1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương .doc

43 427 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 360 KB

Nội dung

Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương .doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát điểm từ mộtnước có nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn về mọi mặt Chủ trương của Đảng vàNhà nước là đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ hành chính tập trungquan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Nóquyết định sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi sắc.

Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng - sản phẩm của nềnkinh tế hàng hoá cũng đã, đang vận động kịp thời để thích nghi với điều kiện mới.Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong sự vận động nhịp nhàng củanền kinh tế trong sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàngthương mại nói riêng đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của đất nước, xâydựng hoàn thiện một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển bền vững.

Đối với Ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủyếu, chiếm tỷ trọng lớn khoảng 80%, đây là nghiệp vụ tạo ra khoảng 90% trongtổng lợi nhuận của ngân hàng Song rủi ro từ nghiệp vụ tín dụng là rất lớn, nó cóthể xảy ra bất kỳ lúc nào, làm sai lệch đảo lộn kết quả hoạt động kinh doanh củangân hàng, có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá sản Sự phá sản của ngân hàng làmột cú sốc mạnh không chỉ gây ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng, mà còn ảnhhưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, xã hội Chính vì vậy đòi hỏi cácNgân hàng phải quan tâm và hiểu rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng Việcđánh giá đúng thực trạng rủi ro tín dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa vàhạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạtđộng kinh doanh của Ngân hàng.

Chính vì lý do trên, cùng với sự mong muốn góp sức cho sự phát triển củaNgân hàng công thương Lưu xá nói riêng và của đất nước nói chung, với kiếnthức lý luận cơ bản tiếp thu được ở nhà trường, thực tế công tác tại chi nhánhNgân hàng công thương Lưu Xá, được sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chútrong chi nhánh, đặc biệt là sự giúp đỡ của thầy giáo TS Đỗ Quế Lượng Em

mạnh dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chinhánh Ngân hàng Công thương Lưu Xá Thái Nguyên " làm luận khoá tốt

nghiệp.

Trang 2

Chương I: Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại trong

nền kinh tế thị trường.

Chương II: Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng công thương Lưu

Xá Thái Nguyên.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng

tại chi nhánh ngân hàng công thương Lưu xá - Thái Nguyên

CHƯƠNG I

TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI TRONGNỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

1 Ngân hàng thương mại

1.1 Định nghĩa

Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh mà hoạt động thường xuyênvà chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụngsố tiền gửi đó để cho vay đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu và làm cácphương tiện thanh toán.

Ngày nay, trong thế giới hiện đại, hoạt động của các tổ chức môi giới trênthị trường tài chính ngày càng phát triển về số lượng, quy mô, hoạt động đadạng, phong phú và đan xen lẫn nhau Người ta phân biệt ngân hàng thương mạivới các tổ chức môi giới tài chính khác là ngân hàng thương mại là ngân hàngkinh doanh tiền tệ, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn, chính từ điều kiện đó đãtạo cơ hội cho ngân hàng thương mại có thể làm tăng bội số tiền gửi của kháchhàng trong hệ thống Ngân hàng của mình Đó cũng là đặc trưng cơ bản để phânbiệt ngân hàng thương mại với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại với sự phát triển của nền kinh tế

Thứ nhất: Với chức năng chung gian tài chính, ngân hàng là nơi cấp vốn

cho nền kinh tế.

Trang 3

Thứ hai: Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị

trường, hoạt động của các doanh nghiệp chịu sự tác động mạnh mẽ của các quyluật kinh tế khách quan như: Quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnhtranh.

Thứ ba: Ngân hàng thương mại là một chủ thể tạo sự tác động trực tiếp

của những công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buôc, thị trường mở các Ngân hàngthương mại đã góp phần mở rộng và thu hẹp khối lượng tiền cung ứng trong lưuthông để ổn định giá trị đồng tiền cả về mặt đối nội và đối ngoại.

Thứ tư: Ngân hàng thương mại là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền

tài chính quốc tế.

Trang 4

2 Tín dụng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường

2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng

Tín dụng được coi là quan hệ vay mượn lẫn nhau giữa người có vốn và ngườithiếu vốn với điều kiện có hoàn trả cả vốn lẫn lãi sau một thời gian nhất định.

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng bằng tiền tệ giữa một bên là Ngânhàng, một tổ chức chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với một bên là tất cảcác tổ chức, các nhân trong xã hội, trong đó Ngân hàng giữ vai trò vừa là ngườiđi vay, vừa là người cho vay Với tư cách là người đi vay ngân hàng, huy độngmọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong xã hội bằng hình thức nhận tiền gửi củacác doanh nghiệp, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu để huy động vốn trong xã hội.

Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho cácdoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi, tráiphiếu để huy động vốn trong xã hội.

Với tư cách là người cho vay, Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho cácdoanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu thiếu vốn cần được bổ sung tronghoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng.

2.2 Các hình thức tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều tiêu thức để phân loại tín dụng, dựavào các tiêu thức khác nhau ta sẽ có các hình thức tín dụng khác nhau

* Theo thời gian tín dụng thì tín dụng được chia làm ba loại:

- Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ một năm 12 tháng trởxuống, thường được cho vay bổ xung thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của cácdoanh nghiệp, cá nhân và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng của cánhân, hộ gia đình.

- Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 1 năm đến 5 năm.Loại tín dụng này để cho vay vốn phục vụ nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải

Trang 5

tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và sử dụng các công trình nhỏ có thời gian thuhồi vốn nhanh.

- Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ trên 5 năm, loại tín dụngnày dùng để cung cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất cóquy mô lớn, tín dụng dài hạn có giá trị lớn có thời gian thu hồi vốn lâu hơn.

Trang 6

* Theo đối tượng đầu tư thì tín dụng được chia làm 2 loại:

- Tín dụng vốn lưu động: Là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành vốnlưu động của doanh nghiệp hay cho vay để bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụttạm thời, loại tín dụng này thường được chia thành các loại cho vay dự trữ hànghoá, cho vay chi phí sản xuất và cho vay để thành toán các khoản nợ dưới hìnhthức khấu trừ chứng từ có giá.

- Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp nhằm hình thành nên vốncố định của doanh nghiệp Loại tín dụng này thường ược sử dụng cho nhu cầuđầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuấtxây dựng các công trình mới, thời hạn cho vay đối với loạitín dụng này là trunghạn và dài hạn.

Ngoài ra để phân loại tín dụng người ta còn căn cứ vào:

- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng là cho vay bất động sản, chovay thương mại dịch vụ, cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng.

- Căn cứ vào tính chất bảo đảm của tín dụng gồm tín dụng có bảo đảm vàtín dụng không có bảo đảm.

- Căn cứ vào hình thái gia trị tín dụng là cho vay bằng tiền hay cho vaybằng tài sản.

- Căn cứ vào mức lãi suất, người ta phân biệt tín dụng thương mại và tíndụng ưu đãi.

- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả có các hình thức cho vay trả góp, chovay phí trả góp và cho vay hoàn trả theo yêu cầu.

Việc phân loại tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý tíndụng ở ngân hàng giúp ngân hàng xác định được cơ cấu cho vay có phù hợp vớitính chất nguồn vốn của ngân hàng hay không, có bảo đảm an toàn không.

II RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.

Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh càng quyết liệt, nguy cơ rủi rotrong kinh doanh ngân hàng càng rễ phát sinh Mặc dù rủi ro luôn sảy ra nhưng

Trang 7

hoạt động của ngân hàng vẫn luôn phát triển và ngày càng đóng vai trò quantrọng trong nền kinh tế mỗi nước.

1 Rủi ro trong kinh doanh ngân hàng

Hoạt động của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường làmột hoạt động rất nhạy cảm, mọi biến động trong nền kinh tế xã hội đèu nhanhchóng tác động đến hoạt động ngân hàng.

Rủi ro là sự kiện xẩy ra ngoài ý muốn và ảnh hưởng xấu đến hoạt độngkinh doanh của ngân hàng thương mại.

Trong nền kinh tế thị trường, hầu như hoạt động nào của ngân hàng thươngmại cũng có rủi ro Rủi ro thường dẫn đến thiệt hại và thua lỗ Do vậy nhận thứcrõ rủi ro, đề ra những biện pháp phòng chống hữu hiệu để hạn chế thấp nhất rủiro luôn là vấn đề cấp bách của mỗi ngân hàng.

Khi xem xét rủi ro, người ta thường chú ý đến yếu tố chi phí, tổn thất vàthua lỗ Cụ thể:

- Chi phí: Chi phí hoạt động của ngân hàng là yếu tố không thể thiếu đểthực thi các nghiệp vụ Các chi phí cho hoạt động của ngân hàng thường baogồm; Chi phí trả lãi xuất cho người gửi tiền, lãi tiền vay cho các tổ chức tíndụng, tiền lương của cán bộ ngân hàng, chi phí mua sắm các phương tiện làmviệc và chi phí nghiệp vụ khác Rủi ro có thể xảy ra dưới các dạng như phảinâng cao lãi xuất tiền gửi do sự biến động của thị trường tiền tệ, tăng lãi xuấtcho vay của các tổ chức tín dụng, các khoản chi phí ảnh hướng trực tiếp đếnhoạt động của ngân hàng, bắt buộc ngân hàng phải thực hiện một số biện phápphù hợp

- Về thua lỗ: Sự thua lỗ biểu hiện dưới hình thức không đạt được thu nhậpnhư dự kiến hay chi vượt dự toán mà thu nhập không thể bù đắp được.

