Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nô
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU………5
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế theo phươngthức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và pháttriển nông thôn Thăng Long 6
1.1 Cơ sở hình thành và vai trò của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại 6
1.1.1 Cơ sở hình thành của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tíndụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại 7
1.1.2 Vai trò của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứngtừ tại các Ngân hàng thương mại 9
1.2 Nội dung của phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại các Ngânhàng thương mại 12
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm 12
1.2.1.1 Khái niệm: 12
1.2.1.2 Đặc điểm 12
1.2.2 Các bên tham gia 13
1.2.3 Quy trình nghiệp vụ nói chung: 14
1.2.4 Một số loại L/C 15
1.2.4.1 L/C có thể huỷ ngang – Revocable L/C 15
1.2.4.2 L/C không thể huỷ ngang – Irrevocable L/C 16
1.2.5 Văn bản pháp lý điều chỉnh Thư Tín dụng chứng từ 18
1.3 Những điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động Thanh toán quốc tế tại các Ngân hàng thương mại 22
1.3.1 Những nhân tố khách quan 23
1.3.1.1 Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước 23
1.3.1.2 Sự phát triển của hoạt động ngoại thương 24
1.3.1.3 Tỷ giá hối đoái 24
1.3.1.4 Môi trường pháp lý 25
1.3.2 Những nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng thương mại 25
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ 27
Trang 21.4.1 Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tíndụng chứng từ 271.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức Tín dụng chứng từ 29
Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụngchứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônThăng Long 32
2.1 Khái quát về Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long 32
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nôngnghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long 322.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy 34
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long 342.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ vủa các phòng ban 35
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh trong 5 năm trở lạiđây 41
2.2 Thực trạng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long 45
2.2.1 Tình hình hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tíndụng chứng từ tại Chi nhánh 45
2.2.1.1 Về quy trình 452.2.1.2 Về số liệu phản ánh và các kết quả đạt được 512.2 Tình hình chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Chi nhánh NHNo Thăng Long 61
2.2.1 Chỉ tiêu định tính: 612.2.2 Chỉ tiêu định lượng: Quy mô và tỷ trọng, giá trị thu nhập từ dịchvụ thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụngchứng từ của ngânhàng 63
2.3 Đánh giá chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh 64
2.3.1 Những kết quả đạt được và nguyên nhân 64
Trang 32.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân 65
Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanhtoán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngânhàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long 70
3.1 Phương hướng phát triển của Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long trong những năm tới 70
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long 73
3.2.1 Giải pháp về con người 73
3.2.2 Giải pháp về công nghệ 75
3.2.3 Giải pháp về marketing quảng bá hình ảnh cho Chi nhánh 76
3.3.3 Giải pháp về công tác quản lý ở Chi nhánh NHNo Thăng Long.783.3 Một số các kiến nghị với Ngân hàng nhà nước nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh 79
Trang 4DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
- Bảng1: So sánh phân tích kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long 2003 – 2007………42- Bảng 2: Giá trị thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ trong tương quan với cácPhương thức thanh toán quốc tế khác 2004 – 2007……….53- Bảng 3: Giá trị Thanh toán L/C nhập2004 – 2007……… 58- Bảng 4: Giá trị Mở L/C qua các năm 2004 – 2007……….61- Biểu 1: Giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức ở Chi nhánh
NHNo Thăng Long 2004 – 20……… 55- Biểu 2: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm2004……… 56- Biểu 3: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm2005……… 56- Biểu 4: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm 2006……… 57- Biểu 5: Tỷ trọng giá trị thanh toán quốc tế theo các phương thức năm 2007……… 57- Biểu 6: Giá trị thanh toán L/C nhập 2004- 2007…….……… 59- Biểu 7: Giá trị mở L/C qua các năm 2004 – 2007………63
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Gia nhập thành công vào Tổ chức thương mại thế giới - WTO, ViệtNam chúng ta đứng trước nhiều thách thức cũng như những cơ hội to lớn.Điều có thể dễ dàng nhận thấy sau khi gia nhập WTO là sự phát triển ngàycàng rộng rãi của các loại hình ngân hàng nói chung và của các hình thứcThanh toán quốc tế nói riêng tại các Ngân hàng.
Hoạt động thanh toán quốc tế là cầu nối giữa người sản xuất và ngườitiêu dùng thông qua việc chi trả trong trao đổi quốc tế Hoạt động này khéplại một chu trình mua bán hàng hoá, dịch vụ, giúp cho hoạt động sản xuấtkinh doanh được trôi chảy, giúp cho hoạt động xuất nhập khẩu được dễ dàngvà giúp cho nền kinh tế thu về ngoại tệ.
Trong các phương thức Thanh toán quốc tế đang được sử dụng tại cácngân hàng Việt Nam hiện nay như: Phương thức Chuyển tiền, Phương thứcthanh toán Nhờ thu, Phương thức Tín dụng chứng từ, … Có thể nói phươngthức Tín dụng chứng từ đang được áp dụng một cách rộng rãi và thông dụngvì những tính năng và ưu việt của nó Trong khi các phương thức Thanhtoán quốc tế khác có sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa người xuất khẩu vàngười nhập khẩu thì Phương thức Tín dụng chứng từ đã giải quyết được mâuthuẫn này, đồng thời dung hoà được quyền lợi của mỗi bên Người xuấtkhẩu tránh được rủi ro trong thanh toán, thời gian thu hồi vốn nhanh cònngười nhập khẩu nhận được hàng hoá với đúng số lượng, chất lượng, thờigian giao hàng, được kiểm tra cuối cùng bộ chứng từ thanh toán và là ngườicó quyền từ chối thanh toán cuối cùng.
Nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ làmột nghiệp vụ đòi hỏi chuyên môn cao do tính phức tạp của bản thân nó.
Trang 6Nghiệp vụ này chứa đựng rủi ro ở tất cả các khâu đòi hỏi các cán bộ nghiệpvụ tính cẩn trọng trong thực thi các nghiêm chỉnh quy trình thanh toán đã đềra, tránh không mặc phải một sai sót đáng tiếc nào gây tổn thất cho kháchhàng và uy tín của ngân hàng Tuy chứa đựng nhiều rủi ro, nhưng đây là mộtnghiệp vụ đem lại thu nhập cao cho ngân hàng cũng như tạo điều kiện chongân hàng nâng cao uy tín của mình.
Sau một thời gian được thực tập tại Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Thăng Long, em đã quyết định chọn đề tài: “ Một sốbiện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tế theophương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệpvà phát triển nông thôn Thăng Long”.
Sau đây là kết cấu của đề tài:
- Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế theo phương
thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Thăng Long.
- Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng
chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônThăng Long.
- Chương 3: Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động Thanh
toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàngnông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long.
Trang 7Chương 1: Những vấn đề cơ bản về Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thăng Long.
1.1 Cơ sở hình thành và vai trò của Thanh toán quốc tế theo phươngthức Tín dụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại.
