Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU Nền kinh tế nước ta sau hai mươi lăm năm đổi mới đã gặt hái được những kết
quả đáng ghi nhận, được bạn bè thế giới đánh giá cao Những thành công đó đãkhẳng định tính chất đúng đắn con đường cải cách mà Đảng đã lựa chọn, khởixướng, đã cho phép chúng ta tin tưởng vào khả năng “cất cánh” của Việt Namtrong tương lai Tuy nhiên, vì mức khởi điểm xuất phát ban đầu của chúng ta quáthấp nên để có thể đẩy nhanh sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, mở rộng đầu tư
và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong tiến trình hội nhập khuvực và quốc tế thì chúng ta còn cần rất nhiều vốn, nhu cầu về vốn đang được đặtlên hàng đầu
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng đã chỉ rõ: “Trong
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước theo đường lối mới, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động mọi nguồn vốn trong nước và ngoài nước để đầu tư phát triển, trong đó vốn trong nước có ý nghĩa quyết định, vốn ngoài nước có ý nghĩa quan trọng, kết hợp tiềm năng sức mạnh bên trong với khả năng có thể
tranh thủ bên ngoài” Đại hội Đảng lần thứ IX, X Đảng ta tiếp tục khẳng định:
“Nhà nước có chính sách động viên các nguồn lực trong nước là chính và tranh
thủ tối đa nguồn lực ngoài nước, mở rộng đầu tư tín dụng, góp phần giải phóng
mọi năng lực sản xuất, phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế…”.
Nội dung trên đã khẳng định nhu cầu to lớn về vốn đối với nền kinh tế, đồngthời chỉ rõ tầm quan trọng của các nguồn vốn trong nước và quốc tế
Thực tế, trong nền kinh tế cạnh tranh hiện nay, có rất nhiều chủ thể, thôngqua các con đường khác nhau có khả năng cung cấp dẫn vốn đáp ứng nhu cầu vềvốn Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận được là huy động vốn qua cáctrung gian tài chính - Ngân hàng thương mại (NHTM) - là kênh quan trọng nhất,
có hiệu quả nhất vì trong nền kinh tế, NHTM được coi là trung gian tài chính lớnnhất quan trọng nhất
Nhận thức được tầm quan trọng và tính cấp thiết của đề tài, sau một thờigian thực tập và nghiên cứu tại Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa, với mong
Trang 2muốn tìm hiểu sâu hơn về công tác huy động vốn của chi nhánh em đã chọn đề
tài:”Giải pháp nâng cao chất lượng công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đống Đa” làm chuyên đề tốt
nghiệp
Kết cấu của đề tài như sau:
Chương I: Những vấn đề cơ bản về công tác huy động vốn của NHTMChương II: Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánhNHNo&PTNT Đống Đa
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao công tác huyđộng vốn tại chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo, Thạc sĩ Lê Thu Trang đã tận tìnhhướng dẫn em hoàn thành chuyên đề này Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán
bộ, nhân viên Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa đã tạo điều kiện và giúp đỡ emrất nhiều trong suốt quá trình thực tập và làm chuyên đề
Hà Nội, tháng 4 năm 2010
Sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Lê
Trang 3Theo các nhà Kinh tế học thế giới thì:”NHTM là một loại hình doanh
nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tín dụng” Theo cách
tiếp cận trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp thì
“NHTM là một loại hình tổ chức tài chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt là tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng về tài chính nhất so với bất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế” Theo luật tổ chức tín dụng có hiệu lực từ tháng 10/1998, NHTM được định
nghĩa như sau:
NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mở hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán.
1.1.2 Hoạt động của NHTM
Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa, cung cấp vốn chonền kinh tế Với sự phát triển kinh tế và công nghệ hiện nay, hoạt động ngânhàng đã có những bước tiến rất nhanh, đa dạng và phong phú hơn song ngânhàng vẫn duy trì các nghiệp vụ cơ bản sau:
Trang 4a, Nghiệp vụ huy động vốn:
Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hưởng tới chất lượng, hoạtđộng của ngân hàng Vốn được ngân hàng huy động dưới nhiều hình thức khácnhau như huy động dưới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá Mặtkhác, trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng tiến hành cho vay phục
vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địaphương và cả nước Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng,tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao,các ngân hàng chủ động trong hoạt độngkinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chứcdân cư, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Do đó các ngân hàng thương mạiphải căn cứ vào chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước của địaphương từ đó đưa ra các loại hình huy động phù hợp nhất là các nguồn vốntrung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước
b, Nghiệp vụ sử dụng vốn
Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ
sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyếtđịnh năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường.Vì vậy ngân hàng cầnphải nghiên cứu và đưa ra chiến lược sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất
Một là, ngân hàng tiến hành cho vay
Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM Theo thống kê,nhìn chung thì khoảng 60% - 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt độngcho vay Thành công hay thất bại của một ngân hàng tùy thuộc chủ yếu vào việcthực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sáchcho vay của ngân hàng Các loại vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm:mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phương pháp hoàn trả…