- Về tổn thất: Sự tổn thất của ngân hàng có thể hiểu là thiệt hại về vật chấtvà uy danh của ngân hàng Tổn thất là chỉ tiêu đặc trưng cho các rủi ro của ngânhàng nên nó được dùng để đánh giá mức độ rủi ro và chất lượng của chiến lượctrong lĩnh vực rủi ro.

Trang 8

Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động kinh doanh Ngân hàngnói riêng không thể tránh khỏi rủi ro Đối với một ngân hàng, việc kiểm soát rủiro là quá trình phối hợp giữa những hoạt động nghiệp vụ, giữa những chính sáchnội bộ, giữa những thoả thuận hợp đồng với các cơ quan bảo hiểm Cũng nhưtiến hành các biện pháp tự bảo hiểm và các biện pháp khác để giảm bớt đi cácchi phí, các thiệt hại bất ngờ, kể cả vào lẩn tránh sợ phá sản của Ngân hàng.

2 Rủi ro tín dụng và hậu quả của rủi ro tín dụng

2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là rủi ro do 1 hoặc một nhóm khách hàng không thực hiệnđược các nghĩa vụ tài chính với ngân hàng Đây là loại rủi ro lớn nhất, thườngxuyên sảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất Rủi ro tín dụng xảy ra ở cảhai khâu huy động vốn và cho vay vốn.

- Rủi ro ở khâu huy động vốn: ở khâu này thường xảy ra một trong haitrường hợp, thừa hoặc thiếu vốn.

Trường hợp thừa vốn tức là vốn bị ứ đọng không cho vay và đầu tư được,vì vậy không sinh lãi trong khi có ngân hàng vẫn phải trả lãi hàng ngày chongười có tiền gửi vào ngân hàng.

Trường hợp rủi ro thiếu vốn sảy ra khi ngân hàng không đáp ứng được cácnhu cầu do vay đầu tư, nhu cầu thanh toán của khách hàng.

- Rủi ro ở khâu cho vay: Hoạt động cho vay là hoạt động lớn nhất và chủyếu của ngân hàng thương mại, thông thường ở các nghiệp vụ này mang lại 2 / 3thu nhập cho ngân hàng còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thu nhập từhoạt động tín dụng mang lại thường chiếm 90% tổng thu nhập của mỗi ngânhàng Nhưng trong lĩnh vực này cũng chứa nhiều rủi ro bởi các khoản tiền vaybao giờ cũng có xác xuất vỡ nợ cao hơn với những tài sản có khác.

Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa nó rất khókhăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào Rủi ro tín dụng nếu khôngđược phát hiện và sử lý kịp thời sẽ nảy sinh các rủi ro khác.

2.2 Hậu quả của rủi ro tín dụng.

Trang 9

Từ khái niệm về rủi ro tín dụng ta thấy rằng rủi ro tín dụng là kết quả củamối quan hệ tín dụng không hoàn hảo, vi phạm các đặc trưng cơ bản của tín dụnglà sự hoàn trả và tính thời hạn, gây nên sự đổ vỡ lòng tin của người cấp tín dụngvới người nhận tín dụng Về bản chất, đây là loại rủi ro đa dạng và phức tạp, rấtkhó quản lý và thường xuyên là nguyên nhân dẫn đến rủi ro khác, rủi ro tín dụngcủa một ngân hàng thể hiện ra bên ngoài chính là khối lượng nợ quá hạn mà ngânhàng đó phải gánh chịu.

Khi rủi ro tín dụng nảy sinh, tuỳ theo mức độ mà nó gây ra những tác hạinghiêm trọng không chỉ với hệ thống ngân hàng, với người vay và còn cả vớinền kinh tế và xã hội.

Trước hết, đối với ngân hàng thương mại Ở mức độ thấp rủi ro tín dụng làmất đi cơ hội, khả năng tích luỹ vốn, làm giảm sức mạnh của ngân hàng.

