Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại SGDI-NHĐT&PTVN
Trang 1MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và quốc tế hoá ngày càng mở ra cho nhân loại nhiều thuậnlợi trong việc giao lưu đầy triển vọng Ngày nay, các nước đang xích lại gầnnhau hơn thông qua cầu nối thương mại quốc tế Càng ngày những luồng chuchuyển hàng hoá, dịch vụ, tiền tệ ngày càng nhiều, đã tạo nên sự gắn kết giữanhững nước có trình độ kinh tế khác nhau và kéo theo sự phức tạp ngày cànglớn trong khâu cuối cùng của quá trình trao đổi là thanh toán quốc tế.
Với xu hướng quốc tế ngày càng tăng và giao lưu thương mại ngày càngmở rộng đã đặt ra cho các ngân hàng thương mại trong việc phát triển các dịchvụ kinh tế đối ngoại tương ứng, trong đó không thể không kể tới hoạt độngthanh toán quốc tế với nhiều phương thức đa dạng và phong phú Trong cácphương thức này, tín dụng chứng từ là một phương thức được sử dụng phổbiến nhất do tính ưu việt của nó Tuy nhiên, đây là nghiệp vụ không phải đơngiản và thực tế công tác này gặp phải nhiều khó khăn, gây thiệt hại cả về tàichính lẫn uy tín cho ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp Việt Nam.
Là một trong những ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập từlâu, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã đổi mới phương thức hoạtđộng phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, đáp ứng và phục vụ yêu cầu củakhách hàng Hoạt động thanh toán quốc tế mới được triển khai chưa lâu, dovậy phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế đặc biệt là phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ là một việc làm cần thiết và cấp bách.
Với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào công tác phòng ngừa
rủi ro tín dụng chứng từ tại SGDI- NHĐT&PTVN, em đã chọn đề tài: “Mộtsố biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phươngthức thanh toán tín dụng chứng từ tại SGDI-NHĐT&PTVN” là nội dung
nghiên cứu của luận văn tốt nghiệp.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn gồm có 3 chương:
Trang 2Chương 1: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và phương thức
thanh toán tín dụng chứng từ.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức
tín dụng chứng từ tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển ViệtNam
Chương 3: Một số biện pháp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong
thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.
Phạm vi đề tài: chủ yếu là tìm hiểu tình hình, kinh nghiệm thực tế, thựctrạng còn tồn tại trong công tác thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụngchứng từ tại Sở giao dịch I- NHĐT&PTVN Từ thực tế đó em xin nêu ra ýkiến đóng góp nhằm hạn chế và phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tếtheo phương thức tín dụng chứng từ tại NHĐT&PTVN nói riêng và các Ngânhàng thương mại nói chung.
Rủi ro trong thanh toán quốc tế và phương thức tín dụng chứng từ mangtính chất tiềm ẩn và hết sức phức tạp, với thời gian nghiên cứu và tìm hiểuthực tế không nhiều, trình độ người viết còn hạn chế nên luận văn chắc chắnkhông tránh khỏi những thiếu sót và chưa đáp ứng hết yêu cầu của độc giả.Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, bạn đọc và nhữngngười có cùng mối quan tâm tới vấn đề này
Hoàn thành luận văn này, em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới côgiáo Nguyễn Thị Liên Hương đã tận tình chỉ bảo em trong suốt quá trình làmluận văn ; gửi lời cảm ơn tới các anh chị phòng TTQT của SGDI-NHĐT&PTVN đã tạo điều kiện thuận lợi và hướng dẫn trong em trong thờigian thực tập tại phòng Em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô giáo trong khoaThương mại- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã dạy dỗ và giúp đỡ emtrong những năm học tập vừa qua.
Trang 31.1 Khái niệm và vai trò của thanh toán quốc tế:
1.1.1 Khái niệm về thanh toán quốc tế:
Trong quan hệ kinh tế thì thanh toán quốc tế được hiểu đó là việcthực hiện các nghĩa vụ chi trả về tiền tệ phát sinh từ các quan hệ kinh tế,thương mại, tài chính, tín dụng giữa các tổ chức kinh tế quốc tế, giữa cáchãng, các cá nhân ở các nước khác nhau để kết thúc một chu trình hoạt độngtrong lĩnh vực kinh tế đối ngoại.
Theo một cách hiểu khác thì thanh toán quốc tế là sự vận dụng cácđiều kiện thanh toán quốc tế Các điều kiện thanh toán quốc tế bao gồm:Điều kiện về tiền tệ, về địa điểm thanh toán, về thời gian thanh toán, vềphương thức thanh toán.
Những điều kiện này được quy định một cách cụ thể trong các điềukhoản ký kết giữa các nước trong các hiệp định thương mại và cụ thể hơn nóđược quy định trong các điều khoản của hợp đồng ngoại thương ký kết giữangười xuất khẩu và người nhập khẩu
Yêu cầu đặt ra đối với những người làm công tác thanh toán là phảihiểu rõ các điều kiện thanh toán quốc tế nhằm vận dụng nó một cách có hiệuquả trong việc ký kết các hợp đồng ngoại thương với mục đích mang lại lợinhuận cho doanh nghiệp và đồng thời cũng phải phù hợp với chính sách kinhtế đối ngoại và chính sách tiền tệ của quốc gia.
1.1.2 Vai trò của thanh toán quốc tế:
Trang 4Hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vai trò quan trọng trongquá trình phát triển nền kinh tế của đất nước Thông qua hoạt động thanhtoán quốc tế chúng ta mới thu được nguồn ngoại tệ để nhập khẩu máy móc,thiết bị hiện đại phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng trong nước Qua đó chúngta mới có thể phát huy được tiềm năng thế mạnh của đất nước, đồng thời tậndụng được vốn và công nghệ hiện đại của các nước công nghiệp phát triểnnhằm đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, rút ngắn khoảngcách giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới.
Hoạt động thanh toán quốc tế là một trong những khâu quan trọngkhông thể thiếu trong quá trình trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa cáctổ chức, cá nhân, các quốc gia khác nhau, và nó được xem như là một chiếccầu nối quan trọng trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mạigiữa các nước trên thế giới Sự giao lưu buôn bán ngày càng mở rộng dẫnđến sự phát triển của thanh toán quốc tế cả về chất và lượng.
Hoạt động thanh toán quốc tế còn có ý nghĩa đối với các doanhnghiệp- đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuấtnhập khẩu Vì việc tiến hành mua bán với các bạn hàng ở các nước khácnhau, có vị trí địa lý khác nhau nên việc tìm hiểu bạn hàng bị hạn chế Bêncạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế thị trường, khoa học kỹ thuật và côngnghệ thông tin ngày càng phát triển tạo cơ hội cho những kẻ xấu tiến hànhlừa đảo Vì vậy, rủi ro đối với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các hợpđồng xuất nhập khẩu ngày càng tăng Do đó, tổ chức thực hiện tốt hoạt độngthanh toán quốc tế sẽ giúp các doanh nghiệp hạn chế được rủi ro có thể xảyra trong hoạt động kinh doanh quốc tế, qua đó thúc đẩy hoạt động xuất nhậpkhẩu phát triển.
Đối với các ngân hàng thương mại, hoạt động thanh toán quốc tế
Trang 5ngân hàng, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động khác như: huy động vốnngoại tệ, đẩy mạnh hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu…cùng pháttriển Ngoài ra, hoạt động thanh toán quốc tế giúp cho ngân hàng thu hútthêm khách hàng có nhu cầu giao dịch kinh doanh quốc tế, nâng cao uy tíncủa ngân hàng đối với khách hàng.
Tóm lại, trong xu thế toàn cầu hoá và nền kinh tế thị trường ngày càngphát triển thì hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng có vai trò quan trọngkhông chỉ đối với nền kinh tế nói chung mà còn có ý nghĩa đối với các ngânhàng thương mại nói riêng.
1.2.Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng:
Phương thức thanh toán quốc tế là một trong những điều kiện khôngthể thiếu và quan trọng nhất trong các điều kiện thanh toán quốc tế Phươngthức thanh toán quốc tế được hiểu là cách thức mà người bán sử dụng để thutiền từ người mua, và cách mà người mua dùng để trả tiền cho người bán.
Trong buôn bán quốc tế, người mua và người bán có thể lựa chọnnhiều phương thức thanh toán khác nhau Việc lựa chọn phương thức thanhtoán nào cũng phải xuất phát từ nhu cầu: người bán mong muốn thu đượctiền hàng về một cách nhanh chóng và đầy đủ; người mua mong muốn saukhi trả tiền hàng thì phải nhận được hàng đúng số lượng, chất lượng, thờigian giao hàng theo đúng thời gian quy định trong hợp đồng.
Người mua và người bán có thể lựa chọn các phương thức thanh toánkhác nhau Tuy nhiên trên thực tế, có một số phương thức thanh toán màngười mua và người bán hay sử dụng là:
1.2.1 Phương thức chuyển tiền:
Phương thức chuyển tiền là phương thức thanh toán mà một kháchhàng (được gọi là người chuyển tiền) yêu cầu đối với ngân hàng phục vụ
Trang 6hưởng lợi) ở một địa điểm nhất định bằng phương tiện chuyển tiền do kháchhàng yêu cầu.
