0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Sức đề kháng

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VẮC XIN LỞ MỒM LONG MÓNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI ÔNG BÀ TẠI XÍ NGHIỆP GIỐNG GIA SÚC THUẬN THÀNH (Trang 27 -28 )

2. Tổng quan tài liệu

2.3.4. Sức đề kháng

Theo nhiều tác giả, sức đề kháng của vi rút đối với ngoại cảnh t−ơng đối mạnh (Phan Đình Đỗ và Trịnh Văn Thịnh, 1958) [22]; (Nguyễn Vĩnh Ph−ớc, 1980) [16]; (Merchant và Barner, 1981) [52]; (Swan, 1994) [60].

Dựa trên cấu trúc của virion LMLM (kích th−ớc nhỏ, không có vỏ bọc) sức đề kháng của vi rút rất cao, tạo điều kiện cho sự lan truyền âm ỉ, xa và gián tiếp, cần đòi hỏi việc tiêu độc nghiêm khắc.

Các yếu tố vật lý tự nhiên th−ờng tỏ ra không có khả năng tiêu diệt đ−ợc vi rút LMLM (lạnh, làm khô, nhiệt, cách ly).

Các yếu tố hoá học làm vô hoạt vi rút đ−ợc chọn là NaOH (80%, pH = 12) đ−ợc sử dụng ở các cơ sở công nghiệp, viện nghiên cứu, lò mổ. Các đồ dùng dễ vỡ đ−ợc khử độc bằng vôi và axít lactic 10%.

Các yếu tố sinh học phá huỷ tự nhiên hoặc dùng vô hoạt bằng nhiệt (ph−ơng pháp nhiệt sinh học ở giữa đống phân ủ) hoặc dùng ph−ơng pháp axít hoá (làm chín thịt bằng axít lactic). Độ tin cậy vào các ph−ơng pháp trên cũng có mức hạn chế.

Sự sống sót của vi rút LMLM trong điều kiện tự nhiên phụ thuộc vào các tia tử ngoại và độ ẩm. Nh− vậy khí t−ợng tạo điều kiện tồn tại của vi rút LMLM trong môi tr−ờng bên ngoài.

ánh sáng tác động yếu: trên bề mặt đồng cỏ vi rút sống ít nhất 2 tháng về mùa đông hoặc 3 ngày về mùa hè, trên lông bò vi rút có hoạt lực sau 4 tuần lễ.

Trong đất ẩm, vi rút có thể duy trì độc lực tới 42 ngày về mùa hè hoặc tới 146 – 163 ngày về mùa đông, và 39 – 75 ngày về mùa xuân.

Sức đề kháng của vi rút phụ thuộc rất lớn vào chất chứa, vi rút có sức đề kháng t−ơng đối mạnh khi nó dính vào những chất khô hay protein [23].

Các chất kiềm tiêu diệt vi rút nhanh chóng: NaOH 0,5 – 1%; NH4OH trong n−ớc tiểu có tác dụng tiêu độc trong vài giờ. Chất toan cũng có tác dụng song không đều. Sự toan hoá tự nhiên xảy ra trong thịt, sữa có thể tiêu diệt đ−ợc mầm bệnh nhanh chóng. Thịt để 48 giờ ở nhiệt độ th−ờng sẽ không còn mầm bệnh nữa. Vôi, n−ớc vôi 5%, formol 1%, axít phênic 3% phải sau 6 giờ mới tiêu diệt đ−ợc vi rút. Các chất anitol, quinosol, chloroform có tác dụng mạnh. Vi rút đề kháng với các chất tẩy trắng. Nếu vi rút lẫn với các chất hữu cơ khác thì tác dụng của thuốc sát trùng kém đi. Trong thực tế ng−ời ta th−ờng dùng NaOH 0,5% để sát trùng cho cơ thể gia súc và cho ng−ời, còn dung dịch 1% dùng để sát trùng dụng cụ, khi dùng nên cho thêm n−ớc vôi 5%.

Vi rút có thể tồn tại đ−ợc trong vòng 5 – 10 tuần ở những nơi thời tiết mát, đặc biệt là ở những mô bào hoặc ở tổ chức ngoài cơ thể với điều kiện độ pH không thấp hơn 6,5. Những nơi khô ráo, lạnh và tập trung ở nồng độ muối cao không gây ảnh h−ởng cho vi rút và nó có thể sống lâu hơn ở những nơi đóng băng. Tại chuồng trâu bò vi rút có thể duy trì khoảng 14 ngày, ở trong phế thải của động vật đ−ợc 39 ngày, ở trên bề mặt của phân ở mùa hè đ−ợc 28 ngày và ở mùa đông đ−ợc 67 ngày, vi rút có thể sống lâu hơn trong thức ăn đ−ợc 15 tuần, ở lông trâu bò đ−ợc 4 tuần, ở trong n−ớc thải đ−ợc trên 130 ngày, vi rút nhạy cảm có thể bị tiêu diệt bởi axit xitric và axit axêtic. Do sự tồn tại dai dẳng của vi rút, các chất tẩy uế thông th−ờng không có hiệu quả.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ VẮC XIN LỞ MỒM LONG MÓNG TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN ĐÀN LỢN NÁI ÔNG BÀ TẠI XÍ NGHIỆP GIỐNG GIA SÚC THUẬN THÀNH (Trang 27 -28 )

×