1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc

102 560 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Giải Pháp Nhằm Mở Rộng Hoạt Động Tín Dụng Tài Trợ Xuất Nhập Khẩu Tại Sở Giao Dịch I- Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam
Trường học Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Thể loại Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 102
Dung lượng 522 KB

Nội dung

Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam dưới sự chỉ đạo của Đảng và Nhànước những năm qua đã thu được những thành tựu đáng kể, tốc độ tăng trưởngkinh tế ở mức cao và ổn định, kiềm chế lạm phát ở mức một con số, thị trườngtrong nước và quốc tế ngày càng được mở rộng… Có được những kết quả này lànhờ một phần không nhỏ vào sự thành công trong hoạt động thương mại quốc tếcủa Việt Nam thông qua việc thực hiện tốt chính sách kinh tế mở và tiến hành cácbiện pháp cải cách kinh tế trên nhiều mặt theo xu hướng quốc tế hoá và toàn cầuhoá.

Nhiều năm trước đây, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam chưaphát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trò của nó đối với sự phát triểnkinh tế Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những nguyênnhân cơ bản là chúng ta thiếu những nguồn tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩutrong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.

Trang 2

Việc phát triển hình thức tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của ngân hàngkhông chỉ mang lại lợi ích cho hoạt động xuất nhập khẩu mà còn mang lại lợi íchcho toàn xã hội và ngay cả bản thân ngân hàng bởi tín dụng là hoạt động sinh lờichủ yếu của ngân hàng Nhận thức rõ vấn đề đó, từ năm 1997 Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam với vai trò là một ngân hàng chủ lực trong lĩnh vực Đầu tư vàPhát triển đã bắt đầu triển khai hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu và bước đầu đãcó những thành công nhất định.

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng Đầutư và Phát triển Việt Nam nói chung và của Sở giao dịch I nói riêng còn nhiều hạnchế, doanh số còn thấp, loại hình dịch vụ này chưa được quan tâm đúng mức Dovậy, việc thúc đẩy hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu trở thành một đòi hỏibức xúc đối với Sở giao dịch I-Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hiện nay.

Trước yêu cầu trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạtđộng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư vàPhát triển Việt Nam” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.

Chuyên đề được kết cấu theo 3 chương:

Chương I: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ tín dụng tài trợ xuất nhập khẩucủa ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trang 3

I-Chương III: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tín dụng hỗ trợ xuấtnhập khẩu tại Sở giao dịch I-NHĐT&PTVN.

Trang 4

CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ TÍN DỤNGTÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

I KHÁI NIỆM TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU

1.Khái niệm về tín dụng:

Danh từ tín dụng dùng để chỉ một số hành vi kinh tế rất phức tạp như:

Bán chịu hàng hoá, cho vay, chiết khấu, bảo lãnh, ký thác, phát hành giấy bạc.Trong mỗi hành vi tín dụng vừa nói, chúng ta thấy hai bên cam kết như sau:- Một bên thì trao ngay một số tài hoá hay tiền bạc còn bên kia cam kết sẽhoàn lại những đối khoản của số tài hoá đó trong một thời gian nhất định và theomột số điều kiện nhất định.

Như vậy chúng ta có thể hiểu về tín dụng như sau:

- Tín dụng là quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc hoàn trả lẫn nhau.- Theo các nhà kinh tế: tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệsử dụng vốn lẫn nhau giữa các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế hàng hoá.

- Một định nghĩa khác về tín dụng: Đó là một giao dịch giữa hai bên, trongđó một bên (trái chủ hay người cho vay) chu cấp tiền hoặc hàng hoá hoặc dịch vụdựa vào lời hứa thanh toán lại trong tương lai ở phía bên kia.

Từ các định nghĩa trên ta thấy có yếu tố thời gian vì vậy sẽ có rủi ro, bất trắcvà cần có sự tín nhiệm của hai bên đương sự đối với nhau Hai bên dựa vào sự tínnhiệm, sử dụng tín nhiệm của nhau nên có danh từ tín dụng.

2.Tín dụng ngân hàng:

Trang 5

Tín dụng ngân hàng (TDNH) là một khái niệm kinh tế hơn là pháp lý, cáchành vi TDNH có cùng một logic kinh tế: hứng chịu rủi ro cho một người mà ngânhàng đã tin tưởng ứng vốn cho vay, nhưng nó không chỉ gồm một giao dịch vềpháp lý mà nhiều loại (cho vay, bảo lãnh, bảo chứng…) Luật ngân hàng các nướcđịnh nghĩa tín dụng như sau: “Cấu thành một nghệp vụ tín dụng bất cứ tác độngnào mà qua đó, một người đưa hoặc hứa đưa vốn cho một người khác dùng hoặccam kết bằng chữ ký cho một người này như bảo đảm, bảo chứng hay bảo lãnh màcó thu tiền” Định nghĩa này nêu ra 3 trường hợp:

+ Cho vay tiền.

+ Tín dụng dựa trên việc nhượng trái quyền + Tín dụng chữ ký.

Có thể hiểu tổng quát: TDNH là hình thức tín dụng có sự tham gia của cácngân hàng trung gian, đóng vai trò là người trung gian trong hoạt động tín dụng nàycác ngân hàng sẽ thực hiện hoạt động huy động vốn (vốn này là vốn tiền tệ tạm thờinhàn rỗi trong nền kinh tế) sau đó sử dụng vốn huy động đó cho vay.

Những hành vi tín dụng có thể do bất cứ ai thực hiện, chẳng hạn 2 ngườithường có thể cho nhau vay tiền Tuy nhiên, với thời gian chúng ta thấy một sựchuyên nghiệp đã xảy ra, và ngày nay khi nói đến tín dụng người ta nghĩ ngay tớicác ngân hàng Vì đơn giản đây là một tổ chức có những nghiệp vụ cụ thể, đượctrang bị hiện đại với sự đáp ứng nhu cầu nhanh nhất.

3.Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu:

Trang 6

Tín dụng tài trợ xuất khẩu: là việc cung cấp cho vay để giúp doanh

nghiệp thực hiện việc sản xuất, kinh doanh, chế biến hàng xuất khẩu.

Mục đích của tín dụng tài trợ xuất khẩu là đẩy mạnh sản xuất trong nước,khuyến khích xuất khẩu Đây còn là một kênh tái tạo ngoai tệ để phục vụ hoạt độngnhập khẩu của ngân hàng.

Tín dụng tài trợ nhập khẩu: là việc cung cấp các khoản vay (ngắn,

trung, dài hạn) để giúp doanh nghiệp thực hiện việc nhập khẩu cần thiết phục vụsản xuất kinh doanh.