Hai là tiến hành đầu tư
Đi đôi với sự phát triển của xã hội là sự xuất hiện của hàng loạt những nhucầu khác nhau Với tư cách là một chủ thể hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ, đòihỏi ngân hàng phải luôn nắm bắt được thông tin, đa dạng các nghiệp vụ có thể
Trang 5cung cấp đầy đủ kịp thời nguồn vốn cho nền kinh tế Ngoài hình thức phổ biến làcho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tư Có hai hình thức chủ yếu mà cácngân hàng thương mại có thể tiến hành là:
▪ Đầu tư vào mua bán kinh doanh các chứng khoán hoặc đầu tư góp vốnvào các doanh nghiệp, các công ty khác
▪ Đầu tư vào trang thiết bị TSCĐ phục vụ cho hoạt động kinh doanh củangân hàng
Ba là nghiệp vụ ngân quỹ
Lợi nhuận luôn là mục tiêu cuối cùng mà các chủ thể khi tham gia tiếnhành sản xuất kinh doanh Tuy nhiên, đằng sau mục tiêu quan trọng đó là hàngloạt các nhân tố cần quan tâm Một trong những nhân tố đó là tính an toàn Nghềngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mìnhngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn” Vì thế, ngoài việc cho vay và đầu tư
để thu được lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng một phần nguồn vốn huyđộng được để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định
về dự trữ bắt buộc do Trung ương đề ra
c, Nghiệp vụ khác
Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế Một trong nhữnglợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hànghóa dịch vụ Để thanh toán nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí ngânhàng đưa cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán như thanh toán bằng séc,
ủy nhiệm chi, nhờ thu, các loại thẻ… cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử, kếtnối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần Mặt khác, các ngân hàngthương mại còn tiến hành môi giới, mua bán chứng khoán cho khách hàng vàlàm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty Ngoài ra ngân hàng còn thựchiện các dịch vụ ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác cấp phát, uy thác giảingân và thu hộ
Trang 61.1.3 Các hình thức huy đông vốn của NHTM
Huy động các nguồn vốn khác nhau trong xã hội để hoạt động là quantrọng nhất đối với các NHTM, đặc biệt là các ngân hàng có quy mô lớn Từ thậpniên 60 đến nay, khi chế độ lãi suất trả cho tiền gửi được thả nổi linh hoạt, tàisản nợ trở nên đa dạng và sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng thương mạivới nhau trong việc tìm kiếm vốn hoạt động đã dần dần hướng các ngân hàngchú ý đến sự giao động của tài sản nợ Từ thập niên 60 trở đi thì với sự phát triểnnhanh của các thị trường tài chính liên quốc gia, đã có rất nhiều loại tài sản cólợi tức ổn định và thanh khoản cao được mở ra trước mắt các ngân hàng ở cácnước phát triển Cho nên, vấn đề khó khăn không còn là đầu tư vào đâu mà làlàm thế nào có đủ vốn cho đầu tư ở môi trường cạnh tranh đầy kịch tính trong hệthống ngân hàng thế giới
1.1.3.1 Các hình thức huy động tiền gửi của NHTM
Đây là hình thức huy động vốn mà ngân hàng huy động được từ tổ chứckinh tế, cá nhân trong xã hội thông qua hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm,thanh toán hộ, các khoản cho vạy tạo tiền gửi và các nghiệp vụ kinh doanh khác
Các hình thức nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vàocác tiêu thức khác nhau mà được chia thành từng loại khác nhau
1.1.3.1.1 Phân loại theo tiêu thức kỳ hạn
Ngày nay, người ta thường phân chia các khoản tiền gửi theo tiêu thức này
để có thể quản lý tốt lượng tiền gửi, tiền lãi, và là cơ sở để ngân hàng xây dựngchiến lược dự trữ phù hợp
- Tiền gửi không kỳ hạn: Đây là khoản tiền gửi không có kỳ hạn xác định
người gửi có thể rút ra bất kỳ lúc nào do đó lãi suất thường thấp Tiền gửi không
kỳ hạn là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và ngân hàng khó cóthể dự báo về quy mô tiền gửi không kỳ hạn (giao dịch) có thể huy động Hìnhthức này chủ yếu là mở cho các doanh nghiệp Bởi vì các doanh nghiệp gửi tiềnvào ngân hàng mục đích chính không phải để nhận lãi mà là để hưởng các dịch
vụ mà ngân hàng cung cấp: đó là các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ
Trang 7Tuy nhiên, tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn có thể đáp ứng nhu cầu củanhững khách hàng chưa có dự định rõ ràng trong tương lai, hoặc không thực sự
an tâm về việc gửi tiền mà chỉ mong muốn nhận được một số tiền lãi nào đó vớilượng tiền hiện còn nhàn rỗi
Do tính chất không ổn định của nó nên ngân hàng chỉ được sử dụng một
tỷ lệ nhấn định nào đó của lượng tiền gửi không kỳ hạn nhận được và ngân hàngmuốn sử dụng thì phải dự tính về sự ổn định tương đối của lượng tiền gửi này
Do vậy quản lý tiền gửi không kỳ hạn là một phần quan trọng của quản lý dự trữtrong các ngân hàng
- Tiền gửi có kỳ hạn: Đây là loại tiền gửi có sự thoả thuận giữa người gửi
tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn lãi suất của khoản tiền gửi Do có sự xácđịnh rõ ràng về kỳ hạn nên nguồn tiền gửi có kỳ hạn là nguồn tiền gửi có sự ổnđịnh cao, ngân hàng có thể sử dụng để cho vay với thời hạn tương ứng hoặc cóthể chuyển đổi một phần tiền gửi ngắn hạn để cho vay trung dài hạn Chính vì lý
do này mà lãi suất của các khoản tiền gửi có kỳ hạn thường cao hơn nhiều lãisuất của các khoản tiền gửi không kỳ hạn Bởi vì mục đích chính của việc gửitiền vào ngân hàng là tiền lãi Thông thường thì lãi suất tỷ lệ thuận với kỳ hạn,tức là khoản tiển gửi càng lâu thì lãi suất càng cao và ngược lại