Các bên tham gia : Người trả tiền; người hưởng lợi; ngân hàng chuyểntiền; ngân hàng đại lý của ngân hàng chuyển tiền.
Phương thức chuyển tiền có thủ tục và quy trình thanh toán đơn giản,thời gian thanh toán nhanh Tuy nhiên quá trình giao hàng và thanh toánkhông gắn liền với nhau, do vậy nó không đảm bảo chắc chắn quyền lợi chongười xuất khẩu Bên cạnh đó, ngân hàng tham gia trong phương thức nàychỉ có nhiệm vụ chuyển tiền để nhận phí chuyển tiền, không có gì ràng buộctrách nhiệm của ngân hàng nếu như hợp đồng buôn bán không được thựchiện Do vậy, phương thức chuyển tiền chỉ áp dụng trong trường hợp thanhtoán các hợp đồng có giá trị nhỏ, các bên có quan hệ thương mại thườngxuyên và tin cậy lẫn nhau.
1.2.2 Phương thức nhờ thu:
Phương thức nhờ thu là phương thức thanh toán mà trong đó ngườibán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho kháchhàng thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người muatrên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.
Các bên tham gia: người bán, người mua, ngân hàng uỷ thác và ngânhàng đại lý của ngân hàng uỷ thác.
Phương thức nhờ thu có hai loại:
* Nhờ thu phiếu trơn: là phương thức thanh toán trong đó người bánuỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người mua chỉ căn cứvào hối phiếu do mình lập ra, còn bộ chứng từ hàng hoá thì gửi thẳng đếncho người mua không thông qua ngân hàng.
Phương thức nhờ thu phiếu trơn có lợi hơn cho người nhập khẩu,
Trang 7trình giao hàng không gắn liền với nhau Tuy nhiên rủi ro cũng có thể xảy rađối với người nhập khẩu trong trường hợp hối phiếu đòi tiền đến trước bộchứng từ hàng hoá Trong phương thức nhờ thu phiếu trơn, ngân hàng cũngchỉ đóng vai trò là trung gian thu hộ số tiền cho người bán và nhận phí.
Phương thức nhờ thu chỉ áp dụng đối với việc thanh toán giữa công tymẹ với công ty con, các bên có quan hệ buôn bán lâu đời và tin tưởng lẫnnhau.
* Nhờ thu kèm chứng từ: là phương thức thanh toán trong đó ngườibán sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng thì lập một bộ chứng từ thanhtoán nhờ thu gửi đến ngân hàng phục vụ mình,nhờ ngân hàng thu hộ số tiềnghi trên hối phiếu với điều kiện người mua trả tiền hối phiếu hoặc ký chấpnhận trả tiền hối phiếu thì ngân hàng mới trao cho người mua bộ chứng từ đểđi nhận hàng.
Trong phương thức này ngân hàng có trách nhiệm cao hơn Ngânhàng không chỉ thu hộ số tiền người mua mà còn khống chế hộ người bán bộchứng từ Do vậy quyền lợi của người bán được bảo đảm hơn Tuy nhiên rủiro vẫn xảy ra đối với người bán vì người bán mới chỉ khống chế được quyềnnhận hàng của người mua mà chưa khống chế được việc thanh toán củangười mua.
Phương thức này cũng chỉ áp dụng đối với các lô hàng có giá trị nhỏ,hai bên có quan hệ buôn bán lâu đời và tin tưởng lẫn nhau.
1.2.3 Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một trong những phươngthức được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán quốc tế Sở dĩ như vậy vìviệc thanh toán chặt chẽ dựa trên bộ chứng từ hàng hoá và trong phươngthức này trách nhiệm của ngân hàng đã được nâng cao hơn Với sự tham gia
Trang 8của ngân hàng, người bán sẽ chắc chắn hơn trong việc nhận được tiền vàngười mua cũng đảm bảo nhận được hàng khi đã trả tiền.
Các bên tham gia vào quy trình thanh toán: người xuất khẩu, ngườinhập khẩu, ngân hàng mở thư tín dụng, ngân hàng thông báo, ngân hàng xácnhận, ngân hàng thanh toán.
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tuy rằng có nhiều ưu điểmhơn hẳn so với phương thức chuyển tiền và phương thức nhờ thu Tuy nhiênbản thân phương thức này vẫn tồn tại nhiều rủi ro có thể xảy ra đối với cácbên có liên quan: người xuất khẩu vẫn có thể gặp rủi ro do lập chứng từ sai,rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hoá… Ngân hàng cũng có thể gặp rủiro do tư cách đạo đức của người nhập khẩu, do nhà nhập khẩu mất khả năngthanh toán; nhà nhập khẩu có thể gặp rủi ro do nhận phải bộ chứng từ giảkhông đúng với thực tế hàng hoá được giao
Để có thể hiểu rõ và vận dụng một cách thành thạo nhằm hạn chế rủiro có thể xảy ra là yêu cầu không chỉ đối với các cán bộ hoạt động trong lĩnhvực xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp mà cũng có ý nghĩa quan trọngđối với các ngân hàng thương mại Vấn đề này sẽ được đề cập một cách chitiết và cụ thể ở phần sau.
1.2.4 Các phương thức thanh toán khác:
Ngoài ba phương thức thanh toán trên, trong thanh toán quốc tế cònsử dụng một số phương thức thanh toán khác như:
Phương thức trả tiền mặt ( Cash payment).
Trong phương thức này, người mua thanh toán tiền hàng cho ngườibán khi ký hợp đồng hoặc đặt hàng (CWO- Cash with order) hoặc trước khingười bán giao hàng (CBD- Cash before delevery) hoặc khi người bán giaohàng (COD- Cash on delevery) hoặc khi người bán xuất trình chứng từ
Trang 9( CAD- Cash against documents) Phương thức này tuy đơn giản nhưngtrong thanh toán quốc tế hiện nay ít dùng vì rủi ro cao và hiệu quả thấp.
Phương thức ghi sổ (Open account) Đây là phương thức thanh toántrong đó người bán mở một tài khoản( Hoặc một quyển sổ) để ghi nợ ngườimua Sau khi người bán đã hoàn thành việc giao hàng hay cung cấp dịch vụ,theo đó, đến thời hạn quy định ( tháng, quý, năm…) người mua sẽ trả tiềncho người bán Đặc điểm của phương thức này là đơn giản, chỉ có hai bênmua và bán tham gia thanh toán, ngân hàng không tham gia với chức năngmở tài khoản để thực thi thanh toán, chỉ mở tài khoản đơn biên, không mởtài khoản song biên Nếu người mua mở tài khoản để ghi thì tài khoản đó chỉlà tài khoản theo dõi, không có giá trị quyết toán giữa hai bên Do vậyphương thức này chỉ thích hợp trong thanh toán mua bán nội địa; thanh toántiền gửi bán hàng ở nước ngoài; dùng cho phương thức hàng đổi hàng; thanhtoán khi đôi bên thực sự tin cậy lẫn nhau; dùng để thanh toán tiền phí dịchvụ như: tiền cước phí vận tải, tiền phí bảo hiểm, tiền hoa hồng trong nghiệpvụ môi giới uỷ thác…
2 Khái niệm và đặc điểm của phương thức thanh toán tíndụng chứng từ:
2.1 Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Theo “Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” số 500,bản sửa đổi năm 1993- gọi tắt là UCP500 của phòng thương mại quốc tế
Paris thì: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức
thanh toán trong đó một ngân hàng( ngân hàng mở thư tín dụng) sẽ theoyêu cầu của khách hàng( người xin mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả mộtsố tiền nhất định cho một người thứ ba(được gọi là người hưởng lợi)hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba này ký phát trong phạm vi số
Trang 10tiền đó, khi người thứ ba này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từthanh toán phù hợp với những quy định đã được đề ra trong thư tín dụng.
2.2 Đặc điểm của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ:
Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được sử dụng một cách phổbiến trong buôn bán quốc tế Điều này xuất phát từ ưu điểm của phương thứcnày hơn hẳn các phương thức thanh toán khác Nếu như các phương thứcthanh toán khác thường mang lại nhiều rủi ro hơn cho bên nhập khẩu hoặcxuất khẩu, thì phương thức thanh toán tín dụng chứng từ lại đảm bảo quyềnlợi không chỉ đối với người nhập khẩu, mà cả đối với người xuất khẩu Nhờsự có mặt của ngân hàng, người bán đảm bảo chắc chắn sẽ nhận được tiềnhàng khi đã giao hàng; đồng thời người mua cũng đảm bảo chắc chắn nhậnđược hàng đúng số lượng, chất lượng, thời gian như đã yêu cầu
3 Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốctế theo phương thức tín dụng chứng từ:
Kinh doanh quốc tế ngày càng phát triển, càng ngày càng có nhiềuquốc gia tiến hành giao dịch, buôn bán với nhau trên thị trường quốc tế Tuynhiên, ở mỗi quốc gia khác nhau đều có sự khác biệt về văn hoá, luật pháp,chính trị Do vậy, nếu trong quá trình giao dịch xảy ra sự tranh chấp thì haibên sẽ gặp khó khăn và trở ngại trong việc giải quyết các tranh chấp đó Yêucầu cần thiết là phải có những quy định,luật lệ mang tính thống nhất chungcho tất cả các quốc gia khi tham gia vào thương mại quốc tế nhằm ngănngừa, giải quyết những khó khăn và trở ngại trong thương mại quốc tế.
* Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
Một trong những nhiệm vụ quan trọng của phòng thương mại quốc tế(The International Chamber of Commerce - ICC) là làm cho việc buôn báncủa các công ty ở các nước khác nhau được dễ dàng hơn, thông qua đó sẽ
Trang 11mở rộng quan hệ buôn bán quốc tế Vì thế năm 1993 ICC đã xuất bản: “Quytắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” Tuy nhiên, trong giaiđoạn hiện nay, khi mà công nghệ và thông tin liên lạc thay đổi và cải tiếnnhanh chóng thì việc sửa đổi định kỳ các quy tắc của ICC để thuận tiện hơncho việc buôn bán là điều kiện không tránh khỏi Các quy tắc được sửa đổikhông những phải theo kịp sự phát triển của công nghệ mới mà còn phảiquan tâm tới luật pháp hiện hành của các quốc gia trên thế giới cũng như luậtpháp quốc tế Qua nhiều lần sửa đổi, ấn bản số 500 là bản điều lệ hoàn chỉnhnhất, đáp ứng được yêu cầu của các bên tham gia vào quan hệ thương mạiquốc tế, đặc biệt phần lớn các quy định trong bản điều lệ số 500 có liên quantới hoạt động của ngân hàng
Đến nay bản điều lệ số 500 đã tỏ rõ vai trò không thể thiếu trong việchướng dẫn và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ, tạo điều kiện chophương thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng phát triển và hoànthiện hơn, đồng thời góp phần làm hạn chế những rủi ro có thể phát sinhtrong phương thức thanh toán này.
* Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế dùng để kiểm tra chứng từtrong thanh toán tín dụng chứng từ( The International Standard BankingPractise - ISBP).
Tại cuộc họp tháng 5-2000 Uỷ ban kỹ thuật và Tập quán Ngân hàngcủa phòng thương mại quốc tế Paris đã lập nên nhóm công tác soạn thảo vănbản “Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế” để kiểm tra chứng từ xuấttrình theo thư tín dụng được ban hành kèm theo Quy tắc và Tập quán thốngnhất về tín dụng chứng từ _ văn bản số 500 của phòng thương mại quốc tế.
ISBP là sự bổ sung mang tính chất thực tiễn cho UCP500 ISBPkhông sửa đổi UCP mà nó chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn cách áp dụng
Trang 12thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ Thông qua việc sử dụng ISBP,những người kiểm tra chứng từ có thể thực hiện các công việc của mình phùhợp với tập quán mà đồng nghiệp của họ đang sử dụng trên toàn thế giới,nhờđó sẽ giảm đi đáng kể một số lượng chứng từ bị từ chối thanh toán do có sựkhác biệt khi xuất trình lần đầu tiên.
* Ở Việt Nam hiện nay chưa có quy định riêng về thanh toán quốc tếtrong một bộ luật, pháp lệnh hay nghị định của chính phủ Các quy định củapháp luật nằm rải rác ở các văn bản chủ yếu sau:
- Bộ luật dân sự năm 1995 Trong bộ luật dân sự có một phần gồm 13điều từ điều 826 đến 838 có quy định về các giao dịch dân sự có yếu tố nướcngoài.
- Luật thương mại Việt Nam năm 1997 tại điều 4 luật thương mại quyđịnh việc áp dụng điều ước quốc tế, pháp luật nước ngoài và tập quánthương mại quốc tế trong hoạt động thương mại với nước ngoài.
- Luật các tổ chức tín dụng năm 1997 có quy định tại điều 3: Áp dụngđiều ước quốc tế và tập quán quốc tế trong hoạt động ngân hàng với nướcngoài và luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụngngày 05/06/2004.
- Nghị định số 64/2001/NĐ_CP ngày 20-09-2001 của chính phủ vềhoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán quy địnhtại điều 4.
Tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, công tác thanh toánquốc tế dựa vào các văn bản quy định chung của ngành và văn bản hướngdẫn cụ thể của ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam là Quy trình thanhtoán quốc tế đã được chuẩn y tại quyết định số 936/2002/QĐ-NHNN ngày03/09/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Ngoài ra còn
Trang 13nhất quốc tế về tín dụng chứng từ của phòng thương mại quốc tế ấn bản số500; Quy tắc thống nhất về hoàn trả giữa các ngân hàng theo tín dụng chứngtừ do phòng Thương mại quốc tế ban hành số xuất bản 525; Quyết địnhsố711/2001/QĐ-NHNN ngày 25/05/2001 của Ngân hàng nhà nước ban hànhQuy chế mở thư tín dụng trả chậm.
4 Nội dung của phương thức thanh toán tín dụng chứngtừ:
4.1 Quy trình thanh toán theo phương thức thanh toán tín dụngchứng từ:
(1) Sau khi ký kết hợp đồng, người nhập khẩu làm đơn xin mở thư tíndụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình, yêu cầu ngân hàng mở một L/C camkết trả tiền cho người xuất khẩu.
(2) Căn cứ vào yêu cầu và nội dung của đơn xin mở L/C, ngân hàngmở thư tín dụng sẽ lập ra một bức thư tín dụng, qua ngân hàng đại lý củamình để thông báo và gửi bức thư tín dụng này đến cho người xuất khẩu.
(3) Nhận được thông báo, ngân hàng thông báo L/C sẽ báo ngay chongười xuất khẩu biết về thông báo và toàn bộ nội dung của L/C, và khi nhậnđược bản L/C thì chuyển ngay đến cho người xuất khẩu.
4
Trang 14(4) Người xuất khẩu khi nhận được L/C thì tiến hành kiểm tra Nếuchấp nhận L/C thì tiến hành giao hàng, còn nếu không chấp nhận thì yêu cầusửa đổi, bổ sung.
(5) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập một bộ chứng từ về thanhtoán theo yêu cầu của L/C và thông qua ngân hàng thông báo xuất trình chongân hàng mở L/C để yêu cầu thanh toán.
(6) Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì tiếnhành trả tiền cho người xuất khẩu, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền vàgửi trả lại bộ chứng từ cho người xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo.
(7) Ngân hàng mở L/C đòi tiền người nhập khẩu và chuyển bộ chứngtừ cho người nhập khẩu để họ đi nhận hàng.
(8) Người nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ Nếu thấy phù hợp thì trảtiền cho ngân hàng, nếu không phù hợp thì từ chối trả tiền và trả lại bộchứng từ.
4.2.Thư tín dụng( Letter of Credit_ L/C):
4.2.1.Khái niệm về thư tín dụng:
Thư tín dụng là một văn bản pháp lý do một ngân hàng viết ra theoyêu cầu của người nhập khẩu(được gọi là người xin mở L/C) cam kết trả tiềncho người xuất khẩu( gọi là người hưởng lợi L/C) một số tiền nhất địnhtrong một khoảng thời gian nhất định với điều kiện người này thực hiệnđúng và đầy đủ những điều khoản đã quy định trong bức thư đó.
Thư tín dụng được mở ra trên cơ sở của hợp đồng mua bán nhưng thưtín dụng lại do một ngân hàng mở ra để cam kết trả tiền theo yêu cầu củangười mua, cho nên sau khi thư tín dụng đã được mở tại một ngân hàng nhấtđịnh nào đó vào một thời gian nhất định thì nó hoàn toàn độc lập với hợpđồng mua bán Tính chất độc lập này thể hiện ở chỗ, nó thể hiện nghĩa vụ
Trang 15ngân hàng không căn cứ vào tình hình thực tế của việc thực hiện hợp đồngmà chỉ căn cứ vào L/C mà thôi.
Trong trường hợp vì lý do nào đó mà người mua không thanh toáncho ngân hàng thì ngân hàng vẫn phải hoàn thành nghĩa vụ trả tiền của mìnhđối với người bán khi người này làm đầy đủ và đúng các điều khoản của thưtín dụng.
4.2.2 Nội dung của thư tín dụng:
Trong một bức thư tín dụng có những điều khoản chủ yếu sau đây:- Số hiệu, địa chỉ và ngày mở L/C:
- Tên và địa chỉ của những bên có liên quan : người nhập khẩu, ngườixuất khẩu, các ngân hàng( ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo, ngânhàng trả tiền, ngân hàng xác nhận).
- Loại thư tín dụng.
- Số tiền của thư tín dụng.
- Thời hạn hiệu lực, thời hạn trả tiền, thời hạn giao hàng ghi trong L/C.- Nội dung về hàng hoá, về vận tải, về giao nhận hàng hoá.