Mục đích của tín dụng tài trợ nhập khẩu là cho vay để giúp các doanh nghiệpnhập nguyên liệu , vật tư, hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất…

II SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬPKHẨU

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề quantrọng Thị trường thương mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về thị trườngtiêu thụ hàng hoá, thị trường đầu tư trở thành nhu cầu cấp bách của các doanhnghiệp xuất nhập khẩu Do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp khôngphải lúc nào cũng đủ vốn thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh ra quanhệ vay mượn và sự giúp đỡ tài trợ của các ngân hàng.

Quan hệ giao thương quốc tế đặt ra những vấn đề tế nhị, đôi khi phức tạp,nên những nghiệp vụ thương mại đòi hỏi sự tham gia của ngân hàng đem lại cho

Trang 7

các nhà hoạt động ngoại thương sự hiểu biết kỹ thuật và chỗ dựa tài chính tronglĩnh vực quan trọng này.

Có thể nói sự ra đời của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu là một yêu cầu tấtyếu khách quan, gắn liền với các quan hệ mua bán ngoại thương giữa các nước vớinhau.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại vàphát triển của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước Cùng vớisự phát triển của ngoại thương và hệ thống ngân hàng, hoạt động hỗ trợ xuất nhậpkhẩu của ngân hàng phát triển ngày càng đa dạng và phong phú:

- Hình thức đơn giản đầu tiên là ngân hàng cho vay trực tiếp đối với cácđơn vị nhập khẩu như cho vay để bổ sung vốn lưu động, thu mua chế biến sản xuấthàng xuất khẩu theo các hợp đồng đã được ký kết, cho vay để thanh toán cácnguyên liệu, hàng hoá, vật tư nhập từ nước ngoài.

- Từ hình thức cho vay ngắn hạn là chủ yếu, ngân hàng đã mở rộng trung,dài hạn để hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Ngân hàngcho vay để mua sắm máy móc thiết bị, cải tiến công nghệ, ứng dụng thành tựu khoahọc kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực cạnh tranh trên thịtrường thế giới.

- Ngân hàng còn thực hiện cho vay gián tiếp, đứng ra bảo lãnh để vay vốnnước ngoài cho các đơn vị xuất nhập khẩu, nhờ đó các doanh nghiệp có thể vay vốn

Trang 8

mà không phải thế chấp hay cầm cố tài sản, bảo lãnh mở L/C thanh toán hàng nhậpkhẩu, bảo lãnh hối phiếu, bảo lãnh hợp đồng, v.v

- Nếu doanh nghiệp có hối phiếu trong tay có thể đưa đến ngân hàng chiếtkhấu cũng như các chứng từ có giá trị thanh toán khác Ngân hàng sẽ mua lại bộchứng từ và có quyền đòi tiền nhà nhập khẩu theo hối phiếu Trường hợp nhà nhàxuất khảu có những hợp đồng xuất liên tục và dài hạn theo định kỳ với điều kiệnthanh toán trả chậm, nhưng có nhu cầu vốn ngay, nhà xuất khẩu bán các khoảnthanh toán chưa đến hạn cho ngân hàng Khi đến hạn, ngân hàng sẽ thu tiền từ nhànhập khẩu, đây chính là hình thức tín dụng bao thanh toán.

Như vậy, do trình độ kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán ngày càng phát triển, cácphương thức thanh toán quốc tế ngày càng đa dạng, nghiệp vụ tài trợ xuất nhậpkhẩu phát triển dưới nhiều hình thức ngày càng đa dạng, phục vụ tích cực và cóhiệu quả cho hoạt động xuất nhập khẩu.

III VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNGXUẤT NHẬP KHẨU.

1 Sự cần thiết khách quan của hoạt động xuất nhập khẩu trong nềnkinh tế.

Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuấttrong nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước khác Do khác nhau về điềukiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu… nếu chỉ dựa vào sản xuất trong nước không

Trang 9

thể cung cấp đủ hàng hoá, dịch vụ đủ đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu thụ của nềnkinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy mócthiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuấtvới chi phí cao hơn Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thếkinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước còn có thể tạonên thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đấtnước để nhập khẩu các mặt hàng còn thiếu và để trả nợ.

Như vậy, do nhu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi, giaodịch hàng hoá giữa các nước với nhau hay nói cách khác hoạt động xuất nhập khẩulà yêu cầu khách quan của nền kinh tế.

2 Vai trò của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.

Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với sự tồn tại vàphát triển của ngoại thương cũng như sự phát triển kinh tế của đất nước

2.1 Đối với nền kinh tế đất nước

- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho hànghoá xuất nhập khẩu lưu thông trôi chảy Thông qua tài trợ của ngân hàng, hàng hoáXNK theo yêu cầu của thị trường được thực hiện thường xuyên, liên tục đảm bảosự ổn định của nền kinh tế.

- Tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng tạo điều kiện cho doanh nghiệpphát triển, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, làm động cơ thúc đẩy nền kinh tế.Doanh nghiệp có sự giúp đỡ của ngân hàng có vốn để mở rộng sản xuất kinh

Trang 10

doanh, hiện đại hoá trang thiết bị làm tăng năng suất lao động Doanh nghiệp pháttriển chính là kinh tế đất nước phát triển.

2.2 Đối với doanh nghiệp

- Nhờ sự giúp đỡ của ngân hàng, đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp,giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và đứng vững trong nền kinh tế thị trường, mởrộng sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thấtnghiệp đồng thời hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước.

- Tài trợ xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong quátrình thực hiện hợp đồng Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn tài trợ giúp doanhnghiệp mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và giao hàng đúng thời điểm Đốivới doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ giúp doanh nghiệp mua được những lôhàng lớn, giá hạ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp.

- Tín dụng ngân hàng làm giảm rủi ro của hoạt động xuất nhập khẩu Hoạtđộng xuất nhập khẩu thường diễn ra ở hai nước khác nhau Do vậy, sự hiểu biếtgiữa người mua và người bán không được đầy đủ, chính xác Nhờ sử dụng tín dụngngân hàng, Nhà nhập khẩu và xuẩt khẩu sẽ yên tâm nhận đúng số tiền, hàng củamình thông qua các ngân hàng trung gian đứng ra bảo đảm.

- Đặc biệt, nhờ tín dụng ngân hàng, doanh nghiệp thực hiện được nhữngthương vụ lớn Vốn tài tợ của ngân hàng kịp thời, đúng lúc giúp cho doanh nghiệpđảm bảo thực hiện theo hợp đồng từ đó làm cho uy tín của doanh nghiệp được nâng

Trang 11

cao trên thị trường thế giới Tín dụng xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thương mạidựa vào 3 nguyên tắc cơ bản:

(1) Sử dụng vốn vay đúng mục đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.(2) Phải hoàn trả nợ gốc và tiền lãi đúng hạn đã thoả thuận.

(3) Tiền vay phải có tài sản tương đương bảo đảm.