1.1.3.1.2 Phân loại theo tiêu thức nguồn hình thành.
- Các khoản ký gửi của các cá nhân và tổ chức là các khoản tiền mà họtrực tiếp chuyển vào ngân hàng: Cá nhân gửi tiền tiết kiệm, doanh nghiệp nộptiền bán hàng Đây là các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế đượcngân hàng tập trung lại Các cá nhân và tổ chức thường gửi tiền với mục đích và
kỳ hạn khác nhau Cá nhân gửi tiền thường với mục đích là để hưởng lãi cònmục đích của các doanh nghiệp thường là để sử dụng các dịch vụ của ngân hàng
- Tín dụng tạo tiền gửi: Đây cũng là một hình thức nhận tiền gửi, khi ngân
hàng cho khách hàng vay tiền thì Ngân hàng chuyển số tiền này vào tài khoảntiền gửi của khách hàng ngay trong ngân hàng Khi khách hàng chưa có nhu cầu
Trang 8rút tiền ngay lập tức thì ngân hàng có thể sử dụng số tiền đó mặc dù với thời hạnrất ngắn
1.1.3.1.3 Phân loại theo tiêu thức mục đích sử dụng
- Tiền gửi tiết kiệm: Phần lớn là các khoản ký gửi của các cá nhân với mục
đích là tìm kiếm một khoản thu nhập Thường thì mỗi khoản tiền gửi tiết kiệm
có khối lượng nhỏ, thời hạn ngắn Những người gửi tiền tiết kiệm là những đốitượng giảm chi tiêu trong hiện tại với hy vọng là sẽ tăng được chi tiêu trongtương lai
- Tiền gửi tiết kiệm có mục đích: Loại hình này khá phổ biến ở các nước phát
triển, thường được sử dụng với những hộ có thu nhập thấp và trung bình người gửi
để dành một khoản tiền gửi vào ngân hàng (thường là các khoản tiết kiệm đều đặnhàng năm) với ý định tích luỹ tiền cho mục đích nhất định Đây là hình thức huyđộng vốn trung và dài hạn khá hiệu quả, có tính ổn định đồng thời có tác dụng tíchcực trong việc hỗ trợ cho người dân mua sắm nhà cửa, phương tiện
- Tiền gửi thanh toán: Là khoản ký gửi của các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh Họ gửi tiền mục đích không phải là để hưởng thunhập mà là hưởng các dịch vụ của ngân hàng Thông thường các khoản tiền gửithanh toán có khối lượng lớn Do đó, khi các khoản tiền này tạm thời chưa sửdụng thì ngân hàng có thể sử dụng vào kinh doanh
1.1.3.1.4 Phân loại theo tiêu thức loại tiền gửi
- Tiền gửi nội tệ: Đây là khoản tiền gửi quan trọng của các ngân hàng, nó
phụ thuộc vào thu nhập trong nước và chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng lượngtiền gửi
- Tiền gửi ngoại tệ: Bên cạnh tiền gửi nội tệ thì ngân hàng còn nhận tiền
gửi dưới dạng ngoại tệ như USD, GBP, DEM, những khoản ngoại tệ này cũngrất quan trọng cho hoạt động ngân hàng như kinh doanh ngoại tệ trong nước, tàitrợ xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế
Trang 91.1.3.2 Chứng thư tiền gửi loại lớn
Chứng thư tiền gửi loại lớn là một loại hình phiếu nợ do ngân hàng phát ra
để vay tiền của thị trường Có hai cách phát hành loại chứng thư này:
Một là khi có các đối tượng đến vay tiền để sản xuất hoặc tiêu dùng theohợp đồng với ngân hàng, ngân hàng phát hành chứng thư này cho họ Hai làngân hàng có thể công bố phát hành chứng thư này cho các đối tượng muốn đầu
tư hoặc muốn gửi tiền vào ngân hàng Thay vì một cuốn sổ tiền gửi có kỳ hạn,
họ có thể nhận loại chứng thư này, nhưng chứng thư loại này không có nhữngđơn vị quá nhỏ bằng tiền mặt
Khi ngân hàng thương mại phát ra chứng thư này, nó hướng tới việc vaytiền của thị trường, của nhân dân và chứng thư là giấy xác nhận khoản vay này.Đồng thời trên chứng thư có ghi rõ thời hạn sẽ trả lại tiền mặt (6 tháng, 1 năm )
và lãi xuất người cho vay được hưởng Đến ngày đáo hạn cuối cùng, người sởhữu chứng thư đem nộp nó cho ngân hàng đã phát hành để nhận lại cả vốn theogiá trị bề mặt và tiền lời
Loại chứng thư này ở các nước công nghiệp thường có thời gian đáo hạnkhông quá 6 tháng kể từ ngày phát hành Với thời gian ngắn và tính chất được sửdụng, chấp nhận không khác gì Séc hay tiền mặt, trong khi nó có lãi suất mà Séc
và tiền mặt không có lãi suất, chứng thư này trở thành loại đầu tư ngắn hạn hấpdẫn nhất đối với các nhà kinh doanh và hộ gia đình
đủ nhu cầu sử dụng vốn của mình Tuy nhiên chi phí của nguồn vốn huy động
Trang 10này tương đối cao do ngân hàng phải trả lãi cao hơn các hình thức huy động vốntruyền thống khác.
1.1.3.4 Vay ngắn hạn các Ngân hàng Thương mại
Trong quá trình hoạt động của mình, do có những ngày cho vay quánhiều, sự thiếu hụt dự trữ tại ngân hàng Trung ương là điều thường xảy ra đốivới các NHTM Trong khi có một số NHTM thiếu dự trữ, thì nó cũng có một vài
bộ phận khác thừa dự trữ Để đảm bảo dự trữ theo quy định của ngân hàngTrung ương, các ngân hàng thương mại điện thoại hoặc liên lạc bằng Computervay lẫn nhau dự trữ trong một ngày là chuyện bình thường Thủ tục vay đượctiến hành qua Fax hoặc điện tín
Việc vay qua vay lại như thế diễn ra hàng ngày trong hệ thống ngân hàngthương mại Nó hình thành nên một loại tài sản nợ khá thường xuyên Tuynhiên, khoản nợ này thường rất ngắn không quá một tuần và thường là chỉ mộthay hai ngày vì mọi ngân hàng đều tự ý thức không thể lạm dụng kéo dài thờigian gây khó khăn cho ngân hàng có thiện chí giúp mình
1.1.3.5 Vay ngắn hạn thông qua hợp đồng mua lại
Hợp đồng mua lại là hình thức vay ngắn hạn trên thị trường của ngân hàngthương mại Trong hoạt động mỗi ngày, việc thiếu tiền mặt bất ngờ cho nhữngthượng vụ đầu tư đã được ký kết hoặc hụt dự trữ tại ngân hàng Trung ương làchuyện không có gì lạ đối với các ngân hàng thương mại Ngoài những biệnpháp nêu trên, trong những trường hợp cấp thiết, ngân hàng thương mại có thểvay của thị trường trong vài ngày đến vài tuần bằng cách phát hành hợp đồngmua lại
Đây là một hợp đồng bán chứng khoán giữa ngân hàng và đối tượng kinhdoanh chứng khoán tương đối thừa tiền mặt trong thị trường như các công ty tàichính, tổ chức tín dụng, các quỹ tiết kiệm, hưu trí, các công ty kinh doanh vàmôi giới chứng khoán
Chứng khoán mà ngân hàng đem bán là chứng khoán mà ngân hàng đangđầu tư Không phải là phiếu nợ do nó phát hành như các trường hợp vừa rồi
Trang 11Những loại chứng khoán mà ngân hàng thường đầu tư nhất và có thể đem bántheo loại hợp đồng này là trái phiếu Kho bạc, tín phiếu Kho bạc và một số loạitrái phiếu, cổ phiếu khác của thị trường.
