngân hàng ngày càngđược nâng cao trên trường quốc tế
Do yêu cầu đòi hỏi thực tiễn, sau nhiều lần điều chỉnh và tham khảobiểu phí cho các nghiệp vụ thanh toán quốc tế, biểu phí mới đã được thiết lậptương đối hoàn chỉnh ACB áp dụng hai mức phí khác nhau với khách hàngtrong và ngoài nước một cách hợp lý: vừa đảm bảo được nguồn thu đồng thờităng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác Thông qua việc sửa đổinày, lượng khách hàng tham gia thanh toán quốc tế ngày càng tăng lên
Đối với Ngân hàng, kinh doanh đối ngoại là một hoạt động mới so vớicác hoạt động khác Năm 1995, thời gian đầu bước vào thực hiện nghiệp vụnày ACB đã gặp nhiều khó khăn như: khách hàng còn quen giao dịch vớiVCB, cán bộ nhân viên còn chưa quen với công việc do chưa được đào tạo có
hệ thống về hoạt động kinh doanh đối ngoại Nhưng được sự chỉ đạo và quantâm kịp thời của Ban lãnh đạo, Phòng thanh toán quốc tế hoạt động kinhdoanh đối ngoại của ACB đã thu được những kết quả khả quan và góp phầnnâng cao uy tín, thu hút thêm nhiều khách hàng
2 THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ACB.