Cùng với sự phát triển của ngoại thương, nhu cầu tín dụng của các doanhnghiệp, các tổ chức kinh tế ngày càng gia tăng Nó đòi hỏi ngân hàng ngày càngphải hoàn thiện và phát triển các nghiệp vụ tín dụng đáp ứng nhu cầu của các nhàxuất nhập khẩu và sự biến động của nền kinh tế Ngân hàng cần nắm bắt được nhucầu tài trợ nảy sinh trong hoạt động xuất nhập khẩu để có thể đáp ứng được nhucầu của doanh nghiệp và mở rộng hoạt động của mình.

3 Nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

3.1.Nhu cầu tài trợ cho xuất khẩu:

Việc thực hiện xuất khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, công nghệ thường kéodài từ nhiều tháng cho tới vài năm, thông thường nhu cầu tài trợ thường nảy sinh ởnhiều giai đoạn khác nhau Cụ thể:

+ Giai đoạn phân tích nhu cầu, thiết kế, tìm kiếm khách hàng, đại diện tại cáchội chợ, đàm phán sơ bộ, lập kế hoạch: Đây là giai đoạn đầu tiên và có ý nghĩaquyết định đối với việc thực hiện các bước sau của cả hoạt động xuất khẩu Đểhoàn thành tốt giai đoạn này, các chuyên gia phải thực hiện các chuyến đi dài ngàyvà tiến hành nhiều cuộc đàm phán, phải làm ra hàng mẫu và mô hình để trưng bày,

Trang 12

giới thiệu Sau đó họ còn phải hoàn tất các tài liệu thiết kế và tính toán chính xáccho đàm phán hợp đồng Chi phí cho những hoạt động này không nhỏ, đặc biệt vớicác cơ sở kinh doanh tiềm lực tài chính còn hạn hẹp.

+ Giai đoạn đưa ra đề nghị chào hàng: Các đề nghị chào hàng trong khuônkhổ đấu thầu quốc tế thường được để kèm theo bản bảo đảm đấu thầu của một ngânhàng có uy tínn trong giao dịch quốc tế Do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cũngcần được sự giúp đỡ của ngân hàng.

+ Giai đoạn ký kết hợp đồng: Trong trường hợp nhà xuất khẩu chưa có uy tíncao ở nước ngoài, đối tác có thể yêu cầu một bảo đảm giao hàng hoặc bảo đảmhoàn thành công trình Đảm bảo này sẽ có hiệu lực nếu việc giao hàng hoặc hoànthành công trình không đúng như thoả thuận.

Trong trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhậpkhẩu là người nước ngoài đang gặp khó khăn và không có khả năng đặt cọc từnguồn vốn riêng của mình thì nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mìnhmột tài trợ đặt cọc có lợi cho đối tác thương mại của mình Ngoài ra, khi ký kết hợpđồng thường đi kèm theo khoản thanh toán hoa hồng nhất định của nhà xuất khẩucho nhà nhập khẩu… do vậy nhà xuất khẩu cũng cần được tài trợ ở giai đoạn này.

+ Giai đoạn chuẩn bị sản xuất: Sau khi đã ký hợp đồng, nhà xuất khẩu sẽ tiếnhành chuẩn bị sản xuất Nhất là việc xây dựng các công trình lớn như nhà máy, xínghiệp… Việc này thường thường đi kèm với chi phí lớn vượt quá mức đặt cọc.

Trang 13

+ Giai đoạn sản xuất: mặc dù đã có những thoả thuận về việc thanh toán tiếptheo của người mua, trong thời gian này thường nảy sinh các nhu cầu tài chính caovề vật tư và chi phí liên quan khác vượt quá các khoản thanh toán giữa chừng.Ngoài ra, với các mặt hàng lớn như máy móc công nghệ… thì nhiều khi nhà xuấtkhẩu còn cần được tài trợ cho các chi phí xây dựng kho bãi, chuẩn bị mặt bằng sảnxuất, đào tạo người sử dụng máy móc… ở nước nhập khẩu.

+ Giai đoạn cung ứng: Ngay cả trong giai đoạn cung ứng cũng có thể nảysinh các chi phí cần được tài trợ như chi phí vận tải, bảo hiểm… tuỳ theo điều kiệncung ứng.

+ Giai đoạn lắp ráp, chạy thử, bàn giao công trình: Sau khi hàng hoá đượcbàn giao đến địa điểm quy định, nhà xuất khẩu còn cần chi phí cho lắp ráp chạy thửcho tới khi được người mua thu nhận và chấp nhận thanh toán.

+ Giai đoạn bảo hành: Trong giai đoạn này người mua có quyền yêu cầuđược bảo hành ở ngân hàng của nhà xuất khẩu trước khi thanh toán.

3.2.Nhu cầu tài trợ nhập khẩu

Với hoạt động nhập khẩu, nếu như nhà xuất khẩu có nhu cầu tài trợ đẻ đẩymạnh hoạt động bán hàng thì các nhà nhập khẩu cũng nảy sinh nhu cầu tài trợ đểmua hàng khi khả năng tài chính không đáp ứng được Vì vậy, về phía nhà nhậpkhẩu cũng hình thành nhu cầu tài trợ trên nhiều mặt.

Trang 14

+ Giai đoạn trước khi ký kết hợp đồng: ở giai đoạn này các nhà nhập khẩucần có những chi phí cho việc thuê các chuyên gia phân tích chính xác nhu cầu củamình để tiến hành đấu thầu một cách phù hợp.

+ Giai đoạn sau khi ký kết hợp đồng: Sau khi ký kết được hợp đồng, các nhànhập khẩu cần được tài trợ để đặt cọc hoặc tạm ứng cho nhà xuất khẩu Ngoài ra,nhiều khi nhà nhập khẩu còn phải nhờ ngân hàng đứng ra bảo đảm để tìm nguồn tàitrợ ở nước ngoài.

+ Giai đoạn sản xuất và hoàn thành công trình: Trong giai đoạn này nhà nhậpkhẩu có thể phải thực hiện những khoản thanh toán giữa chừng cho nhà xuất khẩuhay tài trợ cho các công việc ở địa phương để chuẩn bị cho đầu tư.

+ Giai đoạn cung ứng và vận chuyển hàng hoá: Tuỳ theo điều kiện cung ứnghàng hoá có thể nảy sinh nhiều phí tổn về vận chuyển và bảo hiểm đối với các nhànhập khẩu.

+ Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh toán cung ứng hàng hoá khi xuất trìnhchứng từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thường nhà nhậpkhẩu chỉ có thể nhận được hàng khi giá trị trên hoá đơn đã ghi rõ hoặc có thể tài trợđược.

+ Xử lý tiếp, bán tiếp, tài trợ tiêu thụ: Đối với hàng hoá chủ định bán tiếp thìnhà nhập khẩu còn có nhu cầu tài trợ giữa chừng cho khoảng thời gian nhập hàngvề tới khi hàng hoá được tiêu thụ.