1.1.3.6 Vay của ngân hàng Trung ương
Các ngân hàng thưong mại hầu như đều được sự cho phép thành lập củaNgân hàng Trung ương, cho nên nó đều được quyền vay tiền tại ngân hàngTrung ương trong những tình huống thiếu hụt dự trữ
Trường hợp không may diễn ra khi ngân hàng thương mại đến vay giữalúc ngân hàng trung ương không muốn khuyến khích sự bàng trướng tín dụng,hoặc thậm chí nó đang thắt chặt cung ứng tiền để chống lạm phát Lúc đó lãi suấtchiết khấu được đưa lên cao với những khoản lỗ trông thấy khi vay vốn của ngânhàng Trung ương Do đó, các ngân hàng thương mại chỉ miễn cưỡng vay trongnhững tình huống thật ngặt nghèo và tìm mọi cách trả nợ rất nhanh
Dù vay ít nhiều, vay thường xuyên hay chỉ thỉnh thoảng một năm đôi balần, dịch vụ vay từ cửa ngõ chiết khấu của ngân hàng Trung ương vẫn là mộtkhoản mục cố định trong tài sản nợ vì không có ngân hàng thương mại nào màchưa hề vay của ngân hàng Trung ương bao giờ từ khi thành lập
1.2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
Những nhân tố ảnh hưởng đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM được xem
xét qua hai nhóm nhân tố đó là: nhóm nhân tố mang tính khách quan và nhómnhân tố mang tính chủ quan
1.2.1 Nhân tố khách quan
▪ Thứ nhất là môi trường pháp lý
Hoạt động của ngân hàng có mức độ ảnh hưởng, tác động hết sức mạnh
mẽ đối với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào Cụ thể việc huy động vốn và sửdụng vốn của ngân hàng đều tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng của nềnkinh tế, thu nhập của các chủ thể, tốc độ chu chuyển vốn, tình trạng thất nghiệp,
tỷ lệ lạm phát Chính vì lẽ đó hoạt động của ngân hàng phải chịu sự quản lý chặt
Trang 12chẽ sát sao hơn so với các doanh nghiệp khác Thực tế là ngân hàng phải chịu sựđiều chỉnh của rất nhiều chính sách, các quy định của chính phủ, của NHTW, đó
là Luật các tổ chức tín dụng, luật kinh tế, luật dân sự, hàng loạt hệ thống các quyđịnh cụ thể trong từng thời kỳ về lãi suất, dự trữ, hạn mức Trong sự rang buộc
về pháp luật này thì các yếu tố của nghiệp vụ huy động vốn chắc chắn sẽ bị thayđổi và kết quả làm ảnh hưởng đến quy mô và hiệu quả của việc huy động vốn.Bởi khi chính sách của nhà nước của NHTW: chính sách tiền tệ, tài chính, lãisuất, tín dụng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn cũng như chấtlượng nguồn vốn của NHTM
▪ Thứ hai là môi trường kinh tế - chính trị - xã hội
Hoạt động của NHTM nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêngkhông thể thoát ly khỏi môi trường kinh doanh đặc biệt là môi trường kinh tế -chính trị - xã hội
Trong các hoạt động của ngân hàng thì hoạt động huy động vốn và sửdụng vốn luôn bị các chỉ tiêu kinh tế như tốc độ tăng trưởng, thu nhập, tình trạngthất nghiệp, lạm phát… tác động trực tiếp Khi nền kinh tế tăng trưởng, sản xuấtphát triển, từ đó tạo điều kiện tích lũy nhiều hơn, tạo môi trường cho việc thu hútvốn của ngân hàng thuận lợi và ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái, lạm pháttăng làm cho môi trường đầu tư của ngân hàng bị thu hẹp khiến quá trình tạo vốncủa ngân hàng gặp khó khăn
Sự ổn định về chính trị hay về chính sách ngoại giao cũng tác động mạnh
mẽ đến quan hệ vốn của ngân hàng với các quốc gia khác trong khu vực và trênthế giới
Nhân khẩu học cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới nguồn vốn thông quaviệc phân bổ dân cư, trình độ, lứa tuổi… Ngân hàng cũng nên xem xét yếu tốnày trong hoạt động huy động vốn của mình
▪ Thứ ba là môi trường văn hóa
Môi trường văn hóa quyết định đến tập quán, tâm lý, thói quen trong việc
sử dụng tiền của dân cư Những vùng mà người dân quen sử dụng số tiền nhàn
Trang 13rỗi dưới hình thức cất trữ thì việc huy động vốn của ngân hàng sẽ gặp rất nhiềukhó khăn…
Hơn nữa mức độ chấp nhận rủi ro của xã hội, thói quen tích lũy ảnh hưởngđến quyết định của các thành viên trong xã hội về phương thức tiêu dùng và tiếtkiệm
▪ Thứ tư là yếu tố cạnh tranh trên thị trường tài chính
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng có sự tham gia của nhiều loạihình hình ngân hàng mới và các tổ chức tài chính phi ngân hàng Do đó cạnhtranh có xu hướng gia tăng mạnh, làm giảm đi sự khác biệt giữa NHTM với các
tổ chức tài chính phi ngân hàng Xu hướng cạnh tranh trong ngân hàng càng giatăng do các yếu tố như thay đổi chính sách tiền tệ, đổi mới tài chính của doanhnghiệp kinh doanh tiền tệ
1.2.2 Nhân tố chủ quan
▪ Các hình thức huy động vốn mà ngân hàng sử dụng
Để thực hiện tốt công tác huy động vốn, các ngân hàng thường đưa ranhiều hình thức huy động vốn đa dạng Khối lượng vốn mà ngân hàng huy độngđược phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức huy động vốn mà ngân hàng áp dụng.Khi áp dụng nhiều hình thức huy động vốn sẽ tạo những cơ hội để người gửi lựachọn, đáp ứng được các nhu cầu của người gửi Mỗi ngân hàng đều tìm chomình những hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tâm lýdân cư vùng mà ngân hàng đặt địa điểm, đồng thời phù hợp với yêu cầu sử dụngcũng như dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốn của mình Khi hình thức huyđộng vốn đa dạng nghĩa là số lượng vốn huy động được tăng lên và chi phí huyđộng có xu hướng giảm xuống
▪ Chiến lược kinh doanh của ngân hàng
Trong một ngân hàng, nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động trực tiếp từcác hoạt động về sử dụng vốn Mỗi ngân hàng đều có một chiến lược kinh doanhriêng theo từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân ngânhàng và điều kiện môi trường kinh doanh Từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến
Trang 14lược huy động vốn là thu hẹp hay mở rộng cho phù hợp với chính sách thu hẹphay mở rộng tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ đó Cơ cấu nguồn vốn có thểthay đổi về tỷ lệ các khoản mục cấu thành, chi phí huy động có thể tăng haygiảm nếu chiến lược kinh doanh được xây dựng đúng dắn phù hợp với điều kiệnbản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì công táchuy động vốn phát huy hiệu quả.