1.1.1 Cơ sở hình thành của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tíndụng chứng từ tại các Ngân hàng thương mại
Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội và công nghệ - thông tin,việc mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa thương nhân các nước với nhau đã pháttriển phong phú và đa dạng hơn Quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế khôngchỉ được xác lập, thực hiện giữa thương nhân với thương nhân mà còn đượcthực hiện giữa các chính phủ với nhau
Sự xuất hiện và phát triển ngày càng mạnh mẽ các quan hệ kinh tế đốingoại đã làm xuất hiện nhiều các phương tiện thanh toán quốc tế, như: Séc(Check), Hối phiếu (Bill of Exchange) và Lệnh phiếu (Promissory note)
Bên cạnh các phương tiện thanh toán quốc tế nói trên, các thương nhâncòn sử dụng nhiều phương thức thanh toán trong quan hệ mua bán hàng hóaquốc tế Khác với trước đây, phương thức thanh toán không còn bị bó hẹptrong phạm vi “hàng đổi hàng” mà đã có nhiều phương tiện thanh toán hiệnđại khác cho các bên lựa chọn, thỏa thuận như: Phương thức chuyển tiền,Phương thức nhờ thu, Phương thức tín dụng chứng từ Mỗi phương tiệnthanh toán và phương thức thanh toán nêu trên có những ưu điểm và hạn chếnhất định Cho nên, tùy thuộc vào từng giao dịch cụ thể mà các bên có thểlựa chọn, thỏa thuận sử dụng một phương thức thanh toán nói trên
Thực tiễn, kể từ khi ngân hàng thương mại nước ta tham gia cung ứngdịch vụ thanh toán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài (Thanh toán quốc
Trang 8tế) trên cơ sở giao dịch mua bán hàng hóa quốc tế, Phương thức thanh toánTín dụng chứng từ là phương thức thông dụng, phổ biến và an toàn nhất,trong đó Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) đóng vai trò chủ yếu, quyếtđịnh sự tồn tại của phương thức thanh toán này
Điều này thể hiện ở chỗ: nếu các bên tham gia giao dịch mua bán hànghóa quốc tế không thiết lập được L/C thì các bên không có trách nhiệm giaohàng và trả tiền cho nhau Do vậy, phương thức thanh toán tín dụng chứngtừ không được xác lập
Có thể hiểu một cách tổng quát về Thanh toán quốc tế theo Phươngthức Tín dụng chứng từ như sau: Phương thức thanh toán tín dụng chứng từlà một sự thỏa thuận, trong đó một ngân hàng (Ngân hàng mở thư tín dụng -The Issuing Bank) theo yêu cầu của một khách hàng (Người đề nghị mở ThưTín dụng - Applicant for Credit) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bấtcứ người nào theo lệnh của người thứ ba đó (gọi là người hưởng lợi - TheBeneficiary); hoặc sẽ trả hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do ngườihưởng lợi phát hành; hoặc ủy quyền cho một ngân hàng khác thanh toán;chấp nhận và thanh toán hoặc cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từvới điều kiện chúng phù hợp với tất cả mọi quy định và điều kiện của thư tíndụng
Dịch vụ thanh toán thư tín dụng là hình thức phổ biến nhất trong Thanhtoán quốc tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện giao dịch mộtcách nhanh chóng, chính xác và an toàn Việc phát hành và thanh toán cáctín dụng thư được thực hiện giữa ngân hàng của người mua và ngân hàngcủa người bán hàng theo nguyên tắc “thanh toán trước, khiếu nại sau” khicác chứng từ của người bán phù hợp với toàn bộ các điều kiện trong tín dụngthư (chứng từ hoàn hảo)
Trang 9L/C là một cam kết thanh toán độc lập của ngân hàng phát hành khinhững điều kiện quy định trong L/C được thực hiện đúng và đầy đủ, bảođảm là người thụ hưởng sẽ không còn bị phụ thuộc vào thiện chí thanh toáncủa người mua Do đó người bán có được một cam kết chắc chắn từ phíangân hàng phát hành, người mua có được sự đảm bảo như mong muốn
Dịch vụ thanh toán L/C giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thựchiện giao dịch một cách nhanh chóng, chính xác và an toàn cho người thamgia thanh toán hơn so với các phương thức Thanh toán quốc tế khác.
1.1.2 Vai trò của Thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụng chứngtừ tại các Ngân hàng thương mại.
Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế là một dịch vụ trở nên quantrọng đối với các ngân hàng thương mại, nó đem lại nguồn thu đáng kểkhông những về số lượng tuyệt đối mà cả về tỷ trọng Thanh toán quốc tếcòn là một mấu chốt quan trọng trong việc chắp nối và thúc đẩy phát triểncác hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ, tàitrợ xuất nhập khẩu, bảo lãnh ngân hàng trong ngoại thương, tăng cườngnguồn vốn huy đông, đặc biệt là vốn bằng ngoại tệ.
Việc hoàn thiện và phát triển hoạt động thanh toán quốc tế có vai tròhết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng, nó không chỉ là một dịch vụthanh toán thuần tuý mà còn là khâu trung tâm không thể thiếu trong dâychuyền hoạtđộng kinh doanh, bổ sung và hỗ trợ cho các hoạt động kinhdoanh khác của ngân hàng.
Ngày nay, do nghiệp vụ ngân hàng quốc tế phát triển mạnh mẽ, thuậntiện, an toàn, và hiệu quả nên hầu hết các hoạt động thanh toán quốc tế đềudiễn ra thông qua hệ thống ngân hàng Đồng thời hoạt động thanh toán quốc
Trang 10tế đã phát triển theo một tập quán thống nhất trên quy mô toàn thế giới thôngqua các phương thức thanh toán quốc tế khác nhau.
Một thực tế là đối với Ngân hàng thương mại hiện đại thì thu nhập từphí dịch vụ có xu hướng ngày một tăng không những về số lượng mà cả vềtỷ trọng Hơn nữa, các Ngân hàng thương mại ngày nay hoạt động là đanăng, tạo ra một dây chuyền kinh doanh khép kín, mỗi nghiệp vụ tạo ra mộtmắt xích không thể thiếu, trong đó hoạt động thanh toán quốc tế được xácđịnh là một nghiệp vụ căn bản, làm tiền đề cho các nghiệp vụ khác pháttriển.
Đối với các Ngân hàng thương mại thì hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức Tín dụng chứng từ thực sự là một hoạt động mang lại lợinhuận chủ yếu, nó hầu như chiếm trên 50% doanh thu cho toàn bộ hoạt độngthanh toán quốc tế của các Ngân hàng.
Nếu lựa chọn và sử dụng đúng, L/C có thể đem lại nhiều lợi ích và đặcbiệt là sự an toàn cần thiết cho cả hai bên - đảm bảo là người xuất khẩu phảithực hiện hợp đồng nghiêm túc và người nhập khẩu sẽ phải thanh toán tiền
Cụ thể lợi ích mà Phương thức thanh toán quốc tế Tín dụng chứng từmang lại cho các bên như sau:
+ Các lợi ích đối với người xuất khẩu:
- Ngân hàng sẽ thực hiện thanh toán đúng như qui định trong thư tíndụng bất kể việc người mua có muốn trả tiền hay không.
- Người mua không được từ chối thanh toán vì bất cứ lý do gì.- Chậm trễ trong việc chuyển chứng từ được hạn chế tối đa.
Trang 11- Khi chứng từ được chuyển đến ngân hàng phát hành, việc thanh toánđược tiến hành ngay hoặc vào một ngày xác định (nếu là L/C trả chậm).
- Khách hàng có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụngcho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng
+ Các lợi ích đối với người nhập khẩu
- Chỉ khi hàng hóa thực sự được giao thì người nhập khẩu mới phải trảtiền
- Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cảnhững gì theo qui định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ đượcthanh toán tiền (nếu không người xuất khẩu sẽ mất tiền).
+ Các lợi ích khác của dịch vụ thư tín dụng chứng từ tại Ngân hàng:- Khách hàng có thể mở tài khoản một nơi nhưng có thể giao dịch tạibất kỳ chi nhánh nào của Ngân hàng.
- Khách hàng luôn được cung cấp đầy đủ ngoại tệ để thanh toán.
- Thời gian phát hành và xử lý chứng từ thanh toán quốc tế tối đa 01ngày Phát hành trực tiếp đến các chi nhánh ngân hàng tại 88 quốc gia trênthế giới.
- Uy tín của Ngân hàng trong thanh toán quốc tế được các ngân hàngkhác trên thế giới thông báo và xác nhận.
- Với tỷ lệ điện chuẩn khá cao cho toàn bộ điện thanh toán quốc tế,Ngân hàng đảm bảo mọi giao dịch của khách hàng được thực hiện nhanhchóng nhất với chi phí cạnh tranh nhất qua mạng thanh toán liên ngân hàngtoàn cầu - SWIFT
Trang 12- Khách hàng có thể chiết khấu chứng từ với mức chiết khấu tới 95% trịgiá bộ chứng từ.