Đối với người đi vay Thông thường rủi ro tín dụng là hệ quả của rủi rokinh doanh của khách hàng Với nợ quá hạn người đi vay hoàn toàn mất nguồntài trợ từ các ngân hàng, cơ hội kinh doanh sẽ tuột mất, tài sản sẽ bị tịch thuhoặc phát mại, người đi vay sẽ đứng trước nguy cơ phá sản.

Đối với nền kinh tế xã hội Rủi ro tín dụng chứng tỏ người vay vốn đãkhông thực hiện được hiệu quả đầu tư như đặt ra khi vay vốn tín dụng từ ngânhàng thương mại Do đó lợi ích kinh tế xã hội dự kiến nhận được đã không có.sản xuất và lưu thông hàng hoá sẽ đình trệ, chức năng làm công cụ điều tiết nềnkinh tế sẽ bị suy yếu Quyền lợi của người gửi tiền sẽ không được đảm bảo.

Lịch sử hoạt động của các ngân hàng thương mại trên thế giới đã chứngkiến không ít các Ngân hàng lớn bị phá sản và hậu quả của nó thậm chí khônggiới hạn trong một quốc gia mà còn lan ra nhiều nước trong khu vực thậm chí làcả châu lục.

3 Biểu hiện của rủi ro tín dụng và nguyên nhân của nó

3.1 Biểu hiện của rủi ro tín dụng

Trang 10

Khi tiến hành cấp tín dụng các ngân hàng thương mại đều mong muốnkhoản tín dụng được hoàn trả đầy đủ và đúng thời hạn như đã thoả thuận Chínhvì thế, sau khi cấp tín dụng cho khách hàng NHTM thực hiện theo dõi, giám sátviệc sử dụng vốn vay của họ Nếu thấy có biểu hiện sử dụng vốn sai mục đíchhoặc có sự khác thường có thể dán đến việc không hoàn trả được vốn vay củakhách hàng, NHTM phải tìm biện pháp ngăn ngừa, can thiệp kịp thời Các biểuhiện thường gặp là:

- Khách hàng trì hoãn nộp báo cáo tài chính hoặc không cung cấp đượcnhững thông tin mà ngân hàng yêu cầu.

- Sử dụng tín dụng sai mục đích ban đầu- Số tiền gửi giảm sút.

Lưỡng lự chậm chễ khi dàn xếp những cuộc viếng thăm cơ sở sản xuất kinhdoanh của cán bộ ngân hàng, có sự suy giảm trong bầu không khí tin cậy và hợp

tác, có sự lạnh nhạt với ngân hàng ngay sau khi nhận được vốn vay

- Khách hàng có ý xin hoãn nợ hoặc khất nợ, gia hạn nợ, chậm chễ trongviệc thanh toán lãi hàng kỳ, hoàn trả nợ vay ngân hàng chậm hoặc quá kỳ hạn,không được trả như cam kết.

Các dấu hiệu trên đây là biểu hiện của những khó khăn về mặt tài chính từphía người đi này, các dấu hiệu này xuất hiện là có khả năng khách hàng khóhoàn trả các món vay Vì vậy, chúng là cơ sở để ngân hàng tìm hiểu biện phápđiều chỉnh và ngăn chặn kịp thời, tránh những khoản nợ quá hạn có thể gây rủiro tín dụng.

3.2 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng

Nguyên nhân gây ra rủi ro trong kinh doanh tín dụng có rất nhiều, rất đadạng, muôn hình muôn vẻ, song nhìn chung chúng được xếp vào các loại chínhnhư sau:

a Nguyên nhân chung

Rủi ro bất khả kháng Do sự biến động về kinh tế, do thiên tai bão lụt, chiến tranh

Trang 11

Do sự không cân xứng về thông tin, ngân hàng không được cung cấp cácthông tin cần thiết về khách hàng dẫn đến:

- Sự lựa chọn đối nghịch: Tức ngân hàng quyết định cho vay với kháchhàng không đủ khả năng trả nợ.

- Rủi ro đạo đức Khách hàng có những hành động vi phạm những thoảthuận với ngân hàng như khách hàng sử dụng tiền vay sai mục đích.

- Do sự thay đổi về chính sách của Nhà nước Các chính sách về ngoại tệ,xuất nhập khẩu, ngoại hối.

- Do sự thay đổi về chính trị.

- Môi trường pháp lý Không đồng bộ, không đầy đủ, việc thực thi phápluật còn chưa nghiêm.

b Nguyên nhân từ phía khách hàng

- Đối với khách hàng là cá nhân:

Người vay bị thất nghiệp (có thể tạm thời hay kéo dài) dẫn đến không cóthu nhập và không đảm bảo được khả năng trả nợ.