▪ Ảnh hưởng của lãi suất huy động
Lãi suất huy động vốn thường là mối quan tâm hàng đầu của cá nhân và tổchức muốn gửi tiền vào ngân hàng Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh
tế lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn bao giờ cũng thu hút được nhiều người tham giađầu tư hơn Tuy nguồn tiền gửi không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cao mà còn phụthuộc vào các nhân tố khác như kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán, uytín, địa điểm của ngân hàng nhưng với lãi suất cao, linh hoạt, hợp lý thì luônluôn có tác dụng kích thích người gửi tiền Nhưng lãi suất có ảnh hưởng lớn nhấtđến lượng tiền gửi tiết kiệm vì khách hàng chọn gửi tiền theo phương thức nàythường có mục đích hưởng lãi
▪ Trình độ công nghệ ngân hàng
Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện qua các yếu tố sau:
- Các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng
- Cơ sở vật chất trang bị phục vụ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Trình độ công nghệ ngân hàng càng cao, khách hàng sẽ càng cảmthấy hài lòng về dịch vụ được ngân hàng cung ứng và yên tâm hơn khi gửi tiềntại các ngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranhphi lãi suất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất
mà quan tâm đến chất lưọng và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng Vớicùng một lãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụtốt hơn, tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn
Trang 15Trình độ nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng là điều kiện để thực hiện tốt cácnghiệp vụ ngân hàng
Cán bộ ngân hàng phải có chuyên môn tốt để có thể quản lý tốt nguồnvốn, thực hiện tốt công việc sử dụng vốn góp phần nâng cao chất lưọng huyđộng vốn
▪ Thương hiệu, uy tín của ngân hàng
Trên thực tế, mỗi ngân hàng đã, đang và sẽ tạo được một hình ảnh riêngcủa mình trong lòng khách hàng Một ngân hàng lớn, sẵn có uy tín sẽ có lợi thếhơn trong hoạt động huy động vốn Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp chongân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phíhuy động Từ đó ngân hàng có thể đề ra chiến lược dự trữ dễ dàng hơn, thậm chítrong điều kiện lãi suất gửi tiền tại ngân hàng có uy tín thấp hơn đôi chút, nhữngngười có tiền vẫn lựa chọn ngân hàng đó để gửi mà không tìm những nơi trả lãihấp dẫn hơn vì họ tin rằng ở đây đồng vốn của mình sẽ tuyệt đối an toàn
1.3 VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN
1.3.1 Vai trò của nguồn vốn hoạt động tới nền kinh tế
Đối với nền kinh tế của bất cứ quốc gia nào, vốn có vai trò đặc biệt quantrọng, nhất là trong thời kì đầu đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước
Nước ta từ khi chuyển sang cơ chế mới, các đơn vị kinh tế được tự chủtrong hoạt động kinh doanh Họ phải tự mình tạo lập các nguồn vốn khác nhau
và sử dụng có hiệu quả chúng Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh trước hếtmọi thể nhân, pháp nhân phải có một số vốn mà pháp luật quy định bắt buộc gọi
là vốn pháp định Hơn nữa, quá trình đầu tư phát triển phải tính đến hiệu quả lâudài, có nghĩa là không thể đầu tư vào công nghệ lạc hậu mà phải có phương tiệnmáy móc kỹ thuật tiên tiến Nhưng thực tế nhu cầu thường vượt quá khả năngnên các đơn vị, cá nhân thường phải vay vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinhdoanh của đơn vị, cá nhân mình Đối với Ngân sách Nhà nước do nhu cầu chitiêu cho tiêu dùng và đầu tư ngày càng tăng nhưng nguồn thu tăng trưởng chậphơn nên thường bị thiếu hụt Tất nhiên thiếu hụt đó có thể được Nhà nước bù
Trang 16đắp bằng cách in thêm tiền, nhưng cách này có thể làm gia tăng tỷ lệ lạm phát,ảnh hưởng không tốt tới nền kinh tế Do đó, nhà nước cũng cần phải tự tìm cáchhuy động vốn để bù đắp thiếu hụt Ngân sách.
Chính sách huy động vốn là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tếquốc gia, nó liên quan đến chính sách phân phối thu nhập của quốc gia đó, tácđộng trực tiếp đến mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chính sách huy độngvốn trong nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động tàichính, tình hình lạm phát và ổn định tiền tệ Vì nguồn vốn có vai trò to lớn đốivới nền kinh tế như vậy, nên chúng ta cần phải khơi thông các nguồn vốn chođầu tư phát triển kinh tế, thông qua các kênh: vốn từ ngân sách nhà nước, vốnhuy động của các tổ chức tín dụng… Trong các kênh trên, vốn từ ngân sách nhànước chỉ đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhà nước Nhưng hiện nay sốlượng doanh nghiệp nhà nước đã giảm do việc cổ phần hóa các doanh nghiệpnhà nước Vì vậy, việc huy động vốn từ kênh này thường không cao Bên cạnh
đó, việc huy động vốn còn được thực hiện thông qua kênh tín dụng Các doanhnghiệp có thể huy động vốn qua kênh trực tiếp hoặc gián tiếp Nhưng ở nước taphần lớn các doanh nghiệp là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên chưa đủ điều kiện đểhuy động vốn trực tiếp trên thị trường chứng khoán Do đó, việc huy động vốngián tiếp qua kênh ngân hàng vẫn đóng vai trò quan trọng
Do vậy, việc chú trọng đến các nguồn vốn của nền kinh tế là điều kiện cầnthiết của các ngân hàng khi quan tâm đến sự phát triển chung của nền kinh tế màngân hàng là một trong những thành viên chính góp phần tạo nên sự phát triển
đó Vì vậy, việc đẩy mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển đang giữmột vị trí đặc biệt quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa củanước ta hiện nay
1.3.2 Vai trò của nguồn vốn hoạt động đối với NHTM
Chuyển sang nền kinh tế thị trường, vai trò của NHTM ngày càng quantrọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội NHTM cũng là doanh nghiệp
Trang 17nhưng là một doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng,nên trong quá trình chuyển mình cùng nền kinh tế, các NHTM đã chuyển dầnsang hạch toán kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của mìnhchứ không bao cấp như trước nữa Do đó, tính năng động sáng tạo được khơidậy, các NHTM có xu hướng phát triển đa năng Vì đóng vai trò là trung gian tíndụng, trung gian thanh toán, là thủ quỹ của nền kinh tế nên NHTM là tác nhânquan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế Các nguồn vốn huy độngđược sẽ quyết định quy mô cũng như định hướng hoạt động của ngân hàng Nếunguồn vốn được coi là yếu tố đầu vào trong quá trình kinh doanh của mộtNHTM thì nguồn vốn huy động được coi là yếu tố đầu vào thường xuyên, chủyếu nhất của ngân hàng Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, đầu tư chủyếu dựa vào nguồn này.
