Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại Việt Nam

MỤC LỤC

Nhu cầu tài trợ cho xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp

Trong trường hợp khác, nếu nhà xuất khẩu cần tiền đặt cọc mà nhà nhập khẩu là người nước ngoài đang gặp khó khăn và không có khả năng đặt cọc từ nguồn vốn riêng của mình thì nhà xuất khẩu có thể đề nghị ngân hàng của mình một tài trợ đặt cọc có lợi cho đối tác thương mại của mình. + Nhận hàng hoá: Nếu tiến hành thanh toán cung ứng hàng hoá khi xuất trình chứng từ (có thư tín dụng kèm theo hoặc theo điều kiện D/P) thì thường nhà nhập khẩu chỉ cú thể nhận được hàng khi giỏ trị trờn hoỏ đơn đó ghi rừ hoặc cú thể tài trợ được.

Mối quan hệ giữa hoạt động xuất nhập khẩu với hoạt động kinh doanh đối ngoại của Ngân hàng thương mại

Nếu sản phẩm là những dây chuyền công nghệ để sản xuất thì nhà nhập khẩu sẽ có nhu cầu được tài trợ cho giai đoạn từ khi sản xuất sản phẩm mới tới khi tiêu thụ được các sản phẩm làm ra và thu được tiền hàng. Nếu thanh toán quốc tế được thực hiện tốt thì giá trị hàng hoá xuất nhập khẩu mới được thực hiện tốt, thúc đẩy tài trợ ngoại thương góp phần không nhỏ cho việc đưa ngoại thương phát triển và là yếu tố quan trọng để đánh giá quan hệ kinh tế quốc tế đối với sự phát triển của một quốc gia.

CÁC HÌNH THỨC TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Tài trợ xuất khẩu

Hàng hoá sẽ làm tài san đảm bảo để tiếp tục vay và được nhập tại kho ngân hàng hoặc nhập kho mà trước đó ngân hàng và nhà xuất khẩu thoả thuận và đồng ý, dưới sự giám sát của ngân hàng, muốn xuất hàng ra khỏi kho phải có sự đồng ý của ngân hàng. - Khi ngân hàng tài trợ không phải là ngân hàng thông báo cũng không phải là ngân hàng thanh toán, rủi ro có thể xảy ra nếu như sau khi được tài trợ doanh nghiệp không xuất được hàng hoặc xuất được hàng nhưng lại gặp rủi ro trong giao nhận hay thanh toán, hoặc khách hàng không dùng số tiền trên vào mục đích xuất hàng như đã cam kết vay với ngân hàng. + Sau khi tiếp nhận hồ sơ từ phía khách hàng, ngân hàng thẩm định về mục đích vay, tình hình tài chính, khả năng thanh toán… Ngân hàng kiểm tra bộ chứng từ một cách cẩn thận và hợp lý bởi vì nếu bộ chứng từ không hợp lý có thể bị từ chối thanh toán, ngân hàng khó thu hồi nợ.

Tài trợ nhập khẩu

Trong nghiệp vụ này ngân hàng thanh toán dựa vào chứng từ chứ khôn dựa vào hàng hoá, nên ngân hàng mở L/C phải kiểm tra chứng từ cẩn thận, chứng từ phù hợp ngân hàng sẽ thanh toán tiền (L/C trả ngay hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu- L/C trả chậm). Ngân hàng phải duy trì tỷ lệ tối đa là 3 lần giữa số dư vay và bảo lãnh vay ngắn hạn nước ngoài (gồm số dư L/C trả chậm ngắn hạn, số tiền đang bảo lãnh vay ngắn hạn nước ngoài và số dư vay ngắn hạn nước ngoài) trên vốn tự có của ngân hàng. Với sự phát triển ngày càng đa dạng và phong phú của các hình thức tài trợ xuất nhập khẩu mà ngân hàng thương mại Việt Nam đã cung cấp, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có điều kiện thực hiện tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình, giảm bớt rủi ro trong giao dịch ngoại thương.

THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TÀI TRỢ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI SỞ GIAO DỊCH I - NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 1. Phòng Tài chính

Phòng tín dụng là đơn vị thuộc Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện và tham mưu cho Giám đốc về hoạt động kinh doanh tiền tệ thông qua nghiệp vụ tín dụng và dịch vụ ngân hàng đối với các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế (sau đây gọi là khách hàng) bằng VND và ngoại tệ. Phối hợp cùng các phòng chức năng xây dựng thực hiện các chính sách lãi suất, chính sách khách hàng, chính sách các sản phẩm mới, đề xuất xây dựng phát triển các kênh, mạng lưới, công cụ huy động vốn nhằm thực hiện kế hoạch kinh doanh. Trực tiếp tổ chức thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng của Sở giao dịch và khách hàng của các chi nhánh chưa thực hiện thanh toán quốc tế trực tiếp, đồng thời là trung tâm chuyển tiếp cho các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển trong hệ thống.