Do những biến cố bất thường trong cuộc sống gây khó khăn cho kháchhàng như: ốm đau, tai nạn, chết, li dị

Do người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác

- Đối với khách hàng là doanh nghiệp thì trong hoạt động của doanh nghiệp cónhiều mối quan hệ như quan hệ với người cung cấp, với người tiêu thụ, với ngân hàng

Rủi ro do thị trường cung cấp:

Do thị trường cung cấp không có khả năng cung cấp đủ số lượng nguyênvật liệu mà doanh nghiệp yêu cầu.

Thiệt hại về giá cả, khi giá cả nguyên vật liệu cung cấp cho doanh nghiệpkhông đáp ứng về các yêu cầu, phẩm chất, quy cách.

Rủi ro do thị trường tiêu thụ:

Sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra có số lượng quá lớn vượt nhu cầuthị trường (Do khâu nghiên cứu thị trường thực hiện chưa tốt) nên số lượng hànghoá lớn làm ứ đọng sản phẩm trong kho ;

Trang 12

Thiệt hại về giá: Doanh nghiệp buộc phải giảm giá bán sản phẩm hàng hoáthấp hơn mức giá dự kiến ban đầu.

Thiệt hại về chất lượng sản phẩm hàng hoá do doanh nghiệp cung cấpkhông đáp ứng được yêu cầu thị trường Do công nghệ không phù hợp, do khâubảo quản không tốt, do hao mòn vô hình, do người tiêu dùng thay đổi thị hiếulàm cho sản phẩm không bán được, hoặc khó bán Vì thế doanh nghiệp khó cókhả năng trả nợ.

+ Rủi ro do yếu kém về tài chính: thể hiện doanh nghiệp không thể đối phóvới các nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi tiền vay cho chủ nợ

c Nguyên nhân rủi ro do bản thân ngân hàng.

Do chính sách vay của ngân hàng không hợp lý, quá chú trọng về mục tiêulợi nhuận nên bỏ qua những khoản cho vay lành mạnh.

Do ngân hàng không thực hiện đầy đủ hoặc thực hiện không chính xác việcphân tích đánh giá khả năng tín dụng của người vay Do cán bộ tín dụng thiếutrình độ chuyên môn cần thiết, do cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm.

Ngân hàng đã quyết định cho vay chỉ dựa trên cơ sở quy mô hoạt động củadoanh nghiệp mà không căn cứ vào khả năng tài chính của doanh nghiệp.

Do ngân hàng không thường xuyên thực hiện việc kiểm tra giám sát kháchhàng trong quá trình sử dụng tiền vay.

Cán bộ tín dụng có tư cách phẩm chất không tốt cố tình làm sai nguyên tắctrong quá trình thực hiện cho vay.

Nguyên nhân rủi ro trong việc thực hiện các đảm bảo tín dụng:

- Do ngân hàng thực hiện không tốt việc đánh giá, đảm bảo tín dụng, thựchiện không đầy đủ theo các quy định của pháp luật (tài sản có đủ điều kiện pháplý, phải có tính thị trường, có giá trị ổn định)

- Do giá trị của tài sản biến động giảm quá mức dựkiến của ngân hàng.

4 Các nghiệp vụ phòng chống rủi ro tín dụng

4.1- Phân tích khách hàng:

Trang 13

Đây là biện pháp tích cực nhất nhằm hạnc hế và phòng chống rủi ro Bởi cóđánh giá đúng khách hàng thì mới biết được khả năng hàon trả nợ của họ Đánhgiá khách hàng thường dựa vào các mặt sau:

- Đánh giá tình hình tài chính của khách hàng.

- Đánh giá tư cách, năng lực và trình độ hiểu biết của người đứng đầu doanh nghiệp.- Đánh giá tính khả thi của phương án xin vay

- Phân tích khả năng trả nợ của khách hàng- Thực hiện các biện pháp đảm bảo tiền vay

- Trình độ cán bộ tín dụng và khả năng kiểm tra, kiểm soát khách hàngtrong việc sử dụng vốn vay

4.2.Phân tán rủi ro:

Trong cơ chế thị trường , ngân hàng thương mại không nên dồn vốn đầu tưvào một hoặc vài khách hàng, cho dù khách hàng đó kinh doanh có hiệu quả,Bởi vì nếu khách hàng đó gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hưởng rất lớnđến hoạt động của NHTM Vì vậy cần phải tổng trọng giới hạn an toàn,

Ở khắp các nước người ta đều quy định giới hạn an toàn ở Việt Nam, căncứ vào luật ở các tổ chứcc tín dụng từ 01/10/1998 quy định: "Dư nợ một kháchhàng không được vượt quá 15% vốn của ngân hàng" "Tỷ lệ an toàn vốn tốithiểu được xác định bằng tỷ lệ giữa vốn tự có với tài sản có, kể cả các cam kếtngoại bang được điều chỉnh theo mức độ rủi ro"

Cho vay hợp vốn hay còn gọi là đồng tài trợ là quá trình cho vay, bảo lãnhcủa mộ nhóm ngân hàng thương mại làm đầu mối phối hợp với các bên tài trợđể thực hiện nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp và ngân hàng.

