Đáp ứng miễn dịch

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vắc xin lở mồm long móng trong công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn nái ông bà tại xí nghiệp giống gia súc thuận thành (Trang 41 - 45)

2. Tổng quan tài liệu

2.3.10. Đáp ứng miễn dịch

2.3.10.1. Miễn dịch Lở mồm Long móng tự nhiên

Bò khỏi bệnh LMLM do 1 trong 7 type virut gây ra không có miễn dịch chống các type khác mà chỉ có khả năng bảo hộ chống lại type đầu tiên trong một thời gian dài. Tuy nhiên, khi nhiễm virut type khác, bệnh lâm sàng sẽ ít nghiêm trọng hơn hoặc không phát bệnh lâm sàng.

Miễn dịch có chất l−ợng cao nh− ngay sau khi tiêm phòng với các loại vắc xin có hiệu lực trong thời gian 6 tháng sau khi nhiễm bệnh có khả năng ngăn cản sự phát bệnh lâm sàng, bất kỳ việc thử thách công c−ờng độc đ−ợc tiến hành bằng cách nào, tiếp xúc với bệnh hay tiêm vi rút. Con vật đ−ợc công c−ờng độc vào 1 năm sau khi khỏi bệnh sẽ không phát bệnh lâm sàng nh−ng có bệnh tích tại nơi tiêm.

Kháng thể IgM có trong huyết thanh có thể đ−ợc phát hiện từ 3 đến 5 ngày sau khi nhiễm bệnh và đạt đỉnh cao nhất vào thời gian từ 5 đến 10 ngày. Kháng thể IgG1 và IgG2 xuất hiện vào ngày thứ 4 trở lên và đạt đỉnh cao khoảng 15-20 ngày. Hiệu giá kháng thể trung hoà có thể tồn tại nhiều năm, mặc dù với giá trị giảm đi nhiều so với thời điểm đỉnh. Mặc dù IgG không tồn tại lâu nh−ng đã phát hiện đ−ợc muộn nhất là vào tháng thứ 6 ở lợn.

Miễn dịch niêm mạc sau khi nhiễm bệnh cũng đ−ợc nghiên cứu ở bò, đỉnh cao hoạt tính trung hoà đ−ợc coi là do IgM và IgA trong dịch họng vào ngày thứ 5. L−ợng kháng thể này xuất hiện là do hiện t−ợng thấm rỉ kháng thể từ huyết thanh và từ các mô trong quá trình viêm của bệnh. Từ ngày 20-60, hoạt tính trung hoà ở dịch họng là hoàn toàn do IgA đ−ợc tiết ra từ niêm mạc

chứ không phải từ huyết thanh thấm ra. Tóm lại kháng thể trong huyết thanh không chỉ bảo hộ chống lại sự lan toả của vi rút ra toàn thân mà còn có thể thấm rỉ ra các mặt niêm mạc qua các mô bị huỷ hoại trong thời kỳ bệnh cấp tính (trừ tr−ờng hợp kháng thể niêm mạc đủ lớn để ngăn ngừa sớm sự nhân lên của vi rút).

Borca và cộng sự đ−a ra giả thuyết rằng: vi rút LMLM là loại kháng nguyên phụ thuộc tế bào T và tập trung nghiên cứu vào tế bào T hỗ trợ và xác định các quyết định kháng nguyên trong vi rút đặc hiệu với tế bào T.

Một số công trình đã đề cập nghiên cứu về phức hợp phù hợp tổ chức lớn loại II (MHC class II) và thấy rằng không có dấu hiệu của phản ứng tế bào T phụ thuộc vào phức hợp này đối với toàn bộ kháng nguyên của vi rút LMLM. Trong 2 công trình nghiên cứu riêng biệt của bò nhiễm bệnh, chỉ thấy hiện t−ợng tăng sinh nhẹ của tế bào trong máu ngoại vi. Hiện t−ợng t−ơng tự này cũng quan sát thấy ở bò đ−ợc tiêm vắc xin. Các hiện t−ợng trên đ−ợc quan sát thấy ở bò có hiệu giá kháng thể cao, có khả năng bảo hộ hoàn toàn.