- Những chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình.- Cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C.
- Những điều khoản đặc biệt khác.
4.2.3 Các loại thư tín dụng:
Theo Uỷ ban kỹ thuật và nghiệp vụ Ngân hàng thuộc ICC, thư tíndụng được phân biệt theo các cách sau:
* Theo loại hình: có hai loại
- Thư tín dụng có thể huỷ ngang- Revocable Letter of Credit- Thư tín dụng không thể huỷ ngang - Irrevocable Letter of Credit* Theo phương thức sử dụng:
Trang 16- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có giá trị trực tiếp – Irrevocablestraight document credit
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận - ConfirmedIrrevocable Letter of Credit
- Thư tín dụng không thể huỷ ngang miễn truy đòi - Irrevocablewithout Recourse Letter of Credit
- Thư tín dụng có thể chuyển nhượng - Transferable Letter of Credit- Thư tín dụng tuần hoàn - Revolving Letter of Credit:
+ Thư tín dụng tuần hoàn có tích luỹ-Cummulative Revoling Letter ofCredit
+Thư tín dụng tuần hoàn không tích luỹ - No Cummulative RevolingLetter of Credit.
- Thư tín dụng giáp lưng – Back to back Letter of Credit.- Thư tín dụng với điều khoản đỏ- Red Clause Letter of Credit.- Thư tín dụng dự phòng-Stand by Letter of Credit.
- Thư tín dụng đối ứng- Reciprocal Letter of Credit.
5 Rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thức tíndụng chứng từ:
5.1 Khái niệm vể rủi ro:
Rủi ro theo nghĩa chung được hiểu là sự kiện không mong đợi, khôngthuận lợi có thể xảy đến gây ra mất mát, hư hỏng và thiệt hại.
Đối với phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, tuy rằng đây làphương thức thanh toán có nhiều ưu điểm, đã dung hoà được lợi ích của cácbên Song, bản thân phương thức này vẫn còn tồn tại những rủi ro có thể xảyra đối với cả người mua, người bán và ngân hàng.
Trang 175.2 Rủi ro đối với các bên có liên quan trong phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ:
5.2.1 Rủi ro đối với người nhập khẩu:
Rủi ro xảy ra đối với người nhập khẩu đó là khi anh ta đã trả tiền bộchứng từ cho ngân hàng phát hành, nhưng trên thực tế không nhận đượchàng hoá hoặc nhận được không đúng như thoả thuận của hai bên mua- bánđã đề ra trong hợp đồng ngoại thương Nguyên nhân của rủi ro này xuất pháttừ người xuất khẩu đã không trung thực
Thêm vào đó rủi ro có thể xảy ra khi người nhập khẩu nhận phải bộchứng từ giả, tức là người xuất khẩu đã không gửi hàng nhưng đã lập nên bộchứng từ giả để rút tiền của người nhập khẩu và ngân hàng Ngân hàng chỉcó trách nhiệm kiểm tra tính chân thực của bộ chứng từ, nếu thấy phù hợpvới L/C thì tiến hành thanh toán tiền hàng cho nhà xuất khẩu, và đòi tiền nhànhập khẩu.Để có thể hạn chế được rủi ro này thì nhà nhập khẩu thường nhờngân hàng thu hộ mình một bộ chứng từ thật chi tiết và hoàn hảo
Ngoài ra, người nhập khẩu có thể gặp phải rủi ro về tài chính Đó cóthể là do người nhập khẩu chưa nhận được bộ chứng từ nhưng hàng hoá đãcập cảng, trong trường hợp họ cần hàng gấp thì cần phải nhờ đến ngân hàngphát hành L/C phát hành một thư bảo lãnh gửi đến hãng tàu để nhận hàng,và như vậy người nhập khẩu sẽ phải mất một khoản phí cho hoạt động bảolãnh của ngân hàng.Hoặc khi ngân hàng phát hành đứng trước tình trạng mấtkhả năng thanh toán thì mức độ thiệt hại của người nhập khẩu phụ thuộc vàosố tiền ký quỹ cho ngân hàng.
5.2.2 Rủi ro đối với người xuất khẩu:
Nhà xuất khẩu có thể gặp rủi ro khi không thể lập và nộp một bộchứng từ hoàn hảo phù hợp với quy định trong L/C Sai lầm này sẽ dẫn đến
Trang 18thì họ có thể gặp phải rủi ro do sự biến động của tỷ giá hối đoái vì tỷ giá củađồng ngoại tệ giảm so với đồng nội tệ thì giá trị thực tế thu được sẽ giảm sútso với giá trị ban đầu Hoặc khi họ gặp phải sự từ chối nhận hàng hoặc thanhtoán từ phía nhà nhập khẩu do bộ chứng từ sai, trong khi đó hàng đã đếnnước của người nhập khẩu Lúc này nhà xuất khẩu phải chịu các khoản phínhư lưu tàu quá hạn, mua bảo hiểm cho hàng hóa, môi giới cho việc tìmngười mua mới hoặc mất tiền chuyên trở hàng về nước
Bên cạnh đó họ cũng có thể gặp phải rủi ro khi ngân hàng phát hànhhay ngân hàng trả tiền mất khả năng thanh toán cho dù họ có xuất trình mộtbộ chứng từ hoàn hảo thì cũng không nhận được tiền Hoặc họ cũng có thểgặp phải rủi ro khi có sự thay đổi về chính trị hay cơ chế chính sách củanước người nhập khẩu.
5.2.3.Rủi ro đối với ngân hàng thương mại:
* Đối với ngân hàng mở thư tín dụng(Issuing bank): là ngân hàng camkết trả tiền cho người xuất khẩu khi họ xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từhoàn toàn phù hợp đúng với yêu cầu đề ra trong L/C trong thời hạn có hiệulực của L/C Một số rủi ro mà ngân hàng gặp phải khi sử dụng phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ bao gồm:
Rủi ro xuất phát từ phía người nhập khẩu khi họ mất khả năng thanhtoán hoặc trì hoãn/không chịu thanh toán Nguyên nhân có thể là do ngânhàng khi tiến hành mở L/C đã không thẩm định kỹ về khả năng tài chính củadoanh nghiệp; hoặc nhà nhập khẩu sau khi nhập hàng về không bán đượchàng, không thu hồi được vốn nên trì hoãn thanh toán cho ngân hàng.Rủi ronày cũng có thể bắt nguồn từ rủi ro trong quá trình vận chuyển hànghoá.Trong quá trình ký kết hợp đồng ngoại thương hai bên mua và bán đãthoả thuận với nhau bên nào có quyền thuê người chuyên chở hoặc mua bảo
Trang 19lỗi không phải do người vận tải thì khi người nhập khẩu không mua bảohiểm cho hàng hoá thì họ sẽ mất toàn bộ/một phần giá trị của lô hàng Vìvậy họ có thể trì hoãn việc thanh toán cho ngân hàng.
Rủi ro cũng có thể xảy ra khi nhà xuất khẩu có hành vi lừa đảo trongviệc lập nên bộ chứng từ hoàn hảo xuất trình cho ngân hàng để được thanhtoán Mặc dù ngân hàng đã có sự kiểm tra cẩn thận nhưng cũng không pháthiện ra Nếu người xuất khẩu bị phá sản và người nhập khẩu không đủ nănglực tài chính để bồi thường cho ngân hàng thì ngân hàng mở L/C sẽ phảichịu rủi ro này.
Một rủi ro nữa cũng có thể xảy ra đó là do sự biến động của tỷ giá hốiđoái Trong thời gian từ khi ký hợp đồng cho tới khi thanh toán tiền hàng làthời gian dài, tỷ giá hối đoái trên thị trường có thể thay đổi,nếu người nhậpkhẩu không tính toán đến khả năng mất giá của đồng nội tệ so với đồngngoại tệ thì khiến cho họ không muốn nhận hàng vì hàng bán sẽ bị lỗ Do đó,nếu số tiền ký quỹ cho ngân hàng khi họ mở L/C mà không bù đắp đượcmức độ trượt giá của đồng nội tệ thì ngân hàng sẽ gặp rủi ro về tài chính tứclà tiền lãi mà ngân hàng thu được trên số tiền ký quỹ nhỏ hơn so với số tiềnmà ngân hàng bị thiệt khi đồng nội tệ mất giá.