4.3 Bảo hiểm tín dụng.

Bảo hiểm tín dụng là biện pháp quan trọng nhằm san sẻ rủi ro Bảo hiểu tíndụng có thể thực hiện dưới các loại như: Bảo hiểm hoạt động cho vay, bảo hiểmtài sản, bảo hiểm tiền vay Ở các nước, bảo hiểm tín dụng thường được thực hiệndưới dạng khách hàng vay vốn tín dụng tham gia mua bảo hiểm cho ngành nghềmà họ kinh doanh.

Trang 14

4.4 Trích lập dự phòng rủi ro.

Trích lập dự phòng rủi ro được coi là một trong những biện pháp quan trọng để phòng chống rủi ro Ở hầu hết các nước trong hoạt động của ngân hàng đều thành lập quỹ dự phòng bù đắp các khoản cho vay bị rủi ro và quỹ dự phòngrủi ro trong hoạt động của ngân hàng

Quỹ dự phòng rủi ro được sử dụng để bù đắp các khoản rủi ro khi ngânhàng làm ăn thua lỗ do nguyên nhân khách quan mang lại.

Luật các tổ chức tín dụng (điều 82 Dự phòng rủi ro) có quy định: "tổ chứctín dụng phải dự phòng rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Khoản dự phòng rủiro này phải được hoạch toán vào chi phí hoạt động; Việc phân loại tài sản cómức trích, phương pháp lập khoản dự phòng và sử dụng khoản dự phòng để sửlý các rủi ro do thống đốc ngân hàng Nhà nước quy định sau khi thống nhất vớibộ trưởng tài chính".

Trang 15

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LƯU XÁ THÁI NGUYÊN

I KHÁI QUÁT VỀ CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG LƯ U XÁ THÁI NGUYÊN.

1 Về chức năng nhiệm vụ và mô hình tổ chức của chi nhánh Lưu Xá

Từ khi ra đời toàn bộ cán bộ công nhân viên của chi nhánh Ngân hàng công

thương Lưu Xá ý thức được hoạt động kinh doanh của mình là "Đi vay để chovay" nên trong những năm qua đã đạt được những Thành tích đáng kể góp phần

đắc lực cho sự phát triển kinh tế tỉnh Thái Nguyên, uy tín của NHCT TháiNguyên ngày càng được nâng cao.

Là chi nhánh trực thuộc NHCT Thái Nguyên, NHCT Lưu xá với chứcnăng nhiệm vụ thực hiện tốt các nghiệp vụ ngânhàng trong phạm vi được NHCTThái Nguyên uỷ quyền, hoạt động kinh doanh chủ yếu trên 7 phường xã khu vựcphái nam Thành phố Thái Nguyên và có 3 Công ty lớn: Công ty Gang ThépThái Nguyên, Công ty Kim loại màu Thái Nguyên, Công ty điện luyện kim cùngmột số xí nghiệp phụ thuộc của Công ty xây lắp và Công ty vật liệu xây dựng.

Với nhiệm vụ chủ yếu là huy động vốn tiền tệ nhàn rỗi của mọi tầng lớpdân cư bằng Việt Nam đồng và của các tổ kinh tế xã hội, các doanh nghiệp sốngtrên địa bàn để cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng đồng Việt Nam Đốivới các thành phần cá nhân và hộ gia đình Tập trung vốn để phục vụ cácdoanh nghiệp Nhà nước phát triển kinh doanh trên địa bàn như Công ty GangThép Thái Nguyên, và các đơn vị phụ thuộc Công ty kim loại màuTháiNguyên ngoài ra chi nhánh còn thực hiện các nghiệp vụ như dịch vụ thanhtoán chuyển tiền trong và ngoài hệ thống NHCT Mọi hoạt động của chi nhánhđều tuân theo luật các tổ chức tín dụng và pháp luật hiện hành.