Mặc dù cừu trong dịch tễ học bệnh LMLM rất quan trọng nh−ng ng−ời ta biết rất ít về phản ứng miễn dịch chống bệnh LMLM ở cừu. Kháng thể trung hoà xuất hiện 60 giờ sau khi nhiễm và đạt hiệu giá cao nhất vào 10 ngày pi, hiệu giá kháng thể sau đó giảm dần sau 10 ngày nh−ng sau đó giữ ở trạng thái ổn định trong vòng 147 ngày. Trạng thái mang trùng th−ờng xảy ra ở cừu, dê và virut LMLM có thể phân lập đ−ợc từ họng cừu từ 1 đến 9 tháng sau khi nhiễm bệnh và hơn 1 tháng ở dê.

Phản ứng miễn dịch ở lợn chống lại bệnh LMLM. Theo Cunliffe hiệu giá kháng thể trung hoà vi rút lúc đầu tăng lên đến độ cao nhất vào 7 đến 10 ngày sau nhiễm sau đó giảm đi 12 lần và đạt ổn định t−ơng đối vào ngày 28 rồi kéo dài cho đến hết thời gian thí nghiệm (128 ngày sau nhiễm). Độ dài miễn dịch ở lợn khỏi bệnh ngắn hơn so với ở bò. Điều này có thể do lợn bị bệnh LMLM không chuyển sang trạng thái mang trùng. Miễn dịch niêm mạc ở lợn cũng cho

thấy sự khác biệt so với bò. Hiệu giá kháng thể trung hoà ở dịch mũi lợn t−ơng đ−ơng với hiệu giá kháng thể trong huyết thanh trong suốt thời gian 50 ngày sau khi nhiễm.

2.3.10.2. Miễn dịch với bệnh Lở mồm Long móng do tiêm phòng vắc xin

Kháng nguyên LMLM sản xuất đã đ−ợc sử dụng làm vắc xin keo phèn/saponin hoặc vắc xin nhũ dầu chứa một l−ợng lớn các loại protein không liên quan và một l−ợng nhỏ kháng nguyên cấu trúc và không cấu trúc của vi rút LMLM.

Protein không cấu trúc bao gồm toàn bộ các hạt vi rút (hạt 146 S) và các đơn vị tiểu phần nh− hạt rỗng 75 S và các đám pentame (12 S), protein của virut (VP1, VP2, VP3). Tính gây miễn dịch của hạt 146 S > hạt 75S (gặp nhiều ở vi rút type A). Hạt 146 S của type khác nhau có mức độ tạo ra miễn dịch khác nhau bởi nhiều lý do trong đó có tính bền vững của capside [47].

Kháng thể do kháng nguyên O tạo ra về mặt chất l−ợng kém hơn kháng thể do kháng nguyên vi rút type A và C tạo ra. Ng−ời ta cho rằng, vắc xin sản xuất bằng ph−ơng pháp Frenkel tốt hơn nhiều so với vắc xin tế bào BHK vì: vắc xin Frenkel có protein đ−ợc vô hoạt bằng focmol liên kết với nhau. Một l−ợng vi rút vẫn tồn tại trong vắc xin Frenkel do sự vô hoạt không hoàn toàn.

Một công trình nghiên cứu trên cơ sở phản ứng huyết thanh ch−a xuất bản so sánh các loại vắc xin chế tạo ở Argentina cho thấy một khả năng khác (J.de la Torre, thông báo cá nhân) đó là kháng thể do vắc xin Frenkel tạo ra chất l−ợng cao hơn kháng thể do vắc xin BHK tạo ra.

Về bản chất không tinh khiết: vắc xin LMLM chứa một l−ợng không xác định các protein không cấu trúc. Mặc dù ng−ời ta tin rằng các loại protein này không ảnh h−ởng đến phản ứng miễn dịch chống LMLM. Phản ứng kháng thể kháng các loại protein này đã đ−ợc sử dụng để đánh giá sự tồn tại dai dẳng của virut LMLM trong cơ thể gia súc, đặc biệt kháng thể kháng kháng nguyên liên kết với nhiễm trùng VIA tức là ARN polymeraza của vi rút.