Trang 15

Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ để sản xuất thì nhà nhậpkhẩu sẽ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất sản phẩm mới tới khitiêu thụ được các sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng.

4 Mối quan hệ giữa hoạt động xuất nhập khẩu với hoạt động kinhdoanh đối ngoại của Ngân hàng thương mại:

Trong hoạt động xuất khẩu cũng diễn ra quá trình sản xuất, lưu thông hànghoá như các ngành kinh tế với mục đích cuối cùng là thực hiện giá trị hàng hoá Nóchỉ có điểm khác biệt là việc mua bán diễn ra giữa các đối tác có quốc tịc khá nhau,hàng hoá được vận chuyển từ nước này sang nước khác, đồng tiền thanh toán cóthể là ngoại tệ Chính vì vậy khâu cuối cùng của hoạt động xuất nhập khẩu là khâuthanh toán cũng có những điểm khác với thanh toán trong nước thực hiện trên cơ sởsau:

Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán ngoại thươngtrong đó quy định các điều kiện về thanh toán quốc tế:

- Điều kiện về thời gian.- Điều kiện về địa điểm.

- Điều kiện về phương thức thanh toán.

Trên cơ sở đó, người xuất khẩun sẽ tiến hành giao hàng, sau đó sẽ ký pháthối phiếu, séc của người nhập khẩu gửi đến ngân hàng nước mình nhờ thu hộ tiềnghi trên các phương tiện thanh toán đó Các ngân hàng này chuyển các phương tiệnthanh toán đến các ngân hàng nước nhập khẩu để thu hộ.

Trang 16

Như vậy, cơ sở để hình thành hoạt động kinh doanh đối ngoại của ngân hàngthương mại là hoạt động ngoại thương Nói đến ngoại thương là nói đến thanh toánquốc tế Nếu thanh toán quốc tế được thực hiện tốt thì giá trị hàng hoá xuất nhậpkhẩu mới được thực hiện tốt, thúc đẩy tài trợ ngoại thương góp phần không nhỏcho việc đưa ngoại thương phát triển và là yếu tố quan trọng để đánh giá quan hệkinh tế quốc tế đối với sự phát triển của một quốc gia.

IV.CÁC HÌNH THỨC VÀ QUY TRÌNH TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤTNHẬP KHẨU TRÊN THẾ GIỚI.

Để thu hút khách hàng mỗi ngân hàng bên cạnh việc thực hiện theo đúng quyđịnh của pháp luật đều cố gắng tạo ra sự khác biệt cho ngân hàng của mình Đốivới hoạt động tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu cũng vậy, dựa vào tiềm lực của mìnhcùng với mục tiêu thu hút khách hàng, tối đa hoá lợi nhuận, phân tán rủi ro cácngân hàng cũng lựa chọn các hình thức tín dụng khác nhau đáp ứng kịp thời mọinhu cầu tài chính Ngân hàng đã trở thành một người bạn đồng hành không thểthiếu của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong quá trình hội nhập vào nền kinhtế thế giới.

1 Các hình thức tín dụng tài trợ xuất khẩu:

Ngân hàng thương mại cung cấp tín dụng cho các cơ sở xuất khẩu dưới cáchình thức sau:

1.1.Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu kèm chứng từ.

Trang 17

Sau khi lập xong bộ chứng từ hàng hoá, vận chuyển, bảo hiểm… nhà xuấtkhẩu sẽ nộp lên ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền Ngân hàng của nhà xuẩt khẩusẽ chuyển đến ngân hàng của nhà nhập khẩu (hoặc ngân hàng giao dịch) với chỉ thịgiao chứng từ khi đã thanh toán (điều kiện D/P) hoặc chấp nhận một hối phiếu đòinợ kèm theo (điều kiện D/A) Tuy vậy, thời gian để có tiền thanh toán do nhà nhậpkhẩu trả làm cho xuất khẩu có thể thiếu vốn tạm thời Nhà xuất khẩu lúc này có thểyêu cầu ngân hàng đáp ứng một phần giá trị bộ chứng từ nhờ thu làm đảm bảo.

Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu gần giống với chiết khấuchứng từ nhưng có một số điểm cần phân biệt như sau:

- Ngân hàng không cho vay toàn bộ giá trị hối phiếu mà chỉ đáp ứng trướcmột phần.

- Nhà xuất khẩu không phải chịu tỷ lệ chiết khấu 10% chi phí hối phiếunhư chiết khấu vì nhà xuất khẩu chỉ cần một phần giá trị hối phiếu.

- Tín dụng ứng trước trong phương thức nhờ thu có thể xem như chiếtkhấu từng phần, nhà xuất khẩu sử dụng hình thức này để tìm kiếm nguồn tài trợngắn hạn phục vụ nhu câu tiền mặt tạm thời.

1.2.Tín dụng ứng trước trong phương thức tín dụng chứng từ.

Trong hình thức thanh toán bằng thư tín dụng, nhà xuất khẩu là người đượchưởng lợi Khi có toàn bộ chứng từ thanh toán trong tay, nhà xuất khẩu có thể sửdụng L/C để thế chấp mở L/C khác cho người hưởng lợi khác (L/C giáp lưng) hoặc

Trang 18

nhà xuất khẩu có thể đến các ngân hàng thanh toán để chiết khấu các hối phiếu củabộ chứng từ thư tín dụng, ngoài ra với một L/C cho phép bán lại chứng từ đòi tiềnnhà nhập khẩu hoặc dưới dạng chuyển nhượng toàn bộ quyền sở hữu một thư tíndụng trả chậm thì nhà xuất khẩu có thể nhận được một khoản tín dụng từ ngânhàng.

Tín dụng ứng trước trong phương thức tín dụng chứng từ khi sử dụng L/Cđiều khoản đỏ, nhà xuất khẩu sẽ có một khoản tiền ứng trước của nhà nhập khẩuvào thời điểm xác định trước khi xuất trình toàn bộ chứng từ hàng hoá, các điềukhoản ứng trước thường được quy định trong một điều kiện thuận lợi cho các bênthực hiện.

Điều khoản này yêu cầu ngân hàng thông báo hay ngân hàng xác nhận cấpcho nhà xuất khẩu một khoản tín dụng trước khi giao hàng Nhà xuất khẩu chịu chiphí liên quan còn ngân hàng mở L/C chịu trách nhiệm về khoản ứng trước, vật bảođảm của nhà xuất khẩu khi nhận tiền ứng trước.

Ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận sẽ thu hồi số tiền ứng trướccùng với lãi sau khi ngân hàng mở L/C thanh toán (nếu có bộ chứng từ phù hợp).Nếu nhà xuất khẩu vì một lý do nào đó không xuất trình được chứng từ phù hợpvới điều kiện của L/C, các ngân hàng cũng có quyền đòi số tiền này ở ngân hàngmở L/C.