Trang 16

Với phương châm kinh doanh: Vì sự thành đạt của mọi người, mọi nhà,mọi doanh nghiệp, lấy sự thành đạt của khách hàng là sự thành công của chínhmình Trong hoạt động kinh doanh đảm bảo: An toàn - nhanh chóng - hiệu quả.

Chi nhánh Lưu Xá có 25 người, có 1 ban giám đốc (4 người), 5 phòng và 4quỹ tiết kiệm như sau:

Trang 17

Mô hình tổ chức của ngân hàng công thương Lưu Xá

* Phân theo loại tiền

- Tiền gửi nội

Trang 18

- Tiền gửi

ngoại tệ 120.701 42,2 137.239 43,9 16.538 113

(Nguồn số liệu: Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2001 - 2003)

Qua bảng số liệu ta thấy vốn huy động của chi nhánh ngân hàng côngthương Lưu xá trong những năm qua có mức tăng trưởng cao đã đưa vốn huyđộng của ngân hàng:

- Năm 2002 từ 193.748 tr đồng tăng lên 213.450tr đồng vào năm 2003.Huy động vốn năm 2003 tăng 19.702 triệu đồng đạt mức tăng 16% so năm 2002213.450 tr đồng

- Trong cơ cấu phân theo khách hàng thì tiền gửi các TC kinh tế đạt160.062 tr chiếm 75% trong tổng số vốn huy động tăng, 17.737 tr đồng (6%) sovới năm 2002 Trong đó tiền gửi dân cư đã tăng 7% đạt 53.388 tr đồng so vớinăm 2002.

- Nếu phân theo t/v của huy động vốn thì tiền gửi không kỳ hạn năm 2003đạt 110.109triệu đồng chiếm 36% trong tổng nguồn vốn tăng 7.763 triệu đồngtương đương 9,6% so với 2002

- Nếu phân theo t/c của huy động vốn thì TG không kỳ hạn năm 2003.Tiền gửi có KH đạt mức 193.225 chiếm 63% trong tổng số nguồn vốn tăng31.913 tr tương đương 4,4% so với 2002.

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế thì tiền gửi nội tệ năm 2003 là 175.213triệu đồng tăng 11.186 triệu đồng tương đương tăng 4% so với năm 2002 Tiềngửi ngoại tệ đã quy đổi là 137.239 triệu, tăng 10% so với 2002.

3 Hoạt động cho vay:

Năm 2003 nhờ có nhiều chính sách áp dụng thúc đẩy hoạt động cho vaynên tổng doanh số cho vay tăng nhiều so với năm 2002 và được thể hiện quabảng số liệu sau:

Bảng 2: Kết quả cho vay của chi nhánh

(Đơn vị tính: Triệu đồng VN )

Trang 19

Số tiền TT (%) Số tiền TT (%)Tăng (+)Giảm (-)Tỷ lệ tăng (+),giảm (-)

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003)

Tổng doanh thu cho vay đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tăng 24% so vớinăm 2002 trong đó cho vay ngắn hạn tăng 37,3% so với năm 2002, cho vaytrung và dài hạn tăng 4,7% so với năm 2002

Doanh số thu nợ năm 2003 tăng 7,7% so với năm 2002 trong đó doanh sốthu nợ ngắn hạn tăng 6,8% và doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng 8,5%.

Tổng dư nợ đến ngày 31 tháng 12 năm 2003 tăng 49.488 tương đương với22% so với năm 2002.

Dư nợ ngắn hạn năm 2003 chiếm tỷ trọng 59,3% trong tổng dư nợ

Qua bảng số liệu về tình hình cho vay ta thấy dư nợ ngắn hạn trong 3 nămđều tăng nhưng mức độ tăng khác nhau.

Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn gần sấp sỉ nhau (dư nợ ngắn hạncao hơn một chút), đó là kết cấu hợp lý và thuận lợi.

2.2 Các hoạt động khác

* Công tác kế toán:

Một yêu cầu cơ bản trong công tác kế toán đó là năng lực, trình độ vậnhành máy, phần mền ứng dụng để tăng cường công tác quản lý kinh doanh.

Trang 20

Ngân hàng đã ứng dụng được số chương trình phần mềm vào công tác kếtoán Quản lý chặt chẽ và bảo đảm cập nhật thông tin thương mại, nghiệp vụ kếtoán phát sinh đều được hạch toán, kịp thời và chính xác.

* Thanh toán qua ngân hàng:

Nghiệp thụ thanh toán không dùng tiền mặt là một trong những nhiệm vụcủa ngân hàng cho đến nay nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt đã chứngtỏ được nhiều ưu điểm.