1.2 Nội dung của phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ tại cácNgân hàng thương mại.
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm.
1.2.1.1 Khái niệm:
Phương thức TDCT là một sự thoả thuận trong đó theo yêu cầu củakhách hàng (người yêu cầu mở Thư Tín dụng – L/C) sẽ phát hành một bứcthư theo đó Ngân hàng phát hành (NHPH) cam kết trả tiền hoặc chấp nhậnhối phiếu cho một bên thứ 3 (Người thụ hưởng L/C) khi người này xuấttrình cho NHPH bộ chứng từ thanh toán phù hợp với điều kiện và điềukhoản quy định của L/C.
Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận bất kỳ cho dù được mô tả haygọi tên như thế nào, thể hiện một cam kết chắc chắn và không huỷ ngangcủa NHPH về việc thanh toán khi xuất trình phù hợp.
1.2.1.2 Đặc điểm
- L/C là hợp đồng kinh tế giữa hai bên: L/C là hợp đồng kinh tế độc lậpchỉ của hai bên là NHPH và Người thụ hưởng Mọi yêu cầu và chỉ thị củaNgười xin mở L/C đã do NHPH đại diện.
- L/C độc lập với hợp đồng cơ sở và hàng hoá: L/C hình thành trên cơsở của hợp đồng ngoại thương nhưng sau khi được thiết lập nó lại hoàn toànđộc lập với hợp đồng này Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấpnhận thì nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay khôngcũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đếnL/C.
Trang 13- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứngtừ: Chứng từ trong giao dịch LC là bằng chứng về việc giao hàng của ngườibán, là đại diện cho giá trị hang hoá đã được giao Do đó chúng trở thànhcăn cứ để ngân hàng trả tiền, là căn cứ để nhà nhập khẩu hoàn trả tiền chongân hàng, là chứng từ đi nhận hàng của nhà nhập khẩu…
Khi chứng từ xuất trình là phù hợp thì NHPH phải thanh toán vô điềukiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hoá có thể không đượcgiao hoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.
- LC yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: Để được thanh toán,Người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ cácđiều kiện và điều khoản của LC về số loại số lượng mỗi loại, nội dungchứng từ phải đáp ứng được chức năng của chứng từ yêu cầu.
1.2.2 Các bên tham gia
- Người xin mở LC: là bên mà LC được phát hành theo yêu cầu của họ.
Trong thương mại quốc tế, Người mở thường là nhà nhập khẩu, yêu cầungân hàng phục vụ mình phát hành một LC và có trách nhiệm pháp lý vềviệc NHPH trả tiền cho Người thụ hưởng LC.
- Người thụ hưởng: Là bên hưởng lợi LC được phát hành, nghĩa là
được hưởng số tiền thanh toán hay sở hữu hối phiếu đã chấp nhận thanh toáncủa LC.
- Ngân hàng phát hành - NHPH: là ngân hàng thực hiện phát hành LC
theo yêu cầu của người mở, nghĩa là nó đã cấp tín dụng cho người mở.NHPH thường được hai bên mua bán thoả thuận và quy định trong hợp đồngmua bán hàng hóa.
Trang 14- Ngân hàng thông báo - NHTB: là ngân hàng thực hiện thông báo L/C
cho người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH NHTB thường là ngân hàngđại lý hay một chi nhánh của NHPH ở nước nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng xác nhận - NHXN: Là ngân hàng bổ sung sự xác nhận của
mình đối với L/C theo yêu cầu hoặc theo sự uỷ quyền của NHPH.
- Ngân hàng được chỉ định - NHđCĐ: Là ngân hàng mà tại đó L/C có
giá trị thanh toán hoặc chiết khấu hoặc bất cứ ngân hàng nào nếu L/C có giátrị tự do.
1.2.3 Quy trình nghiệp vụ nói chung:
Cụ thể các bước như sau:
Bước 1: Người mua đến ngân hàng làm thủ tục mở Thư Tín dụng (L/C)
Trang 15Bước 2: Ngân hàng mở L/C phát hành Thư tín dụng (L/C) theo đúng
yêu cầu và chuyển sang Ngân hàng Thông báo.
Bước 3: Ngân hàng Thông báo sẽ thông báo và chuyển Thư Tín dụng
(L/C) cho người bán.
Bước 4: Người bán kiểm tra Thư Tín dụng (L/C), nếu chấp nhận thì
giao hàng cho người mua.
Bước 5: Người bán lập bộ chứng từ thanh toán để thông qua Ngân hàng
Thông báo chuyển đến Ngân hàng mở Thư tín dụng (L/C).
Bước 6: Ngân hàng mở L/C kiểm tra bộ chứng từ, nếu phù hợp thì trả
tiền cho người bán qua Ngân hàng Thông báo.
Bước 7: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người mua trả tiền để nhận bộ
chứng từ.
Bước 8: Người mua kiểm tra bộ chứng, nếu đúng quy định thì trả tiền
cho Ngân hàng và nhận bộ chứng từ.
1.2.4 Một số loại L/C
1.2.4.1 L/C có thể huỷ ngang – Revocable L/C
- Khái niệm: đây là loại L/C mà người mở - Nhà nhập khẩu có quyền
đề nghị ngân hàng phát hành sửa đổi, bổ sung hặoc huỷ bỏ bất cứ lúc nào màkhông cần có sự chấp nhận và thông báo trước cho Người thụ hưởng – Nhàxuất khẩu.
- Đặc điểm:
Trang 16+ Khi hàng hoá đã được giao, ngân hàng mới thông báo lệnh huỷ bỏhoặc sửa đổi bổ sung thì lệnh này không có giá trị, nghĩa là khi đó, Ngânhàng phát hành L/C vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán như đã cam kếtcoi như không có việc huỷ bỏ xảy ra.
+ Quyền lợi của nhà xuất khẩu không được đảm bảo vì việc hợp đồngngoại thương có được tiếp tục thực hiện hay không hoàn toàn phụ thuộc vàonhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu không có quyền quuyết định Như vậy, rủi rođối với nhà xuất khẩu là rất cao, cho nên, loại L/C này hầu như không đượcsử dụng trong thực tế mà chỉ tồn tại trên lý thuyết
1.2.4.2 L/C không thể huỷ ngang – Irrevocable L/C
- Khái niệm: đây là loại L/C mà khi nó đã được mở và nhà xuất khẩu đã
chấp nhận thì ngân hàng phát hành cũng như nhà nhập khẩu không thể sửađổi, bổ sung hay huỷ bỏ trong thời hạn hiệu lực của L/C, trừ khi có sự thoảthuận giữa các bên liên quan.
Trong thực tế, khách hàng thường lầm tưởng là chỉ cần người mua hoặcngười bán đồng ý huỷ bỏ L/C là đã có thể chấp nhận, do đó coi nhẹ vai tròcủa Ngân hàng
Trang 17Cụ thể, trong trường hợp Ngân hàng phát hành hoặc Ngân hàng xácnhận không đồng ý huỷ bỏ vì họ đã cấp tín dụng cho người mở hoặc tài trợxuất khẩu cho người hưởng, khi đó việc huỷ bỏ L/C sẽ dẫn đến thiệt hại chonhững ngân hàng có liên quan.
Một số loại L/C không thể huỷ ngang có thể kể đến như:
►L/C chuyển nhượng – Transferable L/C: là loại L/C mà người hưởnglợi thứ nhất có thể chuyển nhượng một phần hay toàn bộ nghĩa vụ thực hiệnL/C cũng như quyền đòi tiền mà mình có được cho những người hưởng lợithứ hai, mỗi người hưởng lợi thứ hai nhận cho mình một phần của thươngvụ.
► L/C giáp lưng - Back to Back L/C: là loại L/C mà sau khi nhậnđược L/C do người nhập khẩu mở cho mình hưởng, nhà xuất khẩu căn cứvào nội dung L/C này và dung chính L/C này để thế chấp mở một L/C kháccho người khác hưởng với nội dung gần giống như L/C ban đầu.