Cuối cùng rủi ro xảy ra khi ngân hàng mở L/C không tuân thủ cácđiều khoản quy định trong UCP500 Theo UCP500 ngân hàng sẽ được miễnthanh toán trong trường hợp bộ chứng từ có lỗi Tuy nhiên, khi ngân hàngkhông hành động theo đúng quy định của UCP thì ngân hàng có thể gặp rủiro: Thông báo từ chối thanh toán đối với những bộ chứng từ không phù hợpmà không nói rõ sự không phù hợp của chứng từ đó; Thông báo sự khôngphù hợp hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc củangân hàng; khi ngân hàng làm mất bộ chứng từ hoặc không chuyển trả bộ
Trang 20* Đối với ngân hàng thông báo( Advising bank):ngân hàng thông báothường là ngân hàng đại lý của ngân hàng mở L/C có trách nhiệm chuyểntoàn bộ nội dung của L/C đã nhận được cho người xuất khẩu và chuyểnnguyên vẹn bộ chứng từ do người xuất khẩu xuất trình cho ngân hàng mở L/C Ngân hàng thông báo có thể là ngân hàng có quan hệ mã khoá đối vớingân hàng mở hoặc không Trong trường hợp nếu ngân hàng thông báokhông có quan hệ mã khoá với ngân hàng mở thì nó phải có trách nhiệmtrong việc kiểm tra mã khoá của ngân hàng mở là đúng hay sai trước khithông báo cho người xuất khẩu Do vậy, rủi ro xảy ra khi ngân hàng tiếnhành thông báo phải một L/C giả mà khi đó theo thông lệ quốc tế thì nó hoàntoàn phải chịu trách nhiệm đối với các bên có liên quan.
* Rủi ro đối với ngân hàng xác nhận( Confirming bank): là ngân hàngđứng ra xác nhận cho ngân hàng mở L/C theo yêu cầu của ngân hàng này.Cósự xuất hiện của ngân hàng xác nhận là khi người xuất khẩu không hoàntoàn tin tưởng vào ngân hàng mở L/C, yêu cầu phải có ngân hàng có uy tínhơn xác nhận cam kết việc trả tiền cho mình Khi ngân hàng mở L/C khôngcó khả năng trả tiền cho người bán thì trách nhiệm này sẽ thuộc về ngânhàng xác nhận.Vì vậy, rủi ro xảy ra khi ngân hàng xác nhận chưa kiểm trakhả năng thanh toán của ngân hàng mở đã vội xác nhận cho L/C theo yêucầu của ngân hàng mở để cuối cùng phải lãnh trách nhiệm thanh toán chongười bán khi ngân hàng mở L/C bị phá sản hoặc mất khả năng thanh toán.
* Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu/trả tiền(Negotiatingbank/Paying bank): là ngân hàng mở L/C hoặc là ngân hàng do ngân hàngmở L/C uỷ nhiệm Trong trường hợp ngân hàng trả tiền không phải là ngânhàng mở L/C thì theo lệ ngân hàng này không có trách nhiệm nào phải thanhtoán cho người xuất khẩu trước khi nhận được tiền từ ngân hàng phát hành
Trang 21ngân hàng chiết khấu sẽ ứng trước cho người xuất khẩu với điều kiện truyđòi để trợ giúp cho người xuất khẩu Chình vì vậy rủi ro xảy ra đối với ngânhàng này có thể xuất phát từ một số nguyên nhân sau:
Do ngân hàng mở L/C bị phá sản và do đó sẽ không thanh toán tiềncho ngân hàng chiết khấu Cũng có thể xảy ra những nguyên nhân bất khảkháng như chiến tranh,khủng hoảng kinh tế…mà ngày xuất trình chứng từhoặc ngày hết hạn hiệu lực của L/C rơi đúng vào thời gian các sự kiện trênxảy ra, thì theo quy định của UCP500 ngân hàng mở L/C sẽ được miễn tráchtrả tiền cho người xuất khẩu Trong khi đó trên thực tế người xuất khẩu đãgiao hàng và đã chiết khấu bộ chứng từ.
Rủi ro cũng có thể xuất phát từ người nhập khẩu khi họ cố tình trìhoãn thanh toán Họ có thể yêu cầu ngân hàng mở L/C thông báo rằng bộchứng từ có lỗi trong thời gian 7 ngày làm việc của ngân hàng để từ chốithanh toán sau này.Do đã ứng trước tiền cho xuất khẩu nên với thời gian trìhoãn càng dài thì ngân hàng chiết khấu sẽ bị động về vốn vì không thu đượcsố tiền đã chiết khấu.
Cuối cùng, rủi ro xảy ra xuất phát từ ngân hàng chiết khấu khi họkhông thực hiện đúng quy định trong UCP500 Theo quy định trong UCPngân hàng chiết khấu cũng có thời hạn 7 ngày làm việc để kiểm tra bộ chứngtừ và gửi đến ngân hàng mở L/C để đòi tiền Nếu ngân hàng chiết khấukhông tuân thủ quy định này hoặc làm mất bộ chứng từ trong thời hạn quyđịnh thì ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán bộ chứng từ.
Mặc dù phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức tỏra có nhiều ưu điểm hơn hẳn, đã dung hoà được quyền lợi của các bên songnó vẫn tiềm ẩn những rủi ro Điều này đòi hỏi các ngân hàng thương mạiphải luôn luôn cảnh giác đề phòng những rủi ro có thể xảy ra Từ sự phân
Trang 22theo phương thức tín dụng chứng từ xuất phát từ những rủi ro được chỉ ra ởphần dưới đây.
5.3 Các loại rủi ro trong thanh toán quốc tế theo phương thứcthanh toán tín dụng chứng từ:
5.3.1 Rủi ro kỹ thuật:
Rủi ro kỹ thuật được hiểu là sự sai sót mang tính kỹ thuật trong quátrình thanh toán quốc tế Đó có thể là do sự thực hiện sai quy trình nghiệp vụhay sai sót trong việc lập bộ chứng từ hoặc do không tuân thủ quy định củaUCP Loại rủi ro này đều có thể xuất phát từ phía người bán, người mua vàngân hàng.
Đối với người mua, rủi ro này xảy ra xuất phát từ kinh nghiệm vàtrình độ nghiệp vụ của cán bộ hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cònhạn chế Họ có thể chưa có kinh nghiệm trong việc kiểm tra bộ chứng từ Dovậy, họ nhận phải bộ chứng từ không hoàn toàn đúng với tình trạng thực tếcủa hàng hoá Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín và hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Bên cạnh đó nếu việc kiểm tra chứng từ không kỹlưỡng như số lượng các loại chứng từ, người cấp giấy chứng nhận thì saunày khi xảy ra tranh chấp sẽ gặp phải khó khăn trong việc khiếu kiện Cũngcó thể do cán bộ đã mắc sai sót trong việc thu thập thông tin, tìm hiểu đối táclàm ăn Một nguyên nhân nữa là do chưa nắm bắt được các luật tố tụng, cácquy định và thông lệ quốc tế Khi xảy ra khúc mắc, nếu người mua khôngkhiếu nại kịp thời thì họ sẽ bị lỡ cơ hội kinh doanh, mất mát tổn thất về hànghoá và về tài chính.
Đối với người bán, rủi ro xảy ra khi họ lập bộ chứng từ không phùhợp với yêu cầu của L/C như sai chính tả, hối phiếu ghi sai người ký phát…Họ cũng gặp rủi ro khi giao hàng hoá không phù hợp với quy định của L/C,
Trang 23từ chối hoặc trì hoãn việc thanh toán, đòi giảm giá hàng bán Rủi ro cũngxảy ra khi họ không nắm bắt được các thủ tục tố tụng, khi quá trình thanhtoán xảy ra khúc mắc nếu người bán không khiếu kiện kịp thời, đúng chỗ thìhọ sẽ bị mất quyền lợi.
Đối với ngân hàng thương mại, nguyên nhân chủ yếu để gây ra rủi rolà do trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng Họ có thể mắc sai sót khikiểm tra bộ chứng từ, khi tìm hiểu khách hàng đặc biệt là những thông tin vềtài chính, tình hình hoạt động kinh doanh; do việc không hiểu và vận dụngkhông thống nhất các nguồn luật điều chỉnh L/C.
5.3.2 Rủi ro chính trị:
Rủi ro chính trị là những rủi ro về sự thay đổi chính trị, kinh tế, chínhsách của một quốc gia khiến cho người bán không nhận được tiền, ngườimua không nhận được hàng Điều đó là nguyên nhân gây ảnh hưởng đếnngân hàng Rủi ro chính trị xảy ra có thể do chiến tranh, bạo loạn gây cản trởtới việc giao nhận hàng Nó cũng khiến cho người xuất khẩu và ngân hàngcó thể không phải thực hiện những nghĩa vụ của mình.
5.3.3 Rủi ro ngoại hối:
Do việc thanh toán thường ấn định bằng đồng tiền nước ngoài và điềuđó sẽ phụ thuộc vào sự biến động của tỷ giá hối đoái và lượng dự trữ ngoạitệ đó của ngân hàng Nếu tỷ giá hối đoái biến động sẽ làm thay đổi quyếtđịnh kinh doanh của doanh nghiệp và gián tiếp ảnh hưởng đến ngânhàng.Còn nếu lượng dự trữ ngoại tệ của ngân hàng không đáp ứng đủ nhucầu ngoại tệ của khách hàng thì buộc ngân hàng phải đi vay ngân hàng khác.Điều này làm giảm uy tín của ngân hàng.