Bảng 3: Kết quả hoạt động thanh toán năm 2001 - 2003

(Đơn v : Tri u ị : Triệu đồng VN) ệu đồng VN) đồng VN) ng VN)

Chỉ tiêu

Năm 2002Năm 2003

Tỷ lệ % so sánh2003/2002Số tiềnthị

trường (%)

tiền mặt

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh năm 2003)

- Tổng doanh số thanh toán bằng tiền mặt năm 2003 tăng 420.786 triệu đồngTỷ trọng tăng khoảng 19,2% so với năm 2002 chiếm trong tổng doanh sốthanh toán nói chung.

Thanh toán không dùng tiền mặt năm 2003 tăng 1.248.768 triệu đồng sovới năm 2002, tỷ trọng tăng khoảng 0,6% so với năm 2002 chiếm 80,8% trongtổng doanh số thanh toán.

II THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NHCT LƯU XÁ

1 Nhận dạng các rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Lưu Xá

Rủi ro tín dụng luôn là một vấn đề được quan tâm đặc biệt đối với mọingân hàng Trên thực tế hầu hết các ngân hàng đều đã áp dụng các biện phápphòng ngừa và hạn chế rủi ro nhưng do rất nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân

Trang 21

chủ quan và khách quan, rủi ro tín dụng vẫn phát sinh gây ra những thiệt hại đốivới ngân hàng.

Rủi ro trong hoạt động tín dụng tại chi nhánh NHCT Lưu Xá được thể hiệndưới các dạng: Nợ chưa đến hạn nợ quá hạn, nợ giãn và nợ khoanh

Nợ chưa đến hạn:

Đó là những khoản nợ mới phát sinh, mới cho vay chưa đến hạn thu nợ Nợchưa đến hạn cũng tiềm ẩn rủi ro Theo quy định của thống đốc ngân hàng Nhànước, loại nợ chưa đến hạn thì tỷ lệ trích nộp dự phòng rủi ro là 0% tức là chưađến hạn được tạm coi là chưa có rủi ro, chưa trích lập dự phòng rủi ro.

Nợ quá hạn:

Là khoản vay đã đến hạn trả nợ mà khách hàng chưa trả được đúng nhưtrong hợp đồng tín dụng, cũng không có lý do chính đáng để xin gia hạn nợ, dođó phải chuyển sang nợ quá hạn Đó là một trong 4 loại rủi ro tín dụng nhưng ởmức độ rủi ro khác nhau, có khả năng thu hồi khác nhau.

Người ta phân chia nợ quá hạn thành 3 loại

- Nợ quá hạn 6 tháng, được xếp loại nợ quá hạn bình thường, có nhiều khảnăng thu hồi, tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 2% Đây là loại nợ quá hạn thường gặp.

- Nợ quá hạn từ trên 6 tháng đén 12 tháng, được gọi là nợ quá hạn có vấnđề Khả năng thu hồi nợ khó khăn hơn, ngân hàng phải mất nhiều công sức đểphần tích nguyên nhân, tìm giải pháp và tăng cường đôn đốc, kiểm tra để thu hồinợ Tỷ lệ trích dự phòng rủi ro là 50%

- Nợ quá hạn trên 12 tháng được gọi là nợ quá hạn khó đòi Khả năng thuhồi rất khó khăn, có nhiều phức tạp và phải bằng nhiều biện pháp kể cả phảiphát mại tài sản thế chấp hoặc phải sử dụng cả các biện pháp hành chính, phápluật mới có hy vọng đòi được nợ.

Với loại nợ quá hạn khó đòi khả năng tổn thất rất lớn Vì vậy tỷ lệ trích lậprủi ro là 100%.

Nợ được giãn (gọi tắt là nợ giãn)

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Kết quả huy động vốn - Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương .doc
Bảng 1 Kết quả huy động vốn (Trang 17)
Bảng 3: Kết quả hoạt động thanh toán năm 2001 - 2003 - Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương .doc
Bảng 3 Kết quả hoạt động thanh toán năm 2001 - 2003 (Trang 20)
Bảng 4:  Các dạng rủi ro tín dụng - Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương .doc
Bảng 4 Các dạng rủi ro tín dụng (Trang 22)
Bảng 7. Phân tích nợ quá hạn theo thời gian - Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương .doc
Bảng 7. Phân tích nợ quá hạn theo thời gian (Trang 25)
Bảng 9: Tình hình nợ được khoanh tại chi nhánh ngân hàng  CTLX - Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương .doc
Bảng 9 Tình hình nợ được khoanh tại chi nhánh ngân hàng CTLX (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w