► L/C tuần hoàn – Revolving L/C: là loại L/C mà sau khi đã sử dụnghết giá trị hoặc hết thời hạn hiệu lực của nó thì nó lại tự động có giá trị nhưban đầu và tiếp tục được sử dụng một cách tuần hoàn trong một thời hạnnhất định cho đến khi tổng giá trị của hợp đồng được thực hiện.
►L/C dự phòng – Standby L/C: là một loại tín dụng chứng từ hoặc mộtthoả thuận có ý nghĩa tương tự mà theo đó, Ngân hàng phát hành cam kếtvới nhà nhập khẩu là sẽ hoàn trả lại số tiền đã đặt cọc, tiền ứng trước và chiphí mở L/C cho nhà nhập khẩu trong trường hợp nhà xuất khẩu đã nhậnđược L/C, tiền đặt cọc và tiền ứng trước nhưng không có khả năng giao hànghoặc không có khả năng giao hàng như đã quy định.
Trang 18► L/C điều khoản đỏ - Red clause L/C: là loại L/C mà trong đó có mộtđiều khoản ghi rõ Ngân hàng phát hành sẽ chuyển tiền hoặc uỷ quyền choNgân hàng thông báo ứng trước cho người thụ hưởng để mua hàng hoá,nguyên vật liệu phục vụ hoạt động sản xuất theo L/C đã mở khi Ngân hàngphát hành nhận được bộ chứng từ.
► L/C đối ứng – Reciprocal L/C: là loại L/C mà dựa vào L/C gốc donhà nhập khẩu mở cho nhà xuất khẩu hưởng thì nhà xuất khẩu cũng phải mởmột L/C đối ứng cho nhà nhập khẩu hưởng L/C gốc chỉ có hiệu lực khi L/Cđối ứng với nó đã được mở.
1.2.5 Văn bản pháp lý điều chỉnh Thư Tín dụng chứng từ
Văn bản điều chỉnh Thư tín dụng chứng từ bao gồm nhiều nguồn từLuật riêng của mỗi quốc gia, Các Công ước quốc tế, Các Hiệp định songphương và đa phương, Các Thông lệ và tập quán quốc tế
UCP - Các quy tắc thực hành thống nhất về Thư tín dụng chứng từ,quan trọng đối với Thanh toán quốc tế bằng phương thức Thư tín dụngchứng từ thể hiện ở việc không một người làm thanh toán quốc tế nào lạikhông thể không hiểu biết về UCP.
UCP (The Uniform Costums and Practice for Documentary Credits) Các quy tắc thực hành thống nhất về Thư tín dụng chứng từ, là một tập hợpcác nguyên tắc và tập quán quốc tế được Phòng Thanh toán quốc tế - ICC(International Chamber of Commerce) soạn thảo và phát hành, quy địnhquyền hạn, trách nhiệm của các bên liên quan trong giao dịch tín dụngchứng từ với điều kiện thư Tín dụng chứng từ có dẫn chiếu tuân thủ UCP.
-Bản UCP đầu tiên được công bố vào năm 1933, từ đó đến nay, trên cơsở sửa đổi cho phù hợp với tình hình biến động của thị trường cũng như nhu
Trang 19cầu giao dịch thực tế về Thư tín dụng, đã có bảy lần UCP được sửa đổi Đólà các bản sửa đổi vào các năm: 1951, 1962 (UCP 222), 1974 (UCP 290),1983 (UCP 400), 1993 (UCP 500), 2007 (UCP 600) Bản mới nhất UCP 600bắt đầu có hiệu lực từ 01/07/2007
UCP là một văn bản pháp lý có tính chất tuỳ ý, điều này được thể hiênở các điểm chính như sau:
- Tất cả các phiên bản UCP đều còn nguyên giá trị, phiên bảnsau không phủ nhận phiên bản trước Cho nên, khi dẫn chiếu có áp dụngUCP thì phải ghi chú rõ ràng là tuân thủ theo UCP phiên bản nào.
- Chỉ khi trong Thư tín dụng có dẫn chiếu áp dụng UCP thì nómới trở nên có hiệu lực pháp lý bắt buộc điều chỉnh các bên tham gia.
- Các bên có thể thoả thuận trong L/C về việc: Không thực hiệnhoặc thực hiện khác đi một hoặc một số điều khoản của UCP dẫn chiếu ápdụng Bên cạnh đó, các bên còn được bổ sung thêm các điều khoản vào L/Cmà UCP không đề cập tới Nếu nội dung của L/C có xung đột với luật quốcgia thì luật quốc gia được vượt lên trên về mặt pháp lý Khi đó, phán quyếtcủa toà án địa phương có thể phủ nhận nội dung giao dịch bằng L/C.
- Trong giao dịch L/C, các bên tham gia trước hết phải tuân thủcác điều khoản của L/C sau đó mới xét đến tuân thủ các điều khoản củaUCP dẫn chiếu áp dụng.
Một khi đã dẫn chiếu có áp dụng bản UCP nào thì văn bản này trởthành văn bản pháp lý bắt buộc, ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ của tấtcả các bên có liên quan.
Các bên tham gia có quyền lựa chọn dùng hay không dùng UCP đểđiều chỉnh hoạt động thanh toán bằng L/C nhưng một khi các bên đã đồng ý
Trang 20áp dụng, thì các điều khoản của nó sẽ ràng buộc nghĩa vụ cũng như tráchnhiệm của tất cả các bên có liên quan.
Hiện nay, hầu hết các ngân hàng tham gia thanh toán quốc trên thế giớiđều sử dụng hệ thống SWIFT để gửi, nhận L/C và các loại điện khác Theoquy định của SWIFT thì trừ khi có quy định khác trong L/C, tất cả các L/Cphát hành qua SWIFT đều được điều chỉnh bởi UCP và là bản mới nhất cóhiệu lực tại thời điểm phát hành L/C
Do đó nếu L/C không dẫn chiếu UCP thì ngân hàng thông báo (tứcngân hàng nhận L/C từ SWIFT) có nghĩa vụ phải thông báo cho ngườihưởng hoặc ngân hàng thông báo thứ hai rằng L/C này tuân thủ UCP.
Nói đến UCP mà không nhắc đến ISBP là một thiếu sót, bởi ISBPchính là văn bản hỗ trợ cho UCP, giải quyết vấn đề về cách hiểu và vậndụng không thống nhất của các bên tham gia Nó hỗ trợ cho các bên đượchiểu rõ hơn về cùng một nội dung quy định trong UCP trong tình hình thựctế phát triển ngày càng đa dạng, phong phú và do đó tất nhiên đi kèm theonó là những rắc rối nảy sinh không ngừng Ngày càng có nhiều ý kiến thắcmắc cần giải đáp và nhiều tranh chấp về bộ chứng từ xảy ra, làm chophương thức thanh toán bằng L/C trở nên kém hiệu quả.
ISBP (International Standard Banking Practice for examination of
document under documentary credits) - Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốctế để kiểm tra chứng từ theo thư tín dụng.
ISBP ra đời là sự bổ sung mang tính thực tiễn cho UCP, nó không sửađổi UCP mà chỉ giải thích chi tiết và rõ ràng hơn các quy tắc của UCP tronggiao dịch L/C ISBP vì thế mà làm cho những nguyên tắc chung quy địnhtrong UCP và công việc hàng ngày của những người thực hiện nghiệp vụ
Trang 21thanh toán quốc tế bằng L/C trên toàn thế giới trở nên thống nhất với nhau,kéo theo đó là số bộ xuất trình chứng từ bị từ chối giảm đi một cách đáng kể.ISBP với những thuận lợi trong áp dụng mà nó mang lại yêu cầu ngườisử dụng phải có hiểu biết và nắm vững các quy tắc, nguyên tắc khi áp dụngnó Các nguyên tắc cần ghi nhớ khi áp dụng ISPB có thể được nói đến mộtcách ngắn gọn như sau:
- ISBP không sửa đổi UCP, nó hoàn toàn phù hợp với nội dung củaUCP, với các ý kiến và quyết định do Uỷ ban Ngân hàng ICC đưa ra đối vớicác vướng mắc phát sinh có liên quan đến L/C.
