Đánh giá biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin trong biện pháp

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vắc xin lở mồm long móng trong công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn nái ông bà tại xí nghiệp giống gia súc thuận thành (Trang 80 - 83)

4. kết quả và thảo luận

4.8. Đánh giá biện pháp phòng bệnh bằng vắc xin trong biện pháp

pháp tổng thể

Chiến l−ợc dùng vắc xin tiêm phòng đã đ−ợc áp dụng thành công và kết hợp với các biện pháp khác nhằm khống chế và thanh toán bệnh LMLM ở một số n−ớc trong những năm gần đây. Nhiều n−ớc không có bệnh này coi việc dùng vắc xin là giải pháp cuối cùng và họ có nguồn dự trữ chiến l−ợc các sản phẩm vắc xin vô hoạt [2].

Để khống chế bệnh LMLM, việc dùng vắc xin và khả năng phòng hộ là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Bản chất của bệnh LMLM và đáp ứng miễn dịch của nó dẫn đến việc khống chế bệnh phụ thuộc một cách đặc biệt vào chất l−ợng của vắc xin. Một vắc xin lý t−ởng sẽ kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra một trạng thái miễn dịch mà không có các tác dụng phụ. Hiệu quả của một vắc xin ngoài thực địa phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm: sự lựa chọn một chủng vi rút vắc xin thích hợp, chiến l−ợc của ch−ơng trình tiêm phòng và các yếu tố ảnh h−ởng tới việc tiêm phòng và tỷ lệ tiêm phòng ngoài thực địa.

Tuy nhiên, ng−ời ta chấp nhận rằng vắc xin LMLM không đạt hiệu quả 100% và do sự đe dọa th−ờng xuyên có các chủng vi rút mới, nên chính sách hiện nay là ngăn ngừa sự xâm nhập của vi rút vào trại chăn nuôi bằng các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt, với việc coi vắc xin chỉ đứng vị trí thứ 2 trong quá trình phòng chống bệnh. Việc ngăn ngừa sự xâm nhập của vi rút hữu hiệu bằng các biện pháp khử trùng tiêu độc và hạn chế di chuyển gia súc.

Theo Strohmainer và Straub (1995) [10], vì lý do kinh tế mà việc tạo miễn dịch bền vững và hiệu quả cho lợn là không thể thực hiện đ−ợc, ngoài ra vắc xin cho lợn còn có hiệu lực rất thấp.

Mục đích tiêm phòng là tránh những tổn thất trong sản xuất do LMLM gây ra. Để có hiệu quả, vắc xin phải có hiệu lực, an toàn, t−ơng đồng về tính kháng nguyên, chống các chủng vi rút đang gây bệnh hoặc có thể sẽ đe dọa

gây bệnh và cách sử dụng đúng để cho đáp ứng miễn dịch tối −u. Một tỷ lệ tiêm phòng thích đáng và tiêm phòng nhắc lại tốt sẽ bảo vệ đ−ợc cả gia súc lớn và gia súc con. Lần tiêm phòng tr−ớc là chủ động phòng bệnh, lần sau là tạo thêm kháng thể miễn dịch thụ động cho con non.

Mối nguy hiểm đặc biệt là những con vật có miễn dịch một phần nh− đàn gia súc non thể hiện bệnh trong thời gian miễn dịch qua con mẹ giảm, Những con vật tiêm vắc xin lần đầu tiếp xúc với với bệnh tr−ớc khi có miễn dịch hoàn toàn, những con vật không tiêm vắc xin đều đặn những con đã tiêm vắc xin này nh−ng lại nhiễm biến chủng vi rút gây bệnh trong thực tế. Rõ ràng rằng những vấn đề này sẽ đ−ợc giảm tối thiểu nếu chất l−ợng vắc xin tốt, tính kháng nguyên phù hợp, sử dụng theo sự chỉ dẫn của nơi sản xuất.

Bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, những biện pháp bổ sung khác nói chung cũng cần thiết cho việc thanh toán dịch bao gồm khống chế nhập, khống chế thức ăn, những tr−ờng hợp nghi ngờ cần báo cáo nhanh chóng, chẩn đoán phòng thí nghiệm nhanh chóng, thi hành có hiệu quả và nhanh chóng các biện pháp vệ sinh tiêu độc khi ổ dịch xảy ra. Một ph−ơng pháp loại trừ đã đ−ợc xác nhận là cần thiết là giết mổ và huỷ tất cả những con mắc bệnh lâm sàng và các loài cảm nhiễm ở vùng bị nhiễm kèm theo các biện pháp vệ sinh tiêu độc. Giết huỷ từng phần là chỉ giết những con mắc bệnh lâm sàng và tiêm vắc xin phần còn lại, khả năng mắc bệnh tăng lên do con mang trùng vẫn còn.

Các biện pháp phòng chống chủ yếu bao gồm: kiểm dịch vận chuyển động vật, tiêu huỷ (chôn hoặc đốt) vật bệnh và vật cảm nhiễm trong khu vực có bệnh, tiêm chủng (hoặc không tiêm chủng) vắc xin, vệ sinh tiêu độc sát trùng, kiểm tra huyết thanh học, giám sát dịch tễ...đ−ợc thực hiện xen kẽ, tổng hợp hoặc phân cái chính cái phụ, tất cả phụ thuộc vào khả năng kỹ thuật, vốn đầu t−, tình hình dịch tễ cụ thể, thực trạng chăn nuôi của mỗi n−ớc mà quyết định.

LMLM là một quá trình kiên trì, đòi hỏi nhiều thời gian (có thể 5 - 10 năm hoặc dài hơn), phức tạp và tốn kém.

Năm 1991, Pháp viết lại toàn bộ toàn bộ các luật lệ thú y để chuyển từ bắt buộc tiêm phòng LMLM hàng năm sang cấm tiêm chủng và bố trí lại lực l−ợng quản lý để chiến l−ợc phòng chống bệnh LMLM trở thành chỉ có vệ sinh phòng bệnh (Barbara, 2000) [2]. Và kể từ đó quan điểm về xây dựng một ngân hàng vắc xin LMLM để điều chế khẩn cấp các lô vắc xin đem dùng ở vùng có tỷ lệ cao gia súc mẫn cảm trong tr−ờng hợp có bệnh xảy ra đ−ợc sử dụng nh− một ph−ơng tiện mới để chống bệnh (Lombard, 2000) [19]. Bệnh LMLM đã đ−ợc thanh toán trên đất Pháp 25 năm nay.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả vắc xin lở mồm long móng trong công tác phòng chống bệnh lở mồm long móng trên đàn lợn nái ông bà tại xí nghiệp giống gia súc thuận thành (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)