1.3.Tín dụng chiết khấu hối phiếu.

Trang 19

ở hình thức này ngân hàng mua lại hối phiếu trước khi đến hạn thanh toántức là mua lại các khoản nợ phải đòi.

Lượng tín dụng mà ngân hàng cấp cho khách hàng là giá trị hối phiếu saukhi trừ đi chi phí chiết khấu và các khoản lệ phí…Chi phí chiết khấu được xác địnhtheo công thức:

Tck = M *(1- Lck * t ) – P

36.000

Tck: Giá trị chiết khấu M: mệnh giá hối phiếuP: Lệ phí t: thời gian chiết khấuLck: lãi chiết khấu

Trong các yếu tố trên, người ta quan tâm nhất đến lãi suất chiết khấu, tỷ lệnày phụ thuộc vào khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu, thời hạn thanh toán,hình thức và giá trị hối phiếu.

Ưu điểm:

- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà xuất khẩu trong việc tái đầu tư đối vớikhoản tín dụng cung ứng.

Trang 20

- Đối với nhà nhập khẩu thì có ưu điểm đó là khả năng truy đòi đượckhoản tiền chiết khấu khi hối phiếu không được thanh toán vào ngày đến hạn.

Những quy định của luật hối phiếu vẫn cho phép ngân hàng truy thu khoảnnợ từ người xuất trình hối phiếu (nó như một dạng tín dụng ứng trước cho ngườixuất khẩu).

Hình thức tín dụng này rất phổ biến ở các nước, đây là loại tín dụng thôngthường nhất trong hoạt động ngoại thương.

Quy trình chiết khấu hối phiếu:

12 10b

3 4 7 8 10

Nh xuà xuấtkhẩu

Nh nhà xuậpkhẩu

Ngânh ng nhà xuà xu

h ng nhà xuà xuXK

Ngân h ng Trungà xuương ở nước nhà xu

xuất khẩu

Trang 21

1 Nhà xuất khẩu sau khi giao hàng, chuyển chứng từ vận chuyển và hốiphiếu đòi nợ tới nhà nhập khẩu.

2 Nhà nhập khẩu chấp nhận hối phiếu và chuyển hối phiếu đã chấp nhậncho nhà xuất khẩu.

3 Nhà xuất khẩu đề nghị ngân hàng của mình cấp tín dụng trên cơ sở hốiphiếu.

4 Ngân hàng xuất khẩu đồng ý cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu (ghi có vàotài khoản của nhà xuất khẩu sau khi đã trừ đi chi phí chiết khấu và lệ phí nhờ thu).

5 Ngân hàng xuất khẩu đem hối phiếu đến Ngân hàng Trung ương để táichiết khấu và thu hồi khoản tín dụng đã cấp cho nhà xuất khẩu.

6 Khi tới hạn thanh toán, Ngân hàng Trung ương chuyển hối phiếu cho nhànhập khẩu và đề nghị thanh toán.

7 Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển hối phiếu cho nhà nhập khẩu và đềnghị thanh toán.

8 Nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán và cho phép ngân hàng ghi nợ vàotài khoản của mình.

9 Ngân hàng nhà nhập khẩu ghi có vào tài khoản ở Ngân hàng Trung ương,chi phí hối phiếu sau khi đã trừ đi lệ phí nhờ thu và thông báo khoản thu đã đượcthực hiện.

Trang 22

10 Trường hợp nhà nhập khẩu không chấp nhận thanh toán, nhà nhập khẩuchuyển hối phiếu cho ngân hàng của mình từ đó hối phiếu được chuyển đến Ngânhàng Trung ương.

10a Ngân hàng Trung ương truy đòi ngân hàng nhà nhà xuất khẩu hoặc cóthể truy đòi trực tiếp nhà xuất khẩu.

10b Mọi vấn đề nhà xuất khẩu phải tự giải quyết với nhà nhập khẩu.

1.4.Chiết khấu bộ chứng từ hàng hoá.

Ngân hàng cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu trên cơ sở chiết khấu bộ chứng từhàng hoá trước khi đến hạn thanh toán Với hình thức này ngân hàng tạo điều kiệncho nhà xuất khẩu có thể thu hồi được vốn nhanh tương tự chiết khấu hối phiếu.Lãi suất chiết khấu phụ thuộc vào phương thức chiết khấu.

Có 2 loại:

- Chiết khấu có truy đòi: Ngân hàng sau khi thực hiện chiết khấu bộ chứngtừ, nếu không được bên nước ngoài thanh toán sẽ quay lại đòi nhà xuất khẩu -> lãisuất thấp.

- Chiết khấu miễn truy đòi: ngân hàng sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro nếubên nước ngoài không thanh toán, ngân hàng sẽ không có quyền đòi lại tiền củakhách hàng.

1.5 Cho vay thông thường

Trang 23

Cho vay thông thường là việc ngân hàng giao cho khách hàng một khoản tiềnđể họ sử dụng trong thời gian nhất định Khi hết hạn người vay phải trả đủ cả gốcvà lãi.

Cho vay thông thường là hình thức tín dụng cơ sở cho các hình thức tín dụngkhác ra đời và phát triển Ngân hàng sử dụng dưới hai hình thức: cho vay ngắnhạn(<12 tháng) và dài hạn Cho vay ngắn hạn thường áp dụng đối với những yêucầu về vốn tạm thời để trang trải những nhu cầu sinh hoạt còn cho vay dài hạn đểcung cấp tiền đầu tư vào máy móc thiết bị, cơ sở hạ tầng… Thông thường, các nhàXNK vay ngắn hạn để chi trả tiền lương, chi phí vận chuyển, thu mua hàng xuấtkhẩu, trả tiền hàng nhập khẩu Bên cạnh đó, các doanh nghiệp lại sử dụng tín dụngdài hạn để mua sắm trang thiết bị hiện đại, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho quátrình sản xuất kinh doanh.

Ưu điểm:

- Cho vay theo phương thức này được áp dụng trong mọi lĩnh vực, mọi đốitượng, mọi cá nhân trong nền kinh tế khi có nhu cầu đều có thể đến ngân hàng đểxin được cấp vốn Sau khi xem xét hồ sơ thấy khách hàng có đủ mọi yêu cầu trongnguyên tắc tín dụng ngân hàng đều có thể tiến hành cho vay.

- Cho vay theo phương thức này bao giờ cũng phải có tài sản để bảo đảmcho món vay Vì vậy nói chung khản vay khá an toàn.

Nhược điểm:

Trang 24

Khó khăn trong việc định giá tài sản tài chính, đặc biệt là khi bán chúng vìgiá cả thị trường thường xuyên biến động, hàng hoá, tài sản có thể bị hỏng hóc, mấtmát.