Mục đích ra đời của ISBP là làm rõ quy định của Điều 13 UCP 500 vềviệc thế nào là Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời giải thíchcách hiểu và áp dụng các điều khoản của UCP để tất cả các Ngân hàng trênthế giới áp dụng Trong quá trình soạn thảo ISBP, các chuyên gia đã dựa vàocác câu hỏi và giải trình cũng như các tranh chấp và cách xử lý khi áp dụngUCP Chính vì vậy, phù hợp với UCP là một nguyên tắc tất yếu của ISBP.
- ISBP phản ánh tập quán quốc tế áp dụng cho tất cả các bên liên quanáp dụng trong giao dịch L/C Trong giao dịch L/C, các bên liên quan chủyếu bao gồm Ngân hàng phát hành, Ngân hàng thông báo, Người mở, Ngườihưởng, Ngân hàng xác nhận, Ngân hàng được chỉ định… Một khi L/C códẫn chiếu tuân thủ UCP thì đương nhiên những giao dịch liên quan đến L/Csẽ được điều chỉnh bởi UCP và vì vậy phải tuân thủ ISBP.
Những người khác có liên quan đến giao dịch L/C như người chuyênchở, nhà bảo hiểm, luật sư… khi phát hành chứng từ phải tuân thủ theo quyđịnh của ISBP.
Trang 22- ISBP giải thíchh một cách chi tiết và đề ra tiêu chuẩn kiểm tra chứngtừ cho những người thực hiện giao dịch L/C.
- Trong một số điều khoản của ISBP có đưa thêm một số ví dụ minhhoạ, các ví dụ minh hoạ này là nhằm làm cho các điều khoản dễ hiểu hơnchứ không bao trùm hết các trường hợp.
- Việc cho ra đời ISBP là nhằm giúp cho giao dịch L/C được thực hiệntrôi chảy hơn, làm cho L/C thực sự trở thành công cụ thanh toán chứ khôngphải công cụ để từ chối.
- Việc dẫn chiếu ISBP vào L/C là không có giá trị vì theo UCP, việctuân thủ các điều khoản của ISBP chính là tuân thủ UCP Một khi L/C đãtuyên bố tuân thủ UCP thì các bên liên quan đến L/C đương nhiên phải tuânthủ các điều khoản của ISBP.
- Bất cứ điều khoản nào trong L/C làm thay đổi hay ảnh hưởng đến việcáp dụng một điều khoản của UCP thì cũng làm ảnh hưởng đến Tập quánngân hàng tiêu chuẩn quốc tế Cho nên, khi xem xét các tập quán quy địnhtrong ISBP cần chú ý xem các điều khoản của L/C liên quan có điều khoảnnào loại trừ hoặc sửa đổi UCP hay không.
1.3 Những điều kiện ảnh hưởng tới hoạt động Thanh toán quốc tế tạicác Ngân hàng thương mại.
Trước hết cần phải hiểu thế nào là dịch vụ ngân hàng: Dịch vụ ngân
hàng được hiểu là các nghiệp vụ ngân hàng về vốn, tiền tệ, thanh toán,… màngân hàng cung cấp cho khách hàng đáp ứng nhu cầu kinh doanh, sinh lời,sinh hoạt cuộc sống, cất trữ tài sản,… và ngân hàng thu chênh lệch lãi suất,tỷ giá hay thu phí thông qua dịch vụ ấy
Trang 23Trong xu hướng phát triển ngân hàng tại các nền kinh tế phát triển hiệnnay, ngân hàng được coi như một siêu thị dịch vụ, một bách hoá tài chínhvới hàng trăm, thậm chí hàng nghìn dịch vụ khác nhau tuỳ theo cách phânloại và tuỳ theo trình độ phát triển của ngân hàng.
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ, cung cấpdịch vụ cho khách hàng Dịch vụ của các Ngân hàng chịu tác động của cácnhân tố khách quan và chủ quan, vấn đề của Ngân hàng là phải nhận thứcđược các nhân tố đó để có thể không ngừng phát triển và ngày càng hoànthiện cũng như nâng cao, nâng cấp các hoạt động dịch vụ của mình
Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam nóichung hiện nay là phải phát triển, đa dạng và nâng cao chất lượng cácnghiệp vụ kinh doanh của mình.
1.3.1 Những nhân tố khách quan
1.3.1.1 Chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước
Các chính sách kinh tế vĩ mô của mỗi nước được đưa ra nhằm mục đíchđiều tiết, định hướng phát triển nền kinh tế của nước đó Trong các chínhsách này, có một số chính sách ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoạithương và ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động Thanh toán quốc tế, như chínhsách về thuế, chinh sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩu, chính sách kinhtế đối ngoại, chính sách quản lý ngoại hối,…
Đối với chính sách thuế và chính sách quản lý hàng hoá xuất nhập khẩunếu chính sách đưa ra không lý sẽ dẫn đến không khuyến khích xuất khẩuhoặc thu hẹp xuất khẩu, dẫn đến giảm kim ngạch xuất khẩu Ngoài ra chínhsách hỗ trợ của nhà nước cho hoạt động xuất nhập khẩu cũng như Thanhtoán quốc tế là rất cần thiết bởi nó có tính rủi ro cao.
Trang 24Chính sách kinh tế đối ngoại nói chung và chính sách ngoại thương nóiriêng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động Thanh toán quốc tế Kinhtế đối ngoại là một lĩnh vực rất rộng bao gồm hoạt động ngoại thương, đầutư tài chính, dịch vụ quốc tế, chuyển giao công nghệ và nhiều hoạt độngkinh tế khác, trong đó ngoại thương là hoạt động trọng tâm Chính sách kinhtế đối ngoại chính là cơ sở nền tảng có tác động trực tiếp đến hoạt độngThanh toán quốc tế.
Chính sách ngoại hối là những quy định pháp lý, những thể lệ của Ngânhàng nhà nước trong vấn đề quản lý ngoại tệ, quản lý vàng bạc, đá quý vàcác giấy tờ có giá trị bằng ngoại tệ và trong quan hệ thanh toán, tín dụng vớinước ngoài… Với chức năng trung gian thanh toán, khi thực hiện Thanhtoán quốc tế hệ thống Ngân hàng thương mại đóng vai trò kiểm soát luồngtiền ra vào của một quốc gia.Vì vậy các Ngân hàng thương mại được phéphoạt động Thanh toán quốc tế phải tuân thủ đầy đủ, chấp hành nghiêm ngặtcác quy định về quản lý ngoại hối do ngân hàng nhà nước ban hành.
1.3.1.2 Sự phát triển của hoạt động ngoại thương
Đây là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới hoạt động Thanh toánquốc tế của ngân hàng Sự phát triển của kinh tế đối ngoại và đặc biệt là hoạtđộng ngoại thương sẽ làm phát sinh nhiều nhu cầu thực hiện nghĩa vụ tiền tệcủa quốc gia này với một quốc gia khác Đây chính là điều kiện để các Ngânhàng thương mại mở rộng và phát triển nghiệp vụ TTQT.
1.3.1.3 Tỷ giá hối đoái
Trong hoạt động Thanh toán quốc tế, thông thường người ta không sửdụng đơn vị tiền tệ trong nước mà sử dụng ngoại tệ mạnh tự do chuyển đổi.Để xác định giá trị quy đổi của đồng tiền nước này sang đồng tiền nướckhác, người ta sử dụng khái niệm tỷ giá hối đoái.