5.3.4 Rủi ro về đạo đức:
Đây là rủi ro khi một trong các bên tham gia không chịu thực hiện
Trang 24Điều này xuất phát từ hành vi lừa đảo của người xuất khẩu khi không chịugiao hàng hoặc giao hàng không đúng, từ người nhập khẩu khi không chịuthanh toán tiền hàng…
Tóm lại, đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào cũng tiềm ẩn rủi ro,và hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng vậy Với phương thức thanhtoán tín dụng chứng từ nó cũng gây ra rủi ro cho ngân hàng trong hoạt độngthanh toán quốc tế nói riêng và kinh doanh nói chung Để có thể hiểu, tìm ranguyên nhân, đồng thời đề ra biện pháp nhằm hạn chế rủi ro xảy ra là yêucầu không chỉ đặt ra đối với cán bộ ngân hàng mà còn là nhiệm vụ của tất cảcác ngân hàng thương mại
Trang 25CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNGTHỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI SỞ GIAO DỊCH I TRONG
THỜI GIAN QUA
1 Khái quát về NHĐT&PTVN và Sở giao dịch I:
1.1 Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam:
Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam có tên tiếng Anh: Bank forInvestment and Development of VietNam; tên viết tắt là BIDV; tên giaodịch quốc tế là Vietinde; có trụ sở tại 191 Bà Triệu- toà nhà VINCOM.NHĐT&PTVN được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957của thủ tướng chính phủ Trong quá trình hoạt động và trưởng thành, ngânhàng được mang các tên gọi khác nhau phù hợp với thời kỳ xây dựng vàphát triển của đất nước:
- Ngân hàng Kiến thiết Việt nam từ ngày 26/04/1957.
- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt nam từ ngày 24/06/1981.- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam từ ngày 14/11/1990.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam(NHĐT&PTVN) là mộttrong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất ở Việt nam được hìnhthành sớm nhất và lâu đời nhất, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt,được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty nhà nước Tính đến ngày31/12/2005, tổng tài sản của NHĐT&PTVN đạt 131.800 tỷ đồng Hệ thốngtổ chức được hình thành và hoàn thiện dần theo mô hình của một tập đoàntrong tương lai Hiện nay, mô hình tổ chức của NHĐT&PTVN gồm 5 khốilớn: Khối ngân hàng thương mại quốc doanh( bao gồm 3 sở giao dịch và cácchi nhánh trên toàn quốc); khối công ty; khối các đơn vị sự nghiệp; khối liên
Trang 26doanh; khối đầu tư Tổng số cán bộ công nhân viên của ngân hàng trên 8.000người vừa có kinh nghiệm và am hiểu công nghệ ngân hàng hiện đại.
Bên cạnh việc hoạt động đầy đủ các chức năng của một ngân hàngthương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng,dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dựán từ nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính tiền tệ trong và ngoài nước,NHĐT&PTVN luôn khẳng định là ngân hàng chủ lực phục vụ đầu tư và pháttriển, huy động vốn cho vay dài hạn, trung hạn, ngắn hạn cho các thành phầnkinh tế; là ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong việc xây dựng các dự ántrọng điểm.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, NHĐT&PTVN luônlàm tròn nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước và nhân dân giao cho Cùng vớihệ thống ngân hàng thương mại nhà nước, NHĐT&PTVN luôn là công cụsắc bén, là lực lượng chủ lực trong thực thi chính sách tiền tệ quốc gia
Trong quan hệ với khách hàng, NHĐT&PTVN luôn nêu cao phươngchâm hành động: Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạtđộng của BIDV.; quan hệ giữa NHĐT&PTVN và bạn hàng là mối quan hệ“hợp tác cùng phát triển”, cùng chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn, cơ hội kinhdoanh với bạn hàng Chính vì lẽ đó, NHĐT&PTVN luôn lắng nghe, tiếp thuý kiến từ khách hàng để không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, luôn tìmhiểu để thoả mãn những nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng Vớicam kết “ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lượng cao,tiện ích tốt nhất cho khách hàng”.
Trong những năm vừa qua, nền kinh tế trong nước và trên thế giới cónhững biến động và bất ổn, nhưng với sự nỗ lực và cố gắng của mình,
Trang 27doanh của mình nhằm thực hiện tốt ba mục tiêu chính: hoàn thành kế hoạchkinh doanh, cơ cấu lại và xây dựng ngành, góp phần cùng toàn ngành ngânhàng thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ phát triển kinh tế xãhội đất nước Trong giai đoạn hiện nay, NHĐT&PTVN xác định mục tiêu
hoạt động là : “Hiệu quả, an toàn, phát triển bền vững và hội nhập quốc
Giai đoạn 1991-1994: SGDI hoạt động với vị trí là một đơn vị thuộcNHĐT&PTVN có nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp với khách hàng thuộc khốikinh tế trung ương, có trụ sở đặt tại Hà nội; hoạt động kinh doanh trong toànquốc Do vậy, mô hình tổ chức của SGDI trong giai đoạn này chỉ có tổng số16 cán bộ thuộc các phòng nguồn vốn tín dụng cấp phát, phòng kế toán và tổngân quỹ Đồng thời hoạt động của SGDI chủ yếu thực hiện cấp phát và chovay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch Nhà nước, về dịch vụ ngân hàngmới chỉ giới hạn ở phạm vi cung cấp dịch vụ thanh toán trong nước Kháchhàng chủ yếu của SGDI là các Ban quản lý công trình và một số doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực cấp phát.
Trang 28Giai đoạn từ 1995 đến nay: SGDI hoạt động như một ngân hàngthương mại kinh doanh đa năng tổng hợp Từ năm 1995-1997 SGDI bắt đầuchuyển sang hoạt động hoàn toàn như một ngân hàng thương mại kinhdoanh đa năng tổng hợp, thực hiện đẩy mạnh các nghiệp vụ của một ngânhàng thương mại nhất là huy động vốn dân cư bằng nhiều hình thức khácnhau như tiết kiệm và thử nghiệm một số hình thức huy động mới, mở rộngcho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thương mại song song với cho vayđầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch nhà nước,mở rộng cho vay tư nhân.Từ 1998 đến nay: đây là giai đoạn có cấu tổ chức của SGDI được hoànthiện, chức năng nhiệm vụ được xác định rõ SGDI đã khẳng định được vaitrò, vị trí của mình trong hệ thống và trên địa bàn Với mục tiêu trở thànhngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường, SGDIđã thực hiện đa dạng hoá các dịch vụ, cung cấp đáp ứng nhu cầu của kháchhàng
SGDI được tổ chức và thực hiện như một chi nhánh, tuy nhiên khácbiệt so với các chi nhánh khác, SGDI là nơi thực hiện các nhiệm vụ đặc biệt,đồng thời cũng là nơi thực hiện các sản phẩm công nghệ mới của ngành: cụthể là thẻ ATM, chương trình POS và hiện nay SGDI là nơi đang thực hiệntriển khai thí điểm chương trình hiện đại hoá công nghệ ngân hàng và ápdụng mô hình tổ chức mới triển khai trên toàn hệ thống.
Hiện nay, Sở giao dịch I có trụ sở chính tại Trung tâm thương mạiVINCOM- 191 Bà Triệu- Hà Nội.
1.2.2.Chức năng và nhiệm vụ:
Là cánh chim đầu đàn của hệ thống, SGDI được Hội sở chính tintưởng giao cho nhiều nhiệm vụ quan trọng:
Trang 29- Huy động vốn của các thành phần kinh tế hoạt động hợp pháp tạiViệt Nam và của cá nhân dưới dạng tiền gửi, tiền tiết kiệm có kỳ hạn vàkhông kỳ hạn bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ.
- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi như kỳ phiếu, trái phiếu theo thôngbáo của Tổng giám đốc NHĐT&PTVN
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạntheo đúng thủ tục, quy trình nghiệp vụ của ngành.
- Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, tín dụng tài trợ cho các thànhphần kinh tế theo các chế độ tín dụng hiện hành.
- Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theoquy định.
- Thực hiện tốt công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khaithác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng và phát triển kháchhàng mới.
- Là đơn vị được chọn thí điểm, triển khai các sản phẩm mới, côngnghệ mới theo kế hoạch của Hội sở chính.
- Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm củaphòng ban và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của SGDI.
- Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sáchkhách hàng, tín dụng, lãi suất của SGDI.
- Thực hiện các báo cáo thống kê, chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất vềhoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của NHĐT&PTVN và giám đốc.
Trang 30- Thu chi, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu,thanh toán ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ,tài liệu theo đúng quy định.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài hệ thống quathanh toán bù trừ, thanh toán tập trung và thanh toán quốc tế theo quy địnhcủa Ngân hàng Nhà nước.
1.2.3 Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịchI:
Tính đến năm 2005 tổng số cán bộ công nhân viên của SGDI là 270người , công tác trong 14 phòng, ban khác nhau Sơ đồ tổ chức bộ máy củaSở giao dịch như sau:
Trang 321.2.4 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
Chức năng và nhiệm vụ của các phòng trực thuộc Sở giao dịch I:
Phòng Thanh toán quốc tế: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ thanh
toán quốc tế, là đầu mối quan hệ với các ngân hàng đại lý ở nước ngoài; mởcác L/C có ký quỹ 100% vốn của khách hàng; trực tiếp hạch toán kế toán tàikhoản nội bộ và ngoài bảng liên quan tới thanh toán quốc tế; chuyển tiếpđiện giao dịch đi và đến; thực hiện công tác tiếp thị các sản phẩm dịch vụvới khách hàng.