Nguồn vốn huy động có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động kinhdoanh của NHTM Cụ thể, nếu ngân hàng huy động được nguồn vốn dồi dào vớichi phí thấp nó có thể mở rộng được tín dụng đầu tư và thu được lợi nhuận cao.Ngược lại, với quy mô hạn chế và chi phí cao thì ngân hàng có thể gặp khó khăntrong hoạt động kinh doanh của mình Chi phí huy động vốn của ngân hàng liênquan chặt chẽ với lãi suất tiền gửi các loại, lãi suất tiền gửi tiết kiệm các loại vàlãi suất các công cụ nợ do ngân hàng phát hành
Nguồn vốn huy động không những giúp cho ngân hàng bù đắp được thiếuhụt trong thanh toán, tăng nguồn vốn trong kinh doanh mà thông qua huy độngvốn, ngân hàng nắm bắt được năng lực tài chính của khách hàng có quan hệ tíndụng với ngân hàng Qua đó, ngân hàng có căn cứ để xác định mức vốn đầu tưcho vay đối với những khách hàng đó hoặc có thể phát hiện kịp thời tệ tham ô,trốn thuế, lừa đảo của các doanh nghiệp làm ăn không chính đáng Từ đó có biệnpháp ngăn chặn và xử lý kịp thời
Bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay hay nguồn vốn ngân hànghuy động được lại là nguồn để các doanh nghiệp khác đi vay nên công tác huyđộng vốn càng có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân
Trang 18hàng Do vậy, công tác huy động vốn là một mảng hoạt động lớn của các NHTM
và nó quyết định rất lớn đến thành công hay thất bại của ngân hàng
1.3.3 Sự cần thiết phải huy động vốn
Kể từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, các đơn vị kinh tế được
tự chủ trong kinh doanh đòi hỏi phải tự mình tạo lập các nguồn vốn khác nhau
và sử dụng có hiệu quả Muốn hoạt động sản xuất kinh doanh, trước tiên các nhàđầu tư mời pháp nhân, thu nhận có một số vốn nhất định mà pháp luật còn gọi làvốn pháp định Hơn nữa, bản thân quá trình đầu tư cho xây dựng và mua sắmthiết bị công nghệ cũng rất cần đến vốn do đó các nhà đầu tư phải tính đến hiệuquả lâu dài nghĩa là không thể đầu tư vào công nghệ lạc hậu mà phải có phươngtiện máy móc kỹ thuật tiên tiến
Thông thường các nhà đầu tư thường lâm vào tình trạng thiếu vốn tự có
Vì thế trong kinh doanh, họ cần phải đi huy động vốn bằng nhiều cách khácnhau Ngân sách Nhà nước do yêu cầu chi cho tiêu dùng đầu tư ngày càng tăngnhưng nguồn thu ngày càng eo hẹp và tăng trưởng chậm nên hầu như bị thiếuhụt Nhà nước cũng cần có vốn để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội.Tất nhiên, nguồn vốn đó có thể được Nhà nước đáp ứng bằng cách in thêm tiềnnhưng cách này có thể làm tăng tỷ lệ lạm phát và kéo theo nhiều hiện tượng kháckhông có lợi cho nền kinh tế Do đó bản thân Nhà nước cũng cần tự tìm cáchhuy động vốn để bù đắp thâm hụt ngân sách của mình Cuối cùng bản thân ngânhàng cũng phải có một lượng vốn ban đầu làm cơ sở cho hoạt động kinh doanhtiền tệ của mình Nhưng ngân hàng do bản chất là đi vay để cho vay hay nguồnvốn ngân hàng huy động được lại là nguồn vốn để các doanh nghiệp khác đi vaynên công tác huy động vốn lại càng có ý nghĩa quan trọng
Hơn nữa, chính sách huy động vốn là một bộ phận quan trọng trong chínhsách tiền tệ quốc gia, nó liên quan đến chính sách thu nhập trong phạm vi toàn
xã hội, tác động trực tiếp đến mọi quan hệ tích luỹ và tiêu dùng, việc hoạch địnhchính sách huy động vốn trong nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng trực tiếp đếncác hoạt động tài chính, tình hình lạm phát và ổn định tiền tệ Vì thế, việc đẩy
Trang 19mạnh công tác huy động vốn cho đầu tư phát triển giữ một vị trí đặc biệt quantrọng trong quá trình phát triển xã hội của nước ta hiện nay Kinh nghiệm củacác nước đã chỉ ra rằng: trong quá trình phát triển kinh tế của một đất nướcnguồn đầu tư trong nước luôn có ý nghĩa quan trọng và giữ vai trò quyết địnhđến sự phát triển lâu dài và vững chắc của một đất nước Trong lúc đó lại lànguồn vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàngcho nên nếu phát huy tốt công tác này sẽ tăng cường được một nguồn vốn lớncho nền kinh tế Như vậy công việc đẩy mạnh công tác huy động vốn là hết sứccần thiết và có ý nghĩa quyết định đến cả quá trình phát triển nền kinh tế bởi lẽ:
Bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng nguồn lực nội bộ là chính Sự chiviện, bổ sung từ bên ngoài dù là viện trợ cho vay hay đầu tư nước ngoài cũng chỉ
là tạm thời Vốn ODA là vốn vay thì cuối cùng vẫn phải dùng vốn trong nước đểtrả gốc và lãi Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cũng chỉ là phần bổ sung,không thể thay thế cho đầu tư và sản xuất trong nước Vì thế cần phải phát huytốt công tác huy động vốn