IgM đ−ợc hình thành trong thời gian từ 2- 4 ngày sau khi tiêm vắc xin lần một và có thể tồn tại trong thời gian dài 80 ngày. Hiệu giá đ−ợc thông báo là ở gia súc tiêm phòng cao hơn ở gia súc nhiễm bệnh mà lại không có hai đỉnh cao.

IgG1 đ−ợc phát hiện 4 ngày sau khi tiêm phòng và tăng dần trong vòng 40 ngày. IgG2 đ−ợc hình thành 9 ngày sau khi tiêm phòng và đạt đỉnh cao vào ngày thứ 35. Tuy nhiên có hai điểm cần cảnh báo:

- Tốc độ sinh ra các loại kháng thể và hiệu giá của chúng phụ thuộc vào chất bổ trợ đ−ợc sử dụng.

- Sự tách biệt giữa IgG1 và IgG2 là rất khó khăn trừ phi dùng loại kháng thể đơn dòng đặc hiệu về type [52].

Mức độ bảo hộ của kháng thể do một lần tiêm phòng có thời gian tồn tại ngắn, chỉ một vài tháng mặc dù điều này còn phụ thuộc vào loại vắc xin và l−ợng kháng thể mẹ truyền sang. Thời gian tồn tại của kháng thể sau 1 hay 2 lần tiêm còn thay đổi tuỳ thuộc vào loại vắc xin. Trong khi mức độ bảo hộ tốt nhất đ−ợc ghi nhận là từ 21 tới 28 ngày sau tiêm.

Phản ứng miễn dịch niêm mạc sau khi tiêm phòng ở bò rất khác so với phản ứng do nhiễm bệnh tự nhiên gây ra. Sau khi tiêm vắc xin nhũ dầu, phản ứng ELISA của dịch họng cho thấy có sự hình thành IgG nhanh hơn, nh−ng sự hình thành IgM muộn hơn so với phản ứng nhiễm trùng. Ng−ợc lại, không có đáp ứng miễn dịch hình thành IgA. Tuy nhiên, ng−ời ta quan sát thấy rằng sự trung hoà có liên quan đến cả IgA và IgG trong dịch tiết của một con bò tơ sau lần tiêm thứ 3 với vắc xin keo phèn saponin, khoảng 1 năm sau khi tiêm sơ cấp. Điều này nói lên khoảng cách giữa các lần tiêm phòng có ảnh h−ởng đến việc tạo ra IgA. Phản ứng miễn dịch niêm mạc sau khi tiêm vắc xin keo phèn/ saponin không có gì khác với phản ứng sau khi tiêm vắc xin nhũ dầu, mặc dù hiệu giá kháng thể thấp hơn.

Trong một thí nghiệm khác, bò đ−ợc tiêm c−ờng độc ít ngày sau khi tiêm phòng, kháng thể ELISA cũng nh− kháng thể trung hoà đ−ợc hình thành giống nh− ở gia súc không có kháng thể mắc bệnh, có nghĩa là chỉ có kháng thể IgA trong dịch họng. Từ công trình nghiên cứu trên có thể kết luận rằng, 1 hay 2 lần tiêm phòng vắc xin LMLM quy −ớc không tạo ra kháng thể IgA trong dịch mũi họng, ng−ợc lại IgG1 trung hoà có thể thẩm xuất vào niêm mạc. Kháng thể trung hoà đã đ−ợc tìm thấy trong dịch mũi họng của lợn trong vòng 37 ngày sau khi tiêm vắc xin nhũ dầu nh−ng hiệu giá từ đó về sau không thay đổi khi tiêm tiếp vắc xin vào các ngày 56 và 117. Ng−ợc lại hiệu giá kháng thể trung hoà trong huyết thanh tăng lên sau mỗi lần tiêm phòng vắc xin n−ớc trong nhũ dầu.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vắc xin lở mồm long móng trong công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn nái ông bà tại xí nghiệp giống gia súc thuận thành (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)