- Thanh toán “factoring” và “forfaithing”:

+ Factoring là một hình thức tài chính trong hoạt động xuất khẩu Đó là hoạtđộng mua bán những khoản thanh toán chưa đến hạn và ngắn hạn từ các hoạt độngxuất khẩu, cung ứng hàng hoá, dịch vụ Đặc điểm nổi bật của nghiệp vụ này là tínhmiễn truy đòi tương đối đối với nhà nhập khẩu hoặc người sở hữu trước đó nếu cácchứng từ là bằng chứng cho các khoản nợ không được thanh toán khi đến hạn.Khác với hoạt động mua lại chứng từ thanh toán, hoạt động factoring không sửdụng các tín dụng thư cũng như hối phiếu Để có thể chào khách hàng bằng cách tàitrợ này, gần như tất cả các ngân hàng tiến hành lập cơ sở đặc biệt, chuyên dụng vìfactoring không phải là nghiệp vụ ngân hàng Hoạt động factoring chỉ sử dụng chonhững hoạt động xuất khẩu thường xuyên theo định kỳ hợp đồng ngắn hạn và chonhiều nhà xuất khẩu khác nhau trong cùng một nước hoặc nhiều nước trong cùngmột thời điểm.

- Chỉ có những khoản thanh toán đáp ứng được những điều kiện sau mớiđược phép mua bán:

Những khoản thanh toán phải tồn tại một cách hợp pháp.

Hàng hoá đã được cung ứng đầy đủ và đảm bảo chất lượng cho nhữngkhoản thanh toán này.

Trang 25

Thời hạn thanh toán này tối đa là 180 ngày.

Những khoản thanh toán phải đủ tư cách pháp lý độc lập với quyền củangười thứ ba.

Không có việc cấm chuyển nhượng các khoản thanh toán này của ngườinhập khẩu hoặc nước nhập khẩu.

Forfaithing: kỹ thuật factoring được chuyên môn hoá cao gọi là forfaithing.

Về cơ bản nghiệp vụ này giống nghiệp vụ factoring ở những đặc điểm sau:

 Forfaithing chỉ bao gồm những khoản thanh toán cụ thể, riêng lẻ trongtoàn bộ quá trình xuất nhập dài hạn và cho từng đối tượng nhập khẩu nói riêng.

 Thời hạn thanh toán của forfaithing là trung và dài hạn, áp dụng với loạitiền tệ có khả năng chuyển đổi mạnh USD, DEM…

 Factoring phục vụ XNK không sử dụng tới chứng từ còn forfaithing dựavào chúng và sự đảm bảo của ngân hàng.

Trang 26

phạm vi số tiền đó khi họ xuất trình toàn bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C.

Quy trình nghiệp vụ phương thức tín dụng chứng từ:

(3) (5) (1) (8) (2)

(6) (7)

1 Nhà nhập khẩu làm đơn xin mở L/C gởi đến ngân hàng của mình yêu cầu

mở một L/C cho người xuất khẩu hưởng.

2 Căn cứ vào đơn xin mở L/C ngân hàng mở L/C sẽ lập L/C và thông qua

ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu thông báo việc mở L/C tới nhà xuấtkhẩu.

3 Sau khi nhận được thông báo, ngân hàng thông báo sẽ thông báo cho nhà

xuất khẩu toàn bộ nội dung về việc mở L/C và khi nhận được bản gốc L/C thìchuyển ngay cho nhà xuất khẩu.

Nh xuà xuất khẩuNh nhà xuập khẩu

Ngân h ngà xuthông báo

Ngân h ngà xuphát h nh L/Cà xu

Trang 27

4 Nhà xuất khẩu nếu chấp nhận thư tín dụng thì tiến hành giao hàng, nếu

không thì đề nghị ngân hàng mở L/C sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với hợp đồng.

5 Sau khi giao hàng nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C

và xuất trình thông qua ngân hàng thông báo cho ngân hàng mở L/C xin thanhtoán.

6 Ngân hàng thông báo gửi chứng từ cho ngân hàng phát hành yêu cầu

thanh toán cho nhà xuất khẩu.

7 Ngân hàng phát hành kiểm tra toàn bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với L/

C thì tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu, nếu thấy không phù hợp thì từ chốithanh toán và gửi trả lại bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu.

8 Ngân hàng mở L/C đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho

nhà nhập khẩu sau khi nhận tiền thanh toán.

9 Ngày nhận nợ và tính lãi cho vay mở L/C là ngày nhà nhập khẩu phải thanh

toán cho nhà xuất khẩu (ngày đến hạn thanh toán L/C).

10 Đối với nhà nhập khẩu việc mở thư tín dụng đã thể hiện việc ngân hàng cấp

tín dụng cho nhà nhập khẩu vì mọi thư tín dụng đều do ngân hàng mở theo đề nghịcủa nhà nhập khẩu Nhưng thực tế không phải lúc nào nhà nhập khẩu cũng có đủ sốdư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Vì vậy ngân hàng mở L/C phảigánh chịu mọi rủi ro khi nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán hoặc khôngmuốn thanh toán khi L/C đến hạn trả tiền.

Trang 28

10a Khi ngân hàng mở L/C trả chậm cho nhà nhập khẩu, ngân hàng đã gián

tiếp cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu vì khi có sự chấp nhận bảo lãnh trả tiền của ngânhàng thì nhà xuất khẩu mới đồng ý cho nhà nhập khẩu mua chịu hàng hoá Nếu nhànhập khẩu sử dụng vốn tự có để mở L/C đến hạn thanh toán với bên nước ngoài mànhà nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán thì họ phải nhận nợ với ngân hàng vàchịu lãi xuất phạt bằng 150% lãi suất cho vay Do vậy nhà nhập khẩu thường sử dụngviệc vay để mở L/C trên cơ sở hợp đồng đã ký.

10b Khi mở L/C cho nhà nhập khẩu, nếu ngân hàng khống chế số dư có trên

tài khoản của khách hàng thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh của họ dokhoảng cách giữa thời gian mở L/C và thời gian nhận hàng tương đối dài Vì vậy, đểhạn chế rủi ro ngân hàng thường cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu theo hạn mức tíndụng Bên cạnh đó, ngân hàng phải kiểm tra khả năng kinh doanh của nhà nhập khẩu,tình hình tài chính, đối tượng nhập khẩu… để có cơ sở vững chắc trước khi mở L/C.

2.2.Tín dụng chấp nhận hối phiếu

Đây là hình thức cấp tín dụng của ngân hàng dành cho nhà nhập khẩu Ngân hàngcam kết chấp nhận các hối phiếu mà khách hàng của mình phải thanh toán Nhưvậy, nhà xuất khẩu sẽ được đảm bảo thanh toán khi đến hạn.

- Hình thức này thường được sử dụng khi người bán thiếu tin tưởng vàokhả năng thanh toán của người mua và họ đề nghị bên mua có một ngân hàng đứngra chấp nhạn trả tiền hối phiếu do họ ký phát.