Trang 25Tỷ giá hối đoái là một nhân tố rất nhạy cảm, được xác định bởi mốiquan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ Không chỉ ảnh hưởng đến hoạtđộng xuất nhập khẩu, biến động của tỷ giá hối đoái còn ảnh hưởng xấu đếnhoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng Việc cân nhắc hay mua bánngoại tệ trở nên khó khăn khi tỷ giá thay đổi liên tục, bất thường, hậu quả lànguồn ngoại tệ phục vụ thanh toán bị ảnh hưởng Các Ngân hàng thươngmại buộc phải lựa chọn hoặc chấp nhận co hẹp hoạt động Thanh toán quốctế, hạn chế đối tượng khách hàng, hoặc chịu lỗ về kinh doanh ngoại tệ nhưngbù lại sẽ giữ được chân khách hàng Nếu biết chọn thời điểm và khả năngcân đối ngoại tệ, cân nhắc lợi ích tổng thể từ các dịch vụ khác do hoạt độngThanh toán quốc tế đem lại, đây có thể là cơ hội để ngân hàng có thêmkhách hàng mới.
1.3.1.4 Môi trường pháp lý
Để tạo khả năng hội nhập với cộng đồng quốc tế cũng như trong Thanhtoán quốc tế, khung pháp lý của mỗi quốc gia đòi hỏi phải được bổ sung,hoàn thiện theo hướng chuẩn mực quốc tế Do hoạt động Thanh toán quốc tếmột mặt thực hiện theo các quy chuẩn quốc tế, mặt khác phải tuân thủ cácquy định pháp luật liên quan của mỗi quốc gia.
Chính vì vậy, đứng về góc độ quản lý của mỗi nhà nước, các văn bảnpháp lý của mỗi nhà nước phải được ban hành đồng bộ, tránh chồng chéo,bất cập dẫn đến buông lỏng hoặc sơ hở, đồng thời phải đảm bảo phù hợp vớiquy chuẩn quốc tế, tạo ra khung cơ sở pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh chohoạt động Thanh toán quốc tế.
1.3.2 Những nhân tố thuộc về bản thân ngân hàng thương mại
- Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Trang 26Việc ngân hàng xây dựng chiến lược kình doanh triển khai nghiệp vụkinh doanh đối ngoại sớm sẽ tạo ra cho ngân hàng có được lợi thế ban đầu,tạo được bề dầy về kinh nghiệm và chiếm lĩnh được thị phần phục vụ doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.
Địa bàn hoạt động cũng là yếu tố quan trọng, hầu hết doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu đều tập trung tại các thành phố lớn nơi vốn diễnra sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong việc tiếp thị khách hàng.Do vậy nếu chậm đưa hoạt động Thanh toán quốc tế vào những địa bàn này,ngân hàng sẽ không thu hút được khách hàng nếu không có đội ngũ cán bộchuyên môn cao, công nghệ ngân hàng hiện đại và nguồn lực tài chính đủlớn.
- Khả năng nguồn lực của Ngân hàng thương mại
Để đáp ứng yêu cầu của hoạt động Thanh toán quốc tế, Ngân hàngthương mại phải có hệ thống ngân hàng quản lý đủ để đáp ứng nhu cầu dịchvụ của khách hàng, là điều kiện để ngân hàng mở rộng hoạt động Thanhtoán quốc tế ở cả hai chiều Thanh toán xuất khẩu và Thanh toán nhập khẩu.Ngoài ra ngân hàng phải có nguồn vốn, nguồn ngoại tệ đủ lớn, có các hoạtđộng tín dụng và kinh doanh ngoại tệ phát triển, có điều kiện cung ứng dịchvụ linh hoạt, lãi suất, phí, tỷ giá, điều kiện bảo lãnh, vay vốn,… và đội ngũcán bộ có chuyên môn cao.
Về công nghệ, Công nghệ ngân hàng tiên tiến sẽ góp phần phát triểnthêm các dịch vụ ngân hàng mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy nhanhquá trình Thanh toán quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi trong giao dịch vớikhách hàng Hiện nay, để có thể thực hiện chức năng Thanh toán quốc tế,Ngân hàng thương mại phải tham gia ít nhất vào một mạng truyền tin có bảo
Trang 27mật cao như SWIFT Ngoài ra có thể sử dụng một số mạng khác nhưTelex…
- Chính sách khách hàng
Để duy trì và phát triển các hoạt động ngân hàng nói chung, hoạt độngThanh toán quốc tế nói riêng, ngân hàng cần phải có tầm nhìn chiến lượctrong xây dựng chính sách khách hàng Lựa chọn đối tượng khách hàng, tạodựng quan hệ bền chặt, áp dụng chính sách linh hoạt và tạo uy tín ngày càngcao Việc xếp loại khách hàng không chỉ căn cứ vào chất lượng quan hệ tíndụng mà còn xét đến uy tín của khách hàng trong thanh toán.
- Uy tín của Ngân hàng
Uy tín của ngân hàng trong nước và trên thị trường quốc tế là tiêu chítổng hợp từ rất nhiều yếu tố: chất lượng dịch vụ, kỹ thuật xử lý nghiệp vụ,khả năng thanh toán… Một ngân hàng có uy tín sẽ là điều kiện đầu tiên đểkhách hàng lựa chọn giao dịch Nhờ đó, uy tín của của bản thân khách hàngcũng được nâng lên, độ rủi ro được giảm đi và khách hàng giảm được chiphí mua hàng vì không phải trả thêm các phí phát sinh từ việc ngân hànggiao dịch có uy tín không cao Đây là điều kiện quan trọng để ngân hàng thuhút thêm khách hàng, tăng doanh thu và mở rộng thị phần Thanh toán quốctế Tuy nhiên uy tín của một ngân hàng không chỉ do ngân hàng trung ươngquyết định mà phần lớn vào uy tín của mỗi chi nhánh thành viên.
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động Thanh toán quốc tếtheo phương thức Tín dụng chứng từ.
1.4.1 Chất lượng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức Tíndụng chứng từ
Trang 28Chất lượng của dịch vụ nói chung được hiểu là giá trị về mặt lợi ích.Chất lượng, bản thân nó vừa có tính chủ quan, lại vừa có tính khách quan.Về chất lượng sản phẩm (theo nghĩa kinh tế), những thuộc tính của sảnphẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánhđược, phù hợp với các điều kiện kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãnnhu cầu xã hội và của các cá nhân trong điều kiện xác định về sản xuất vàtiêu dung Bản thân nó phản ảnh một cách tổng hợp trình độ khoa học kỹthuật và công nghệ, là một tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật rất quan trọng đểnâng cao hiệu quả sản xuất và có ý nghĩa kinh tế to lớn (mở rộng qui mô sảnxuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, nhất là thị trường quốc tế).
Nghĩa hẹp của chất lượng là chất lượng sản phẩm, nghĩa rộng còn baogồm cả chất lượng công việc Chất lượng sản phẩm chỉ công dụng của sảnphẩm, nghĩa là thích hợp với ý định sử dụng nhất định, làm thoả mãn đặctính chất lượng mà nhu cầu xã hội cần có…và độ bền theo thời gian của cácđặc tính đó Chất lượng sản phẩm là độ thoả mãn nhu cầu, cho nên, chấtlượng được đo bằng nhu cầu của khách hàng và người sử dụng Một sảnphẩm có chất lượng cao đến đâu, điều đó phụ thuộc vào mức độ thoả mãnnhu cầu của sản phẩm Một sản phẩm không được nhu cầu chấp nhận, khôngđược sự quan tâm đánh giá thì nó được coi là sản phẩm kém chất lượng, sảnphẩm dịch vụ cũng vậy.
Nhu cầu của con người luôn biến động theo thời gian, không gian vàđiều kiện sử dụng Do vậy, các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnhtranh và giữ được chữ tín với khách hàng thì phải nghiên cứu kỹ nhu cầu củakhách hàng và đáp ứng tốt các nhu cầu đó Trên cơ sở đó, doanh nghiệp phảiđịnh kỳ xem xét lại yêu cầu chất lượng để có thể đem đến cho khách hàngcác sản phẩm dịch vụ ngày càng hoàn thiện và đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của khách hàng.