Phòng tín dụng: Thiết lập, duy trì mở rộng các mối quan hệ với
khách hàng như tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng Đồng thời thunhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng, doanh nghiệp Thực hiện chovay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, bảo lãnh cho khách hàng Tư vấn tronghoạt động huy động vốn, tín dụng Cung cấp các thông tin liên quan đến hoạtđộng tín dụng cho phòng Thẩm định và quản lý tín dụng, tham gia xây dựngchính sách tín dụng Giám sát liên tục các khách hàng vay về tình hình sửdụng vốn vay, thường xuyên trao đổi với khách hàng để nắm vững tình trạngcủa khách hàng, chăm sóc toàn diện khách hàng là doanh nghiệp, tiếp nhậnyêu cầu về tất cả các dịch vụ ngân hàng của khách hàng để chuyển đến cácphòng liên quan giải quyết, nhằm thoả mãn tối ưu yêu cầu của khách hàng.Lưu trữ các hồ sơ tín dụng, chuẩn bị các số liệu thống kê, báo cáo về cáckhoản cho vay phục vụ cho mục đích quản lý nội bộ của SGDI-NHĐT&PTVN và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Phòng dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: Thực hiện các giao dịch
nhận tiền gửi và rút tiền bằng nội tệ và ngoại tệ của khách hàng; các giaodịch mua ngoại tệ giao ngay đối với khách hàng doanh nghiệp theo quy định
Trang 33của giám đốc Mở tài khoản tiền gửi cho khách hàng, xử lý các yêu cầu củakhách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới Thực hiện giải ngân vốnvay cho khách hàng vay là các tổ chức trên cơ sở các hồ sơ giải ngân đượcduyệt Giới thiệu tới khách hàng những sản phẩm, dịch vụ mới của ngânhàng Thu nhận những thông tin phản hồi từ phía khách hàng.
Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân: Mở tài khoản tiền gửi, xử lý các
yêu cầu của khách hàng về tài khoản hiện tại và tài khoản mới Thực hiệncác giao dịch nhận tiền gửi, rút tiền bằng nội tệ và ngoại tệ của khách hàng.Thực hiện việc mua bán ngoại tệ giao ngay với khách hàng theo thẩm quyểnđược giám đốc giao; các giao dịch thanh toán, chuyển tiền, bán thẻ ATM,thẻ tín dụng cho khách hàng Tiếp thị các sản phẩm, dịch vụ mới của ngânhàng tới khách hàng.
Phòng tiền tệ kho quỹ:
Phòng tiền tệ kho quỹ có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ tiền tệ,kho quỹ như: Quản lý nghiệp vụ của chi nhánh; thu- chi tiềm mặt; quản lývàng bạc, đá quý, kim loại quý; thực hiện xuất nhập tiền mặt để đảm bảothanh toán khoản tiền mặt cho chi nhánh; thực hiện các dịch vụ tiền tệ khoquỹ cho khách hàng.
Phòng tài chính- kế toán: Hạch toán kế toán, phổ biến và hướng dẫn,
kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện chính sách, chế độ kế toán Hậukiểm các chứng từ thanh toán của các phòng ban; lập và phân tích các báocáo tài chính kế toán của SGDI Báo cáo và cung cấp các thông tin tài chính,hiệu quả kinh doanh của các phòng, đơn vị trực thuộc và của toàn bộ SGDI.Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính năm Tham mưucho giám đốc về thực hiện chế độ tài chính- kế toán.
Trang 34Phòng giao dịch: Thực hiện các giao dịch nhận tiền gửi và rút tiền
mặt bằng nội tệ và ngoại tệ; thực hiện thu theo quy định; xử lý gia hạn nợ;các giao dịch thu đổi mua bán ngoai tệ giao ngay cho khách hàng theo thẩmquyền được giám đốc giao; bán thẻ ATM, thẻ tín dụng cho khách hàng; thựchiện các giao dịch thanh toán, chuyển tiền Tiếp nhận các thông tin phản hồitừ phía khách hàng, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng; tiếpthị các sản phẩm dịch vụ mới của ngân hàng tới khách hàng Mở tài khoảntiền gửi, tiền vay cho khách hàng, chịu trách nhiệm xử lý đối với các yêu cầucủa khách hàng về tài khoản mới và tài khoản hiện tại Tham mưu cho giámđốc về chính sách khách hàng của SGDI.
Phòng thông tin điện toán: Quản lý mạng, quản lý hệ thống phân
quyền, truy cập và kiểm soát theo quyết định của giám đốc Quản lý hệthống máy móc, thiết bị tin học, đảm bảo an toàn và thông suốt cho mọi hoạtđộng tại SGDI Hướng dẫn, giúp đỡ và đào tạo, hỗ trợ cho các đơn vị trựcthuộc sở trong việc sử dụng, vận hành hệ thống tin học.
Phòng kiểm tra- kế toán nội bộ: Kiểm tra và đôn đốc các phòng ban
về việc tuân thủ pháp luật, kế hoạch kinh doanh; phát hiện kịp thời những xửlý vi phạm pháp luật trong SGDI Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kế toán nộibộ tại trụ SGDI và tất cả các đơn vị trực thuộc SGDI theo đúng quy chế hoạtđộng kiểm tra- kế toán nội bộ Tư vấn cho giám đốc những vấn đề liên quantới SGDI; đảm bảo mọi hoạt động của SGDI hoạt động tuân thủ theo đúngquy định của pháp luật nhằm đạt hiệu quả cao.
Phòng Thẩm định- Quản lý tín dụng: Thẩm định các dự án cho vay,
bảo lãnh và các khoản tín dụng ngắn hạn vượt mức phán quyết của trưởngphòng tín dụng Thẩm định về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối vớitừng khách hàng, thẩm định đánh giá tài sản đảm bảo nợ vay Quản lý, kiểm
Trang 35tra, kiểm soát hạn mức tín dụng cho từng khách hàng và của toàn bộ SGDI ;kiểm soát các khoản vượt hạn mức, việc trả nợ, giá trị các tài sản đảm bảocác khoản vay đã đến hạn/ hết hạn Giám sát chất lượng khách hàng, xếp loạirủi ro tín dụng của khách hàng vay và đánh giá phân loại, xếp hạng kinhdoanh doanh nghiệp Định kỳ kiểm soát phòng tín dụng trong việc giải ngânvốn vay và kiểm tra theo dõi sử dụng vốn vay của khách hàng Theo dõi,tổng hợp hoạt động tín dụng tại SGDI, quản lý danh mục tín dụng, quản lýrủi ro tín dụng; là đầu mối trực tiếp quản lý và báo cáo, tham mưu, xử lý nợxấu Thu thập, cung cấp thông tin, đánh giá các chỉ tiêu kinh tế, thực hiện vàtổng hợp các loại báo cáo tín dụng.
Phòng kế hoạch-nguồn vốn: Quản lý các hệ số an toàn trong hoạt
động kinh doanh của SGDI, các hệ số NIM, ROA trên cơ sở đó xây dựngchính sách giá cả cho các sản phẩm, dịch vụ nghiên cứu và phát triển cácsản phẩm mới Thu thập thông tin,nghiên cứu thị trường, môi trường kinhdoanh, xây dựng chiến lược kinh doanh, các chính sách kinh doanh, chínhsách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn Lập, theodõi,kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, xây dựng chương trìnhhành động để thực hiện kế hoạch kinh doanh của SGDI Tổ chức quản lýhoạt động huy động vốn, cân đối vốn và các quan hệ vốn của SGDI, nghiêncứu phát triển, lựa chọn, ứng dụng sản phẩm mới về huy động vốn Là nơitổng hợp, phân tích, báo caó, đề xuất các thông tin phản hồi của khách hàng,tổng hợp báo cáo, cung cấp thông tin kinh tế, phòng ngừa rủi ro Hướng dẫn,phổ biến, lưu trữ các văn bản pháp quy, văn bản chế độ Tham mưu choSGDI về các vấn đề liên quan đến an toàn trong hoạt động kinh doanh củaSGDI, giúp giám đốc chỉ đạo công tác huy động vốn, các vấn đề pháp lý;soạn thảo, đàm phán, ký kết các hợp đồng.
Trang 36Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch
đào tạo của SGDI, bố trí cán bộ nhân viên tham dự các khoá đào tạo theoquy định Quản lý, theo dõi, bảo mật hồ sơ lý lịch, nhận xét cán bộ nhânviên, các chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm cán bộ nhân viên; tổ chức quảnlý lao động; thực hiện nội quy của cơ quan Tham mưu cho giám đốc vàhướng dẫn cán bộ thực hiện các chế độ chính sách, việc tổ chức, sắp xếp bốtrí nhân sự phù hợp với tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn của mỗi người vàyêu cầu của SGDI; lập kế hoạch và tổ chức tuyển dụng nhân sự theo yêu cầuhoạt động của SGDI, thay mặt giám đốc trong phạm vi được uỷ quyền.