Tình hình hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch những năm gần đây

Sở giao dịch phục vụ các công trình dự án khắp cả nước trong các lĩnh vực: điện lực, dầu khí, viễn thông, xây dựng, công nông nghiệp, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ.v.v. Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và Ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân dưới mọi hình thức như huy động kỳ phiếu, trái phiếu với các loại kỳ hạn, nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn, nhận tiền gửi thanh toán có kỳ hạn, không kỳ hạn.v.v. Các phương thức thanh toán quốc tế có: thư tín dụng (L/C), nhờ thu (D/A, D/P), chuyển tiền nước ngoài, mua bán ngoại tệ, tư vấn thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán séc du lịch, tài trợ ủy thác.v.v.

Kết quả hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch 3 năm gần đây

Cơ cấu tín dụng thương mại có xu hướng ngày càng tăng còn tín dụng chỉ định thì ngày càng giảm. Riêng trong năm 2002, tỷ lệ tín dụng ngoại tệ (USD) giảm mạnh do ảnh hưởng của sự kiện khủng bố ngày 11/9, khách hàng hạn chế giao dịch bằng ngoại tệ để tránh rủi ro tỷ giá. Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu là dịch vụ mở L/C hàng nhập (chiếm khoảng 77% trong tổng doanh số các dịch vụ thanh toán quốc tế).

Bảng 3: Vốn cho vay
Bảng 3: Vốn cho vay

Đánh giá kết quả hoạt động của Sở giao dịch

Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập, các liên doanh (Liên doanh bảo hiểm Việt-Úc, Ngân hàng liên doanh với Malaysia:. Public Bank, Ngân hàng liên doanh với Lào:Laos-Viet Bank) đã hoàn thành tốt kế hoạch đóng góp tích cực vào kết quả chung của toàn hệ thống. Sở giao dịch đã chú trọng phát triển mạng lưới các điểm giao dịch, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ như: dịch vụ ngân hàng tại nhà (Homebanking), thanh toán điện tử, rút tiền từ máy ATM kết hợp với dịch vụ trả hộ lương các doanh nghiệp, tổ chức; làm đại lý thanh toán thẻ VISA, MASTERCARD, chuyển tiền nhanh WEST UNION, đưa WEBSITE của Sở giao dịch vào hoạt động. Các chỉ tiêu kinh doanh của Sở giao dịch đạt và vượt mức kế hoạch kinh doanh do Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Trung ương giao, góp phần cùng toàn hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam hoàn thành kế hoạch kinh doanh phục vụ nền kinh tế, cơ cấu lại gắn với phát triển bền vững và xây dựng ngành vững mạnh, từng bước chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

Các văn bản hướng dẫn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

    + Nguồn thu từ hợp đồng xuất khẩu, hợp đồng uỷ thác (đối với doanh nghiệp khụng xuất khẩu trực tiếp) xỏc đnhj rừ khả năng thanh toỏn của bờn mua và chỉ định thanh toán về tài khoản của doanh nghiệp vay ngân hàng Đầu tư và Phát triển. Để khuyến khích xuất khẩu, ngân hàng Đầu tư và Phát triển áp dụng lãi suất cho vay ngắn hạn ngoại tệ, VND thấp hơn lãi suất trần của Ngân hàng Nhà nước quy định, mức giảm tối thiểu 0,1%/ tháng, đối với VND 0,2%/ năm đối với ngoại tệ. Sau khi nhận được hồ sơ xin chiết khấu, thanh toán viên kiểm tra bộ chứng từ theo quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế của thanh toán viên số 32/1998/ thanh toán quốc tế phải đảm bảo đúng quy định L/C và các quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ của phòng Thương mại quốc tế.

    Hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu của Sở giao dịch I 1. Kết quả hoạt động

      - Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu đã góp phần đa dạng hoá các hoạt động ngân hàng quốc tế trong quá trình hội nhập, kết hợp với các dịch vụ ngân hàng quốc tế khác đã phục vụ tích cực cho nhiệm vụ đầu tư phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và sự phát triển của hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam. Nguồn vốn tín dụng của Sở giao dịch đã góp phần hình thành, đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động, năng lực xuất khẩu của ngành dệt may bằng đầu tư cho các công ty lớn như May Đức Giang, May 10, May Thăng Long, May Hồ Gươm, Dệt Hà Nội, Dệt 8-3, Haprosimex…. Đội ngũ cán bộ có trình độ, am hiểu nghiệp vụ ngoại thương, giàu kinh nghiệm, năng động, được trang bị mạng SWIFT, không những phục vụ an toàn hiệu quả nhu cầu thanh toán của khách hàng truyền thống mà còn thu hút được các khách hàng là các công ty TNHH, những khách hàng chuyên doanh nhập khẩu thiết lập quan hệ với Sở giao dịch.

      Bảng 6: Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2002.
      Bảng 6: Doanh số cho vay tài trợ xuất nhập khẩu giai đoạn 2000-2002.