Thực tế việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bao giờ cũng phải có vốn đốiứng bên trong mới có thể phát triển một cách vững chắc Vì vậy dù là công trìnhđược đầu tư từ nguồn vốn bên ngoài thì vốn đầu tư trong nước cũng có ý nghĩaquyết định bởi vì nếu không có vốn đầu tư trong nước đầu tư vào cơ sở hạ tầngkinh tế: điện nước, đường xá, thông tin liên lạc… hay là công trình văn hoá xãhội như trường học, bệnh viện… thì hiệu quả sản xuất sẽ giảm sút
Về lợi ích dân tộc, nếu không có vốn đầu tư trong nước đủ mức cần thiếtthì xét về lâu dài nguồn của cải làm ra (tính thông qua chỉ tiêu GDP) có thể lớnnhưng phần của cải thực mà ta được hưởng (tính thông qua chỉ tiêu GNP) lại rất
ít Như vậy, nền kinh tế nhìn thấy có vẻ phồn vinh nhưng thực ra của cải đókhông thuộc sở hữu của nhân dân trong nước Tỷ lệ góp vốn của các doanhnghiệp trong nước chỉ dừng lại ở mức 30% như hiện nay chủ yếu là do thiếu vốnđối ứng trong nước Không ít doanh nghiệp trong nước phải dùng quỹ đất để gópvốn, phần còn lại phải đi vay nước ngoài để góp vốn liên doanh Một số doanh
Trang 20nghiệp trong nước mua thiết bị nước ngoài theo hình thức trả chậm nhưng dokhông có vốn nên phải đi vay thương mại với những điều kiện bất lợi làm ảnhhưởng không tốt đến hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Với sự cần thiết như vậy vốn luôn là yếu tố quyết định đối với sự pháttriển kinh tế xã hội
Trang 21CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI
CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA
2.1 TÌNH HÌNH KINH TẾ, CHÍNH TRỊ CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Năm 2009 nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động của cuộc khủnghoảng kinh tế thế giới năm 2008, các hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ,xuất khẩu… đồng loạt gặp khó khăn Trước tình hình đó, Chính phủ Việt Nam
đã có hàng loạt các giải pháp kích thích kinh tế như: cho vay hỗ trợ lãi suất,miễn, giảm hoãn thuế, nới lỏng chính sách tiền tệ… để thúc đẩy các doanhnghiệp, hộ sản xuất kinh doanh duy trì và phát triển sản xuất, mở rộng đầu tư.Đến quý II/2009 kinh tế Việt Nam đã có những bước chuyển tích cực, dần ổnđịnh và phục hồi nhanh chóng ở những tháng cuối năm Kết quả GDP cả nămtăng 5,32% thấp nhất trong thập kỷ qua và giảm mạnh so với kết quả trên 8%các năm trước, song vẫn giúp Việt Nam nằm trong số hiếm hoi các nền kinh tếtăng trưởng dương Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước đã nâng dần lên lầnlượt là 4,46%; 6,04%; 6,9% Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2009 tăng6,88% so với năm 2008
Cũng nằm trong tình hình khó khăn chung của cả nước nhưng năm 2009
Hà Nội vẫn huy động tối đa nguồn tài lực cho tăng trưởng kinh tế ở mức caonhất Kinh tế - xã hội của Hà Nội từ giữa năm đã có những dấu hiệu sản xuấtphục hồi và khởi sắc trong quý IV năm 2009 Kết thúc năm 2009, GDP Hà Nộiđạt tốc độ tăng trưởng 6,67%, cao hơn mức chung của cả nước và cao hơn so vớinhiều địa phương khác Hầu hết lĩnh vực sản xuất, kinh doanh giữ được mức duytrì hoặc tăng trưởng khá, tạo đà cho giai đoạn từng bước tăng trưởng nhanh vàbền vững trong năm 2010 và những năm tiếp theo Đến cuối năm 2009 giá trịsản xuất công nghiệp tăng 9,4% so với năm 2008, trong đó kinh tế nhà nước tăng6,1%, kinh tế ngoài nhà nước tăng 11,9%, khu vực có vốn đầu tư nước ngoàităng 9,4%.Bên cạnh đó, vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn đạt 147.814 tỷ đồng,tăng 18,2% so với năm 2008
Trang 22Năm 2009 cũng là một năm đầy biến động của thị trường tài chính, ngânhàng Cùng với Chính phủ, ngành ngân hàng đã thực hiện các gói kích thích kinh tếnhư cho vay hỗ trợ lãi suất, giảm lãi suất cho vay để giảm gánh nặng chi phí tài chínhcho các doanh nghiệp Chính sách tiền tệ ổn định, lãi suất cơ bản duy trì 7%/nămtrong 8 tháng, đến đầu tháng 12 được điều chỉnh lên 8%/năm Tốc độ tăng trưởng tíndụng cao và nhanh hơn tốc độ tăng nguồn vốn, đẩy các ngân hàng vào cuộc đua tănglãi suất huy động, lãi suất huy động gần bằng lãi suất cho vay Thị trường ngoại tệcăng thẳng, mất cân đối cung cầu, tỷ giá tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải nhiềulần điều chỉnh biên độ tỷ giá Thị trường vàng cũng biến động khôn lường, giá vàngtrồi sụt, các tin đồn thất thiệt tác động tiêu cực đến tâm lý người dân cũng đã gâyảnh hưởng phần nào đến hoạt động ngân hàng.