Trang 29Khi nói về chất lượng sản phẩm, dịch vụ, người ta thường nhắc đếnchất lượng công tác Chất lượng công tác là trình độ đảm bảo của các mặtcông tác sản xuất, kỹ thuật và tổ chức, tạo cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn chấtlượng và nâng cao chất lượng sản phẩm Ngoài ra còn bao gồm chất lượngcông tác của quyết sách kinh doanh và chất lượng công tác chấp hành hiệntrường, thường đo bằng hiệu suất công tác, hiệu quả công tác, chất lượng sảnphẩm và hiệu quả kinh tế của các bộ phận và cương vị công tác Chất lượngsản phẩm do chất lượng công tác quyết định, chất lượng công tác là sự đảmbảo của chất lượng sản phẩm Hai vấn đề vừa có chỗ khác nhau lại vừa cóquan hệ mật thiết với nhau Do vậy cần phải lưu ý đến các vấn đề sau đểđánh giá chất lượng công tác:
+ Lựa chọn ngân hàng uy tín để thay mặt thanh toán và nhận tiền tronggiao dịch quốc tế là mối quan tâm lớn của nhiều công ty xuất nhập khẩu.
+ Tiết kiệm được thời gian do thủ tục nhanh chóng, mạng lưới ngânhàng đại lý rộng khắp, thuận tiện cho việc chuyển tiền nhanh trong nước vàquốc tế.
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động thanh toán quốc tếtheo phương thức Tín dụng chứng từ.
Chất lượng hoạt động của một ngân hàng về dịch vụ thanh toán quốc tếđược đánh giá trên những tiêu chí nào? Trên những khía cạnh nào? Trênnhững góc độ nào?
Chất lượng dịch vụ vừa có tính chủ quan vừa có tính khách quan, dođó, chất lượng dịch vụ có thể được đánh giá vừa dựa trên trên góc độ nhữngthành tựu mà ngân hàng tìm cách đạt được và đạt được, vừa dựa trên góc độnhững đánh giá của khách hàng qua mức độ làm thoả mãn nhu cầu, làm hàilòng khách hàng, việc các dịch vụ của ngân hàng có tiết kiệm được thời
Trang 30gian, đảm bảo an toàn và tiết kiệm chi phí tối đa trong những giao dịchkhông.
Cũng như các sản phẩm và dịch vụ khác cung ứng trên thị trường, đểđánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng cần có một số chỉ tiêu nhất định Quanghiên cứu thực tiễn, có thể nêu lên một số chỉ tiêu vừa có tính chất địnhtính vừa có tính chất định lượng Có thể xem xét sau đây một số chỉ tiêu
đánh giá chất lượng dịch vụ ngân hàng như sau:
► Xét các chỉ tiêu có tính chất định tính:
- Sự thoả mãn, sự hài lòng của khách hàng:
Dịch vụ ngân hàng do ngân hàng cung ứng là để đáp ứng nhu cầu của
khách hàng Nếu như chất lượng của dịch vụ ngày càng hoàn hảo, có chấtlượng cao thì khách hàng sẽ gắn bó lâu dài và chấp nhận ngân hàng Khôngnhững vậy, những lời khen, sự chấp nhận, thoả mãn về chất lượng của kháchhàng hiện hữu họ sẽ thông tin tới những người khác có nhu cầu dịch vụ tìmđến ngân hàng để giao dịch
- Sự hoàn hảo của dịch vụ:
Sự hoàn hảo của dịch vụ được hiểu là giảm thiểu các sai sót trong giaodịch với khách hàng và rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng Chấtlượng dịch vụ của ngân hàng phải ngày càng hoàn hảo, giảm các sai sóttrong giao dịch của ngân hàng với khách hàng, giảm thiểu những lời phànnàn và khiếu kiện, khiếu nại của khách hàng đối với ngân hàng Bên cạnh đólà những rủi ro trong kinh doanh dịch vụ của ngân hàng này càng giảm thiểuvà phải tiến đến mức không còn rủi ro
► Xét các chỉ tiêu có tính chất định lượng:
Trang 31- Quy mô và tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ của ngân hàng: Đây là kết
quả tổng hợp của sự đa dạng dịch vụ, sự phát triển dịch vụ và đương nhiênlà cả chất lượng dịch vụ của ngân hàng tăng lên
Song, chất lượng dịch vụ có tính nổi trội hơn cả Bởi vì nếu như chấtlượng dịch vụ không đảm bảo, không được nâng cao, thì sự đa dạng các dịchvụ và phát triển các dịch vụ sẽ không có ý nghĩa vì không được khách hàngchấp nhận
- Một số chỉ tiêu khác:
Đó là khả năng cạnh tranh về dịch vụ ngày càng được nâng lên, thịphần của từng loại dịch vụ của ngân hàng không ngừng được giữ vững vàtăng lên Để đạt được mục tiêu đó, tất nhiên là còn tuỳ thuộc vào sự đa dạngdịch vụ, nghiệp vụ marketing, uy tín và danh tiếng của ngân hàng, quy môvà màng lưới của ngân hàng Song đương nhiên là chất lượng dịch vụ sẽ tạolên danh tiếng, uy tín lâu dài cho ngân hàng, thu hút khách hàng
Trang 32Chương 2: Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức Tín dụngchứng từ tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Sở giao dịch I NHNo&PTNT được thành lập theo Quyết định số15/TCCB ngày 16/03/1991 của Tổng Giám đốc Ngân hàng nông nghiệpViệt Nam với chức năng chủ yếu là đầu mối để quản lý các ngành nông -lâm - ngư nghiệp và thực hiện thí điểm văn bản, chủ trương của ngành trướckhi áp dụng cho toàn hệ thống, trực tiếp thực hiện cho vay trên địa bàn HàNội, cho vay đối với các công ty lớn về Nông nghiệp như: Tổng công ty rauquả, công ty thức ăn gia súc,…
Ngày 01/04/1991, Sở giao dịch I chính thức đi vào hoạt động Lúc mớithành lập Sở giao dịch chỉ có hai phòng ban: Phòng Tín dụng và Phòng Kếtoán cùng một Tổ kho quỹ.
Trang 33Năm 1992, Sở giao dịch I được sự uỷ nhiệm của Tổng Giám đốcNHNo đã tiến hành thêm nhiệm vụ mới là quản lý vốn, điều hoà vốn, thựchiện quyết toán tàu chính cho 23 tỉnh, thành phố phía Bắc từ Hà Tĩnh trở ra.
Trong các năm từ 1992 – 1994, việc thực hiện tốt nhiệm vụ này của Sởgiao dịch I đã giúp thực hiện tốt cơ chế khoán tài chính, thúc đẩy hoạt độngkinh doanh của 23 tỉnh, thành phố phía Bắc.
Từ cuối năm 1994, Sở giao dịch I đã thực hiện nhiệm vụ điều chỉnhvốn theo lệnh của Sở giao dịch I và thực hiện kinh doanh tiền tệ trên địa bànHà Nội bằng cách huy động tiền nhàn rỗi của dân cư, các tổ chức kinh tếbằng nội tệ, ngoại tệ, sau đó cho vay để phát triển sử dụng kinh doanh đốivới mọi thành phần kinh tế.
Ngoài ra, Sở giao dịch I còn làm các dịch vụ tư vấn đầu tư, bảo lãnh,thực hiện chiết khấu các thương phiếu, các nghiệp vụ thanh toán, nhận cầmcố, thế chấp tài sản, mua bán kinh daonh ngoại tệ , vàng bạc đá quý, tài trợxuất khẩu,… và ngày càng khẳng định tầm quan trọng của mình trong hệthống Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam.
Từ ngày 14/04/2003, Sở giao dịch I đổi tên thành Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long Theo quyết định số 17/QĐ/HĐQT – TCCB,ngày 12/02/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Namvề việc chuyển và đổi tên Sở giao dịch NHNo&PTNT I thành Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long.