Trang 29

- Đây chỉ là một hình thức bảo đảm về mặt tài chính cho nhà nhập khẩu.Nếu đến hạn thanh toán, người mua có đủ tiền thanh toán thì ngân hàng được nhậnmột khoản phí chấp nhận, thật sự ngân hàng không phải ứng tiền ra Ngược lại, nếuđến hạn thanh toán mà người mua không có khr năng thanh toán thì ngân hàng phảigánh chịu thiệt hại.

Tín dụng chấp nhận hối phiếu đem lại rất nhiều ưu điểm cho hoạt động xuấtnhập khẩu:

- Đối với nhà xuất khẩu, với sự chấp nhận của nhà nhập khẩu, họ có sựbảo đảm chắc chắn về khả năng thanh toán của hối phiếu và họ có thể đem hốiphiếu đi chiết khấu lại tại bất kỳ ngân hàng nào Sự chấp nhận của ngân hàng đã tạora khả năng lưu thông cho hối phiếu đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà xuấtkhẩu được hưởng tỷ lệ chiết khấu ưu đãi.

- Đối với nhà nhập khẩu, với hình thức này anh ta sẽ tạo được uy tín đốivới nhà xuất khẩu nếu nhà nhập khẩu có đủ khả năng thanh toán cho nhà xuất khẩukhi đến hạn Mặt khác, nhà nhập khẩu cũng có thể đem chiết khấu hối phiếu tại mộtngân hàng khác có tỷ lệ chiết khấu thấp hơn và từ khoản thu chiết khấu này nhànhập khẩu có được mức giá mua ưu đãi nếu thanh toán trước hạn.

2.3 Tín dụng chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ (kỳ phiếu)

Trang 30

Hối phiếu tự nhận nợ là dạng hối phiếu khống trong đó ngân hàng tự nhận nợđối với nhà nhập khẩu Thông qua hối phiếu này, ngân hàng cấp cho nhà nhập khẩumột khoản tín dụng đạ biệt gọi là tín dụng chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ.

Hình thức này giúp cho các nhà nhập khẩu hưởng một khoản ưu đãi do việcthanh toán nhanh trong giao dịch ngoại thương khi ngân hàng phục vụ họ không cóđủ vốn.

Quy trình chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ:

Nh nhà xu ậpkhẩu

Nh xuà xu ấtkhẩu

Ngân h ng chià xunhánhNgân h ngà xu

nh xuà xu ất khẩu

Ngân h ng Trungà xuương

Trang 31

1 Nhà nhập khẩu ký hợp đồng với nhà xuất khẩu với điều kiện thanh toánkhi giao chứng từ Nhà nhập khẩu có thời gian 90 ngày để chi.

2 Nhà nhập khẩu ký hợp đồng tín dụng với ngân hàng phục vụ mình trên cơ

sở hối phiếu tự nhận nợ.

3 Để thực hiện hợp đồng tín dụng này, ngân hàng nhà nhập khẩu thông báovà đề nghị một ngân hàng nớc ngoài (phần lớn là ngân hàng chi nhánh của họ) phát

hành một hối phiếu tự nhận nợ có thời hạn thanh toán là 90 ngày và được phép

thanh toán tại ngân hàng nhà nhập khẩu và chuyển ngay hối phiếu cho nhà nhập

4 Ngân hàng chi nhánh thực hiện đề nghị trên (phát hành hối phiếu tự nhậnnợ và chuyển cho nhà nhập khẩu)

5 Nhà nhập khẩu chuyển hối phiếu tự nhận nợ cho chính ngân hàng phục vụ

mình và đề nghị cung cấp hôí phiếu.

6 Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu chiết khấu hối phiếu tự nhận nợ và ghicó vào tài khoản cho nhà nhập khẩu.

Trang 32

7 Nhà nhập khẩu thực hiện thanh toán theo đúng kỳ hạn cho nhà xuất khẩu.

8 Ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu đem hối phiếu giao cho ngân hàng

Trung ương.

9 Đến thời hạn thanh toán, Ngân hàng Trung ương xuất trình hối phiếu chongân hàng nước ngoài đề nghị thanh toán.

10 Ngân hàng chi nhánh ở nước ngoài chấp nhận thanh toán trên cơ sở

chuyển vốn từ ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu hoặc từ tiền mà nhà nhập khẩu

2.3.Tín dụng ứng trước cho nhà nhập khẩu

Với hình thức này, ngân hnàg sử dụng các chứng từ hàng hoá làm vật đảm

bảo Nhà nhập khẩu được cung cấp tín dụng theo hình thức ứng trước khi họ cần

phải thanh toán tiền mặt cho nhà xuất khẩu hoặc khi nhà nhập khẩu cần thnah toán

bộ chứng từ hàng hoá chưa về đến cảng và doanh nghiệp chưa tiêu thụ được hàng

Trang 33

hoá để thu hồi vốn, hình thức này được ngân hàng áp dụng cho mục đích thanh

toán ngắn hạn của nhà nhập khẩu.

2.4.Tín dụng theo hiệp định khung:

Đây là một hình thức tín dụng dành cho nhà nhập khẩu nước ngoài nhằm hỗ

trợ cho việc thanh toán tiền hàng nhập khẩu và thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của các

nước xuất khẩu.

Tín dụng theo hiệp định khung là một hình thức tín dụng có điều kiện, các

ngân hàng nước xuất khẩu ký kết một hiệp định khung với các ngân hàng nước

ngoài cho phép các ngân hàng này sử dụng những khoản tín dụng riêng rẽ nhằm tài

trợ cho việc nhập khẩu hàng hoá, máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ từ nước

họ (ít nhất 60% giá trị hàng hoá mua bán được sản xuất hoặc có xuất sứ từ nước tài

Hình thức này được các nước phát triển sử dụng để cung cấp tín dụng cho

các nước đang phát triển Đây là một hình thức có nhiều ưu điểm:

- Đối với nhà xuất khẩu:

Trang 34

Họ có điều kiện cạnh tranh với đối thủ nước ngoài, tạo điều kiện thuận lợi

cho nhà nhập khẩu, hàng hoá của họ sẽ được ưa chuộng hơn.

Hạn chế được những rủi ro kinh tế, chính trị ở nước ngoài, đặc biệt họ giữ

được khả năng tài chính của mình.

Ổn định cán cân thanh toán.

- Đối với nhà nhập khẩu:

Họ có nhiều thuận lợi, có thể thanh toán từng phần công trình, máy móc

thiết bị đã nhập khẩu, đặc biệt có thể sử dụng phần lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản

phẩm do các máy móc thiết bị nhập khẩu sản xuất ra để thanh toán.

Ưu điểm là hình thức tín dụng này thường có thời gian dài, nhà nhập khẩu

sẽ dễ dàng thu xếp được khả năng tài chính để thanh toán.