Trước nền kinh tế nhiều biến động, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đacũng đã cố gắng và đạt được kết quả nhất định trong năm 2009 đóng góp vàohoạt động chung của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam
2.2 TỔNG QUAN VỀ CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA
2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Đống Đa
Năm 1988 hệ thống ngân hàng chuyển đổi từ một cấp sang hai cấp, từ đócùng với cơ chế quản lý mới của hệ thống ngân hàng và những nhu cầu mớitrong cơ chế thị trường như tiết kiệm, đầu tư gia tăng, hệ thống ngân hàng ngàycàng được mở rộng và phát triển NHNo&PTNT Việt Nam là một trong nhữngngân hàng có mạng lưới chi nhánh ngân hàng cấp 1 được thành lập theoQĐ/27/06/1988 của Tổng Giám Đốc NHNo&PTNT Việt Nam trên cơ sở táchchuyển từ NHNo Thành phố nhằm đáp ứng nhu cầu huy động vốn cho đầu tư,phát triển kinh tế Thủ đô, đặc biệt trong lĩnh vực No&PTNT
Chi nhánh NHNo&PTNT Quận Đống Đa là chi nhánh cấp II thuộc Chinhánh NHNo&PTNT Hà Nội được thành lập năm 2000, nhằm đáp ứng nhu cầuphát triển kinh tế trên địa bàn quận và đóng góp phần mở rộng quy mô hoạtđộng của NHNo Thành phố, trụ sở chính đặt tại 154 Tôn Đức Thắng Ngày01/04/2008 Chi nhánh được NHNo&PTNT Việt Nam nâng cấp thành Chi nhánh
Trang 23cấp I trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam, trụ sở chính đặt tại 3/37 Đê La Thành,Đống Đa, Hà Nội, ngày 19/01/2009 trụ sở chuyển về 211 phố Xã Đàn, Đống Đa,
Hà Nội
Cơ cấu tổ chức chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Ban Giám đốc: 01 đồng chí giám đốc, 02 phó giám đốc
Các phòng ban:
- Phòng Hành chính nhân sự
- Phòng Kế hoạch kinh doanh
- Phòng kế toán ngân quỹ
- Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ
- Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu
- Cho vay cần cố thế chấp các giấy tờ có giá
- Làm dịch vụ kiều hối và kinh doanh ngoại tệ
- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh
- Thanh toán chuyển tiền điện, điện tử…
2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Đống Đa đến 31/12/2009
2.2.2.1 Nguồn vốn huy động đến 31/12/2009
Tổng nguồn vốn đến 31/12/2009 đạt 1.050 tỷ đồng, tăng 112 tỷ (tăng11,94%) so với năm 2008, đạt 60% so với kế hoạch năm 2009 Trong đó, nguồn
Trang 24vốn huy động từ dân cư đạt 480 tỷ đồng, chiếm 56,47% tổng nguồn vốn, tăng
106 tỷ (tăng 28,34 %) so với năm 2008, đạt 89,22 % kế hoạch năm 2009; tiềngửi của các tổ chức kinh tế đạt 370 tỷ đồng, chiếm 43,53% tổng nguồn vốn,giảm 129 tỷ (giảm 26%) so với năm 2008; tiền vay các tổ chức tín dụng đạt 200
tỷ, chiếm 19% tổng nguồn vốn,tăng 300% so với năm 2008
a Cơ cấu vốn theo thời gian
Biểu đồ 1: Nguồn vốn phân theo thời gian năm 2009
76,8%
23,2%
Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009)
Nguồn vốn không kỳ hạn đạt: 243,088 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng23,2% tổng nguồn vốn Nguồn vốn có kỳ hạn đạt 806,912 tỷ đồng, chiếm tỷtrọng 76,8 % tổng nguồn vốn Riêng nguồn vốn có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên đạt421,41 tỷ đồng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh, đã giúpchi nhánh có nguồn vốn ổn định và chủ động trong kinh doanh
b Cơ cấu vốn theo đồng tiền huy động
Trang 25
15,3%
Biểu đồ 2: Nguồn vốn huy động theo loại tiền gửi năm 2009
Nguồn vốn nội tệ Nguồn vốn ngoại tệ(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2009)
Nguồn vốn nội tệ đạt 889 tỷ đồng, tăng 60 tỷ đồng (7,2%) so vớinăm 2008, chiếm 84,7% tổng nguồn vốn Nguồn vốn ngoại tệ đạt 161 tỷ tăng 62
tỷ chiếm 15,3% tổng nguồn vốn Cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỉ lệ thấp,phương hướng trong những năm tới nguồn vốn này sẽ chiếm từ 20- 30% tổngnguồn vốn huy động
2.2.2.2 Dư nợ cho vay đến 31/12/2009
Tổng dư nợ đến 31/12/2009 đạt 509 tỷ đồng tăng 176 tỷ (34,6%) so vớinăm 2008, đạt 98,26% kế hoạch năm 2009 Trong đó:
+ Dư nợ ngắn hạn: 327 tỷ đồng chiếm 64 % tổng dư nợ, tăng 100 tỷ (44%) sovới năm 2008
+ Dư nợ trung, dài hạn: 182 tỷ chiếm 36% tổng dư nợ, tăng 76 tỷ (71,7%) so vớinăm 2008
Tốc độ tăng trưởng 34,6% với số tuyệt đối là 176 tỷ đồng cho thấy năm
2009 NHNo&PTNT Đống Đa có mức tăng trưởng tương đối tốt so với tốc độtăng của toàn hệ thống
Có biểu đồ tăng trưởng dư nợ các năm:
Biểu đồ 3: Tăng trưởng dư nợ tín dụng các năm: 2007, 2008, 2009
Trang 26(Đơn vị: tỷ đồng)
0 100 200 300 400 500 600
(Nguồn: Cân đối tổng hợp năm 2007, 2008, 2009)Năm 2007 tổng dư nợ hữu hiệu của chi nhánh đạt 190,18 tỷ đồng, sangnăm 2008 đơn vị có dư nợ là 333 tỷ đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2007 là142,82 tỷ đồng, số tương đối là 42,9% Năm 2009 chi nhánh có tổng dư nợ là
509 tỷ đồng, tăng tuyệt đối so với năm 2008 là 176 tỷ đồng, số tương đối là34,5%
Nhìn chung trong giai đoạn 2007- 2009 chi nhánh có tốc độ tăng trưởng
dư nợ tín dụng tương đối tốt, đặc biệt tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 tăngcao nhất cả về số dư nợ và tốc độ tăng trưởng từ khi thành lập đến nay
2.2.2.3 Kết quả tài chính
- Tổng thu: 197.393 triệu đồng, tăng 82,85% so với năm 2008
- Tổng chi: 185.282 triệu đồng, tăng 89,84% so với năm 2008
- Quỹ thu nhập chưa có lương: 16.329 triệu đồng, đạt 105,3 % kế hoạch giao
Trang 272.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT ĐỐNG ĐA
2.3.1 Quy mô vốn huy động giai đoạn 2007 - 2009
Giai đoạn 2007-2009, Chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa luôn đạt mứctăng trưởng cao về nguồn vốn huy động, đảm bảo tốt các chỉ tiêu đề ra Sự tăngtrưởng nguồn vốn huy động trong giai đoạn này được thể hiện ở biểu đồ sau:
Biểu đồ 4: Nguồn vốn kinh doanh năm 2007, 2008, 2009
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2007, 2008, 2009)
Năm 2007 tổng vốn huy động của chi nhánh là 409,395 tỷ đồng Năm
2008, chi nhánh huy động được 938 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng 120,34%.Năm 2009 quy mô huy động vốn của chi nhánh đạt 1.050 tỷ đồng tăng 112 tỷ sovới năm 2008 (tăng 11,94%)
Trang 28Biểu 1: Biến động vốn huy động của Chi nhánh NHNo& PTNT Đống
Đa giai đoạn 2007- 2009
(Nguồn: Cân đối tổng hợp năm 2007, 2008, 2009)
2.3.2 Cơ cấu vốn huy động giai đoạn 2007 - 2009
2.3.2.1 Phân theo thời gian huy động:
Giai đoạn 2007-2009 là giai đoạn có những biến động tăng trưởng của cácloại tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi không kỳ hạn như sau:
Biểu 2: Biến động vốn huy động phân loại theo thời gian của chi nhánh NHNo&PTNT Đống Đa
Chênh lệch so với năm trước
Tốc độ tăng trưởng (%)