2 Hoạt động của Sở giao dịchI trong giai đoạn 2001-2005:
Trong 5 năm từ năm 2001 đến 2005 được đánh dấu bằng những diễnbiến phức tạp của nền kinh tế thế giới và trong nước: Chính trị thế giớikhông ổn định, chiến tranh xung đột cùng tình trạng khủng bố có chiềuhướng lan rộng Điều đó làm suy giảm độ an toàn đối với các hoạt độngthương mại quốc tế Bên cạnh đó, giá dầu tăng cao, dấu hiệu suy thoái tạicác nền kinh tế lớn thể hiện rõ nét hơn, thị trường tài chính diễn biến phứctạp với sự thay đổi khó lường của tỷ giá hối đoái, lãi suất của một số đồngtiền mạnh
Tại Việt Nam, trong thời gian qua bức tranh kinh tế có những dấu hiệukhả quan như tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7,4%; giá trị sản xuất côngnghiệp tăng 15,5%, tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm qua đạt 220 tỷ USD,riêng năm 2005 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 72 tỷ USD Tuy nhiên, cácyếu tố như chỉ số giá tiêu dùng luôn tăng cao trong những tháng cuối năm;dịch bệnh SARS bùng nổ tại một số nước trong đó có Việt Nam, dịch cúmgia cầm xảy ra vào cuối năm 2003, 2004 và hiện nay đang có nguy cơ trởthành đại dịch lớn trên toàn cầu
Trang 37Thêm vào đó, mức độ cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tín dụng, sựmở rộng hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài và sự phục hồinhanh chóng của các ngân hàng cổ phần sau thời gian hoạt động kém hiệuquả đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàngthương mại quốc doanh cũng như của SGDI.
Ngay sau khi kết thúc niên độ kinh doanh hàng năm, được sự chỉ đạocủa Hội đồng quản trị, của ban lãnh đạo NHĐT&PTVN , SGDI đã khẩntrương tổ chức các hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch nămvà bàn giải pháp cho việc thực hiện kế hoạch năm mới Hoạt động này giúpcho mỗi cán bộ công nhân viên của SGDI nhận thức rõ vai trò trách nhiệmcủa một đơn vị đầu đàn và định hướng của ngành, nắm được cơ hội cũngnhư ý thức được khó khăn thách thức Trong thời gian qua, tập thể cán bộnhân viên đoàn kết, đồng lòng quyết tâm hoàn thành xuất sắc kế hoạch kinhdoanh được NHĐT&PTVN giao Kết quả kinh doanh của SGDI thể hiện cụthể như sau:
Tính đến ngày 31/12/2005 một số chỉ tiêu chính của SGDI như sau:Tổng tài sản 13.980 tỷ đồng, tăng 3.030 tỷ đồng so với năm 2004( tăng28%), tăng 69% so với năm 2001.
Trong giai đoạn này tình hình huy động vốn có nhiều khởi sắc, luônđạt kết quả cao hơn năm trước.
Xuất phát từ vị trí là đơn vị đầu ngành, đóng góp vào công tác huyđộng vốn và điều hoà vốn toàn hệ thống, do đó ban giám đốc cùng toàn thểcán bộ SGDI xác định nhiệm vụ huy động vốn là một trong những nhiệm vụtrọng tâm Vì vậy, trong 5 năm qua, SGDI đã đạt được một số kết quả đáng
Trang 38khích lệ Huy động vốn phục vụ cho đầu tư phát triển luôn đạt mức tăngtrưởng cao từ 8.469 tỷ đồng cuối năm 2001 đã đạt 10.300 tỷ đồng vào năm2005 Cụ thể được thể hiện thông qua bảng sau:
Bảng 1: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2001-2005
( Đơn vị: Tỷ đồng)
1 Huy động vốn 8.469 9.742 10.508 8.370 10.300
Huy độngvốn dâncư
Số dư 6.225 6.936 6.315 4.126 4.407Tỷ
73,5 71,2 60,1 49,3 45,7Huy động
vốn tổchức
Số dư 2,244 2,806 4,193 4,244 5,893Tỷ
26,5 28,8 39,9 50,7 54,3
Huy độngvốn bằngVNĐ
Số dư 4.590 5.612 6.702 6.116 7.837Tỷ
48,7 54,2 65,2 75,4 79,8Huy động
vốn bằngngoại tệ
Số dư 4,853 4,742 3,557 1,995 1,984Tỷ
51,3 45,8 34,8 24,6 20,2
( Nguồn:SGDI- NHĐT&PTVN)
*.Theo cơ cấu đối tượng khách hàng:
- Huy động vốn từ các tổ chức kinh tế đã đạt được sự tăng trưởngđáng khích lệ SGDI ngày càng tiếp xúc với nhiều tổ chức kinh tế lớn nhưBảo hiểm xã hội, Tổng công ty dầu khí , Tổng công ty Tái bảo hiểm quốcgia đóng góp rất lớn cho việc tăng trưởng nền vốn của SGDI Tỷ trọng tiềngửi từ các tổ chức này hiện nay đã chiếm tới 54,3% trong tổng nguồn vốnhuy động được.
Trang 39- Huy động vốn từ dân cư cũng là một nguồn tiền gửi khá ổn định vàchiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng nguồn vốn huy động được Để cóthể huy động được tối đa nguồn vốn trong dân cư, SGDI luôn nỗ lực mởrộng mạng lưới các điểm giao dịch, tích cực đa dạng hoá các sản phẩm huyđộng vốn với chính sách lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn nhằm thu hút kháchhàng như: tiết kiệm ổ trứng vàng, tiết kiệm dự thưởng đợt I đợt II, đợtIII/2005; kỳ phiếu đợt I/2005, huy động vốn khuyến mại có tặng thẻ bảohiểm.Do vậy, đến cuối năm 2005, tổng số dư huy động tại SGDI đạt 45,7%.Tuy nhiên, qua số liệu ta thấy tỷ trọng này càng có xu hướng giảm Điều nàymột phần do việc tách chi nhánh, chuyển giao khách hàng dân cư và các quỹtiết kiệm.
*Theo cơ cấu loại tiền:
- Nguồn vốn huy động bằng VND tăng trưởng tương đối cao trong khihuy động bằng ngoại tệ đã giảm dần qua 5 năm Nguyên nhân là do việcchuyển giao số dư cho các chi nhánh mới thành lập; công tác huy động ngoạitệ gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn về lãisuất huy động Đồng thời trong thời gian qua, thị trường ngoại hối luôn biếnđộng nên đã tác động nhiều tới tâm lý khách hàng.
- SGDI cũng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, triển khai tốt,an toàn các đợt huy động giấy tờ có giá, chứng chỉ tiền gửi, sản phẩm tiếtkiệm, lãi suất bậc thang.
* Về điều hành lãi suất:
SGDI luôn theo sát diễn biến lãi suất của thị trường tiền tệ quốc tế vàtrong nước nhằm đảm bảo duy trì được tính cạnh tranh để giữ vững và tăngtrưởng nền vốn theo đúng kế hoạch và theo cam kết với hiệp hội ngân hàng.
Trang 40Mục đích của hoạt động này: Thường xuyên theo dõi lãi suất để điều chỉnhtăng lãi suất huy động dân cư và lãi suất tiết kiệm bậc thang USD nhằmgiảm bớt được sự thiếu hụt nguồn USD.
Tóm lại, việc huy động vốn trong thời gian qua đã góp phần quantrọng trong việc ổn định nguồn vốn cũng như khả năng thanh toán củaSGDI Đồng thời góp phần phát huy tối đa thế mạnh của hệ thốngNHĐT&PTVN so với các ngân hàng thương mại quốc doanh trong cạnhtranh và cũng đảm bảo được nguồn vốn phục vụ cho nhu cầu giải ngân vàthanh toán của các đơn vị thành viên BIDV như: Ngân hàng Lào- Việt; Côngty chứng khoán đầu tư; Công ty cho thuê tài chính.
Trong điều kiện khi mà sự phát triển của các ngân hàng thương mạingoài quốc doanh và của các ngân hàng thương mại trên địa bàn thủ đô Hànội thì mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt Vì vậy,SGDI đã có những chiến lược thích hợp trong việc mở rộng và tăng trưởngtín dụng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn, mở rộng cho vay ngoàiquốc doanh, nâng cao tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo Cụ thể:
* Trong 5 năm 2001-2005, SGDI đã thực hiện chỉ đạo về tăng trưởngtín dụng, đảm bảo dư nợ tín dụng trong giới hạn được giao, gắn tăng trưởngvới kiểm soát, an toàn và hiệu quả.
* Về cơ cấu tín dụng:
- Theo ngành nghề kinh tế: SGDI luôn giữ vững và tăng trưởng tíndụng đối với các lĩnh vực sản xuất kinh doanh có hiệu quả như Bưu chínhviễn thông, Dầu khí, Điện lực, Than