Đặc điểm của lãi suất cho vay là có thể sử dụng lãi suất thả nổi hoặc lãi suất

cố định Ngoài ra còn có một khoản phí suất tín dụng bao gồm:

Trang 35

+ Phí bảo hiểm: Được tính một lần trên giá trị khoản vay Nếu do người nhập

khẩu trả thì có thể được ngân hàng nước nhập khẩu xem xét cho vay thanh toán

một lần trước khi giải ngân hoặc trả dần suốt thời gian vay.

+ Phí cam kết: Được tính theo tỷ lệ % trên doanh số vốn vay còn lại chưa

được giải ngân.

+ Phí quản lý: Tính theo tỷ lệ % trên giá trị hợp đồng vay vốn và phải được

thanh toán trước khi giải ngân.

Nếu chọn lãi suất cố định thì chỉ phải trả hai loại phí bảo hiểm và phí

cam kết, nếu sử dụng lãi suất thả nổi thì phải trả cả ba loại phí trên.

2.5.Tín dụng theo phương thức chi trả trực tiếp

Nhà nhập khẩu sau khi ký hợp đồng mua bán với nhà xuất khẩu nếu họ

không có đủ tiền thì có thể xin vay ngân hàng theo phương thức đề nghị ngân hàng

chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý ở nước ngoài.

Trang 36

Trong trường hợp nhà nhập khẩu đủ khả năng thanh toán, họ sử dụng hình

thức chuyển tiền thì ngân hàng chỉ thực hiện hình thức dịch vụ thông thường và thu

(3) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền ra nước ngoài qua ngân hàng đại lý.

(4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nhà xuất khẩu.Ngân h ngà xu

nhập khẩu

Nh nhà xu ậpkhẩu

Nh xuà xu ấtkhẩuNgân h ngà xu

đại lý

Trang 37

(5) Ngân hàng đại lý phải hoàn thành việc chuyển tiền.

(6) Ngân hàng nhập khẩu báo nợ cho nhà nhập khẩu.

Thông thường sau khi nhận hàng hoá ngân hàng đại lý mới chuyển tiền để

tránh bị nhà xuất khẩu chiếm dụng vốn.

Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, ngành ngân

hàng trên thế giới đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động của mình Chính vì

vậy mà có nhiều hình thức tín dụng còn rất xa lạ đối với chúng ta Tuy nhiên hy

vọng rằng trong tương lai không xa, chúng ta sẽ áp dụng tất cả những nghiệp vụ

dụng những công nghệ hiện đại trong hệ thống ngân hàng góp phần đáp ứng nhu

cầu tài chính nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất.

2.6.Bảo lãnh

Trong thương mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các

thương vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng ) Từ đó

nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro.

Trang 38

Trong ngoại thương, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm rõ khả năng tài chính

để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, do vậy nhà xuất khẩu sẽ yêu

cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thường là ngân hàng đứng ra baỏ lãnh thanh

toán Ngược lại, do không biết rõ hoặc không tin tưởng nhau, nhà nhập khẩu có thể

yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực

hiện hợp đồng,

Ngân hàng bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn nước

ngoài dưới hình thức tín dụng thương mại hoặc tín dụng chứng từ… Trách nhiệm

của ngân hàng bảo lãnh là thi hành đúng cam kết với nước ngoài trong trường hợp

người xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nước

Bảo lãnh có nhiều hình thức khác nhau:

- Phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài.

- Mở L/C trả chậm

- Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận hối phiếu.

Trang 39

- Lập giấy cam kết trả nợ nước ngoài.

- V v

- Đối với tái bảo lãnh thì phát hành thư bảo lãnh với nước ngoài.

Các lợi thế của các bên trong nghiệp vụ này:

- Đối với nhà nhập khẩu: được hưởng một khoản vốn từ nhà xuất khẩu

không phải trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tính vào lãi rồi) Chỉ phải trả một

khoản phí cho người bảo lãnh.

- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm đến hạn sẽ được thanh toán

nợ Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu có thể đem bộ chứng từ chiết khấu tại ngân hàng

- Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất cứ ngân hàng nào khi tiến hành

nghiệp vụ bảo lãnh có nghĩa là có được sự tín nhiệm về uy tín của bên nhập khẩu

và bên xuất khẩu Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chi cho vay trừu tượng,

nghĩa là ngân hàng không phải bỏ ra một khoản vốn nào cả mà chi lấy uy tín, danh

dự của ngân hàng làm cơ sở cho vay.

Trang 40

Thủ tục bảo lãnh theo phưng thức cho vay thông thường, nghĩa là khi bảo

lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mục đích xin bảo lãnh, nếu nhà nhập

khẩu không có khả năng thanh toán thì phải làm thủ tục vay tại ngân hàng, khoản

tín dụng này là tín dụng bắt buộc.

V CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY.

1 Tài trợ xuất khẩu

Hiện nay để tài trợ xuất khẩu các ngân hàng thương mại thường cho vay

bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ để thu mua hàng xuất khẩu Tài trợ xuất khẩu

hiện nay được áp dụng cụ thể dưới các hình thức sau:

1.1.Tài trợ vốn lưu động để thu mua, chế biến, sản xuất hàng xuất khẩutheo đúng L/C quy định, hợp đồng ngoại thương đã ký kết, đơn đặt hàng.

Hình thức này được tiến hành trước khi giao hàng thông thường được áp

dụng trong trường hợp Ngân hàng tài trợ vừa là Ngân hàng thanh toán cho L/C

Ngày đăng: 17/11/2012, 17:03

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thức tín dụng này rất phổ biến ở các nước, đây là loại tín dụng thông  thường nhất trong hoạt động ngoại thương. - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Hình th ức tín dụng này rất phổ biến ở các nước, đây là loại tín dụng thông thường nhất trong hoạt động ngoại thương (Trang 21)
Hình thức này giúp cho các nhà nhập khẩu hưởng một khoản ưu đãi do việc  thanh toán nhanh trong giao dịch ngoại thương khi ngân hàng phục vụ họ không có  đủ vốn. - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Hình th ức này giúp cho các nhà nhập khẩu hưởng một khoản ưu đãi do việc thanh toán nhanh trong giao dịch ngoại thương khi ngân hàng phục vụ họ không có đủ vốn (Trang 32)
Bảng 1:Tổng tài sản của Sở giao dịch - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Bảng 1 Tổng tài sản của Sở giao dịch (Trang 73)
Bảng 3: Vốn cho vay - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Bảng 3 Vốn cho vay (Trang 74)
Bảng 4: Cơ cấu tín dụng - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Bảng 4 Cơ cấu tín dụng (Trang 75)
Bảng 6: Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2002. - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Bảng 6 Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2002 (Trang 98)
Bảng 7: Cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Bảng 7 Cơ cấu cho vay tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 99)
Bảng 8: Dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu - Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu.doc
Bảng 8 Dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu (Trang 101)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w