Năm 2006, Chi nhánh tập trung vào củng cố và nâng cao chất lượnghoạt động, sắp xếp lại địa bàn hoạt động của các Chi nhánh, Phòng giao dịchđã được thành lập nhằm phát huy hiệu quả tối đa Trong năm 2006 mở thêmmột phòng giao dịch trực thuộc chi nhánh cấp II.
Trang 342.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy.
2.1.2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
GIÁM ĐỐC
2 PHÒNG THẨM ĐỊNH
3 PHÒNG NGÂN QUỸ1 PHÒNG TÍN DỤNG
11 TỔ TIẾP THỊ, TỔ THẺ10 PHÒNG VI TÍNH 9 PHÒNG KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ
8 PHÒNG HÀNH CHÍNH
7 PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ ĐÀO TẠO
6 PHÒNG KẾ TOÁN5 PHÒNG KẾ HOẠCH
4.PHÒNG THANH TOÁN QUỐC TẾ
PHÓ GIÁM ĐỐC
11 TỔ TIẾP THỊ, TỔ THẺ10 PHÒNG VI TÍNH
CHI NHÁNH CẤP II
PHÒNG GIAO DỊCH
PHÒNG GIAO DỊCH
Trang 352.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ vủa các phòng ban
● Phòng tín dụng:
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loạikhách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàngnhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến tiêuthụ, xuất khẩu và gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kỹ thuật, danh mục khách hàng,lựa chon biện pháp cho vay an toàn đạt hiệu quả cao, tiếp nhận và thực hiệncác chương trình dự án thuộc nguồn vốn trong nước, nước ngoài, Trực tiếplàm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, Bộ, Ngành khác và các tổchức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.
+ Xây dựng và thực hiện mô hình tín dụng thí điểm, thí nghiệm trpngđịa bàn đồng thời theo dõi, đánh giá, sơ kết, tổng kết, đề xuất Giám đốc,thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn,tìm nguyên nhân và đềxuất hướng giải quyết.
Trang 36● Phòng ngân quỹ:
+ Quản lý và sử dụng các quỹ theo quy định của Ngân hang nôngnghiệp trên địa bàn, chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồnquỹ theo quy định.
+ Quản lý sử dụng thiết bị thông tin, điện toán thực hiện nghiệp vụkinh doanh theo quy định của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nôngthôn.
● Phòng thanh toán quốc tế:
+ Tư vấn cho khách hàng, tham mưu cho lãnh đạo về nghiệp vụThanh toán quốc tế, xây dựng kế hoạch ngắn hạn và trung hạn, các phươngán, đề án để quản lý thực hiện việc kinh doanh trong lĩnh vực Thanh toánquốc tế hoặc những vấn đề về nghiệp vụ Thanh toán quốc tế theo đúngđường lối, chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước.
+ Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàngvà đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộnghoạt động giao dịch, thanh toán ngoại tệ Đồng thời Phòng Thanh toán quốctế cũng là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro, xử lý rủi ro tronghoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Trang 37+ Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm, dự thảo cácbáo cáo sơ kết, tổng kết Phòng Kế hoạch còn là đầu mối thực hiện thông tinphòng ngừa rủi ro, xử lý các rủi ro tín dụng có thể xảy ra cũng như đưa ra đềxuất các biện pháp khắc phục trong ngắn hạn và dài hạn.
+ Tổng hợp lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán vàcác báo cáo theo quy định, thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nướctheo quy định, thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
● Phòng Tổ chức cán bộ và Đào tạo:
+ Xây dựng quy chế lề lối làm việc trong đơn vị và mối quan hệ với tổchức Đảng, Công đoàn, Chi nhánh trực thuộc trên địa bàn, thực hiện côngtác quy hoạch cán bộ, đề xuất cử cán bộ, nhân viên đi công tác, học tập trongvà ngoài nước, tổng hợp theo dõi thường xuyên cán bộ nhân viên được quyhoạch đào tạo.
+ Đề xuất, hoàn thiện và lưu trữ hồ sơ theo đúng quy định của Nhànước, Đảng, ngành Ngân hang trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khenthưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của TổngGiám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Trang 38+ Trực tiếp quản lý hồ sơ cán bộ trực thuộc Chi nhánh NHNo&PTNTThăng Long, quản lý và hoàn tất hồ sơ, chế độ đối với cán bộ nghỉ hưu, nghỉchế độ theo quy định của Nhà nước, của Ngành Ngân hàng.
● Phòng Hành chính:
+ Xây dựng chương trình công tác hàng tháng,quý của Chi nhánh và cótrách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giámđốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long phê duyệt, xây dựng và triển khaichương trình giao ban nội bộ Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
+ Tư vấn pháp chế trong viêc thực thi các nhiệm vụ cụ thể về giao kếthợp đồng, hoạt động tố tụng, tranh chấp dân sự, hình sự, kinh tế, lao động,hành chính liên quan đến cán bộ, nhân viên và tài sản của Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long.
+ Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hànhchính văn thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long.
+ Thực hiện công tác cơ bản sửa chữa TSCĐ, mua sắm công cụ laođộng, quản lý nhà tập thể, nhà khách nhà nghỉ của cơ quan Đồng thời PhòngHành chính cũng là đầu mối trong việc chăm lo đời sống vật chất, văn hoátinh thần và thăm hỏi ốm đau, hiếu hỷ cán bộ công nhân viên của Chi nhánh.
● Phòng Kiểm tra Kiểm toán nội bộ:
+ Kiểm tra công tác điều hành của Chi nhánh NHNo&PTNT ThăngLong và các đơn vị tực thuộc theo Nghị quyết của Hội đồng quản trị,chỉ đạocủa Tổng Giám đốc Ngân hang Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ViệtNam và Giám đốc Chi nhánh NHNo&PTNT Thăng Long.
Trang 39+ Kiểm tra giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanhtheo quy định của Pháp luật, Ngân hàng Nông nghiệp Ngoài ra, PhòngKiểm tra Kiểm toán nội bộ còn giám sát việc chấp hành các quy định củakhách hàng Nhà nước về đảm bảo an toàn trong hoạt động tiền tệ, tín dụngvà dịch vụ Ngân hàng.
+ Kiểm tra độ chính xác của các Báo cáo tài chính, Báo cáo cân đối kếtoán, về việc tuân thủ các quy tắc chế độ chính sách kế toán theo quy địnhcủa Nhà nước, của Ngành Ngân hàng.
+ Giải quyết đơn thư, khiếu tố liên quan đến hoạt động của Chi nhánhNHNo&PTNT Thăng Long trong phạm vi phân cấp uỷ quyền của TổngGiám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
● Phòng Vi tính:
+ Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạtđộng của Chi nhánh, xử lý các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến hạch toánkế toán, kế toán thống kê, hạch toán nghiệp vụ, tín dụng và các hoạt độngkhác phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
+ Chấp hành các chế độ báo cáo, thống kê và cung cấp số liệu, thôngtin theo quy định, quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học,làm dịch vụ tin học.
Trang 40● Tổ Tiếp thị, tổ thẻ:
+ Đề xuất kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, quảng bá, đặc biệtlà các hoạt động của Chi nhánh cũng như các dịch vụ sản phẩm cung ứngtrên thị trường, triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền theochỉ đạo của NHNo&PTNT Việt Nam và Giám đốc Chi nhánh.
+ Xây dựng kế hoạch quảng bá thương hiệu, thực hiện văn hoá doanhnghiệp, lập chương trình phối hợp với cơ quan báo chí truyền thông, quảngbá hoạt động của Chi nhánh và của NHNo&PTNT Việt Nam, trực tiếp tổchức tiếp thị thông tin, tuyên truyền bằng các hình thức thích hợp như:catalogue, sách, lịch, thiếp, tờ gấp, áp phích,… theo quy định.
+ Thực hiện lưu trữ, khai thác sử dụng các ấn phẩm, sản phẩm, vậtphẩm như phim tư liệu, hình ảnh, băng đĩa ghi âm, ghi hình,… phản ánh cácsự kiện và hoạt động quan trọng có ý nghĩa lịch sử đối với đơn vị.